1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học " HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐẦM PHÁ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ " potx

14 650 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 188,37 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm phá huyện Quảng Điền; đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm của địa phương trong những năm đ

Trang 1

5

HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐẦM PHÁ

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

Mai Văn Xuân

Trường Đại học Kinh tế, Đại

học Huế

1 Đặt vấn đề

Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) Nhờ những lợi thế của hệ đầm phá nước lợ (lagoon), nghề NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động Tuy nhiên, phát triển NTTS, nhất là nuôi tôm trên địa bàn còn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng của nó Vì vậy, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm ở huyện Quảng Điền là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm phá

huyện Quảng Điền; đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm của địa phương trong những năm đến

Phương pháp nghiên cứu: ba xã có tình hình nuôi tôm phát triển nhất ở

huyện, bao gồm Quảng Công, Quảng Thành, Quảng Phước được lựa chọn để nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo khoảng cách tổ xác định với kích thước mẫu là 45 hộ nuôi tôm theo phương thức

Trang 2

quảng canh cải tiến (QCCT) chiếm 10% trong tổng số hộ nuôi theo hình thức này; và 42 hộ nuôi bán thâm canh (BTC) chiếm 27% trong tổng số hộ nuôi BTC Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích riêng biệt (Discriminant Analysis); phương pháp toán kinh tế được sử dụng để nghiên cứu Dựa vào các tài liệu đã được công bố của địa phương cùng với số liệu điều tra thu thập từ các hộ qua bảng điều tra (questionnaire) với những nội dung chủ yếu như: năng lực sản xuất của hộ; kết quả sản xuất kinh doanh; vấn đề thị trường; môi trường; những thuận lợi, khó khăn mà các hộ nuôi tôm gặp phải được sử dụng để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền Số liệu được phân tích chủ yếu qua ba năm 2001 - 2003

Vài nét về đặc điểm vùng nghiên cứu, Quảng Điền là một trong những

huyện vùng đầm phá ven biển của tỉnh TTH, có phá Tam Giang dài hơn 17km, với diện tích trên 3.850ha (chiếm 17,8% diện tích vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của tỉnh) Đây là vùng hợp lưu của nhiều con sông và cửa biển với điều kiện sinh thái lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại thuỷ sản có giá trị cao Theo số liệu của phòng thống kê huyện, tính đến cuối năm 2002, diện tích NTTS của huyện là 623ha (chiếm hơn 16% diện tích NTTS toàn tỉnh) tăng 77ha so với năm 2001; sản lượng thủy sản nuôi trồng là 388 tấn (tăng 26 tấn so với năm 2001) Nhờ đầu tư mở rộng diện tích và tăng năng suất nên tình hình nuôi tôm trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, năm 2002 diện tích đạt trên 583ha, sản lượng trên 362 tấn Hiện nay nhân dân trong vùng nuôi tôm sú với hai hình thức chủ yếu là QCCT và BTC Hai phương thức này khai thác điều kiện tự nhiên và sinh thái của vùng khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh

tế nuôi tôm theo các hình thức nuôi này

Trang 3

7

2 Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền

a) Năng lực sản xuất của hộ

Diện tích nuôi tôm bình quân hộ theo các hình thức nuôi QCCT và BTC là 0,75ha và 0,62ha; vốn đầu tư bình quân hộ là 69 và 76 triệu đồng; đầu tư bình quân trên 1ha là 92 và 121 triệu đồng; độ tuổi của chủ hộ không có sự chênh lệch đáng kể, 39 và 38 tuổi; trình độ văn hóa trung bình là lớp 8 và 9; năm kinh nghiệm nuôi tôm là 5,5 và 6,2 năm; số lần tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật nuôi tôm là 2,8 và 3,3 lần; cả hai hình thức nuôi chủ yếu là sử dụng lao động gia đình

b) Chi phí sản xuất theo hình thức nuôi

Chi phí trung gian (IE) theo hai hình thức nuôi có sự chênh lệch nhau đáng

kể, nuôi BTC chi phí bình quân gần 37 triệu đồng/ha cao hơn 44% so với nuôi QCCT Điều này là do nuôi BTC chi phí về con giống cao hơn nhiều (gần 15 triệu đồng/ha) so với nuôi QCCT (trên 6,5 triệu đồng/ha) Ở cả hai hình thức nuôi, chi phí về thức ăn và con giống là đáng kể hơn cả Nuôi QCCT, tỷ lệ này lần lượt là 45,2% và 26,1%; nuôi BTC là 34,8% và 40,8% Điều cần lưu ý là các

