luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với đường bờ biển trải dài 3.260 km suốt từ Bắc vào Nam cùng 112 cửa sông và nhiều eo biển, hồ, đầm phá ven biển là tiềm năng, lợi thế to lớn cho phát triển thủy sản. Đảng và nhà nước ta khẳng định: Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, cũng như trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân. Trong những thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 1986 đến nay, ngành thủy sản đã có những chuyển biến tích cực, là một trong những ngành kinh tế năng động khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hiện nay ngành thủy sản đã đóng góp từ 4 - 5% trong tổng GDP cả nước, chiếm từ 9 - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhiều sản phẩm của ngành thủy sản đã được thế giới và khu vực biết đến. Trong tương lai thủy sản còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa như khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu… Một trong những hướng đi mới đang được chú trọng là nuôi trồng thủy sản với nhiều chủng loại vật nuôi và hình thức nuôi đa dạng. Tỉnh Thừa Thiên Huế với hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á có lợi thế trong phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó tôm sú là đối tượng nuôi chính đem lại giá trị kinh tế lớn. Thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm dọc theo phá Tam Giang. Nơi đây, NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm đã có từ lâu đời nhưng chỉ thật sự phát triển từ năm 2002 và đã trở thành ngành kinh tế chủ lực ở địa phương giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời cải tạo bộ mặt kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong nuôi trồng thủy sản cũng đã thể hiện nhiều bất cập. Do tốc độ mở rộng sản xuất quá nhanh theo nhu cầu thị trường và lợi nhuận trước mắt dẫn đến phát triển diện tích nuôi và số hộ nuôi một cách tự phát, thiếu quy hoạch, khiến cho đầm phá trở thành “thiên la địa võng” của những loại hình ao nuôi. Phong trào nuôi tôm chủ yếu theo kinh nghiệm mà ít quan tâm đến vấn đề kỹ thuật đã không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bên cạnh đó, diện tích ao nuôi qua nhiều năm không được chú trọng cải tạo xử lý khiến cho dịch bệnh xảy ra liên tục, ảnh hưởng đến kết quả nuôi 1 trồng, thu nhập trở nên bấp bênh. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn ngày càng trở nên nghiêm trọng, NTTS không chú ý đến môi trường làm tăng nhanh quá trình lắng đọng, bồi đắp, hình thành các “đồng bằng ven biển”… NTTS không chú ý đến tính bền vững đã và đang gây ra những hệ lụy không thể tránh khỏi cho môi trường, cho hệ sinh thái đầm phá và cho cả cuộc sống của người dân ở nơi đây. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận của mình . * Mục đích của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung cũng như hiệu quả kinh tế nuôi tôm nói riêng. - Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm cùng với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm trên địa bàn. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi tôm ở địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế vùng nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm ở thị trấn Thuận An. * Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn nghiên cứu: Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Thời gian nghiên cứu: vụ xuân hè năm 2009 Nội dung cơ bản của đề tài: Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tình hình cơ bản của thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm ở thị trấn Thuận An Chương 4: Định hướng và giải pháp Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế * Có thể hiểu hiệu quả kinh tế (HQKT) hay hiệu quả sản xuất kinh doanh (HQSXKD) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt HQKT. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. HQKT = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ Ngày nay, HQKT là cụm từ được quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng, trình độ tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. Thực chất của HQKT là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiết kiệm chi phí để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Do vậy có thể hiểu HQKT của doanh 3 nghiệp là đạt kết quả kinh tế tối đa với mức chi phí nhất định hay đạt được kết quả kinh tế nhất định với mức chi phí tối thiểu. Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệp tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Đạt HQKT là mục tiêu cao nhất và nâng cao HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Một nền kinh tế đạt được hiệu quả chính là một nền kinh tế thành công và vững chắc. 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ: - Ở dạng thuận H = Kq/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. - Ở dạng nghịch h = C/Kq cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào. Trong đó Kq là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế. Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên. 1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NGHỀ NUÔI TÔM 1.2.1 Đặc điểm sinh vật học của tôm 4 1.2.1.1 Vùng phân bố Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon. Loại tôm này có phạm vi phân bố khá rộng trong vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, phía Đông Thái Bình Dương, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi. Tại vùng biển các nước Đông Nam Á, chúng phân bố nhiều ở Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam… 1.2.1.2 Tập tính sống, ăn và loại thức ăn Giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành, tôm sú sống ven bờ biển, vùng cửa sông hay vùng rừng ngập mặn. Khi trưởng thành chúng chuyển xa bờ, sống vùng nước sâu hơn tới 110m, trên nền đáy bùn hoặc cát. Tôm sú thuộc loại ăn tạp, đặc biệt ưa các loại giáp xác, thực vật, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, côn trùng. Chúng bắt mồi bằng càng, đưa thức ăn vào miệng, thời gian tiêu hóa trong dạ dày từ 4 – 5h, hoạt động bắt mồi nhiều vào thời gian sáng sớm và chiều tối. 1.2.1.3 Sự lột xác Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng cơ thể và kích thước tăng lên tới mức độ nhất định, tôm phải lột xác cởi bỏ lớp vỏ cũ bên ngoài để lớn lên trong lớp vỏ mới. Chu kỳ lột các giảm dần theo sự tăng trưởng. Giai đoạn PL ngày lột xác một lần. Khi trọng lượng các thể tăng trên 25g thì 14 – 16 ngày lột xác một lần. Sự lột xác xảy ra cả ngày và đêm nhưng vào ban đêm xảy ra nhiều hơn. 1.2.1.4 Sự thích nghi Tôm sú từ giai đoạn PL 8 trở đi có thể sống được trong vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Chúng thích ứng được độ mặn rộng, nhưng phải thay đổi từ từ, thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm và có thể gây chết. Tôm sú sống được cả trong môi trường có độ mặn 1 - 2‰. Trong tự nhiên, khi tôm gần trưởng thành và trưởng thành, chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiện môi trường tương đối ổn định để sống. Trong nuôi tôm thương phẩm, độ mặn thích hợp nhất là 15 - 20‰, độ mặn 5 - 31‰ không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng. 1.2.1.5 Một số chỉ tiêu môi trường khác 5 - Oxi: Tôm có kích thước nhỏ chịu đựng hàm lượng O 2 thấp tốt hơn tôm có kích thước lớn, bởi vì diện tích bề mặt mang so với diện tích bề mặt cơ thể của tôm nhỏ lớn hơn tôm lớn. Trong ao nuôi tôm sú, lượng oxi tốt cho sự tăng trương phải lớn hơn 3,7 mg/l, hàm lượng O 2 gây chết tôm khi xuống mức 0,5 – 1,2 mg/l, tùy thuộc vào thời gian thiếu O 2 dài hay ngắn. Khi O 2 trong ao không đầy đủ, tôm giảm ăn và giảm sự hấp thụ thức ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. - pH: Độ pH giới hạn cho phép trong nuôi tôm là từ 6,5 - 9,3, tốt nhất là từ 7,5 – 8,5, sự dao động sáng và chiều tốt nhất nhỏ hơn 0,5 đơn vị. - Nhiệt độ: Tôm sú có trong lượng 1 – 5g sống trong môi trường có nhiệt độ trong khoảng 18 - 31°C, sự tăng trưởng tốt nhất trong khoảng 27 - 33°C. Sự tăng trưởng tăng khi nhiệt độ tăng trong phạm vi 21 - 27°C. Nhiệt độ giới hạn nuôi tôm sú thương phẩm có hiệu quả là 21 - 31°C. 1.2.2 Các hình thức nuôi tôm chuyên canh 1.2.2.1 Nuôi tôm quảng canh Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi sơ khai nhất, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Người nuôi tôm theo hình thức này khai thác tôm từ tự nhiên, ao nuôi chỉ được đắp đập, be bờ một cách thô sơ rồi để tôm tự tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường mặt nước ao hồ để phát triển. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng không cần áp dụng các biện pháp gì để tác động vào quá trình nuôi. Do phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên nên diện tích mặt nước nuôi trồng thường lớn, từ vài đến vài chục ha và thời gian nuôi dài, trọng lượng tôm thu được thấp do không có biện pháp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển tôm. Thời gian nuôi dài ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi do chịu tác động của sự thay đổi thời tiết trong suốt quá trình nuôi. 1.2.2.2 Nuôi tôm quảng canh cải tiến Là hình thức nuôi cao hơn hình thức sơ khai ban đầu, người nuôi theo hình thức QCCT đã bắt đầu chú ý đến việc nuôi trồng. Ngoài nguồn giống tự nhiên là chủ yếu, họ có bổ sung thêm một lượng ít con giống nhân tạo. Với hình thức nuôi này, người nuôi cũng đã chú trọng đến việc cung cấp thêm thức ăn cho tôm nuôi, chủ yếu là thức ăn tươi, bên cạnh nguồn thức ăn có sẵn trong ao hồ. Diện tích nuôi bắt đầu thu hẹp dần, 6 thời gian nuôi cũng được rút ngắn lại. Sản lượng tôm thu được cao hơn nhưng dịch bệnh thường xuyên xảy ra do nguồn thức ăn tươi cung cấp chứa mầm bệnh gây hại cho tôm. Bảng 1: Tiêu chí phân loại hình thức nuôi Tiêu chí QC QCCT BTC TC Giống Tự nhiên Tự nhiên + Nhân tạo Nhân tạo + Tự nhiên Nhân tạo Thức ăn Tự nhiên Tự nhiên + Nhân tạo Nhân tạo + Tự nhiên Nhân tạo Cải tạo ao, CSHT Hầu như không Có (ít) Khá kỹ + CSHT, MMTB Rất kỹ + CSHT, MMTB (Nguồn: Bài giảng Kinh tế thuỷ sản – Tôn Nữ Hải Âu) 1.2.2.3 Nuôi tôm bán thâm canh Nuôi tôm BTC là hình thức nuôi tiên tiến, đây là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo nhưng có kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngoài ra hệ thống ao hồ được đầu tư CSHT, chủ động nguồn nước cung cấp. Người nuôi tôm theo hình thức này hiểu rõ để đạt được hiệu quả cao cần có sự đầu tư trong công tác nuôi trồng. Họ đã chú trọng trong công tác XDCB và đầu tư mua sắm MMTB phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Nguồn thức ăn tự nhiên giảm dần vì đây là nguồn thức ăn có thể mang mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Bên cạnh đó thức ăn công nghiệp chứa dinh dưỡng tổng hợp, không gây hại cho tôm được sử dụng chủ yếu. Người nuôi cũng đã biết chú trọng đến công tác chăm sóc để rút ngắn thời gian thu hoạch. Diện tích nuôi trở nên hợp lý hơn. 1.2.2.4 Nuôi tôm thâm canh hay nuôi công nghiệp Đây là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống dày, năng suất cao, được đầu tư CSHT đầy đủ. Sử dụng các máy móc thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh 7 trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt mục tiêu sản xuất và lợi nhuận. Diện tích nuôi thu hẹp đến mức thích hợp, hình dáng ao nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để tiện cho công tác nuôi trồng và chăm sóc. 1.3 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.3.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới Trên thế giới có không ít quốc gia có vùng đất ngập nước ven biển và đường bờ biển trải dài. Nhiều nước đã nhận rõ tiềm năng và thế mạnh của vùng ven biển là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Mặc dù điều kiện địa hình của nhiều nước không thuận lợi trong việc hình thành các ao hồ, đầm NTTS, nhưng đa số các nước đã tận dụng mặt nước ven bờ để nuôi trồng nhiều loại thuỷ hải sản và coi đó là một trong những ngành có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nuôi tôm. Trong thập kỷ qua, ngành sản xuất tôm, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, đã được mở rộng từ 2,4 triệu tấn năm 1987 lên đến 4,2 triệu tấn năm 2000. Từ đó đến nay, ngành sản xuất tôm đã dần trở nên ổn định hơn. Từ giữa thế kỷ 80, bên cạnh đánh bắt thì nuôi trồng bắt đầu có ý nghĩa quan trọng trong ngành sản xuất tôm và đã đóng góp hơn 30% tổng sản lượng trong đầu những năm 1990. Trong năm 2004, nghề nuôi tôm cung cấp 2,4 triệu tấn, chiếm đến 46% tổng sản lượng tôm thế giới. