luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có tiềm năng to lớn về pháttriển nuôi trồng thủy sản Với lợi thế có phá Tam Giang – Cầu Hai dài hơn 70km, diệntích 22.000ha, phong phú về động thực vật, là hệ thống đầm phá ven biển lớn nhất khuvực Đông Nam Á Đây là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự phát triển và nuôi trồngthủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thương phẩm Hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai trải dàiqua 5 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc
Trong đó, Phú Lộc là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh, vớidiện tích khoảng 11.000 ha, có bờ biển kéo dài hơn 60km với nhiều eo vịnh Đây làvùng hợp lưu nhiều con sông và cửa biển, có điều kiện môi trường sinh thái lý tưởng rấtphù hợp với sự sinh sống và phát triển của nhiều loại thủy sản có giá trị cao như: tôm
sú, cua, ghẹ và các loại cá Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi đó, nghề nuôi tôm ởđầm phá phát triển mạnh trong những năm vừa qua, thu hút nhiều hộ gia đình tronghuyện tham gia Qua thực tế cho thấy, sự phát triển của nghề nuôi tôm đã góp phần tạo
ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân địaphương
Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, nghề nuôi tôm ở đây hầu hết còn mang tính
tự phát, trình độ sản xuất thấp, chưa đồng bộ Mặt khác trong những năm gần đây, tìnhhình dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng đếnnăng suất và hiệu quả nuôi tôm Do đó việc tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh
tế nuôi tôm là một vấn đề rất cấp thiết của địa phương
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của
mình
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và củanghề nuôi tôm nói riêng
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm
Trang 2- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm ởđịa bàn nghiên cứu.
- Đưa ra các định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệuquả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp
+ Số liệu sơ cấp
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả
+ Phương pháp hồi quy tương quan
Do thời gian tiếp cận vấn đề chưa đủ dài, năng lực và trình độ chuyên môn củabản thân còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kínhmong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế:
Trong quá trình sản xuất, mục tiêu đầu tiên đối với các doanh nghiệp hay ngườidân muốn đạt được là tối đa lợi nhuận kinh tế Muốn làm được vậy thì các doanh nghiệpphải không ngừng tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế hay là sự lựa chọntối ưu sử dụng các nguồn lực của xã hội Các nguồn lực được sử dụng chủ yếu trongquá trình sản xuất kinh doanh như: đất đai, vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…Nhưng hiện nay các nguồn lực đang ngày càng khan hiếm và dần bị cạn kiệt trong khinhu cầu của con người về các nguồn lực này ngày càng tăng Do đó, việc sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực này là rất cần thiết Một mặt, nó giải quyết được tình trạng khanhiếm về nguồn lực Mặt khác, nó góp phần làm tăng lợi nhuận kinh tế cho người dân.Khi nói đến hiệu quả các nguồn lực, chúng ta thường hay nói đến hiệu quả sử dụng cácnguồn lực đó Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu một số khái niệm về hiệu quả kinh tế sau
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sảnxuất trong mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất Về mặt hình thức hiệu quả kinh tế
là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra Quan hệ so sánh ở đây làquan hệ so sánh tương đối còn quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm virất hẹp
Cũng có thể khái niệm hiệu quả kinh tế một cách ngắn gọn: hiệu quả kinh tếphản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Trang 4H = K/CTrong đó:
H: là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình) kinh tế
K: kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế
C: chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó
Quan điểm này đã đánh giá tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điềukiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính đượchiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế,không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
là tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nôngnghiệp Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phílao động và chi phí vật chất bỏ ra Khi xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nôngnghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dữ trữ vật chất lao động trongnông nghiệp, tức là phải sử dụng đến các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.Các tiềm năng này bao gồm: vốn sản xuất, vốn lao động và đất đai
Đến nay nhiều tác giả thống nhất rằng, cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quảlà: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vàohay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ.Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của kỹ thuật, nó chỉ ra rằng mộtđơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm Như vậy, hiệuquả kỹ thuật được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các đầuvào với nhau và giữa các loại sản phẩm
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giáđầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vịchi phí đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật cótính đến các yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra Việc xác định hiệu quả phân bổgiống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa làgiá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng và sản xuất
Trang 5Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là các yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đềuđược tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lựcđạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quảkinh tế Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mộtbên là kết quả đạt được và một bên là các chi phí bỏ ra Một phương án hay một giảipháp kỹ thuật, quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sự tương quantối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuốicùng của các hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệmlao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắnliền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động
và quy luật tiết kiệm thời gian Hay nói cách khác bản chất của hoạt động kinh tế là giátrị gia tăng, trong đó, việc tiết kiệm chi phí chỉ là một trong những biện pháp để nângcao hiệu quả kinh tế Tuy nhiên tiết kiệm chi phí không có nghĩa là hạn chế chi tiêu mà
là sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả nhất
1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm hệ thống hoạt động sản xuất là một quá trình tái sản xuất thốngnhất giữa đầu vào và đầu ra Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế được xác lậptrên cơ sở so sánh giữa đầu vào và đầu ra Đầu ra là kết quả kinh tế và đầu vào là chi phíkinh tế
Tùy thuộc vào mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả thu đượccho phù hợp với mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội làchính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất Nhưng với doanh nghiệp haytrang trại phải thuê mướn lao động thì kết quả thu được cần quan tâm lại là lợi nhuận,còn với các nông hộ kết quả là thu nhập, thu nhập hỗn hợp
Chi phí kinh tế là chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạtđược hiệu quả kinh tế Đó là chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tiền
Trang 6vốn, nguyên vật liệu, công nghệ…Tùy thuộc theo mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra
có thể tính là tổng chi phí, chi phí vật chất, chi phí lao động sống, tổng số vốn, tổng chiphí trung gian, tổng số vốn, tổng diện tích đất
Như vậy, theo quan điểm trên thì hiệu quả kinh tế có thể xác định theo cách sautùy thuộc vào mục đích tiếp cận
Thứ nhất, hiệu quả toàn phần được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được vàchi phí bỏ ra, có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chiphí
Dạng thuận:
H = Q/C
Dạng nghịch:
h = C/Q
H,h: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, hoặc mộtđơn vị kết quả tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực Vì vậy, giúp chúng ta so sánh đượchiệu quả ở các quy mô khác nhau
Thứ hai, hiệu quả cận biên được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm củakết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra
Dạng thuận:
Hb = ΔQ/ΔC
Dạng nghịch:
hb = ΔC/ΔQ
Hb, hb: Hiệu quả cận biên
ΔQ: Kết quả thu thêm
ΔC: Chi phí bỏ thêm
Trang 7Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu thâmcanh, đầu tư tái sản xuất mở rộng Nó xác định được lượng kết quả thu thêm trên mộtđơn vị chi phí tăng thêm, hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo đượcbao nhiêu đơn vị kết quả thu thêm Hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra thì cần đầu tưthêm bao nhiêu đơn vị đầu vào Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việcđánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế Nó dựa trên nguyên lý cận biên là phần cốt lỏitrong kinh tế học hiện đại và là cơ sở để định giá các yếu tố đầu vào tăng thêm.