hộ nuôi BTC chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp trong khi các hộ QCCT chủ yếu sử dụng thức ăn tươi Việc sử dụng thức ăn công nghiệp không những đảm bảo chất lượng, góp phần tăng năng suất tôm mà còn đảm bảo vệ sinh ao hồ Chi phí về phòng trừ dịch bệnh và xử lý ao hồ chiếm khoảng 24-29% trong tổng chi phí trung gian (tùy theo phương thức nuôi) và thông thường tỷ trọng này ở nuôi QCCT cao hơn nuôi BTC Điều này là do tác dụng phụ của việc sử dụng thức ăn tươi của QCCT gây ra

Trang 4

c) Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi

Số liệu bảng 1 chỉ ra rằng nhờ đầu tư cao hơn mà năng suất tôm của hình thức nuôi BTC cao hơn nuôi QCCT đáng kể (25%) Vì vậy, mà giá trị gia tăng (VA) của hình thức nuôi BTC đạt trên 25 triệu đồng/ha cao hơn 18,5% nuôi QCCT Mặc dù tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất (VA/GO) của hình QCCT (45,3%) cao hơn BTC (40,9%) nhưng rõ ràng trong điều kiện diện tích đất đai nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng còn hạn chế thì hình thức nuôi BTC đã và đang chứng tỏ ưu thế cao hơn Vì vậy, ở vùng đầm phá Quảng Điền nói riêng và tỉnh TTH nói chung ngày càng có nhiều hộ áp dụng hình thức nuôi BTC và thâm canh (TC) Nuôi theo hình thức BTC và TC không những tiết kiệm được diện tích mà còn tạo tiền đề quan trọng để áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và đề phòng dịch bệnh tốt hơn

Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức nuôi như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tài chính, kinh nghiệm sản xuất, điều kiện đất đai mặt nước Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi cố gắng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến hiệu quả nuôi theo các hình thức qua đó giúp cho các

hộ nông dân nên áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp nào để tăng hiệu quả kinh tế của quá trình kinh doanh trong phát triển nuôi tôm ở vùng đầm phá Quảng Điền

Bảng 1: Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi của các hộ ở vùng nghiên cứu năm

2002

BTC/QCC

Trang 5

9

T (%)

Nguồn: Số liệu điều tra

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng theo các mô hình nuôi tôm

Hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng để ước lượng các nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi tôm ở vùng nghiên cứu Các biến

số được đưa vào phân tích bao gồm, biến phụ thuộc: Y - VA (1.000đ/ha); các biến độc lập: D - năng lực của chủ hộ, X1 - công lao động (ngày-người/ha), X2 - mật độ thả giống (số con/m2), X3 - chi phí thức ăn công nghiệp (1.000đ/ha), X4 - chi phí thức ăn tươi (1.000đ/ha), và X5 - chi phí phòng trừ dịch bệnh (1.000đ/ha)

Trang 6

Năng lực sản xuất của chủ hộ do ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố Rõ ràng không thể dùng một nhân tố riêng biệt nào để đánh giá năng lực của chủ hộ

mà đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp một số các yếu tố nhất định Để giải quyết vấn

đề này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích riêng biệt (Disciriminant

Analysis) để tổng hợp nên biến định tính D - năng lực chủ hộ với các nhân tố ảnh

hưởng chủ yếu như độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm Kết quả phân tích theo các mô hình được phản ảnh ở bảng 2

Rõ ràng, các nhân tố nghiên cứu có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất trong cả hai hình thức nuôi Với hình thức QCCT, 4 biến số có ý nghĩa thống kê

là D, X1, X4, X5 với P-value lớn nhất là 0,010 (X5) có ảnh hưởng quyết định gần 64% (R2=0,637) sự biến thiên của giá trị gia tăng trên 1 ha; với nuôi BTC, cũng

có 4 biến số có ý nghĩa thống kê D, X1, X3, X4 với P-value lớn nhất là 0,012 (X1)

có ảnh hưởng quyết định trên 88% (R2=0,884) sự biến động giá trị gia tăng trên 1ha

