So sánh kết quả và hiệu quả nuôi tôm giữa hai vụ nuô

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

4. Tập huấn chuyên môn

3.2.4 So sánh kết quả và hiệu quả nuôi tôm giữa hai vụ nuô

Hiện nay, trên địa bàn xã Tam Tiến huyện Núi Thành, Người dân nuôi tôm đều nuôi một hình thức thâm canh, và nuôi tôm thẻ chân trắng hai vụ trong một năm, do vậy chúng ta không thể so sánh giữa các hình thức nuôi tôm với nhau mà chúng ta có thể so sánh giữa các vụ nuôi với nhau. Mỗi vụ nuôi có sự khác nhau trong đầu tư về chi phí và

Qua bảng số liệu duới đây cho thấy, năng suất tôm của hai vụ nuôi có sự khác nhau, ở vụ 1 năng suất tôm thẻ là 5,60 tấn/ha cao hơn năng suất tôm ở vụ 2 là 0,71 tấn/ha, và bằng 114,64% so với vụ 2. Năng suất tôm ở vụ 1 cao hơn vụ 2 là do ở vụ 2 người nuôi thả tôm với mật độ ít hơn vụ 1 và do thời tiết nóng nên tôm chậm phát triển làm cho sản lượng tôm thu được ở vụ 2 ít hơn vụ 1 nên năng suất tôm thấp hơn. Từ đó tổng giá trị sản xuất ở vụ 1 cũng cao hơn vụ 2. Mỗi ha nuôi tôm vụ 1 đạt được doanh thu là 273,69 tr.đ và bằng 113,52% so với vụ 2.

Về giá trị gia tăng (VA) ta thấy giá trị gia tăng ở vụ 1 là 109,59 tr.đ/ha cao hơn giá trị gia tăng vụ 2 là 18,39 tr.đ, cho thấy VA giữa hai vụ nuôi có sự chênh lệch nhau, sự chênh lệch này là do sự chênh lệch tổng doanh thu và chi phí trung gian giữa hai vụ nuôi.

Thu nhập hỗn hợp (MI) giữa hai vụ nuôi cũng khác nhau. Ở vụ 1 thu nhập hỗn hợp là 95,62 tr.đ/ha, vụ 2 MI là 77,41 tr.đ/ha, Vụ 1 MI nhiều hơn vụ 2 là 18,21 tr.đ/ha, và bằng 123,53% so với vụ 2. Điều này cho thấy các hộ nuôi đều có thu nhập cao từ hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng này. Sự khác nhau về thu nhập hỗn hợp là do có sự khác nhau về giá trị gia tăng giữa hai vụ.

Bảng 14: So sánh kết quả và hiệu quả nuôi tôm giữa hai vụ nuôi

Chỉ tiêu ĐVT VỤ 1 VỤ 2 Vụ1/Vụ2

+/- %

1. Năng suất Tấn/ha 5,60 4,88 0,71 114,64

2. GO Tr.đ/ha 273,69 241,09 32,60 113,52 3. IC Tr.đ/ha 164,10 149,89 14,21 109,48 4.VA Tr.đ/ha 109,59 91,20 18,39 120,16 5. MI Tr.đ/ha 95,62 77,41 18,21 123,53 6. GO/IC lần 1,67 1,61 0,06 103,59 7. VA/IC lần 0,67 0,61 0,06 109,48 8. MI/TC lần 0,51 0,46 0,05 111,12

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán năm 2010)

Về hiệu quả nuôi tôm giữa hai vụ ta so sánh các chỉ tiêu: VA/IC, GO/IC, MI/TC của hai vụ nuôi. Về GO/IC của vụ 1 là 1,67 lần, có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung

gian bỏ vào sản xuất thì thu được 1,67 đồng doanh thu, còn ở vụ 2 chỉ tiêu này là 1,61 lần, ít hơn vụ 1 là 0,06 lần. Về VA/IC vụ 1 cao hơn vụ 2 là 0,06 lần (tức là tăng 9,48%). Về chỉ tiêu MI/TC vụ1 cao hơn vụ 2 là 0,08 lần (tức là cao hơn 17,53%). Nhìn chung các hộ nuôi tôm thẻ này có thu nhập cao từ việc nuôi tôm thẻ này. Điều này làm cho người dân càng hăng hái trong hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng hơn tôm sú.

Như vậy, xét trên toàn xã hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng là có hiệu quả. Nhiều gia đình nuôi tôm có cuộc sống càng cải thiện hơn, giải quyết việc làm cho người dân, giúp họ trả được nợ nần do trước đây nuôi tôm sú mang lại. Tuy vậy, trong hai vụ nuôi thì chúng ta thấy vụ 1 có kết quả tốt hơn vụ 2. Trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay thì người dân nên nuôi một vụ, đầu tư hợp lý, nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi để hoạt động nuôi tôm tốt hơn nữa.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w