Hai phương pháp này vừa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và chi phí,trình độ tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp Tuy nhiên, để thấy được quy mô hiệu quả có thể xác định mức chênhlệch tuyệt đối giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Dạng thuận (Toàn phần): H = Q – C
Dạng nghịch (Cận biên): ΔH = ΔQ – ΔC
Với cách tính này sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được là baonhiêu Thế nhưng cách tính này không cho biết cái giá phải trả cho quy mô của hiệu quả
là bao nhiêu và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp các đơn
vị sản xuất có các quy mô khác nhau
Như vậy, có nhiều cách xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh mỗikhía cạnh nhất định về hiệu quả Vì thế, tùy theo mục đích nghiên cứu và tình hình cụthể mà lựa chọn sao cho phù hợp Nếu doanh nghiệp thiếu vốn cần sử dụng đồng vốnsao cho thật hiệu quả thì quan tâm đến cách tính theo quan điểm thứ nhất, nếu xác địnhhiệu quả đầu tư thâm canh thì quan tâm nhiều hơn đến cách tính thứ hai Cần kết hợpcác chỉ tiêu lại với nhau để có cách nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về hiệuquả kinh tế
1.1.1.3 Hiệu quả kinh tế NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng
Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành có đối tượng nuôi trồng khá đa dạng, baogồm nhiều loài thủy hải sản sống trong phạm vi không gian rộng lớn với nhiều môitrường khác nhau Điều này tạo ra sự đa dạng sản phẩm nuôi trồng giúp cho ngành nuôitrồng thủy sản phát triển về chiều sâu lẫn chiều rộng, đóng vai trò quan trọng đối vớingành thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung
Trang 8Quan niệm về hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản cũng không nằm ngoàiquan niệm về hiệu quả kinh tế đã đề cập trên Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản làtương quan so sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả kinh tế đầu
ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản Quá trình NTTS là một quá trình hoạtđộng kinh doanh nên mục đích chủ yếu của nó vẫn là kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế làm
cơ sở để phát triển
Tuy nhiên, kết quả kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất mà bên cạnh đó cònhướng đến những kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người như: cảithiện điều kiện làm việc, cải tạo môi trường, môi sinh; nâng cao đời sống văn hóa tinhthần cho nhân dân; phát triển kinh tế gắn liền với xây dựng thế trận an ninh quốc phòng
và bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển, phòng chống thiên tai… tức là phải đạt được hiệuquả xã hội Xem xét trên phạm vi người sản xuất, một hoạt động NTTS có thể đem lạikết quả cho một cá nhân, một đơn vị nhưng xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì
nó có tác động ngoại ứng đến lợi ích và hiệu quả chung của toàn xã hội Cũng vậy, nuôitôm có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm nhưng có thể ảnh hưởngđến các hoạt động kinh tế xã hội khác Do vậy, muốn nghề nuôi tôm phát triển bền vữngthì cần phải kết hợp hài hòa lợi ích của các hoạt động kinh tế xã hội liên quan, nhằm tạo
ra nguồn lực hỗ trợ ngành nuôi tôm phát triển
Tóm lại, hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng làmột phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí cácnguồn lực đó trong quá trình nuôi trồng nhằm thực hiện các mục tiêu đã đặt ra Hiệu quảkinh tế NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quảkinh tế thu được từ việc nuôi trông thủy sản (hoặc nuôi tôm) và chi phí kinh tế bỏ ra đểđạt được kết quả đó
1.1.2 Các phương pháp nghiên cứu
1.1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: dựa vào số liêu của Cơ quan thống kê (phòng NN&PTNThuyện, UBND huyện Phú Lộc), sở thủy sản, số liệu của niên giám thống kê huyện năm
2008 Ngoài ra đề tài còn sử dụng các loại sách báo có liên quan, internet…
Trang 9- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ nuôi tômnăm 2009
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ nông dânnuôi tôm
+ Địa bàn nghiên cứu: phần lớn diện tích nuôi tôm tập trung ở 5 xã Khu Ba củahuyện là: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Mỹ và hai xã Khu Một làLộc Điền, Lộc Bình Vì vậy để khái quát đánh giá hiệu quả kinh tế của huyện Phú Lộc,
đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở 3 xã: Vinh Hưng, Vinh Hiền đại diện cho Khu Ba
và Lộc Điền đại diện cho Khu Một
+ Quy mô mẫu điều tra: theo báo cáo của phòng thống kê huyện năm 2009 thì xãLộc Điền có 200 hộ nuôi tôm, xã Vinh Hưng có 410 hộ nuôi tôm, xã Vinh Hiền có 71
hộ nuôi tôm Bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên tôi lấy mỗi xã 12% số hộ nuôi tômcủa xã đó để điều tra, hay xã Lộc Điền chọn 24 hộ (10 hộ nuôi cao triều và 14 hộ nuôi
hạ triều), xã Vinh Hiền chọn 10 hộ (3 hộ nuôi cao triều và 7 hộ nuôi hạ triều) và xã VinhHưng chọn 48 hộ (21 hộ nuôi cao triều và 27 hộ nuôi hạ triều) Tổng cộng có 82 hộ
1.1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: dựa vào các số liệu sơ cấp và số liệuthứ cấp thu thập được, sử dụng phương pháp thông kê mô tả để hệ thống các số liệu, từ
đó phân tích đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian Ngoài ra đề tài còn sử dụngphương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quảkinh tế của địa phương và các hộ điều tra trong nuôi tôm
- Phương pháp hồi quy tương quan:
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kinh tế của quátrình sản suất tôm, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng như sau:
Y= A.X1α1X2α2X3α3X4α4X5α5eβ1D1+β2D2
Trong đó:
αi: (i = 1-5): hệ số mũ của các biến độc lập Xi đến năng suất Y
βj: (j = 1-2): hệ số mũ của các biến giả Dj
Y: Năng suất tôm (kg/ha)
Trang 10A: Hệ số tự do
X1: Mật độ thả giống (con/ m2)
X2: Thức ăn tươi (kg/ha)
X3: Thức ăn công nghiệp (kg/ha)
X4: Công lao động (ngày công/ha)
X5: Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ (năm)
D: Biến giả
D1: Vụ nuôi (D1 = 1: vụ 1; D1= 0: vụ 2)
D2: Loại ao nuôi (D2= 1: nuôi cao triều; D2=0: nuôi hạ triều)
1.1.3 Vai trò của nghề nuôi tôm và những đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm
1.1.3.1 Vai trò của nghề nuôi tôm
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008 Năm 2008, tổng sản lượngthủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khaithác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủysản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới Cũng trong năm này,Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuấtkhẩu thủy sản
Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và gópphần xoá đói giảm nghèo Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm độngvật cho người dân Việt Nam Năm 2006, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản củamỗi người dân Việt Nam là 20,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt heo(17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người) Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liêntục, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vựcnhư khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thànhnguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đóigiảm nghèo Các hoạt động phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩmchủ yếu do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế củangười phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi
Trang 11Tôm là mặt hàng có giá trị kinh tế cao Việc nuôi tôm thương phẩm trên ThếGiới đã xuất hiện rất lâu Đặc biệt sau khi tiến sĩ Shaovenling (1969), người đầu tiêncho biết chu kì sống của tôm trong phòng thí nghiệm và sau đó Iujimura và Kamotothực hiện sản xuất giống đại trà thì việc nuôi tôm thương phẩm ngày càng phát triểnmạnh hơn và trở thành hàng hóa xuất khẩu, mang lại ngoại tệ lớn cho nhiều quốc giatrên thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia…
Ngoài ra, tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tất cả các loại tôm đều
là nguồn thức ăn tốt, cung cấp một lượng protein đáng kể cung cấp cho bữa ăn hàngngày Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện nghiêncứu kỹ thuật ăn mặc Cục quân y thì trong 100g tôm đồng tươi có 76,9g nước, 18,4gprotein, 1,8g lipid,1120mg canxi, 150mg photpho Như vậy, tôm là những thức ăn giàuprotein, so với thịt bò loại 1 và thịt lợn nạc đâu có thua kém (trong 100g thịt bò loại 1 có17,6g protein, 100g thịt lợn nạc có 18,6g protein)
Hầu như ở những vùng ngập mặn, nhiễm phèn, vùng đầm phá ven biển diện tíchgieo trồng lương thực chiếm tỷ lệ thấp trong tổng diện tích đất tự nhiên và năng suất đạtđược cũng rất thấp, điều đó gây khó khăn cho người dân địa phương sống trong nhữngvùng này Do đó, việc phát triển ngành nuôi tôm trong những năm vừa qua có ý nghĩahết sức quan trọng, nó đã biến những vùng đất này thành những vựa tôm đem lại hiệuquả kinh tế cao, trở thành những vùng nuôi tôm mạnh nhất của cả nước như các tỉnh:Đồng bằng sông Cửu Long, Thừa Thiên Huế…góp phần giải quyết công ăn việc làm,xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đại bộ phận tầng lớp dân
cư ở đây
1.1.3.2 Đặc điểm sinh vật học của tôm
Hiện nay, tôm sú là đối tượng nuôi chủ yếu ở các vùng nước lợ do có ưu điểmđem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ thích ứng với điều kiện của môi trường Tôm là loàisinh vật sống rất nhạy cảm với sự tác động của môi trường Do đó, muốn nuôi tôm cóhiệu quả kinh tế cao, trước hết phải nắm được các đặc tính sinh vật học của tôm để từ
đó đưa ra những biện pháp kĩ thuật thích hợp, tạo môi trường thuận lợ cho sự sinhtrưởng và phát triển của tôm
Trang 12Tôm được nuôi chủ yếu và phổ biến hiện nay ở nước ta là loại tôm sú có tênkhoa học là Penaeus Fabricius, thuộc ngành Arthopoda, thuộc lớp Crustacea, bộDecapoda, họ Penaeidae Rafinesque.
- Tập tính sống: Tôm là loại sinh vật sống vùi mình và có tập tính lột xác để lớn,
chúng thích hoạt động bắt mồi về đêm Tôm Sú thích sống dưới đáy nơi có cát bùn haybùn cát, chủ yếu ở môi trường nước lợ, vùng cửa sông ven biển
- Tập tính ăn: Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm
hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước,mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng Tôm sống ngoài tự nhiên ăn85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giunnhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiềuhơn khi thuỷ triều rút Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm vàchiều tối Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêuhoá 4-5 giờ trong dạ dày Khả năng hấp thụ thức ăn nhanh nên tôm ăn thường xuyên.Mọi hoạt động bắt mồi và giao vĩ của tôm đều diễn ra vào ban đêm nen có thể nói tôm
là loại thích hợp với ánh sáng yếu
Sự thích nghi của tôm sú với một số yếu tố môi trường ao nuôi
- Yếu tố nhiệt độ: Tôm sú có khả năng thích ứng với sự thay đổi lớn của nhiệt độ,
nhiệt độ thích hợp cho tôm sinh trưởng và sinh sản phát triển là 25-30oC Nhiệt độ dưới
15o-C hoặc trên 35oC, tôm sống bình thường và có khả năng dẫn đến chết hàng loạt
- Độ mặn: Tôm sú thích hợp với môi trường nước trong, có khả năng thích ứng
với độ mặn cao, có thể sống ở độ mặn từ 0-40‰, nhưng thích hợp nhất là từ 15-25‰.Nếu độ mặn trên 25‰ thì phải thêm nước ngọt vào để giảm độ mặn
- pH: Tôm sú thích hợp với môi trường có độ pH từ 6,5-7,5 Độ pH ngoài giới
hạn này sẽ gây bất lợi cho đời sống của tôm Ở nơi đất bị phèn thì bón vôi để giữ cho độ
pH không bị hạ thấp
- Ôxy hòa tan: Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước phải phải từ 5mg/ lít nước trở
lên Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm Tuy nhu cầu lượng oxytối thiểu của loài tôm trong ao chưa được xác định, nhưng lượng dưỡng khí thấp trong
ao dễ gây cho tôm chết nhiều hơn
Trang 13Bảng 1: Một số đặc điểm môi trường sống của tôm sú
Nhiệt độ 27-310C Giảm ăn khi nhiệt độ <27 và >310C
Độ mặn 15-20‰ Dao động trong ngày <5‰
pH 7,5-8,3 Dao động trong ngày <0,5
1.1.3.3 Các hình thức nuôi tôm chuyên canh
Hiện nay có nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện củatừng địa phương, mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà lựa chọn hình thức nuôi khácnhau Thông thường, có các hình thức nuôi sau:
Nuôi tôm quảng canh hay còn gọi là nuôi tôm sinh thái, đây là hình thức nuôi
tôm đơn giản nhất và còn mang tính chất sơ khai, chủ yếu dựa vào tự nhiên từ nguồntôm giống đến thức ăn đều là tự nhiên, người nuôi tôm ít chăm sóc, chỉ cần thả thêmgiống nhân tạo từ 1-3con/m2, năng suất đạt từ 30-300kg/ha/năm Họ chỉ tiến hành đắp
đê khoanh vùng tạo những ao hồ có diện tích khá lớn (thường trên 0,5ha), rồi lợi dụngthủy triều để đưa giống và thức ăn vào khu vực nuôi, đến kỳ thu sẽ tiến hành thu hoạch
Hình thức này có ưu điểm là rất ít tốn kém ngoài chi phí xây dựng, tu sủa hồ, một
ít trang thiết bị đơn giản để thu hoạch, người nuôi tôm không bỏ ra chi phí nào khác.Như vậy, với việc đầu tư vốn ít thì hình thức này rất phù hợp cho những hộ nghèo, thiếuvốn Ngoài ra nó còn tận dụng được mặt nước tự nhiên, nguồn tôm tự nhiên vào nuôitrồng và bảo vệ được môi trường sinh thái
Tuy nhiên, nuôi tôm theo hình thức này năng suất đạt được không cao do ít đượcchăm sóc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng tương tự như nuôi tôm quảng canh, nhưng
quy mô đầu tư về vốn và kỹ thuật chăm sóc cải thiện hơn Quy mô diện tích ao nuôidưới 2ha, năng suất từ 0,3-0,9 tấn/ha/vụ Hình thức nuôi này cũng dựa vào nguồn giống
và thức ăn tự nhiên là chủ yếu nhưng có thả thêm giống nhân tạo với mật độ từ 4-9
Trang 14con/m2 đồng thời bổ sung thêm nguồn thức ăn nhân tạo, và có đầu tư về cơ sở hạ tầngnhưng mức độ đầu tư chưa cao.
