1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO PHƯƠNG THỨC TỪ XA CỦA ĐẠI HỌC HUẾ " potx

27 639 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 260,32 KB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu: Là các học viên HV đang học theo chương trình đào tạo đại học theo phương thức từ xa của TTĐTTX Đại học Huế, các cán bộ giảng dạy CBGD của Đại học Huế và ngoài Đại

Trang 1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

THEO PHƯƠNG THỨC TỪ XA CỦA ĐẠI HỌC HUẾ

tới, chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B 2002

- ĐHH - 01 - TĐ trong 2 năm 2002-2003 Dưới đây là một số kết quả điều tra,

nghiên cứu trong năm 2002

Trang 2

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Là các học viên (HV) đang học theo chương

trình đào tạo đại học theo phương thức từ xa của TTĐTTX Đại học Huế, các cán

bộ giảng dạy (CBGD) của Đại học Huế và ngoài Đại học Huế đang tham gia giảng dạy các lớp của TTĐTTX Đại học Huế và các cán bộ quản lý (CBQL) thuộc các chi nhánh, các Sở Giáo dục và Đào tạo hiện đang tham gia quản lý và

sử dụng HV theo học đại học của TTĐTTX Đại học Huế

2.2 Nội dung nghiên cứu: Các nội dung nghiên cứu tập trung vào 3

nhóm vấn đề:

- Những vấn đề chung về giáo dục đại học theo phương thức từ xa

- Tổ chức, quản lý đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp loại hình đào tạo từ xa

- Chất lượng của giáo dục đại học theo phương thức từ xa của TTĐTTX Đại học Huế và những định hướng ưu tiên trong đầu tư phát triển

2.3 Phương pháp nghiên cứu: Các chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện

theo phương pháp sử dụng "Phiếu hỏi" và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra Số liệu được xử lý theo phần mềm chuyên dùng theo các nhóm chỉ tiêu và thực hiện phân tích so sánh các kết quả nhận được

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả xây dựng bộ phiếu hỏi:

Trang 3

Sau khi đánh giá sơ bộ thực trạng giáo dục đại học theo phương thức từ xa của TTĐTTX Đại học Huế Nhóm nghiên cứu đã xây dựng các "Bộ phiếu hỏi" riêng cho 3 đối tượng: HV, CBGD và CBQL

Bộ phiếu hỏi được tham khảo ý kiến rộng rãi của các nhà giáo, nhà quản

lý giáo dục và hoàn thiện trước khi đưa vào sử dụng để lấy ý kiến cho nghiên cứu này Qua xử lý số liệu đợt 1 cho thấy các nội dung đưa ra và cấu trúc các phiếu hỏi là tương đối phù hợp, dễ sử dụng cho người trả lời, đảm bảo được tính chính xác, khách quan của các số liệu nhận được Sau đợt 1, Bộ phiếu hỏi sẽ tiếp tục được hoàn thiện để sử dụng thu thập số liệu các đợt tiếp theo và hoàn chỉnh Bộ phiếu hỏi - xem nó là công cụ sử dụng trong điều tra, đánh giá định kỳ kết quả giáo dục đại học theo phương thức từ xa của Đại học Huế

3.2 Kết quả điều tra:

Xử lý số liệu của 789 phiếu điều tra đợt 1 tại các điểm An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Định Bao gồm:

- Học viên: 749 HV, thuộc các năm 1, 2, 3 chiếm 79,5%, các năm 4,5,6

chiếm 20,5%; trong đó có 91,7% học viên là cán bộ công chức hiện đang làm việc trong biên chế nhà nước, chỉ 6,8% học sinh tốt nghiệp phổ thông hiện đang học đại học theo phương thức từ xa

- Cán bộ giảng dạy: 18 CBGD, trong đó ngoài Đại học Huế là 5,6%,

trong Đại học Huế là 94,4%; trình độ chuyên môn: giảng viên chính chiếm

Trang 4

- Cán bộ quản lý: 22 CBQL, trong đó 86,4% đang công tác tại các chi

nhánh, các Sở Giáo dục, 13,6% đang công tác tại TTĐTTX Đại học Huế

3.2.1 Hiểu biết về giáo dục đại học theo phương thức từ xa:

Trả lời câu hỏi về những hiểu biết cơ bản của giáo dục đại học theo

phương thức từ xa, kết quả nhận được trình bày trên bảng 1

Nhận thức về phương thức giáo dục từ xa của các đối tượng được hỏi phản ánh đúng thực trạng giáo dục đại học từ xa mà Việt Nam đang thực hiện Tuy vậy, theo quan niệm của các nước có nền giáo dục đại học từ xa phát triển; với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của bưu chính viễn thông thì được nhấn mạnh ở phương thức: sự tách biệt về thời gian, không gian giữa thầy và trò Có thể xem đây là nét khác biệt cơ bản giữa giáo dục từ xa của nước ta và giáo dục

