II. Các chỉ tiêu bình quân
3.1. THỰC TRẠNG NUÔI TÔM CỦA HUYỆN PHÚ LỘC 1 Thông tin chung về các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc
3.1.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc
Nghề nuôi tôm của huyện Phú Lộc phát triển chủ yếu trên nền tảng là nền kinh tế hộ gia đình, do đó việc tìm hiểu thông tin về các hộ điều tra có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu kinh tế nuôi tôm. Để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm trên địa bàn huyện tôi đã lựa chọn điều tra ngẫu nhiên 82 hộ nuôi tôm, trong đó có 48 hộ nuôi hạ triều và 34 hộ nuôi cao triều. Thông tin chung của các hộ điều tra được tổng hợp ở bảng 10.
Bảng 10:Thông tin chung về các hộ điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT BQ
chung Cao triều Hạ triều
1.Số hộ điều tra Hộ 41 34 48
2.Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 49,52 49,47 49,56
3.Trình độ văn hóa BQ của chủ hộ Lớp 6,00 6,41 5,71 4.Năm kinh nghiệm nuôi tôm BQ của chủ
hộ
Năm 11,08 10,61 11,42
5.BQ lao động/hộ LĐ 2,80 2,91 2,73
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Năng lực của chủ hộ cần được xem xét trên nhiều khía cạnh về độ tuổi, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm nuôi tôm và số lao động bình quân trên mỗi hộ.
Trước tiên là độ tuổi bình quân của chủ hộ, đây là yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực của chủ hộ. Kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình chung của các hộ nuôi tôm là 49,52 tuổi. Đây là độ tuổi trung niên vừa có sức khỏe vừa tích lũy được nhiều kinh nghiệm về sản xuất. Trong đó, tuổi bình quân của các hộ nuôi hạ triều cao hơn tuổi bình quân của các hộ nuôi cao triều, tuy nhiên sự khác biệt về độ tuổi bình quân của các hình thức nuôi không lớn.
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất của các nông hộ, theo bảng 10 cho thấy trình độ văn hóa bình quân chung của các hộ nuôi tôm là 6,00. Trong đó, các hộ nuôi cao
triều có trình độ văn hóa là 6,41, các hộ nuôi hạ triều có trình độ văn hóa là 5,71. Trình độ văn hóa của nuôi cao triều cao hơn nuôi hạ triều cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất đạt được hiệu quả cao hơn.
Nuôi tôm là một ngành sản xuất có tính rủi ro cao vì nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do đó đòi hỏi người nuôi tôm phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm giúp người nuôi tôm chủ động trong mọi tình thế và biết cách xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất. Theo số liệu điều tra, số năm kinh nghiệm nuôi tôm bình quân của chủ hộ khá cao 11,08 năm. Đây là một lợi thế cho phát triển sản xuất của địa phương, với số năm kinh nghiệm như vậy, sẽ góp phần giúp cho các hộ nuôi tôm lựa chọn được các công nghệ mới phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực của hộ nuôi. Với số lao động bình quân/ hộ là 2,80 lao động, và sự biến động số lao động bình quân của các loại ao nuôi không đáng kể, cho thấy số lao động tham gia hoạt động nuôi tôm bình quân của mỗi hộ khá cao. Điều đó chứng tỏ nghề nuôi tôm phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.