Theo hình thức này mật độ thấp nên chi phí thức ăn ít, lượng oxy hòa tan chưathiếu hụt nhiều, mức độ ô nhiễm chưa cao nên người nuôi tôm không cần bơm nước vàsục khí mà chỉ phải thay nước theo chế độ thủy triều Việc chăm sóc quản lý còn đơngiản nhưng đã có sự đầu tư đáng kể
Nuôi tôm bán thâm canh là hình thức nuôi vừa kết hợp giữa tự nhiên và nhân
tạo, nhưng dựa vào giống và thức ăn nhân tạo là chủ yếu Diện tích ao từ 0,5-1,5ha, mật
độ thả giống từ 10-15 con/m2, năng suất đạt từ 1-2 tấn/ha/vụ Theo hình thức này, mật
độ giống thả từ 12-18 con/m2, người nuôi tôm bắt buộc phải xử lý ao hồ trước khi nuôi,phải đảm bảo kỹ thuật chăm sóc, đồng thời phải duy trì chế độ ăn một cách thườngxuyên và có kế hoạch nhằm chủ động điều hòa, xử lý môi trường nước, cung cấp đủthức ăn cho tôm Nuôi tôm theo hình thức này đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật nuôi và cókinh nghiệm trong tổ chức quản lý
Nuôi tôm thâm canh còn được gọi là nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu dựa vào
nguồn giống và nguồn thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng rất đầy đủ, các yêucầu kỹ thuật nuôi đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình khoa học đặc biệt lànguồn nước, lượng oxy hòa tan…Diện tích ao từ 0,5-1 ha, mật độ thả cao từ 16-30con/m2, độ sâu mực nước từ 1,5 – 2 m và đạt năng suất cao từ 2 – 5 tấn/ha/vụ trở lên.Theo hình thức nuôi tôm này đòi hỏi người nuôi tôm phải có trình độ kỹ thuật cao, trangthiết bị cơ sở tốt và vốn đầu tư lớn
Trên đây là bốn hình thức nuôi tôm phổ biến của nước ta hiện nay Tuy nhiênngành nuôi tôm cũng như các ngành khác trong quá trình sản xuất kinh doanh bao giờcũng có người lãi, người lỗ Nếu hộ nào nuôi đúng kỹ thuật, có đủ vốn và có kinhnghiệm thì hộ đó sẽ thu được lợi nhuận cao còn ngược lại thì hộ nuôi tôm sẽ bị thua lỗ
và sẽ bị mất dần vốn
Theo đó, ta thấy với hình thức nuôi tôm thâm canh sẽ đem lại hiệu quả kinh tếcao nhất trong bốn hình thức trên Nhưng nước ta hiện nay chưa đủ điều kiện để đưahình thức thâm canh vào sản xuất đại trà, nó chỉ là mô hình mà nghề nuôi tôm đanghướng đến
Trang 15Mức nước tối
thiểu (m)
Phụ thuộc thủy triều
1,0 – 1,2 1,2 – 1,4 1,5 - 2
Mật độ giống
(con/m2)
Loại thức ăn Tự nhiên Có thức ăn bổ
sung
Thức ăn công nghiệp
Thức ăn công nghiệp
Cung cấp nước Lấy nước
(tấn/ha/vụ)
1.1.3.4 Các loại ao trong nuôi tôm
Hiện nay, ở nước ta có hai loại hình ao nuôi chủ yếu được phân biệt là nuôi caotriều và nuôi hạ triều
Ao nuôi cao triều: Là những loại ao được phân bố trên vùng cao triều Đây làvùng đất không ngập nước ven đầm phá, có độ cao lớn hơn mặt biển khi thủy triều lêncao nhất từ 3-5m và đã bị nhiễm mặn Ao nuôi có thể phơi khô đáy để tiến hành xử lýbảo đảm theo quy trình kỹ thuật nuôi bán thâm canh hoặc thâm canh Thông thườngvùng nuôi cao triều là vùng đất ven đầm phá bên trong đê ngăn mặn, vùng đất các cồntrên đầm phá, vùng đất cát ven
Ao nuôi hạ triều: Là những loại ao được phân bố ở vùng hạ triều Đó là vùngngập nước thường xuyên hoặc không thường xuyên ven đầm phá Chính vì vậy, ao nuôikhông thể phơi khô đáy để tiến hành xử lý bảo đảm theo quy trình kỹ thuật nuôi bánthâm canh hoặc thâm canh Ao hạ triều thiên về nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến.Thông thường vùng nuôi hạ triều là vùng mặt nước đầm phá bên ngoài đê ngăn mặn,các ô, bàu ven đầm phá
Trang 16Thực tế phát triển nghề nuôi tôm nghề nuôi tôm ở huyện Phú Lộc đã chứng minhđiều kiện môi trường đầm phá nơi đây hoàn toàn có khả năng phát triển nuôi trông thủysản ao hạ triều có hiệu quả cao và ổn định.
Tuy nhiên hạn chế của nuôi hạ triều là không thể cải tạo đáy ao triệt để nênkhông thể nâng cao mật độ nuôi Ngoài ra, với ao hạ triều khó có thể kiểm soát môitrường ao nuôi, do vậy dễ gây dịch bệnh hoặc ô nhiễm môi trường nước nếu không tuânthủ quy trình kỹ thuật
1.1.3.5 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm
Nuôi tôm là một ngành sản xuất khá phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, cókiến thức về đặc điểm sinh học của tôm và yêu cầu phải có sự đầu tư lớn mới có thể đạtđược năng suất và sản lượng cao Yêu cầu về kỹ thuật là một trong những yếu tố quantrọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của tôm, do đó trong quá trình nuôi tôm người nuôiphải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau:
Ao nuôi tôm: Ao nuôi tôm phải được xây dựng trên vùng có độ pH thích hợp,
có chất đáy bùn pha cát, chủ động về nguồn nước và có độ mặn ổn định Diện tích aonuôi phải phù hợp với trình độ quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chămsóc, quản lý dịch bệnh, thu hoạch Ao phải được thiết kế đúng kỹ thuật và phải xử lýtrước khi nuôi Nguồn nước lấy vào ao không bị ô nhiễm do sinh hoạt, các nhà máycông nghiệp thải ra, nhất là các kim loại nặng
Giống tôm: giống tôm yêu cầu phải khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh, kích cỡ
đồng đều, thân nhẵn, màu sắc sáng, vỏ cứng, thân hình cân đối, các đốt bụng dài, cơquan bụng căn tròn và đầy đặn, đuôi râu hoàn chỉnh có khả năng bơi lội và phản ứng tốt
Để đảm bảo việc cung cấp giống tốt cả về số lượng và chất lượng, đúng thời vụ nênchọn những trại giống có tín nhiệm và có giấy kiểm nghiệm giống khi xuất
Thức ăn: sản lượng tôm trong ao nuôi là kết quả tổng hợp của việc sử dụng thức
ăn thiên nhiên, thức ăn thiên nhiên làm từ phân và thức ăn công nghiệp Do đó, trong aonuôi cần phải tạo nguồn thức ăn thiên nhiên cho tôm khi đang còn ở giai đoạn đầu Việctạo nguồn thức ăn thiên nhiên trong ao nuôi là cần thiết đối với tôm khi đang còn nhỏ vàviệc sử dụng thức ăn công nghiệp thêm sẽ giúp tôm có đầy đủ chất dinh dưỡng làm chotôm tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao Tuy nhiên khi sử dụng thức ăn công nghiệp thì
Trang 17phải chú ý đến giá trị dinh dưỡng, hiệu quả của việc hấp thụ và khả năng sử dụng tốt để
từ đó duy trì cuộc sống và giúp tôm tăng trưởng tốt Trong nuôi tôm nên sử dụng thức
ăn công nghiệp chất lượng cao, đầy đủ các chất, thức ăn ít bị hư hỏng và chúng đượcsản xuất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm
Công tác chăm sóc và quản lý: Tôm là loại thủy sản rất nhạy cảm với môi
trường cho nên người nuôi tôm phải am hiểu kỹ thuật, thường xuyên theo dõi, phát hiệnkịp thời những thay đổi bất thường của môi trường nước đối với tôm để có biện pháp xử
lý kịp thời, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra Đặc biệt những ngày thời tiết bấtthường phải theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của môi trường nước nhất là độ pH và nồng
độ muối Cần coi trọng các biện pháp kỹ thuật nhằm quản lý chất lượng nước ao Vì nếuchất lượng nước được quản lý tốt thì có thể giúp tôm tránh được bệnh tật, tăng trưởngtốt và nâng cao tỷ lệ sống
1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Ngành nuôi tôm cũng giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, hiệu quảkinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu mang tính chất quyết định đầu tư của doanh nghiệp cũngnhư của xã hội Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất bao giờ cũng có người lãi, người lỗ,người hòa vốn Nếu hộ nào nuôi đúng kỹ thuật, có đủ vốn, đầu tư đúng mức, đúng đốitượng và có kinh nghiệm thì hộ đó sẽ thu được lợi nhuận cao tạo điều kiện tích lũy mởrộng quá trình sản xuất Còn ngược lại thì sẽ hòa vốn hoặc bị thua lỗ, lâm vào tình trạng
nợ nần Do đó, việc đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các hộnuôi tôm có thể thấy được thực trạng của quá trình sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp
để cải thiện hoặc giữ vững hiệu quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất:
Tổng vốn đầu tư: là chỉ tiêu nói lên khả năng về vốn của người sản xuất và mức
độ, quy mô đầu tư của người nuôi tôm
Chi phí xây dựng ao hồ: là chỉ tiêu quan trọng bước đầu về xây dựng cơ bản để
tiến hành nuôi, chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và độ kiên cố, chắc chắn của ao nuôi
Trang 18Chi phí về giống: chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư về giống trong sản
