Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 63)

II. Các chỉ tiêu bình quân

3.3.3. Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường

Sự phát triển nghề nuôi tôm trong những năm qua đã tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho nhiều hộ dân vùng ven đầm phá huyện Phú Lộc. Đây là nghề mang lại thu nhập cao cho các hộ nuôi. Nhờ lãi thu được cao mà có nhiều hộ đã làm giàu từ nghề nuôi tôm, mua sắm được nhà cửa và những phương tiện cần thiết phục vụ cho nhu cầu về đời sống của mình. Nghề nuôi tôm là một trong những hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện, do đó hàng năm nguồn thu mà hoạt động nuôi tôm tạo ra đáng kể góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.

Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm, đã kéo theo sự phát triển của một số ngành nghề, dịch vụ khác như: dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ cung cấp thức ăn, nhiên liệu,…và đặc biệt nghề nuôi tôm không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho bản thân lao động gia đình mà còn tạo ra được việc làm cho những lao động xung quanh. Vì khi nạo vét, tu bổ ao hồ hay thu hoạch thì các hộ gia đình phải thuê lao động thêm ở ngoài.

Ngoài ra, việc nuôi tôm đã mở ra hướng chuyển dịch mới về cơ cấu kinh tế ở nông thôn, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho những người lao động nhàn rỗi. Đồng thời việc nuôi trồng thủy sản sẽ hạn chế được việc khai thác thủy sản trên đầm phá vốn luôn gây ra ô nhiễm môi trường cho đầm phá.

Tuy nhiên, quá trình phát triển nuôi tôm trên hệ thống đầm phá huyện trong những năm qua cũng đã gây ra một số tác động xấu về tài nguyên và môi trường. Đó là do việc sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, sinh vật và đồng thời thải các chất gây ô nhiễm môi trường nước làm cho hệ thống đầm phá trong những năm qua bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản của đầm phá. Mặt khác, nghề nuôi tôm của huyện chủ yếu mang tính tự phát, hệ thống cấp thoát nước, kênh mương xử lý chưa được hoàn thiện, quy hoạch và đầu tư chưa đúng mức. Cho nên việc xử lý nguồn nước của người đang còn nhiều bất cập, người dân thường và trực tiếp thải nước ra đầm phá, nước thải ra mang nhiều chất độc mầm mống dịch bệnh, rồi lại lấy nguồn nước vào đầm phá, đã dẫn đến gây ô nhiễm đầm phá.

Qua đó, nuôi trồng thủy sản bên cạnh những mặt tích cực mà nó đem lại thì cũng tồn tại những mặt tiêu cực về xã hội và môi trường. Vì vậy, muốn nghề nuôi tôm mang lại hiệu quả và tính bền vững lâu dài thì đừng để môi trường bị ô nhiễm, nó cũng đang là vấn đề mà địa phương và người dân đang rất quan tâm.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w