Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại vùng đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009

MỤC LỤC

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm

Nếu hộ nào nuôi đúng kỹ thuật, có đủ vốn, đầu tư đúng mức, đúng đối tượng và có kinh nghiệm thì hộ đó sẽ thu được lợi nhuận cao tạo điều kiện tích lũy mở rộng quá trình sản xuất. Do đó, việc đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các hộ nuôi tôm có thể thấy được thực trạng của quá trình sản xuất nhằm đưa ra các giải pháp để cải thiện hoặc giữ vững hiệu quả sản xuất.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Tình hình nuôi tôm hiện nay ở Việt Nam

Nuôi tôm đã vươn lên giữ vị trí quan trọng số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam cả về quy mô sản xuất – kinh doanh và sử dụng khai thác hiệu quả tài nguyên đất – nước – lao động cũng như huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển nuôi – chế biến – dịch vụ nuôi tôm đem lại hiệu quả khá cao. Đối với mặt hàng tôm, trong năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 82 thị trường, trong đó 10 thị trường đầu tiên chiếm chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị bao gồm: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Ôxtraylia, Canada, Anh và Mỹ.

Bảng 3 : Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng ở một số vùng trong nước
Bảng 3 : Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng ở một số vùng trong nước

Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế

Qua đó, cho thấy cơ cấu diện tích nuôi thủy sản trong 3 năm của tỉnh có sự dịch chuyển theo chiều hướng tăng lên về tỷ lệ diện tích nuôi nước ngọt và giảm dần về tỷ lệ diện tích nuôi lợ- mặn. Nguyên nhân của việc giảm diện tích nuôi tôm trong những năm qua là do dịch bệnh và môi trường đầm phá bị ô nhiễm đưa đến hậu quả là mát mùa và thua lỗ nặng trong những năm qua, nhiều hộ vay tiền nuôi tôm nhưng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, do số nợ quá lớn nên ngân hàng kiên quyết không cho vay tiếp vì thế người dân đành phải bỏ hoang diện tích canh tác hay loay hoay tìm hướng đi khác để duy trì diện tích thả nuôi của mình. Nguyên nhân cũng là do năm này khủng hoảng kinh tế xảy ra trầm trọng trên toàn thế giới, làm cho mức tiêu dùng cá nhân đối với các loại thực phẩm có giá trị cao, thói quen ăn nhà hàng đã giảm bớt.

Bảng 5: Tình hình NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2007-2009)
Bảng 5: Tình hình NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2007-2009)

Tình hình nuôi tôm của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2007-2009

Đây là năm các hộ nuôi tôm thua lỗ nhiều nhất, do thời tiết xấu kéo dài làm cho dịch bệnh đốm trắng xảy ra và phát sinh trên diện rộng, đặc biệt là do mưa lớn trong cơn bão số 2-3 và tháng 8 đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất tôm. Trước tình hình khó khăn về dịch bệnh và môi trường, các hộ thua lỗ không tiếp tục đầu tư vào tôm, một số ao hồ chuyển sang nuôi cá, cua hoặc xen ghép tôm với các đối tượng đó, phần còn lại chuyển sang mục đích sử dụng khác. Riêng nuôi cá lồng đang được huyện đẩy mạnh trong những năm qua, số lồng cá năm 2009 tăng gấp 2,43 lần so với năm 2008, do hiện nay mô hình nuôi cá lồng đang được phát triển mạnh trên toàn huyện do hiệu quả nó đem lại khá cao, chi phí đầu tư thấp hơn, lại có thể tận dụng được các mặt nước trên những con sông để tiến hành nuôi trồng.