từ xa các nước có nền giáo dục phát triển

- Đối với học viên khi trả lời câu hỏi: Anh (Chị) biết được giáo dục đại học theo phương thức từ xa này từ đâu? Câu trả lời tập trung (56,7%) là từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Sở Giáo dục, chi nhánh), tiếp đó mới đến các

cơ sở đào tạo (Trường đại học, Trung tâm đào tạo Từ xa): 27,6%; 17,8% câu trả lời biết từ bạn bè, đồng nghiệp; chỉ có 10,9% biết nhờ các phương tiện thông tin đại chúng Qua đây, cho thấy cần phải tổ chức tốt hơn công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền về phương thức đào tạo từ xa rộng rãi hơn, thường xuyên hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 5

- Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện giáo dục đại học theo phương thức từ xa, câu trả lời được thể hiện trên bảng 2

Từ kết quả bảng 2 cho thấy cần phải tập trung xây dựng đội ngũ cố vấn học tập và hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho HV; dành thời gian nhiều hơn để CBGD đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy và cần có các văn bản pháp qui (của nhà nước, các Sở, Trung tâm) tạo hành lang pháp lý cho đào tạo từ xa phát triển

- Về lợi ích của giáo dục đại học theo phương thức từ xa, kết quả thu được trình bày trên bảng 3 Các số liệu trên bảng 3 cho thấy có sự nhất trí cao ở cả 3 đối tuợng được hỏi (HV, CBGD, CBQL) là các nội dung: Tạo cơ hội cho người học được học suốt đời; cập nhật kiến thức, đáp ứng yêu cầu công việc; ít tốn kinh phí và thời gian tập trung của học viên và tạo điều kiện cho con em vùng sâu, vùng xa có cơ hội được học tập Các nội dung chuẩn hóa kiến thức và bằng cấp cho cán bộ được HV và CBQL đánh giá là quan trọng và rất quan trọng (58,4

- 59,1%), nhưng theo CBGD thì chỉ có 33,4% số ý kiến trả lời cho là quan trọng

và rất quan trọng; Ngược lại, ở nội dung kinh tế trong đào tạo (giảm chi phí cho Nhà nước) thì CBQL,CBGD có đánh giá cao hơn là học viên theo học (77,8 - 81,8% so với 47,2%)

- Hỏi về trình độ đầu vào cho giáo dục đại học theo phương thức từ xa và phương thức tuyển sinh cho hệ đào tạo này, các ý kiến đều cho rằng nên tuyển ở

cả 3 đối tượng như hiện nay là: Học sinh tốt nghiệp phổ thông, người đã tốt nghiệp Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và người tốt nghiệp đại học Tuy vậy, câu trả lời của học viên cho thấy có 55,8% nên tuyển đầu vào là người đã tốt

Trang 6

hoàn thiện kiến thức để có bằng đại học và là đối tượng chính của giáo dục theo phương thức từ xa

Về phương thức tuyển sinh: Các ý kiến đều nhất trí xét tuyển đầu vào qua

hồ sơ 44,4, 59,1 và 68,1% tương ứng với câu trả lời của CBGD,CBQL và HV Tuy vậy, số đông ý kiến của CBGD muốn thực hiện tuyển sinh đầu vào theo phương thức xét tuyển theo hồ sơ kết hợp kiểm tra kiến thức tối thiểu (61,1%)

3.2.2 Chương trình, giáo trình, học liệu:

- Về chương trình đào tạo hiện đang sử dụng có sự nhất trí cao giữa CBGD và CBQL với câu trả lời là phù hợp (61,1 - 63,6%); đối với HV có 43,1% cho là phù hợp và 36,3% cho rằng chương trình là quá nặng, nhiều kiến thức mới Số ý kiến cho rằng chương trình đào tạo đang sử dụng là quá nhẹ, nhiều kiến thức cũ chỉ có 3,5 - 11,2% (bảng 5)

- Đối với đào tạo từ xa thì giáo trình, bài giảng, phương tiện nghe nhìn (gọi chung là học liệu) là rất quan trọng Kết quả trên bảng 6 cho thấy việc cung cấp đầy đủ và kịp thời được HV đánh giá cao (54,9%), đối với CBGD cho rằng học liệu cung cấp đủ nhưng chưa kịp thời (72,2%), CBQL cho rằng đủ và kịp thời là 40,9% và đủ nhưng chưa kịp thời là 45,5% Ý kiến cho rằng học liệu cung cấp không đầy đủ là tương đối thống nhất ở cả 3 đối tượng được hỏi và ở mức độ thấp (4,5 - 13,5%)

- Về nội dung các học liệu: 77,2% học viên trả lời là đáp ứng được yêu cầu môn học, trong khi câu trả lời của CBGD là 44,3% Phần chưa đáp ứng được