Bảng 2: Kết quả ước lượng hàm Cobb-Douglas theo hình thức nuôi ở vùng

nghiên cứu

Trang 7

Hệ số (β)

SS chuẩn t Sig

Hệ số (β)

SS chuẩn T Sig

R2 điều

Số quan

Hệ số tự

do 16,466 2,141 7,689 0,000 8,395 0,761 11,034 0,000

D 0,452 0,094 4,830 0,000 0,260 0,052 4,977 0,001

X1 -0,827 0,240 -3,445 0,001 0,253 0,096 2,642 0,012

X4 -0,714 0,139 -5,144 0,000 -0,516 0,065 -7,928 0,000

Trang 8

Trong cả hai hình thức nuôi, biến số D có ảnh hưởng tích cực đến Y (βd = 0,452 và 0,260 cho QCCT và BTC), trong khi đó X4,trong mô hình nuôi QCCT,

có ảnh hưởng tiêu cực đến Y (β4 = -0,714) X3 có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả nuôi tôm BTC (β3 = 0,505) Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhờ nắm bắt được kỹ thuật này mà các hộ nuôi BTC đã tích cực sử dụng thức ăn công nghiệp nên hạn chế được dịch bệnh và chi phí vệ sinh ao hồ (vì vậy mà X5 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này) Trong khi đó nuôi QCCT, thức ăn tươi được

sử dụng phổ biến, vì vậy vừa hạn chế đến hiệu quả nuôi tôm vừa làm tăng chi phí phòng trừ dịch bệnh

Kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ rằng nuôi BTC không những có hiệu quả kinh tế cao hơn QCCT mà còn bảo vệ được môi trường tốt hơn Tuy nhiên, để chuyển từ QCCT sang BTC không những đòi hỏi chủ hộ phải có năng lực nhất định mà cần một lượng tài chính nhất định Theo tính toán của các chuyên gia và nghiên cứu của chúng tôi, để chuyển 1 ha từ nuôi QCCT sang BTC cần khoảng

24 triệu đồng Đây là một khoản kinh phí đáng kể đối với các nông hộ Đó cũng

là lý do vì sao cho đến nay tỷ lệ nuôi BTC ở huyện Quảng Điền còn khá khiêm tốn (157 hộ, chiếm gần 26% số hộ nuôi tôm)

4 Thị trường và một số tác động đến tình hình nuôi tôm của các nông hộ:

Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm ở huyện khá đơn điệu, bất

lợi cho nguời nuôi tôm Theo nghiên cứu của chúng tôi, có trên 95% số hộ nuôi QCCT và trên 64% hộ nuôi BTC bán tôm tại hồ; trên 84% số hộ QCCT và trên 90% số hộ BTC bán tôm cho tư thương Người nuôi tôm thường bị tư thương ép cấp, ép giá trong khi các doanh nghiệp nhà nước thu mua và chế biến hàng thủy sản trên địa bàn đang thua lỗ thậm chí bị phá sản khá nhiều Đây là vấn đề cần

Trang 9

Về giống và thức ăn, việc đảm bảo có giống khỏe, rõ nguồn gốc và sạch

bệnh là vấn đề khá bức xúc, hiện có trên 50% số hộ nông dân mua giống từ ngoài tỉnh Hầu hết các hộ mong muốn chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn cung cấp giống tại chỗ, có sự kiểm soát dịch bệnh Nguồn thức

ăn cung cấp khá dồi dào, mua bán thuận tiện song thường do các đại lý thực hiện, việc khuyến cáo nên sử dụng loại thức ăn nào, vào thời điểm nào vẫn chưa được hướng dẫn chặt chẽ

Dịch bệnh và môi trường là những vấn đề nan giải với hộ nuôi tôm, trên

78% số hộ nuôi QCCT và trên 71% hộ nuôi BTC đều cho rằng dịch bệnh là khó khiểm soát và đang gây nên những thiệt hại đáng kể cho họ Trên 97% số hộ nuôi QCCT và trên 86% số hộ nuôi BTC cho rằng môi trường đang bị ô nhiễm và tác động không tốt đến kết quả nuôi tôm của họ