Bảng 6: Tình hình NTTS của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2007-2009
Bảng 6: Tình hình NTTS của huyện Phú Lộc qua 3 năm 2007-2009

TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN PHÚ LỘC 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

  • ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Tình hình dân số và lao động
    • Các chỉ tiêu bình quân

      Nhìn chung địa hình huyện Phú Lộc đa dạng với đầy đủ các loại địa hình, được phân thành 3 khu vực: vùng đồng bằng bán sơn địa (khu vực I), vùng hỗn hợp biển, đồng bằng, đồi núi (khu II) và vùng cát ven biển đầm phá ( khu III) cho phép phát triển một nền kinh tế toàn diện với các ngành then chốt như nông lâm nghiệp, thủy hải sản, du lịch, công nghiệp và kinh tế cản biển. Tuy nhiên, độ mặn của các vùng trong đầm Cầu Hai có sự phân dị lớn, vùng phía Bắc phá gần cửa tư Hiền và giáp đầm Thủy Tú gồm các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Hiền, Lộc Bình do trao đổi nước mạnh, độ mặn sớm hơn ( tháng 2-3) và kéo dài nhiều tháng trong năm (8-9 tháng), vùng phía Nam đầm Cầu Hai do ảnh hưởng của các cửa sông Nong, Truồi, Đại Giang,… và xa cửa biển nên độ mặn xuất hiện chậm, kéo dài 5-6 tháng. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng: duy trì tốc độ tăng tưởng kinh tế cao, tiềm lực kinh tế được tăng cường phát triển, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, quá trình đô thị tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng đã tạo bước chuyển mới về kinh tế-xã hội, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn.

      Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2009
      Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2009

      KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI TÔM Ở HUYỆN PHÚ LỘC

      THỰC TRẠNG NUÔI TÔM CỦA HUYỆN PHÚ LỘC 1. Thông tin chung về các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc

        Bởi vì, ao nuôi cao triều chủ yếu là nuôi theo hình thức bán thâm canh hay thâm canh nên đòi hỏi có sự đầu tư cao hơn về trang thiết bị kỹ thuật, chủ yếu là trang thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi và chi phí xây dựng cơ bản ban đầu. Vốn đầu tư máy móc thiết bị bình quân trên ha của các hộ nuôi cao triều cao hơn rất nhiều lần so với hộ nuôi hạ triều, với mức đầu tư 25.272 nghìn đồng cho 1ha nuôi tôm cao triều, còn nuôi ao hạ triều chỉ đầu tư 13.216 nghìn đồng cho 1ha. Có sự chênh lệch này là do nuôi cao triều các hộ nuôi hầu hết đều phải mua máy sục khí và hệ thống lưới bao quanh ao nuôi, còn các hộ nuôi hạ triều không cần có hệ thống lưới bao quanh và tỷ lệ có máy sục khí là rất ít.

        PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

          Tuy nhiên, do giống được lấy ở ngoại tỉnh, chủ yếu là ở Đà Nẵng nên chất lượng con giống khó được đảm bảo, nhiều khi không qua kiểm dịch, là nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh là rất lớn, dẫn đến tôm có thể chết ngay sau khi thả, làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các hộ dân. Chi phí thuê lao động của nuôi cao triều và nuôi hạ triều không có sự chênh lệch đáng kể, chi phí thuê lao động nuôi cao triều bình quân trên ha là 5.216 nghìn đồng chiếm 8,20% trong tổng chi phí trung gian còn chi phí lao động của nuôi hạ triều là 4.387 nghìn đồng chiếm 9,85% trong tổng chi phí trung gian. Trong quá trình nuôi tôm phải sử dụng đến các loại tài sản cố định như máy bơm nước, máy sục khí, ghe xuồng hay chi phí xây dựng cơ bản để xây dựng ao nuôi, các chi phí này phải được tính khấu hao cho từng năm, bình quân 1ha khấu hao tài sản cố định trung bình của cả hai loại ao nuôi là 2.047,27 nghìn đồng, chiếm 3,23% trong tổng chi phí sản xuất.

          Bảng 12: Chi phí trung gian của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 (Tính BQ/ha)
          Bảng 12: Chi phí trung gian của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009 (Tính BQ/ha)

          KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ HỘ NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

            Nhưng trong nông nghiệp cần phải xét đến việc giới hạn về diện tích đất đai, vấn đề thâm canh luôn phải đặt lên hàng đầu để đảm bảo người nuôi tôm vừa nâng cao thu nhập vừa khai thác triệt để giá trị trên một đơn vị diện tích đất đai. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm, đã kéo theo sự phát triển của một số ngành nghề, dịch vụ khác như: dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ cung cấp thức ăn, nhiên liệu,…và đặc biệt nghề nuôi tôm không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho bản thân lao động gia đình mà còn tạo ra được việc làm cho những lao động xung quanh. Đó là do việc sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, sinh vật và đồng thời thải các chất gây ô nhiễm môi trường nước làm cho hệ thống đầm phá trong những năm qua bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy sản của đầm phá.

