PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 77)

II. Các chỉ tiêu bình quân

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

3.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi rút ra một số kết luận sau:

Nghề nuôi tôm trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong thời gian qua. Với ưu thế có hệ đầm phá rộng lớn, nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong những năm qua tăng lên rất nhanh, đặc biệt là diện tích nuôi tôm. Điều đó, là do hiệu quả nuôi tôm mang lại rất cao trong những năm qua. Nhưng trong những năm lại đây, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, kết hợp với môi trường ngày càng bị ô nhiễm làm cho hiệu quả nuôi tôm dần giảm sút. Năm 2009 được đánh giá là năm có hiệu quả tôm cao nhất trong những năm lại đây, tôm vừa được mùa lại vừa được giá nên nhiều hộ gia đình thu được lãi cao, số hộ thua lỗ giảm đi nhiều so với những năm trước.

Tuy nhiên, điều kiện kỹ thuật sản xuất còn gặp nhiều khó khăn và bất cập.Vấn đề đầu tư về kỹ thuật vẫn chưa được chú trọng, công cụ lao động còn thô sơ, người dân vẫn chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất đạt được vẫn chưa cao.

Mặt khác, qua điều tra các hộ nông dân cho thấy, do mấy năm trước thua lỗ nên nợ vay ngân hàng vẫn chưa trả hết dẫn đến nợ quá hạn khá nhiều, hầu hết người dân đều đang mắc nợ một khoản tiền vay khá lớn, vốn đầu tư thiếu, nên muốn duy trì hoạt động sản xuất người dân phải đi vay mượn với lãi suất cao. Điều đó gây cản trở lớn cho người dân trong hoạt động sản xuất.

Hiện nay, hình thức nuôi tôm chủ yếu của huyện vẫn là nuôi QCCT và nuôi bán thâm canh; loại ao nuôi chủ yếu là nuôi hạ triều còn ao cao triều chỉ chiếm 1/3 diện tích nuôi tôm. Qua điều tra cho thấy, các ao nuôi cao triều hầu hết là nuôi theo hình thức bán thâm canh, còn ao nuôi hạ triều chủ yếu nuôi theo hình thức QCCT. Trong hai hình thức trên thì nuôi theo hình thức bán thâm canh đem lại hiệu quả cao hơn tuy nhiên mức đầu tư cao hơn hình thức nuôi QCCT.

Tóm lại, đề tài đã đánh giá được thực trạng nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đánh giá được hiệu quả nuôi trong năm 2009 và từ đó đưa ra được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm của huyện.

3.2.KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w