5 Một số giải pháp phát triển kinh tế nuôi tôm vùng đầm phá huyện Quảng Điền

Các giải pháp phát triển nuôi tôm vùng đầm phá huyện Quảng Điền phải dựa trên quan điểm chung là: Phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với bảo

vệ nguồn tài nguyên và môi trường vùng đầm phá

a) Qui hoạch tổng thể việc khai thác, sử dụng vùng đầm phá và phát triển NTTS Công tác này phải gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển

NTTS, tạo điều kiện khai thác lợi thế so sánh của các tiểu vùng để bố trí các công thức nuôi tôm có hiệu quả Thực hiện giao quyền sử dụng đất ngập nước cho các

hộ gia đình, phát triển các loại hình kinh tế trang trại nuôi tôm

b) Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng Cần có hệ thống dịch vụ đồng bộ phục vụ cho các hộ nông dân

Trang 10

nuôi tôm Hệ thống này bao gồm các trại giống có chất lượng cao, kiểm soát được dịch bệnh; xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo được tiêu chuẩn

kỹ thuật và giá cả hợp lý Cho đến nay, ngoài cơ sở chế biến thức ăn Trường Giang hoạt động có kết quả khá tốt, còn hầu hết các cơ sở khác đều không đảm bảo chất lượng Vì vậy, tình trạng sử dụng thức ăn tươi là khá phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường

c) Chính sách tín dụng, đầu tư cho nuôi tôm cần một lượng vốn đáng kể,

nhất là đối với các hộ nuôi BTC Hơn thế nữa, như đã phân tích ở trên, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ chuyển từ nuôi QCCT sang nuôi BTC

có hiệu quả kinh tế cao hơn Điều này càng đòi hỏi một lượng vốn ban đầu khá lớn Vì vậy, cần phải mở rộng hình thức và đối tượng cho vay, tạo thêm nhiều kênh huy động vốn

d) Các chính sách về khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi

tôm, kỹ năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác cho các nông

hộ Thiết lập tổ tư vấn về kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh từ tuyến xã; kiểm soát được giống, nhất là giống nhập từ các địa phương khác đến In ấn và ban hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức các đợt tham quan, hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm Hỗ trợ việc cung cấp thức ăn công nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền hạn chế sử dụng thức ăn tươi

e) Giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hợp tác, liên doanh,

liên kết giữa các hộ nuôi tôm với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Thành lập các hội nghề để mở rộng qui

mô, tăng khả năng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm Tăng cường thông tin thị trường, gắn sản phẩm với thị trường, nâng cao chất lượng và vệ sinh thực phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật của các

Trang 11

6 Kết luận:

Nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Quảng Điền, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công gnhiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của địa phương góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Nuôi tôm theo hình thức BTC tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn nuôi QCCT: tiết kiệm được diện tích nuôi trồng, dễ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến; năng suất nuôi BTC đạt 755kg/ha cao hơn 25% so với QCCT; giá trị gia tăng đạt trên 25 triệu đồng/ha, cao hơn 18% so với nuôi QCCT; ngoài ra, do

sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu nên nuôi BTC còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế được dịch bệnh hơn so với nuôi QCCT Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hiệu quả kinh tế của nuôi tôm ở vùng đầm phá Quảng Điền chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là năng lực của chủ hộ, phương thức nuôi (QCCT hay BTC), biện pháp kỹ thuật canh tác (đặc biệt là việc sử dụng thức ăn và phòng trừ dịch bệnh) Vì vậy, thực hiện các giải pháp nêu ra không những góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển bền vững nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng của địa phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo tổng kết công tác NTTS các xã Quảng Công, Quảng Phước, Quảng Thành huyện Quảng Điền, tỉnh TTH (2000 - 2003)

2 Báo cáo tình hình NTTS từ năm 2000 - 2003, phòng Nông nghiệp, huyện Quảng Điền, tỉnh TTH

3 Niên giám thống kê huyện Quảng Điền, tỉnh TTH (2000 - 2003)

Ngày đăng: 19/06/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi của các hộ ở vùng nghiên cứu năm - Báo cáo nghiên cứu khoa học " HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐẦM PHÁ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ " potx
Bảng 1 Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi của các hộ ở vùng nghiên cứu năm (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w