xuất Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì giống trong nuôi trồng thủy sản được xem là mộttrong những nhân tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả sản xuất
Mật độ thả giống: đây là chỉ tiêu phản ánh mật độ giống tôm được thả và ao nuôi
trên một đơn vị diện tích
Chi phí thức ăn: là chỉ tiêu nói lên cần bao nhiêu kg thức ăn để thu được 1kg tôm
thương phẩm Chỉ tiêu này không tính được lượng thức ăn có sẵn trong ao nuôi
Chi phí lao động: chỉ tiêu này nói đến mức độ đầu tư lao động của gia đình, thuê
công lao động tu sửa, cải tạo ao hồ, chăm sóc, thu hoạch
Chi phí xử lý, cải tạo ao nuôi: đây là chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của tôm, phản ánh lượng vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc xử lý, cải tạo aohồ
Chi phí trung gian (IC): là một bộ cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm chi phí
và dịch vụ cho sản xuất, không kể khấu hao trong quá trình nuôi tôm
Khấu hao tài sản cố định: là giá trị tài sản cố định được chuyển vào sản phẩm và
sẽ được thu hồi trong quá trình hoạt động của tài sản cố định Trong đó, chỉ tiêu này đểtính khấu hao bao gồm: xây dựng cơ bản ao nuôi, đê đập, cống, kè, máy móc và các loạitài sản cố định khác phục vụ cho nuôi tôm
Tổng chi phí sản xuất (TC): là chỉ tiêu bao gồm chi phí trung gian, khấu hao tài
sản cố định, lao động gia đình đầu tư cho quá trình nuôi tôm, thuế và các khoản lệ phíkhác
Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
Diện tích nuôi tôm: là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sử dụng vào nuôi
tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm Đây là chỉ tiêu phản ánh nănglực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉ tiêu khác
Sản lượng tôm nuôi (Q): là toàn bộ số lượng tôm thu hoạch được trong một kỳ
nhất định (thường là 1 vụ hoặc 1 năm)
Năng suất tôm (N):
S Q
Trang 19Trong đó: Q: Tổng sản lượng tôm
S: Diện tích mặt nước nuôi tôm
Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện bằng toàn bộ kết quả hữu ích mà
lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất định (thường tính là một năm) Hiện nay,hầu hết tôm được bán ra trên thị trường, do đó tổng giá trị sản xuất cũng chính là tổngdoanh thu
Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi tôm của
hộ nuôi trong một thời kì nhất định (thường 1 vụ hoạc 1 năm) Nó được tính bằng phầnchênh lệch giữa tổng doanh thu (GO) và chi phí trung gian (IC) đầu tư trên một đơn vịdiện tích
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): phản ánh 1 đồng chi phí trung
gian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/IC): phản ánh cứ 1 đồng chi phí trung
gian bỏ vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kì nhất định
Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí (MI/TC): phản ánh cứ 1 đồng chi phí tạo ra
được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho hộ nuôi
Lợi nhuận trên tổng chi phí (Pr/TC): phản ánh cứ 1đồng chi phí bỏ ra thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình nuôi tôm hiện nay ở Việt Nam
Trang 20Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.200 km với đặc điểm kiến tạo địa hình, khíhậu, nguồn nước và chế độ thủy văn thích hợp cho ngành nuôi trồng thủy sản Bờ biểncủa Việt nam uốn lượn – chỗ nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành vùngvịnh và cảng lớn Với hơn 4.000 hòn đảo lớn vùng ven bờ trải dài từ Quảng Ninh đếnKiên Giang vùng 10ha đầm phá, và đặc biệt là 29 vạn ha bãi triều Đây chính là tiềmnăng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó con tôm được chọn là thủy sản nuôichủ lực
Tính đến năm 2007, tổng sản lượng NTTS đạt 2,10 triệu tấn, với kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản đạt 3,75 triệu USD (thuộc 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thủysản), gấp 250 lần năm 1981 Trong đó riêng tôm nuôi đã đạt 355.000 tấn, với kim ngạchxuất khẩu đạt 1,51 triệu USD Như vậy, ngành nuôi tôm đã đột phá khá thành công và đivào lịch sử ngành thủy sản Việt Nam với kết quả đáng trân trọng Nuôi tôm đã vươn lêngiữ vị trí quan trọng số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam cả về quy mô sản xuất – kinhdoanh và sử dụng khai thác hiệu quả tài nguyên đất – nước – lao động cũng như huyđộng các nguồn lực vào đầu tư phát triển nuôi – chế biến – dịch vụ nuôi tôm đem lạihiệu quả khá cao
Để tìm hiểu rõ hơn tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những nămqua chúng ta xem xét 2 bảng số liệu sau
Nhìn vào Bảng 3 ta thấy, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nướcnăm 2008 tăng 33,8 nghìn ha hay tăng 3,3% so với năm 2007 Sản lượng thủy sản nuôitrồng năm 2008 tăng 342,339 nghìn tấn tức là tăng 16,12% so với năm 2007
Trang 21Bảng 3 : Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng ở một số vùng trong nước
DT(1000ha) (tấn/ha)NS (1000tấn)SL (1000ha)DT (tấn/ha)NS (1000tấn)SL DT (1000ha) (tấn/ha)NS (1000tấn)SL
CẢ NƯỚC 1018,80 2,08 2123,28 1052,60 2,34 2465,62 33,8 3,3 0,26 12,5 342,34 16,121.ĐB Sông Hồng 117,20 2,60 304,20 121,20 2,66 322,14 4 3,4 0,06 2,31 17,95 5,902.Trung du và miền
núi phía Bắc 36,20 1,35 48,85 37,90 1,32 50,16 1,7 4,5 0,03- -2,22 1,31 2,693.Bắc Trung Bộ và
Duyên Hải miền
Trung
78,90 1,79 141,26 77,90 1,99 155,32 -1 -1,27 0,2 11,17 14,07 9,96
4.Tây Nguyên 9,30 1,34 13,01 10,70 1,40 15,02 1,4 15,05 0,06 4,48 2,00 15,395.Đông Nam Bộ 53,40 1,67 89,41 52,70 1,60 84,34 -0,7 -1,31 -
0,07 -4,19 -5,08 -5,686.Đồng Bằng sông
Cửu Long
723,80 2,11 1526,56 752,20 2,44 1838,64 28,4 3,92 0,33 15,64 312,08 20,44
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trang 22Theo những số liệu ở bảng 3, ta có thể nhận thấy các tỉnh ở Đồng Bằng SôngCửu Long luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất cả nước về diện tích, năng suất và sảnlượng Năm 2008, vùng này có 752,2 nghìn ha nuôi trồng thủy sản, chiếm 74,46% diệntích nuôi trồng thủy sản của cả nước, thu về 1838,64 nghìn tấn (chiếm 74,57% sảnlượng của cả nước), với năng suất 2,44 tấn/ha Đặc biệt, đây cũng là vùng có diện tíchnuôi tôm nước lợ lớn nhất cả nước, mà chủ yếu là tôm sú, với gần 540 nghìn ha (chiếmhơn 89% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước) Tuy nhiên, Cà Mau mới là tỉnh có diệntích tôm sú lớn nhất, với 257 nghìn ha và 68,5 nghìn tấn.sản lượng Bạc Liêu có 121,8nghìn ha nuôi tôm sú nước lợ, thu được khoảng 36,2 nghìn tấn Và Kiên Giang cókhoảng 77,2 nghìn ha với sản lượng đạt 13,6 nghìn tấn Thấp nhất là Tây Nguyên vớikhoảng 1,02% diện tích và 0,61% sản lượng của cả nước (tương ứng với 10,7 nghìn ha
và 15,020 nghìn tấn), mặc dù vùng này rất có tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủysản
Những năm vừa qua, tỷ trọng của ngành thủy sản đã tăng rất nhanh chóng và dầnchiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân Bảng 4 phản ánh rõ sản lượng thủy sản nuôitrồng và khai thác của cả nước trong 2 năm 2008 và 2009
Theo bảng 4 ta biết tổng sản lượng thủy sản của cả nước ta bao gồm sản lượng từhoạt động nuôi trồng thủy sản và sản lượng từ hoạt động khai thác thủy sản Và nhìnvào những số liệu dưới cho thấy năm 2009 đạt 4.847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm
2008, tương ứng với 245,6 nghìn tấn Về cơ cấu của sản lượng thủy sản trong hai nămcũng không có sự thay đổi đáng kể Năm 2008, nuôi trồng thủy sản chiếm 53,58% cònsản lượng khai thác chiếm 46,42% trong tổng sản lượng Đến năm 2009, cơ cấu sảnlượng nuôi trồng thủy sản giảm đi còn 53,01% và cơ cấu ngành khai thác thủy sản tănglên chiếm 46,99% trong tổng sản lượng Tuy nhiên, cơ cấu dịch chuyển của về sảnlượng của cả hai ngành này không đáng kể, sản lượng nuôi trồng thủy sản luôn chiếm tỷ
lệ cao hơn sản lượng khai thác trong tổng sản lượng của cả nước ở hai năm 2008 và
2009 Trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước, cơ cấu sản lượng cá chiếm tỷ lệ caonhất là 75,38 ở năm 2008 và không thay đổi ở năm 2009 Cơ cấu sản lượng tôm tronghai năm chiếm tỷ lệ thấp hơn, cụ thể năm 2008 chiếm 10,90% trong tổng cơ cấu của
Trang 23tổng sản lượng, sang năm 2009, có sự dịch chuyển làm cho cơ cấu sản lượng tôm tănglên chiếm 11,09% trong tổng sản lượng.