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã mở rộng ra trên tất cả các châu lục và đặc biệt phát triển ở châu Á. Nghề nuôi tôm thật sự phát triển ở châu Á từ những năm 1990 và trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực cho các vùng ven biển, đưa những nơi này trở thành các khu vực có điều kiện thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại. Và hiện nay, châu Á đang là châu lục sản xuất tôm nhiều nhất trên thế giới bởi điều kiện khí hậu nơi đây thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài giáp xác. Từ năm 1980, hơn 50% lượng tôm được cung cấp bắt nguồn từ châu Á và tỷ lệ này tăng lên đến 60% từ năm 1990 trở về sau. Trong năm 2004, tổng lượng tôm cung ứng của châu Á ước đạt 4 triệu tấn trong đó có hơn 1,8 triệu tấn là từ nuôi trồng. Biểu đồ: Tổng sản lượng tôm toàn thế giới 8 (Nguồn: www.globefish.org/files/SHRIMPMadrid_171 . pdf ) MT: nghìn tấn 7 trong 10 nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới vào năm 2003 thuộc về châu Á. Đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Những nước này sản xuất đến 3,2 triệu tấn chiếm 2/3 tổng sản lượng tôm thế giới. Trong đó Trung Quốc cung cấp 1,3 triệu tấn vào năm 2003 và con số này là 1,7 triệu tấn năm 2004. Trung Quốc đã sớm nhận ra những loài thuỷ sản có giá trị và nhanh chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất thủy sản nuôi trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Về phần Ấn Độ, nước này cung cấp khoảng 499 nghìn tấn năm 2003 và 2004. Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, ngành sản xuất tôm của Việt Nam bắt đầu phát triển và hiện nay nơi đây trở thành một trong những nước sản xuất tôm chính của thế giới. 9 1.3.2 Tình hình nuôi tôm trong nước * Tình hình NTTS ở Việt Nam Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3000 km suốt từ Bắc vào Nam cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt trên khắp đất nước là tiềm năng to lớn cho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, bên cạnh nguồn lợi đánh bắt thì nuôi trồng cũng đang là tiềm năng to lớn cho phát triển ngành thủy sản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008, trong 4.602,03 tấn thủy sản của cả nước, tỷ lệ đánh bắt và nuôi trồng xấp xỉ 50% nhưng giá trị ngành NTTS đóng góp đến 66% trong tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản. Bảng 2: Sản lượng và giá trị thủy sản phân theo địa phương năm 2008 Chỉ tiêu Sản lượng Giá trị sản xuất Nghìn tấn % Tỷ đồng % Cả nước 4.602,03 100 50.081,9 100 1. ĐB sông Hồng 497,20 10,80 3,843,0 7,67 2. TD&MN PB 60,91 1,32 463,6 0,93 3. BTB&DH MT 985,56 21,42 8.897,6 17,77 4. Tây Nguyên 18,43 0,40 146,3 0,29 5. Đông Nam Bộ 339,08 7,35 2.840,3 5,67 6. ĐB sông Cửu Long 2.701,93 58,71 33.891,1 67,67 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008) Trong 6 vùng kinh tế của đất nước thì vùng ĐB sông Cửu Long, BTB&DH MT là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Điều đó thể hiện ở chỗ: Năm 2008, sản lượng thủy sản sản xuất của khu vực ĐB sông Cửu Long đạt 2.701,93 nghìn tấn, chiếm 58,71% trong tổng sản lượng thủy sản cả nước. Còn đối với khu vực BTB&DH MT, con số này là 985,56 nghìn tấn, tương ứng 21,42% tổng sản lượng thủy sản. Khu vực BTB&DH MT được tạo hoá ban tặng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề NTTS có HQKT cao. Ngoài ra nơi đây còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ rất thuận lợi cho ngành Thuỷ sản. Về giá trị sản xuất, ngành Thủy sản của ĐB sông Cửu Long tạo ra được 33.891,1 tỷ đồng, tương ứng 66,67% giá trị sản suất của cả nước. Còn khu vực BTB&DH MT tạo ra được 8.897,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,77%. ĐB sông Cửu Long được mệnh danh 10 . dân ở nơi đây. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế làm đề tài khóa. CỦA THỊ TRẤN THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 2.1.1 Vị trí địa lý Thuận An là thị trấn ven biển thuộc huyện Phú Vang, tỉnh