Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 35 - 38)

d, Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến huy động vốn

1.2.3.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn từ bên ngoàị Tuy vậy nếu chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu trên là ch−a đủ mà cần phải xem xét thêm về các nhân tố ảnh h−ởng tới công tác huy động vốn cả nhân tố thuộc về ngân hàng lẫn nhân tố khách quan. Các nhân tố thuộc về ngân hàng có thể thấy nh−:

- Chiến l−ợc khách hàng của ngân hàng về huy động vốn

Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng, mà theo họ là thuận tiện hơn chức không chỉ là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất. Do đó các ngân hàng nhận thấy cũng cần có chiến l−ợc khách hàng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong huy động vốn nói riêng.

Tr−ớc tiên, ngân hàng cần hiểu đ−ợc động cơ, thói quen và những mong muốn của ng−ời gửi tiền, thậm chí từng đối t−ợng khách hàng gửi tiền thông qua phân tích lợi ích của khách hàng. Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp th−ờng là nhờ ngân hàng quản lý, ký quĩ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán khi các cá nhân gửi tiết kiệm có mục đích là h−ởng lãị Mục đích của tiền gửi trên loại tài khoản khách nhau cũng rất khác nhau nh− tiền gửi giao dịch để phát hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn để giành tiền cho tiêu dùng, đầu t− trong t−ơng lai đồng thời h−ởng lãị

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng xem xét đặc điểm đối t−ợng khách hàng mà ngân hàng tài trợ (xem xét nhu cầu đầu t−, hình thức tài trợ, thị hiếu của khách)

- Trên cơ sở những thông tin của khách hàng trong hoạt động huy động và hoạt động sử dụng vốn, ngân hàng có thể đ−a ra hệ thống các chính sách và biện pháp phù hợp để có đ−ợc qui mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn. Hệ thống chính sách đáp ứng và gợi mở nhu cầu liên quan đến huy động vốn bao gồm :

+ Huy động với qui mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất ra sao cho phù hợp, việc huy động và sử dụng vốn gắn kết với nhau ra saọ

+ Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất l−ợng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị tr−ờng đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ mớị

+ Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ đ−ợc coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi nh− một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi qui mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những −u đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền th−ờng xuyên.

Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với qui mô và cơ cấu nguồn vốn. Qui mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của các dịch vụ khách nh− chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quĩ.

+ Các chính sách về tổ chức kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm làm thuận lọi, nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao gồm việc bố trí mạng l−ới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ ngân hàng, cơ chế tài chính đồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho nhanh chóng, an toàn, chính xác.

+ Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này đ−ợc các NHTM rất quan tâm nhằm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị tr−ờng, gắn bó với khách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mớị Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nh− hiện nay, chất l−ợng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hút vốn. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo , bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng.

- Quy mô vốn chủ sở hữu:

Vốn của chủ đóng vai trò nh− cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, nó đảm bảo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của qui mô huy động vốn.

- Chiến l−ợc kinh doanh của ngân hàng:

Ngân hàng phải dự đoán sự thay đổi của môi tr−ờng để xây dựng chiến l−ợc kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến l−ợc phát triển qui mô và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn là một bộ phận.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Đây là một trong các nguồn lực để ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Đó là mạng l−ới các chi nhánh, các điểm giao dịch với đặc thù ,vị trí, hệ thống thông tin và thiết bị khác.

- Tài sản vô hình:

Tài sản vô hình quan trọng nhất của ngân hàng là uy tín của nó trong hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Thuộc nhóm này phải kể đến các quan hệ mà ngân hàng đã tạo lập đ−ợc với khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng, các trung gian tài chính và các cơ quan nhà n−ớc. Các khách hàng đ−ợc ngân hàng huy động vốn, họ đều có tâm lý là muốn đảm bảo chắc chắn tiền của mình không bị rủi ro và có lãị Bởi vậy, họ tìm đến những ngân hàng có uy tín, có th−ơng hiệu lớn. Nh− vậy những NHTM có th−ơng hiệu, có uy tín cao sẽ thu hút đ−ợc nguồn vốn cao hơn những NHTM khác.

- Tính chất sở hữu của ngân hàng:

Yếu tố này ảnh h−ởng trực tiếp, sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính, chiến l−ợc kinh doanh từ đó ảnh h−ởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn.

Ngoài ra: mạng l−ới huy động, trình độ công nghệ ngân hàng, trình độ cán bộ... cũng là những yếu tố ảnh h−ởng khác.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 35 - 38)