Bảng 4: Sản lượng thủy sản của cả nước năm 2008-2009
Nghìn tấn Cơ cấu
(%)
Nghìn tấn Cơ cấu
(%) Tổng số
100
75,3810,9013,72
4.847,6
3.654,1537,7655,8
100
75,3811,0913,53
105,3
105,3107,2103,9
53,58
40,498,444,65
2.569,9
1.951,1413,1205,7
53,01
40,258,524,24
104,2
104,7106,496,2
46,42
34,892,469,07
2.277,7
1.703,1124,6450,1
46,99
35,132,579,29
106,6
106,1109,9107,7
(www.gos.gov.vn Tổng cục thống kê)
Về sản lượng của hoạt động nuôi trồng thủy sản, năm 2008 chiếm 53,58% trongtổng sản lượng, trong đó cơ cấu sản lượng cá chiếm 40,49%, sản lượng tôm chiếm8,44% và sản lượng thủy sản khác chiếm 4,65% trong tổng cơ cấu sản lượng nuôi trồng.Năm 2009, cơ cấu có sự dịch chuyển, sản lượng nuôi trồng thủy sản dịch chuyển giảmchiếm 53,01% trong tổng sản lượng, và cơ cấu sản lượng của từng loại thủy sản cũng có
sự thay đổi, cụ thể, cơ cấu sản lượng cá chiếm 40,25%, sản lượng tôm chiếm 8,52%, sảnlượng thủy sản khác chiếm 4,24% trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản Theo đó, sosánh sản lượng nuôi trồng thủy sản trong hai năm ta thấy, năm 2009 sản lượng nuôitrồng thủy sản là 2.569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2008 Trong đó, sản lượng cá
Trang 24đạt 1.951,1 nghìn tấn, tôm đạt 413,1 nghìn tấn và thủy sản khác đạt 205,7 nghìn tấn.Theo bảng số liệu dưới ta thấy tốc độ nuôi trồng của tôm vẫn cao nhất so với các loạithủy sản khác với mức tăng thêm là 6,4% so với năm 2008 Điều đó là do trong năm
2009 này có điều kiện thời tiết, môi trường tương đối thuận lợi, giá thu mua cao, ngườinuôi có ý thức hơn trong áp dụng kỹ thuật và tuân thủ lịch thời vụ nên hiệu quả kinh tếcủa con tôm sú cao hơn so Theo thống kê của nhiều địa phương, tỷ lệ hộ nuôi tôm sú cólãi và hoà vốn vào khoảng 70-80%, với mức lãi trung bình từ 50-60 triệu đ/ha Về sảnlượng cá nuôi năm 2009 đạt 1.951,1 nghìn tấn tăng 87,8 nghìn tấn hay tăng 4,7% so vớinăm 2008
Về sản lượng thủy sản khai thác, cơ cấu sản lượng của khai thác thủy sản chiếm
tỷ lệ thấp hơn so với nuôi trồng thủy sản, cụ thể chiếm 46,42% năm 2008 và chiếm tỷ lệcao hơn trong năm 2009 là 46,99% Cũng giống như cơ cấu của sản lượng nuôi trồngthủy sản thì cơ cấu của cá vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn các loại khác trong cơ cấu sản lượngkhai thác Theo số liệu, năm 2008 cơ cấu của cá chiếm 34,89%, tôm chiếm 2,46% vàthủy sản khác chiếm 9,07% trong 46,42% sản lượng khai thác Ngược lại với cơ cấudịch chuyển của sản lượng nuôi trồng thủy sản, trong năm 2009 cơ cấu sản lượng khaithác lại dịch chuyển tăng chiếm 46,99% trong tổng sản lượng Theo đó, cơ cấu sảnlượng khai thác cá chiếm 35,13%, tôm chiếm 2,57% và các loại thủy sản khác chiếm9,29% trong cơ cấu sản lượng khai thác Qua so sánh cả 2 năm cũng cho thấy, năm 2009sản lượng khai thác đạt 2.277,7 nghìn tấn tăng 141,3 nghìn tấn tức tăng 6,6% so vớinăm 2008 Trong đó sản lượng khai thác biển đạt 2.068 nghìn tấn, tăng 3,4% so với kếhoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ (sản lượng khai thác nội địa cả năm đạt 209 nghìn tấn).Trong các loại thủy sản khai thác thì cá vẫn là loại thủy sản có sản lượng khai thác lớnnhất là 1.703,1 nghìn tấn năm 2009 tăng 6,1% so với năm 2008 Theo báo cáo của trungtâm Tin học và Thống kê – Bộ NN&PTNT cho biết trong năm 2009, thời tiết và diễnbiến nguồn lợi thủy sản trong các vụ cá Bắc, cá Nam tại nhiều địa phương khá thuận lợicho hoạt động khai thác Tại ngư trường xuất hiện nhiều đàn cá nổi đại dương (ngừ,nục, sòng…) áp lộng với mật độ dày nên nhiều nghề khai thác hoạt động có hiệu quả,nghề lưới rê công suất lớn đánh cá mú, cá lạc, cá nhám…đều đạt sản lượng cao, doanhthu khá
Trang 25Về thị trường xuất khẩu thủy sản: Trong những năm qua thủy sản là một trong
những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất cho các ngành kinh tế ViệtNam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm trong giai đoạn 1998-2008
Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 4,25 tỷ USD vớikhối lượng xuất khẩu 1.232 nghìn tấn, trong khi năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủysản đạt 4,51 tỷ USD với khối lượng là 1.239 nghìn tấn Như vậy, năm 2009 kim ngạchxuất khẩu thủy sản của nước ta giảm 5,7% so với năm 2008 Mặt hàng xuất khẩu chủlực của nước ta là cá tra, cá basa và tôm Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cá tra và cábasa đạt 614 nghìn tấn đem lại 1,36 tỷ USD, giảm 7,1% so với năm 2008, trong khi đókim ngạch xuất khẩu tôm đạt 211 nghìn tấn với giá trị 1,69 tỷ USD, tăng 3,8% so vớinăm trước
Đối với mặt hàng tôm, trong năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 82 thịtrường, trong đó 10 thị trường đầu tiên chiếm chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giátrị bao gồm: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Ôxtraylia, Canada,Anh và Mỹ Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 vừa qua đã làm ảnhhưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt hàng xuất khẩu thủy sản, hầu như các mặt hàng thủy sảnxuất khẩu đều giảm đi, riêng mặt hàng tôm thì đạt được mức tăng cả về kim ngạch vàgiá trị xuất khẩu
Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam với khối lượngxuất khẩu đạt gần 57 nghìn tấn (giảm 3,3% so với năm 2008), với kim ngạch đạt trên
493 triệu USD (giảm 1% so với năm 2008) Nguyên nhân là do ảnh hưởng của suy thoáikinh tế nên tiêu dùng trong nước giảm làm cho Nhật Bản giảm nhập khẩu tôm
Thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai là Mỹ, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu tômsang Mỹ đạt trên 395 triệu USD, giảm 15,4% so với năm 2008 Sở dĩ có sự giảm sút là
do Mỹ là nước khơi nguồn của cuộc khủng hoảng dẫn tới suy thoái nền kinh tế Mỹ đãdẫn đến việc cắt giảm chi tiêu khiến Mỹ gia tăng về nhập khẩu tôm từ Thái Lan do cógiá và kích cỡ phù hợp hơn
EU là thị trường nhập khẩu tôm thứ ba của nước ta, so với hai thị trường trên thìđây là thị trường có sự tăng trưởng khả quan hơn và là thị trường duy nhất có giá trịxuất khẩu tăng lên so với năm 2008, cụ thể năm 2009, sản lượng xuất khẩu sang thị
Trang 26trường này đạt 41 nghìn tấn (tăng 26,5% so với năm 2008) tương ứng với 281 triệuUSD (tăng hơn 20% so với năm 2008) Điều này là do, khủng hoảng kinh tế toàn cầuảnh hưởng đến các nước EU không trầm trọng như hai nước trên.
