Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 59 - 61)

4. Tập huấn chuyên môn

4.2.4 Giải pháp về kỹ thuật

Tôm thẻ chân trắng trong quá trình nuôi đòi hỏi về yêu cầu kỹ thuật cao. Bởi vậy việc thực hiện tôt giải pháp về kỹ thuật là điều quan trọng.

4.2.4.1 Tuân thủ lịch thời vụ : Tháng 11 – 2 là thời điểm nhiệt độ thấp, không khí lạnh thường xuyên xuất hiện, không thuận lợi cho tôm phát triển và dễ làm phát sinh dịch bệnh. Để đảm bảo hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra, năm 2010 “Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo bà con nên chỉ thả tôm bắt đầu vào ngày 01/3 dương lịch trở đi”

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hộ nuôi vẫn thả tôm trước thời vụ vì nguyên nhân sau:

+ Nhiều người tranh thủ thả sớm để hy vọng được giá cao bất chấp khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và đi ngược lại lợi ích cộng đồng.

+ Tranh thủ nguồn nước sạch. + Tính cá nhân vượt tính cộng đồng.

Cần phải kiểm điểm các hộ nuôi trước lịch thời vụ.

4.2.4.2 Mật độ nuôi

Đối với tôm thẻ chân trắng có đặc điểm sống như cá. Chúng không vùi mình xuống đáy mà liện tục bơi lội, khi gặp mồi thì chúng mới hạ xuống ăn rồi bơi đi. Do vậy người nuôi thả tôm với mật độ dày phù hợp, chẳng hạn như các ao nuôi trên cát thì thả

với mật độ 100 – 120 con/m2 còn các ao nuôi ở hạ triều thì thả với mật độ thấp hơn dưới

100 con/m2 . Giải pháp cho vấn đề này là tích cực động viên người dân tham gia đầy đủ

các buổi tập huấn về nuôi tôm thẻ, nuôi tôm theo hướng phát triển bền vững.

Cần thực hiện tốt việc cải tạo đáy ao trước khi thả tôm. Tiến hành dùng máy hút hết những chất cặn bã, chất bẫn ra khỏi ao nuôi, dùng thuốc diệt tạp để xử lý. Sau đó phải phơi ao một vài ngày trước khi thả nuôi. Còn những ao không thể phơi thì phải kiểm tra kỹ những yếu tố kỹ thuật trước khi nuôi như: độ pH, độ mặn, độ trong của nước…khi môi trường đảm bảo thì mới tiến hành thả nuôi. Hiện nay tất cả các ao đều không có ao chứa chất thải, do vậy cần chỉ đạo người nuôi xây dựng ao chứa nước thải mới đảm bảo tốt môi trường nước cho ao nuôi. Đây cũng là một vấn đề rất khó cho người nuôi.

4.2.4.4 Quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh

Nên kiểm tra độ pH hai lần trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều, đặc biệt quan tâm sau những đợt mưa giông cần bón vôi để ổn định độ pH.

Quản lý độ trong thực chất đây là quản lý mật độ phát triển của tảo. Do vậy phải kiểm soát tảo trong quá trính nuôi. Bên cạnh mặt có lợi của tảo, tảo có thể gây bất lợi cho tôm. Khi tảo phát triển quá dày, quá nhanh nếu không có biện pháp hạn chế thì dẫn

đến hiện tượng tảo tàn lụi đột ngột làm cho NH3 và vi sinh tổng số tăng lên gây bất lợi

cho tôm. Để duy trì sự phát triển của tảo cần có những biện pháp sau:

Định kỳ sử dụng các loại vôi: CACO3, CaMg(CO3) với liều lượng thích hợp 10 –

20 kg/1000m3/10 ngày. Cung cấp đủ muối dinh dưỡng bằng cách bón các loại phân vào

ao, dịnh kỳ dùng men vi sinh hoặc đường bón xuống ao để thúc đẩy quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ. Đảo khí thường xuyên hoặc dùng một số biện pháp vật lý và hóa học khác.

Quản lý khí độc: Sự phân hủy thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của tôm,vv…bên cạnh là chất bổ sung chất dinh dưỡngcho tảo đồng thời nó tạo ra khí độc tập trung ở dưới đáy ao - ảnh hưởng tới sức khỏe tôm. Biện pháp quản lý:

+ Tẩy dọn ao thật kỹ

+ Duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi, tránh hiện tượng tảo tàn.

+ Kiểm tra khí độc thường xuyên trong ngày. Dùng hệ thống sục khí để bổ sung oxy hòa tan thường xuyên trong ao. Giải phóng khí độc – Sử dụng men vi sinh định kỳ - duy trì độ pH ổn định – Duy trì tảo phát triển hợp lý – Quản lý thức ăn có hiệu quả.

+ Nếu bùn ở dưới đáy màu đen và có mùi khó chịu nên sử dụng men vi sinh để phân hủy, xi phon bùn đen và tăng cường sử dụng quạt nước.

Quản lý sức khỏe cho tôm

Ngăn ngừa tác nhân gây bệnh: Tất cả các thiết bị (nhá, lưới,…) nên sử dụng riêng lẻ (cần thiết phải khử trùng bằng clorin 5%), không di chuyển tôm từ hồ có dấu hiệu, có bệnh sang hồ khác. Giữ hồ sạch sẽ phát quang bụi rậm. Không chăn thả gia súc, gà vịt ở vùng nuôi trồng thủy sản. Kiểm tra bờ ao và kênh cấp thoát nước. Làm lưới ngăn không cho giáp xác vào ao nuôi hoặc nguồn nước cấp.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã tam tiến, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w