Đặc điểm xã hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 42)

II. Các chỉ tiêu bình quân

2.2.4.Đặc điểm xã hộ

+ Tình hình xã hội

Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất đai vùng đầm phá ven biển ít màu mỡ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên nhìn chung sản xuất phát triển chậm, lao động thiếu việc làm còn nhiều. Thu nhập bình quân vẫn còn thấp.

Những năm gần đây nhờ nhà nước có nhiều chủ trương phù hợp để khai thác tiềm năng đầm phá vùng biển mà trước hết là phát triển NTTS và đánh bắt xa bờ, kết hợp với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, khơi dậy sức sáng tạo, tính cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất. Nhờ vậy những năm qua vùng đầm phá ven biển đã có những bước tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và cải thiện.

Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa các vùng còn quá lớn. Sự phân hóa giàu nghèo vùng ven biển và đầm phá diễn ra còn khá sâu sắc. Những năm gần đây một số địa phương nhờ NTTS tạo nên thu nhập cho một bộ phận dân cư vùng đầm phá. Các hộ nghèo tập trung ở số hộ thuần nông, độc canh cây lúa và phần lớn hộ thủy cư.

+ Về văn hóa- giáo dục:

Về giáo dục: sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng, quy mô ngày càng mở rộng, chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Đến năm 2007 toàn huyện có 22 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 2 trường cấp 1-2, 11 trường phổ thông cơ sở, 4 trường phổ thông trung học và 1 trường cấp 2-3. Công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học tiếp tục được duy trì, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 95%, tỷ lệ phổ cập bậc trung

học cơ sở đạt 90%, đang tiếp tục triển khai bậc trung học. Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa, tình trạng thiếu giáo viên cơ bản đã được khắc phục. Cơ sở vật chất trường lớp luôn được quan tâm đầu tư. Đến nay đã có 23/27 trường tiểu học, 10/11 trường trung học cơ sở và 6 trường mầm non đã được tầng hóa. Giai đoạn 2006-2008, bằng nhiều chương trình dự án và nguồn vốn khác đã đầu tư nâng cấp, sữa chữa, xây dựng mới được 77 phòng học, 31 phòng giáo viên và 33 phòng vệ sinh; đầu tư cho ngành học mầm non để nâng cấp sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học. Công tác xã hội giáo dục từng bước hình thành và phát triển. Hệ thống các trường lớp ngoài công lập có phát triển. Đến nay, toàn huyện có 1 trường THPT tư thục.

Về văn hóa: cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã thật sự trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân, đến nay có 227/231 đơn vị đăng kí xây dựng văn hóa, đạt 98%

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 42)