Qua đó, cho thấy ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn củanền kinh tế quốc dân, nguồn thu mà xuất khẩu thủy sản đem về cũng khá cao Do đó,nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản của các địa phương là vấn đề nhà nước ta cầnquan tâm để đảm bảo về sản lượng và chất lượng thủy sản
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế
Hệ đầm phá Tam Giang- Cầu hai có diện tích khoảng 22.000 ha, với hệ sinh tháimặn lợ đặc thù, là nơi rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản bao gồm nhiều đốitượng nuôi có giá trị kinh tế cao Trong gần 10 năm phát triển, NTTS, nổi bật là nghềnuôi tôm sú đã mang lại cho người dân đầm phá nguồn thu nhập đáng kể
Để tìm hiểu kỹ hơn tình hình NTTS của tỉnh trong những năm qua ta xem xétbảng 5
Về diện tích
Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh trong 3 nămqua liên tục tăng lên Cụ thể, năm 2008 diện tích mặt nước NTTS là 5.550,5 ha tăng1,89% so với năm 2007, trong đó diện tích nuôi nước ngọt tăng 3,84%; diện tích nuôimặn - lợ tăng 0,98%, đến năm 2009 diện tích là 5.705,5 ha, tăng 2,80% so với năm
2008, trong đó, diện tích nuôi nước ngọt tăng 0,98%; diện tích nuôi lợ - mặn tăng1,99% Như vậy, diện tích NTTS của toàn tỉnh trong 3 năm có tăng nhưng mức tăngkhông đáng kể Việc mở rộng diện tích nuôi trồng chủ yếu là phát triển nuôi xen ghépcác loại cá, cua…và nuôi nước ngọt, đồng thời chuyển một số diện tích tôm nuôi khôngmang lại hiệu quả sang nuôi xen ghép làm cho diện tích nuôi tôm giảm dần trong nhữngnăm qua
Trang 27
Bảng 5: Tình hình NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2007-2009)
08/07 09/08
- Diện tích nuôi nước ngọt
- Diện tích nuôi nước lợ, mặn
Trong đó: Nuôi tôm các loại
- Nuôi cá lồng
HaHa
Ha Lồng
1.735,23.712,12.815,12.813
31,8568,1551,68-
1.801,93.748,62.091,92.820
32,4667,5437,69-
18823.823,51.609,72.300
32,9967,0128,21-
103,84100,9874,31100,25
104,45101,9976,9581,56
3.482,44.697,23.771,3
42,5757,4346,11
4.236,15.659,34.630,3
42,8057,2046,79
4.5426.3743.485,8
41,6158,3931,93
121,64120,48122,78
107,22112,6375,28
(Nguồn: Chi cục Thủy Sản Thừa Thiên Huế)
Trang 28Về cơ cấu của diện tích nuôi thủy sản ta thấy, diện tích nuôi nước lợ mặn chiếm
tỷ lệ cao hơn rất nhiều diện tích nuôi nước ngọt trong cả 3 năm qua Cụ thể, cơ cấu năm
2007 là: diện tích nước ngọt chiếm 31,85%; diện tích nước lợ - mặn chiếm 68,15%, cơcấu năm 2008 là: diện tích nuôi nước ngọt chiếm 32,46%; diện tích nước lợ - mặnchiếm 67,54%, cơ cấu năm 2009 là: diện tích nước ngọt chiếm 32,99%, diện tích nước
lợ - mặn chiếm 67,01% Qua đó, cho thấy cơ cấu diện tích nuôi thủy sản trong 3 nămcủa tỉnh có sự dịch chuyển theo chiều hướng tăng lên về tỷ lệ diện tích nuôi nước ngọt
và giảm dần về tỷ lệ diện tích nuôi lợ- mặn
Xét về diện tích nuôi tôm trong 3 năm qua, ta thấy giảm rõ rệt về cả số lượng và
cơ cấu diện tích Nếu trong năm 2007, diện tích nuôi tôm là 2.815,1ha chiếm 51,68%trong tổng diện tích nuôi nước lợ- mặn thì đến năm 2008, diện tích nuôi tôm giảm còn2.091,9ha hay giảm 25,69% so với năm 2007 làm cho cơ cấu chỉ còn 37,69% trong tổngdiện tích nuôi lợ - mặn Đến năm 2009, diện tích nuôi tôm tiếp tục giảm mạnh với lượnggiảm 482,2 ha tương ứng với 23,05% so với năm 2008, theo đó, cơ cấu diện tích nuôitôm chỉ chiếm 31,93% trong tổng diện tích nuôi lợ - mặn Nguyên nhân của việc giảmdiện tích nuôi tôm trong những năm qua là do dịch bệnh và môi trường đầm phá bị ônhiễm đưa đến hậu quả là mát mùa và thua lỗ nặng trong những năm qua, nhiều hộ vaytiền nuôi tôm nhưng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, do số nợ quá lớn nên ngânhàng kiên quyết không cho vay tiếp vì thế người dân đành phải bỏ hoang diện tích canhtác hay loay hoay tìm hướng đi khác để duy trì diện tích thả nuôi của mình
Về sản lượng
Bảng số liệu cho thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản đều tăng lên trong 3 nămqua 2007-2009 và trong cơ cấu sản lượng thủy sản của từng năm thì sản lượng thủy sảnnước lợ - mặn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn sản lượng thủy sản nước ngọt Trong năm 2007,sản lượng thủy sản đạt 8.179,6 tấn, trong đó, sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 3.482,4tấn chiếm 42,57%, sản lượng thủy sản lợ-mặn đạt 4.697,2 tấn chiếm 57,43% trong tổngsản lượng đạt được Năm 2008, sản lượng thủy sản đạt 9.895,4 tấn trong đó thủy sảnnước ngọt đạt 4.236,1 tấn chiếm 42,80%, sản lượng thủy sản lợ - mặn đạt 5.659,3 tấnchiếm 57,20% So với năm 2007, sản lượng thủy sản năm 2008 tăng 1.715,8 tấn tươngứng tăng 20,98% Đến năm 2009, sản lượng thủy sản đạt được của năm là 10.916 tấn,
Trang 29trong đó sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 4542 tấn chiếm 41,61%, sản lượng thủy sảnnước lợ - mặn đạt 6.374 tấn chiếm 58,39% Như vậy, sản lượng thủy sản năm 2009 vẫntăng nhưng với tốc độ giảm dần (chỉ khoảng 10,31% so với năm 2008).
Riêng về sản lượng tôm chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng sản lượng thủy sản lợ mặn Cụ thể, năm 2007, sản lượng tôm đạt được 3.771,3 tấn chiếm 46,11%; năm 2008,đạt 4.630,3 tấn chiếm 46,79%; năm 2009, đạt 3.485,8 tấn chiếm 31,93% trong tổng sảnlượng thủy sản lợ - mặn Qua đó, cho thấy sản lượng tôm năm năm 2008 tăng 859 tấntương ứng tăng 22,78% so với năm 2007, nhưng năm 2009 sản lượng tôm giảm 1.144,5tấn tương ứng giảm 24,72% so với năm 2008, nguyên nhân là do nhiều diện tích nuôitôm đã được chuyển dần sang nuôi cá hoặc nuôi xen ghép, ngoài ra trong năm vừa rồi
-đã xảy ra nhiều cơn bão lụt làm ngập nhiều diện tích nuôi tôm ở một số huyện
Về giá trị xuất khẩu:
Bảng số liệu cho thấy giá trị ngoại tệ xuất khẩu thủy sản trong những năm quacòn hạn chế, giá trị mang lại chưa cao và chưa ổn định qua các năm Năm 2008 là năm
có giá trị ngoại tệ về xuất khẩu thủy sản cao nhất đạt 6.989 nghìn USD tăng 34,06% sovới năm 2007 Sang năm 2009, giá trị ngoại tệ xuất khẩu thủy sản đạt 5.763,1 giảm17,54% so với năm 2008 Nguyên nhân cũng là do năm này khủng hoảng kinh tế xảy ratrầm trọng trên toàn thế giới, làm cho mức tiêu dùng cá nhân đối với các loại thực phẩm
có giá trị cao, thói quen ăn nhà hàng đã giảm bớt
1.2.3 Tình hình nuôi tôm của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2007-2009
Huyện Phú Lộc là một trong năm huyện của vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai.Ngoài diện tích đất nông nghiệp phì nhiêu, Phú Lộc còn có hai hệ đầm phá lớn là đầmCầu Hai và đầm Lăng Cô với tổng diện tích mặt nước là 11.241 ha Đây là vùng hợp lưucủa nhiều con sông và cửa biển, có điều kiện sinh thái khá lý tưởng cho sự sinh trưởng
và phát triển các loài thủy sản có giá trị cao Nhờ đó đã tạo ra một tiềm năng lớn vềđánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở huyện Phú Lộc
Với ưu thế đó, trong những năm qua, huyện luôn chủ trương mở rộng diện tíchNTTS, không chỉ các loại thủy sản nước lợ trên phá Tam Giang mà còn tận dụng các ao
hồ, ruộng trũng, diện tích mặt nước trên các con sông để nuôi các loại thủy sản nước
Trang 30ngọt Để rõ hơn ta xem bảng 6: Tình hình NTTS của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2009.
2007-Bảng 6: Tình hình NTTS của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2007-2009
26280900480
270100776350
300100856850
103,0512586,2272,92
111,11100110,31242,86
311 21540605
330202,597550
350200138787
106,1194,19242,590,91
106,0698,77142,27143,09
- Năng suất tôm
- Năng suất cá nước ngọt
Tấn/haTấn/ha
0,671,19
0,711,22
0,921,17
105,97102,52
129,5895,90
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện năm 2009)
Số liệu bảng 6 cho thấy tôm vẫn là đối tượng nuôi chính của huyện trong nhữngnăm qua Năm 2007, toàn huyện có 900ha nuôi tôm, thu về khoảng 605 tấn sản lượng.Đây là năm các hộ nuôi tôm thua lỗ nhiều nhất, do thời tiết xấu kéo dài làm cho dịchbệnh đốm trắng xảy ra và phát sinh trên diện rộng, đặc biệt là do mưa lớn trong cơn bão
số 2-3 và tháng 8 đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất tôm Theo báo cáo, trong 1.342 hộnuôi của toàn huyện, có đến 80% (tương ứng với 1.072 hộ) bị thua lỗ
Trước tình hình khó khăn về dịch bệnh và môi trường, các hộ thua lỗ không tiếptục đầu tư vào tôm, một số ao hồ chuyển sang nuôi cá, cua hoặc xen ghép tôm với cácđối tượng đó, phần còn lại chuyển sang mục đích sử dụng khác Chính điều này đã làmdiện tích nuôi trồng thủy sản nói chung và diện tích nuôi tôm nói riêng giảm lần lượt là8% và 13,78% so với năm 2007 Để giải quyết vấn đề trên, huyện đã có những giải pháp
Trang 31chuyển đổi phương thức nuôi và đối tượng nuôi, tăng cường công tác quản lý dịch bệnh.Nhiều địa phương đã phát triển nuôi thêm nhiều đối tượng nuôi khác thông qua phươngthức nuôi xen ghép như: cá kình + cá dìa xen tôm sú, cua xen cá kình, tôm sú xen cá rôphi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi Chính vì vậy, năm 2008 tuy diệntích nuôi trồng giảm nhưng lại là năm nuôi có kết quả với sản lượng tôm đạt 550 tấn vànăng suất 0,71 tấn/ha Số hộ thua lỗ giảm còn 558 hộ trong tổng 1283 hộ nuôi, chiếm41,5% Có 385 hộ nuôi có lãi, chiếm 31,3% Sang năm 2009, diện tích nuôi trồng thủysản của huyện tăng lên 110ha, tức tăng 9,6% so với năm 2008 Trong đó, diện tích vàsản lượng tôm cũng tăng lên lần lượt là 10,31% và 43,09% so với năm 2008 Có thểkhẳng định rằng năm 2009 là năm đạt hiệu quả khá cao trong những năm gần đây củahuyện, tỷ lệ hộ nuôi tôm có lãi cao hơn năm trước rất nhiều.