Trang 7

trong nội dung học liệu mà HV yêu cầu là tính thực tiễn (có tới 59% ý kiến được hỏi)

- Về hình thức giáo trình, tài liệu: đa số ý kiến đều thống nhất là học liệu ngắn gọn, súc tích, in ấn đẹp (55,5 - 58,3%) Hình thức học liệu chấp nhận được

là 24,7 - 33,3% ý kiến đồng ý Hình thức học liệu chưa tốt chiếm tỷ lệ ý kiến không nhiều (5,5 - 16,7%)

3.2.3 Tổ chức đào tạo, thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp:

- Về thời gian cần có giáo viên hướng dẫn học tập trong một học phần (bảng 7), câu trả lời không giống nhau ở các đối tượng được hỏi Với CBGD thống nhất cao (61,1%) với tỷ lệ 30% số giờ hướng dẫn học tập so với giờ kế hoạch Trong khi HV yêu cầu ở mức 40 - 50% so với giờ kế hoạch, còn với CBQL ý kiến tập trung chỉ ở mức 20 - 30%

- Số đợt tập trung/ năm thống nhất cao ở 1 - 2 đợt/ năm, mỗi đợt 2 - 3 tuần

và học, thi không quá 8 đơn vị học trình/ năm Số bài kiểm tra thường xuyên 1 -

2 bài/ học phần Thi kết thúc học phần có tới 66,7% CBGD và 40,9% CBQL trả lời là nên thi 100% số học phần trong chương trình được thiết kế (không kể có hay không có hướng dẫn ôn tập), và thi tập trung ngay sau khi kết thúc việc hướng dẫn ôn tập

- Về thi tốt nghiệp cuối khóa và làm luận văn tốt nghiệp các ý kiến đều thống nhất như qui định hiện hành

Trang 8

3.2.4 Chất lượng giáo dục đại học theo phương thức từ xa:

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình đào tạo đến chất lượng đào tạo, kết quả trình bày trên bảng 8

Số liệu trên bảng 8 cho thấy cả 7 vấn đề liên quan đến quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từ xa đều có sự thống nhất cao giữa các ý kiến của HV, CBGD, CBQL coi đó là những yếu tố quan trọng và rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Ý kiến trả lời thấp nhất là 61,3%, cao nhất là 96,4%

Trong từng yếu tố có những sai khác trong đánh giá Về trình độ đầu vào

và ý thức học tập của HV; vai trò của người thầy; chương trình và nội dung bài giảng, giáo trình học liệu; cơ sở vật chất đều có trên 75% ý kiến HV, CBGD, CBQL cho đó là quan trọng và rất quan trọng Về công tác tổ chức, quản lý đào tạo và vai trò của các chi nhánh được các CBQL đánh giá cao (96,4%), nhưng theo ý kiến của CBGD, HV thì chỉ ở mức độ trung bình (65,8 - 66,7%)

- Với phương thức tổ chức, quản lý quá trình đào tạo của TTĐTTX Đại học Huế như hiện nay, chất lượng các sản phẩm đào tạo ra (sinh viên tốt nghiệp) khi được hỏi, các ý kiến trả lời tương đối thống nhất ở cả 3 đối tượng HV, CBGD, CBQL Đó là chất lượng đào tạo chấp nhận được; đáp ứng yêu cầu hiện tại và có hướng phát triển tốt (HV: 95,5%, CBGD: 83,3%, CBQL: 68,2%) Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu có 4,5% , 22,2% và 13,6% tương ứng với câu trả lời của HV, CBGD, CBQL (bảng 9)

Trang 9

- Về hệ thống quản lý và cơ chế phối hợp giữa TTĐTTXa Đại học Huế với các Sở, các chi nhánh câu trả lời cho rằng chấp nhận được và phù hợp, hiệu quả chiếm tỷ lệ cao (HV: 92,6%, CBGD: 94,5%, CBQL:86,4%) Đây là những kết quả đáng mừng cần được duy trì, hoàn thiện và phát triển tốt hơn

- Đối với HV khi trả lời câu hỏi: Những mong muốn trước khi ghi danh theo học đại học Từ xa và sau khi học (bảng10) cho thấy kết quả sau khi học đã đáp ứng được 2/3 mong muốn của HV và đây cũng chính là mục tiêu đào tạo cần phấn đấu để nâng cao hơn trong giai đoạn tới

- Để có chất lượng đào tạo từ xa tốt hơn và định hướng đầu tư phát triển trong tương lai, câu trả lời khi được hỏi thể hiện trên bảng 11