            Bảng 15: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm BQ/ha của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009
            Bảng 15: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm BQ/ha của các hộ điều tra theo các loại ao nuôi năm 2009

            PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NUÔI TÔM CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

              - Đối với thức ăn tươi: đây là loại thức ăn hữu cơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ dàng tận dụng được trong thực tế, vì vậy trước đây loại thức ăn này được bà còn sử dụng phổ biến nhưng trong những năm lại do cho ăn quá mức làm thức ăn dư thừa lắng đọng lại trong đáy ao, gây ra ô nhiễm môi trường nước, nên cán bộ khuyến ngư huyện đã khuyến cáo người dân hạn chế cho ăn thức ăn tươi. Ảnh hưởng của công lao động: nuôi tôm cần rất nhiều công chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch, vì vậy công lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm, vì vậy việc sử dụng lao động hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất tôm. Với độ tin cậy 98% ta có hệ số hồi quy D2 = 0,131696, điều đó chứng tỏ nuôi cao triều có năng suất cao hơn nuôi hạ triều Do đó, hiện nay, vấn đề đặt ra cho người dân nuôi tôm và chính quyền địa phương là làm sao để tăng diện tích nuôi tôm cao triều lên.

              Bảng 17 : Phân tổ theo chi phí thức ăn của các loại ao nuôi tính trên 1ha
              Bảng 17 : Phân tổ theo chi phí thức ăn của các loại ao nuôi tính trên 1ha

              MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM

              PHÂN TÍCH SWOT Điểm mạnh

                Xu hướng hội nhập tạo điều điện giao lưu với các nước khác về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật, do đó cần tiếp thu và áp dụng những thành tựu khoa học của Thế giới kết hợp với kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản để mở rộng diện tích nuôi tôm, tăng năng suất và sản lượng tôm nuôi nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tận dụng kinh nghiệm sản xuất lâu đời của người dân kết hợp với sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương để hạn chế dịch bệnh nâng cao chất lượng tôm nhằm thừa món được yờu cầu ngày càng cao của người tiờu dựng trong và ngoài nước, tận dụng vị trí giao thương kinh tế khá thuận lợi để tiếp cận với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các vùng khác. Lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, không chạy theo năng suất, sản lượng, chỉ đạo người nuôi tôm thả theo mật độ thưa, nuôi xen ghép tránh dịch bệnh và cải thiện môi trường; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật, tuân thủ quy trình và lịch thời vụ, chỉ tập trung nuôi 1 vụ ăn chắc, đối với vùng có điều kiện nuôi đảm bảo có thể nuôi thêm vụ phụ nhưng mật độ giống nên bằng 60-65% vụ chính.

                MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM Ở HUYỆN PHÚ LỘC

                • Giải pháp đối với chính quyền địa phương

                  Ngoài ra, cần phải hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm, Bởi vì người dân khụng hiểu biết rừ về cỏc thụng số kỹ thuật như nồng độ, độ trong của nước, mức độ ụ nhiễm…nếu có sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật có thể giúp họ cải thiện và giải quyết nhanh chóng các tác hại xấu và hạn chế được dịch bệnh. Ngoài ra, các cấp chính quyền cần có biện pháp can thiệp để hạn chế việc tư thương thu mua tôm với giá thấp, tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết giữa các hộ nuôi với các nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp chế biến ; giữa hộ nuôi tôm và nhà thu mua để nâng cao doanh thu và hiệu quả nuôi tôm cho các hộ nuôi. Về kỹ thuật nuôi : hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều dựa trên kinh nghiệm tích lũy được, vì vậy trong quá trình nuôi cũng gặp không ít khó khăn, do đó, các hộ nuôi tôm cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các hộ nuôi giỏi trong địa phương thông qua đó nâng cao được kiến thức nuôi tôm của mình.