Bảng số liệu còn cho thấy diện tích và sản lượng nuôi cá nước ngọt cũng tăng lênqua các năm Đến năm 2009, trên địa bàn huyện đã có 300ha diện tích mặt nước nuôi cánước ngọt và 850 lồng cá Tổng sản lượng đạt 350 tấn, tăng 6,06% so với năm 2008.Riêng nuôi cá lồng đang được huyện đẩy mạnh trong những năm qua, số lồng cá năm
2009 tăng gấp 2,43 lần so với năm 2008, do hiện nay mô hình nuôi cá lồng đang đượcphát triển mạnh trên toàn huyện do hiệu quả nó đem lại khá cao, chi phí đầu tư thấp hơn,lại có thể tận dụng được các mặt nước trên những con sông để tiến hành nuôi trồng
Qua đó, cho thấy trong những năm gần đây, toàn huyện đã dần thu hẹp diện tíchnuôi tôm chuyên canh để chuyển sang những mô hình nuôi xen ghép đạt hiệu quả kinh
tế cao hơn Và không ngừng chuyển đổi những vùng trồng lúa không có hiệu quả caosang nuôi trồng thủy sản nên đã làm cho diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên
Trang 32CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN PHÚ LỘC
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Phú lộc là một huyện đầm phá, ven biển nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa ThiênHuế, có chiều dài 60km dọc quốc lộ 1A, chiều dài trung bình 12km, được giới hạn trongtọa độ địa lý từ 16010’32” đến 16024’45” vĩ độ Bắc và 107019’05” đến 108012’55” kinh độĐông Thị trấn Phú Lộc là trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế 45 km về phía Nam.Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn
Ranh giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy và Phú Vang
- Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Nam Đông
Với vị trí địa lý như vậy, Phú Lộc có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, giaothương kinh tế với các vùng khác, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống củangười dân
2.1.2 Khí hậu và thủy văn
2.1.2.1.Khí hậu
Phú Lộc là nơi tiếp giáp giữa hai vùng tiểu khí hậu Nam Bắc nên chịu ảnh hưởngcủa hai miền, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau,mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm: Đồng bằng:24,4oC, miền núi: 25,2oC Vàomùa khô nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: Đồng bằng: 44oC, miền núi: 43oC Vào mùa mưanhiệt độ thấp tuyệt đối: Đồng bằng: 8,8oC, miền núi: 11,2oC
Nhiệt độ nước của đầm phá chịu ảnh hưởng mạnh của điều kiện thời tiết khí hậu.Nhiệt độ nước thấp vào các tháng mùa lạnh, trung bình 24,9oC Trị số thấp nhất rơi vàotháng 12, trung bình 18-19oC Mùa hạ nhiệt độ nước tăng cao, trung bình 31,3oC Trị sốcực đại ở tháng 6, đạt 32,10C
Trang 33- Gió: vùng đầm phá chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính là Đông Nam, Tây
Nam (gió mùa mùa hạ) và gió Tây Bắc, Đông Bắc (gió mùa mùa đông) Gió mùa mùa
hạ thổi từ tháng 5 đến tháng 9, hướng thịnh hành là Nam, Đông và Tây Nam Tốc độ giótrung bình 1,3–1,6m/s
- Giông: trung bình một năm có 23 ngày giông xuất hiện vào thang 4,5 và 9.
Giông bất ngời thường gây nguy hiểm cho tàu bè, tác hại cho sản xuất môi trường và taihại cho con người
- Mưa: Phú Lộc được mệnh danh là vĩ độ mưa, một trong những trong tâm lớn
của miền khí hậu Bắc Việt Nam, đạt trung bình trên 3200mm/năm và các nơi khácchung quanh đạt 3000-2500 mm/năm Lượng mưa trên toàn lưu vực các sông đổ về hệđầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhưng phân bố không đều theo mùa Mùa mưa tậptrung vào tháng 9 đến hết năm, chiếm 78% lượng mưa của cả năm
- Bão lụt: hằng năm có 5-7 đợt lũ lụt tập trung vào các tháng 9,10 và 11 Ngoài
tác hại do sức gió lớn, bão thường mang theo lượng mưa lớn và tập trung trong một thờigian ngắn, khi gặp đổ bổ gặp thời điểm nước biển dâng cao sẽ gây hiện tượng lũ lụt,sóng thần nguy hiểm Đặc biệt hàng năm có lũ lụt tiểu mãn vào tháng 5-6 gây thiệt hạilớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản Tiểu mãn sẽ làm cho lượng nước ngọt hóakéo dài, đặc biệt là các xã có độ mặn thấp như thị trấn Phú Lộc, Lộc Điền, Lộc Trì Nếutiểu mãn lớn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới việc thả nuôi tôm sú Đây là một đặc điểmkhi lưu ý quy hoạch mùa vụ sản xuất và thiết kế cao trình đê bao chống lũ
- Nắng: số giờ nắng trung bình trong năm là 1.893,6 giờ Các tháng có nhiều
nắng nhất là tháng 7 (258,3 giờ), tháng 5 (248,8 giờ) Các tháng có ít giờ nắng nhất làtháng 12 (75 giờ), tháng 2 (77,5 giờ), thời kỳ nắng chiếu từ tháng 4 đến tháng 9
- Độ ẩm: độ ẩm tuyệt đối trung bình năm 16% Độ ẩm tương đối trung bình năm
83% Các tháng có độ ẩm tương đối trung bình cao là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau
Độ ẩm tương đối thấp nhất là 29% Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình là 65%
- Lượng nước bốc hơi: lượng nước bốc hơi bình quân năm 1000mm Các tháng
có lượng nước bốc hơi lớn là 5,6,7,8 Các tháng có lượng nước bốc hơi nhỏ là 12,1 và 2.Hằng năm thường có sương mù tập trung vào các tháng 1,2,3 và 12
Trang 34
2.1.2.2 Thủy văn
Trên địa bàn huyện có 5 con sông chính, bao gồm sông Nông, sông Truồi, sôngThừa Lưu (Bù Lù), sông Cầu Hai và một phần sông Tả Trạch, cùng với nhiều khe suốinhỏ chảy từ cùng núi đến đồng bằng bán sơn địa nên đã tạo nên nguồn nước mặt khádồi dào
Ngoài ra còn có 11.095 ha mặt nước thuộc các đầm phá lớn như đầm Cầu Hai,đầm Lập An và các vũng Tư Hiền, Cửa Kiểng, Chu Mới… tạo nên một vùng sinh tháiven biển đặc thù cho phép đánh bắt và nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản có giá trị kinh
tế cao Tuy nhiên, do địa hình đầu nguồn dốc, các sông ngắn và dốc, mưa nhiều, đổmạnh gây lũ, xói lở Mùa khô thiếu nước, sông cạn, vùng ven biển nước mặn theo cáccửu sông thâm nhập nên gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạtcủa cư dân
2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình
2.1.3.1 Địa hình
Huyện Phú Lộc là một dải đất hẹp nằm dọc bờ biển, tựa lưng vào dãy TrườngSơn, có chiều dài 60km, chiều rộng trung bình 22km Địa hình thấp dần từ Tây sangĐông, có đỉnh Bạch Mã cao 1.444m; các dãy đèo nhô ra biển như Mũi Né, PhướcTượng, Phú Gia, Hải Vân đã chia cắt lãnh thổ của huyện ra nhiều khu vực lớn, nhỏ vớiđịa hình phức tạp; xen giữa là những đầm phá lớn như đầm Cầu Hai, Lăng Cô tạo nên
sự đa dạng các loại địa hình: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và ven biển
Nhìn chung địa hình huyện Phú Lộc đa dạng với đầy đủ các loại địa hình, đượcphân thành 3 khu vực: vùng đồng bằng bán sơn địa (khu vực I), vùng hỗn hợp biển,đồng bằng, đồi núi (khu II) và vùng cát ven biển đầm phá ( khu III) cho phép phát triểnmột nền kinh tế toàn diện với các ngành then chốt như nông lâm nghiệp, thủy hải sản,
du lịch, công nghiệp và kinh tế cản biển Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, bị chia cắtmạnh nên gặp khó khăn trong việc bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng…
2.1.3.2 Thổ nhưỡng:
Đất đai của huyện được hình thành phát triển trên địa hình phức tạp và nhiều loại
đá mẹ khác nhau nên đặc điểm thổ nhưỡng cũng đa dạng, phong phú, bao gồm 19 loại
Trang 35và được chia thành 8 nhóm chính Trong đó có một số nhóm đất có giá trị đối với sảnxuất nông lâm ngư nghiệp như:
- Nhóm đất phù sa do sự bồi tụ của sông chiếm 6,9% diện tích tự nhiên Tuychiếm tỷ trọng không lớn nhưng đây là phần diện tích có giá trị kinh tế nhất, đang được
sử dụng vào sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chính là lúa và các loại hoamàu khác
- Nhóm đất cát và cồn cát biển, chiếm 18,8%, tập trung ở vùng ven biển và cáccửu sông Loại đất này rất thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắnngày, cây ăn quả Hiện nay nhóm đất này đang được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp trong đó chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất
- Nhóm đất mặn và phèn mặn chiếm 5% phân bố ở vùng ven biển, cửa sông, venđầm Diện tích này đang được sử dụng vào trồng lúa và quy hoạch để nuôi trồng thủysản
- Nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm 60,3%, được phát triển trong quá trình phonghóa của đá macma bazơ Diện tích này rất thích hợp với việc trồng cây ăn quả, sản xuấtlâm nghiệp Hiện nay nhóm đất này khai thác chủ yếu vào mục đích lâm nghiệp, mộtphần nhỏ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp
2.1.4 Đặc điểm thủy lý, thủy hóa của đầm phá
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình của nước ở đầm phá Cầu Hai từ 29,6-300C Nhiệt
độ trung bình có xu hướng tăng nhẹ từ điểm gần phía biển vào giữa đầm và vào vùngnúi đồi Điều này cho thấy có sự trao đổi nước trong đầm với nước biển thông qua cửa
Tư Hiền Sự phân tầng nhiệt độ, nhìn chung là không đáng kể (<10C)
Độ pH: độ pH trong đầm phá dao động từ 6-7,5 Vào mùa nắng pH dao động từ
7,8-8,5, còn pH của đất đáy dao động từ 5,5-6,5 Thường những vùng nào đất đáy có tỷ
lệ cát cao thì pH cao hơn
Độ mặn: độ mặn nước đầm Cầu Hai và Lăng Cô biến động theo mùa Vào mùa
mưa, đặc biệt các tháng 10,11,12 độ mặn có thể xuống đến 2-5‰ Từ tháng 1 độ mặn cóthể lên đến trung bình khoảng từ 8-12‰, sang tháng 2,3 độ mặn có thể lên đến 10-15‰
Từ tháng 4 đến tháng 8 độ mặn tăng dần đến 15-25‰ tùy theo vùng
Trang 36Tuy nhiên, độ mặn của các vùng trong đầm Cầu Hai có sự phân dị lớn, vùng phíaBắc phá gần cửa tư Hiền và giáp đầm Thủy Tú gồm các xã Vinh Hưng, Vinh Giang,Vinh Hiền, Lộc Bình do trao đổi nước mạnh, độ mặn sớm hơn ( tháng 2-3) và kéo dàinhiều tháng trong năm (8-9 tháng), vùng phía Nam đầm Cầu Hai do ảnh hưởng của cáccửa sông Nong, Truồi, Đại Giang,… và xa cửa biển nên độ mặn xuất hiện chậm, kéo dài5-6 tháng Ngoài ra cả năm có tiểu mãn lớn tháng 5-6, do lượng mưa lớn đột ngột làmngọt hóa nhiều vùng đầm phá, nhất là ở nơi cửa sông.