Đầu tư cho học liệu, cơ sở vật chất trực tiếp cho dạy và học cần được ưu tiên số 1, tiếp đó đầu tư cho CBGD (cải thiện điều kiện dạy, phụ cấp giờ giảng )

và mức ưu tiên 3 là đầu tư cải tiến cơ chế quản lý, hệ thống tổ chức Các ý kiến khá tập trung và có sự nhất trí cao về định hướng ưu tiên nói trên

+ Ngoài các kết quả trên, các ý kiến khác nêu ra rất đáng quan tâm là qui

trình tổ chức học ở nhà (tự học, tự nghiên cứu), qui trình đánh giá qua bài làm thường xuyên và thi học phần, phương pháp tự học của HV

+ Với CBGD từ xa cần lựa chọn theo đúng chuyên môn và do Trưởng các

bộ môn, Khoa chuyên môn chọn cử

Trang 10

+ Quan tâm đến cải tiến nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp

giảng dạy

4 KẾT LUẬN

Các kết quả bước đầu thu được cho phép rút ra các kết luận:

* Ở nước ta, giáo dục đại học theo phương thức từ xa là loại hình đào tạo mới nhưng những ưu thế và lợi ích của nó đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội

* Tổ chức tuyển sinh đào tạo đại học từ xa nên áp dụng phương thức xét tuyển và tiến đến xét tuyển kết hợp kiểm tra kiến thức đầu vào

* Tổ chức đào tạo: Mỗi học phần số giờ cần có giảng viên hướng dẫn học tập từ 30 - 40% so với giờ kế hoạch, mỗi năm tập trung 1 - 2 đợt, mỗi đợt 2 - 3 tuần, thi không quá 8 học phần/năm và thi tập trung ngay sau khi ôn tập

* Chương trình đào tạo, nội dung, hình thức của học liệu, việc cung cấp học liệu cho HV của TTĐTTX Đại học Huế hiện tại là tương đối phù hợp, và chấp nhận được Hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý của TTĐTTX Đại học Huế là thích hợp và chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận

Trang 11

Kết quả trên đây mới là bước đầu, để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn giáo dục đại học theo phương thức từ xa của Đại học Huế, trong thời gian tới nghiên cứu sẽ được mở rộng ở tất cả các chi nhánh với số mẫu lớn hơn; số liệu sẽ được phân tích theo ngành nghề đào tạo, vùng miền và đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm ổn định và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo phương thức từ xa của Đại học Huế

Bảng 1: Hiểu biết về giáo dục đại học theo phương thức từ xa

- Học qua học liệu (giáo trình, băng hình )

- Học viên tự học có hướng dẫn của giáo

Trang 12

Các nội dung Rất khó

khăn

(%)

Khó khăn

- Thiếu tài liệu, phương tiện học tập

- Thiếu người kềm cặp, không biết hỏi ai

- Thiếu thời gian học

Trang 13

- Đi lại, di chuyển xa vất vả

- Không đủ tài liệu, phương tiện giảng dạy

- Không đủ điều kiện đổi mới phương pháp

- Không đủ thời gian cho công việc

- Thiếu các văn bản pháp quy để giải quyết

công việc

- Thiếu phương tiện điều kiện làm việc

- Chức năng nhiệm vụ phân công không rõ

ràng

- Không có hiểu biết nhiều về công việc

- Không được lãnh đạo cơ quan ủng hộ

Trang 14

(%) (%) (%)

a) Tạo cơ hội cho người học được học suốt đời

b) Tạo chuẩn hóa kiến thức và bằng cấp cho CB

c) Cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc

d)Tạo điều kiện cho con em vùng sâu, vùng xa

Trang 15

2 Phương thưc tuyển sinh

a) Xét tuyển theo hồ sơ đăng ký

b) Xét tuyển kết hợp kiểm tra kiến thức tối

Trang 17

c) Cung cấp không đầy đủ

2 Nội dung học liệu

a) Đáp ứng được yêu cầu môn học (50%)

Trang 18

Bảng 7: Tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả

Trang 19

a) 20% số giờ kế hoạch của học phần

b) 30% số giờ kế hoạch của học phần

c) 40% số giờ kế hoạch của học phần

d) 50% số giờ kế hoạch của học phần

3 Số đợt tập trung cho một năm

Trang 20

5 Số HP tổ chức học(thi) trong một năm

Trang 21

c) Thi tập trung theo đợt (trước khi hướng dẫn

8 Thi tốt nghiệp cuối khóa

a) Như hiện nay

b) Tăng môn thi

c) Giảm môn thi

9 Luận văn tốt nghiệp

Trang 22

a) Vai trò người thầy trong hướng dẫn, ôn tập

b) Khung chương trình và nội dung bài giảng

c) Giáo trình, tài liệu, học liệu, cơ sở vật chất

d) Công tác tổ chức, quản lý của cơ sở đào tạo

e) Vai trò của các chi nhánh, các địa phương có đặt

Ngày đăng: 19/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w