Hàm lượng oxy hòa tan: lượng oxy hòa tan giữa các vùng đầm Cầu Hai không
chênh lệch đáng kể, thường cao về mùa mưa, thấp về mùa khô và có liên quan đến nhiệt
độ và độ sâu của thủy vực Nhìn chung, sự phân bố oxy hòa tan ở tầng mặt luôn cao hơn
ở từng đáy
Vào mùa mưa hàm lượng oxy hòa tan: tầng mặt 7-7,8; tầng đáy 5,1-6,2
Vào mùa khô hàm lượng oxy hòa tan: tầng mặt 5,1-5,6; tầng đáy 4,7-5,0
2.1.5 Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc đối với việc phát triển NTTS
Qua phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên ở trên cho thấy rằng huyện PhúLộc có nhiều điều kiện thuận lợi phù hợp cho việc phát triển NTTS Tuy nhiên do nằmtrong vùng ít thuận lợi hơn về thời tiết lũ lụt kéo dài, phân hóa về thời tiết, gió mùa,nắng nóng…đã ảnh hưởng đến quá trình NTTS của người dân địa phương
Cụ thể, đầu năm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, rét kèm theo mưa lũ kéodài đến tháng 3-4, độ mặn thấp Tiếp đó là lụt tiểu mãn xảy ra trong tháng 5- 6 còn gâyxốc cho tôm nuôi đang trong thời kì sinh trưởng mạnh do biến đổi các yếu tố thủy lý,thủy hóa đột ngột và gây ngọt kéo dài Mưa lũ bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài trong tháng3- 4 tháng tiếp theo Như vậy, thời gian thuận lợi và tương đối an toàn cho NTTS ngắn,chỉ trong vòng 4-5 tháng, từ tháng 4-5 đến cuối tháng 8, đây là căn cứ quan trọng để xácđịnh lịch vụ NTTS Đặc điểm này tạo nên tính chất mùa vụ khá căng thẳng trong NTTS
Do vậy cần phải tu bổ cao trình đê đảm bảo hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt, cao trình đêphải vượt mức lụt tiểu mãn hằng năm, mặt khác cần nghiên cứu lịch thời vụ thích hợp
Bên cạnh đó sự biến động môi trường của vực nước chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
sự phân chia hai mùa rõ rệt Sự bồi lấp và không ổn định của cửa Tư Hiền có tác động
Trang 37rất lớn đến vùng đầm phá Cầu Hai Nồng độ muối và chỉ số pH nước có biến độngmạnh theo thời gian và không gian Đầm phá Cầu Hai có diện tích rộng nên tính phân dị
về thủy lý thủy hóa của từng tiểu vùng khá phức tạp Đặc điểm phân dị này chi phốitoàn bộ hoạt động NTTS, từ xác định vụ nuôi, thời gian thả giống, đối tượng nuôi, quátrình chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi sao cho phù hợp với thủy lý thủy hóa củatừng tiểu lưu vực nhằm phát huy cao nhất tiềm năng NTTS của toàn vùng
Nhìn chung các điều kiện thủy lý thủy hóa ở vực nước biển ven bờ và đầm pháThừa Thiên Huế đang còn trong trong sạch ( chỉ bị ô nhiễm cụ bộ và vào một thời điểmnhất định, cụ thể nào đó) đáp ứng đủ cho việc nuôi trồng thủy sản
2.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1 Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự pháttriển kinh tế của một địa phương, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển đó Vìvậy, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân nông thôn là một trong nhữngchính sách cấp thiết của Đảng và nhà nước ta
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2009
(Phòng thống kê huyện Phú Lộc năm 2009)
Theo bảng 7, tổng dân số toàn huyện là 153.246 người với tốc độ tăng dân số là1,11% Với tỷ lệ tăng dân số như vậy cho thấy được công tác dân số trong những nămqua đã có sự chuyển biến tích cực nên tỷ suất sinh tự nhiên có xu hướng giảm, điều đó
đã tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân
Trang 38Với nguồn dân số như vậy thì nó cũng là một tiềm năng lớn về lao động trong tương lai,tuy nhiên nó cũng là áp lực về giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác Hiện tại,
số người trong độ tuổi lao động chiếm khá cao là 75.819 lao động, trong khi đó ngoài độtuổi lao động chỉ có 6.744 lao động Điều này thể hiện lực lượng lao động của địaphương là khá trẻ, là động lực để phát triển nền kinh tế của huyện Phú Lộc
Về quy mô hộ gia đình, bình quân một hộ có 4,73 nhân khẩu và bình quân mỗi
hộ có 2,55 lao động, như vậy nguồn lao động của huyện khá dồi dào Tuy nhiên, tỷ lệlao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ không cao và chủ yếu là lao động hoạt động trongnông nghiệp nên thu nhập không cao
Điều đó, đặt ra cho chính quyền địa phương huyện cần phải đẩy mạnh công tácchuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọngnông lâm ngư nghiệp Đồng thời, tiếp tục mở rộng các trường dạy nghề để đào tạo taynghề cho lao động và thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay khuyến khíchphát triển sản xuất kinh doanh nhằm thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm vànâng cao thu nhập cho người dân địa phương
2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sảnxuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được Đất đai là môi trường sống của câytrồng vật nuôi, do đó, chất lượng đất đai là nhân tố quyết định đến năng suất và chấtlượng của cây trồng vật nuôi Song việc sử dụng đất đai như thế nào để khai thác nguồntài nguyên có hiệu quả là một vấn đề đặt ra hiên nay không chỉ của riêng huyện PhúLộc
Thông qua bảng 8 thể hiện quy mô, cơ cấu đất đai của huyện năm 2009, ta thấytổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 72.955,56 ha và hệ đầm phá thuộc loại lớn nhấtcủa tỉnh thì tiềm năng đất đai của huyện là rất lớn
Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của huyện (bao gồm cả diện tích NTTS) chỉchiếm 10,11% trong cơ cấu sử dụng đất của huyện và diện tích đất nông nghiệp bìnhquân trên hộ chỉ được 0,23 ha Điều đó, có tác động kìm hãm hoạt động sản xuất nôngnghiệp và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân Đất sản xuất nông nghiệp bình
Trang 39quân trên lao động của huyện khá thấp chỉ 0,09 ha Với số lượng đất có hạn như vậy đãảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Đồng thời, ta cũng thấy đượcdiện tích đất chưa sử dụng của huyện chỉ còn 8.002,76 ha, chiếm 10,97% trong tổngdiện tích đất tự nhiên Diện tích đất này chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng, chủ yếuphân bố ở những vùng giao thông đi lại khó khăn và thiếu điều kiện thuận lợi về tướitiêu Tuy nhiên nếu được đầu tư về thủy lợi và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất thì cóthể khai thác sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Qua đó, chứng tỏ huyện đã có những biện pháp tốt để sử dụng những diện tíchđất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp Đồng thời, để tăng diện tích sản xuất có thể ápdụng biện pháp thâm canh tăng năng suất nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai củađịa phương
Bảng 8: Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện năm 2009
có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn
Bảng 9: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Phú Lộc qua 3 năm
2007-2009
ĐVT: Tỷ đồng