Những tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 47)

Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, hộ nông dân còn vướng phải những khó khăn chưa thể giải quyết được:

Để chuyển đổi từ hình thức sản xuất thấp sang hình thức sản xuất cao đòi hỏi phải có sự đầu tư vốn lớn trên 1 ha. Đây là điều nằm ngoài khả năng của các hộ QCCT. Mặt khác để sản xuất với trình độ cao hơn đòi hỏi người dân phải có năng lực. Trình độ văn hóa thấp là trở ngại lớn nhất cho quá trình tiếp thu tiến bộ kỹ thuật và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao hơn cho hình thức sản xuất mới.

Người dân thường có suy nghĩ theo chiều hướng: Với số lượng con giống thả cao, mật độ nuôi dày sẽ đem lại năng suất và sản lượng cao nên ít chú trọng đến các khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật trong việc thả giống tùy theo từng hình thức nuôi. Mật độ nuôi dàu chỉ đem lại kết quả cao khi người dân biết chú trọng đến các vấn đề khác như vấn đề kỹ thuật; tăng số lượng giống thả đồng thời phải tăng đầu tư MMTB; tăng cường việc chăm sóc và theo dõi nhằm nắm được tình trạng môi trường nước và biết được những thay đổi bất lợi để hạn chế và khắc phục; tăng cường xử lý ao nuôi trước và trong quá trình nuôi…

Trình độ dân trí thấp còn gây ảnh hưởng xấu đến sự hiểu biết của người dân về khả năng suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên trong môi trường đầm phá, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hoạt động nuôi trồng.

Tuy đã có quy hoạch cụ thể của chính quyền địa phương nhưng hiện tượng nuôi trồng tự phát (về diện tích và về số hộ nuôi trồng) vẫn đang tiếp tục diễn ra, gây mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa nhóm hộ nuôi trồng và nhóm hộ khai thác trên đầm phá, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên do việc mở rộng diện tích nuôi trồng không khoa học làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sự lưu thong nguồn nước trên đầm phá.

Việc mở các lớp tập huấn NTTS là cần thiết, tuy nhiên chất lượng chưa cao, không đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết của ngườu dân địa phương.

Trên địa bàn thị trấn có 3 trại sản xuất tôm giống, nhưng đến nay chỉ có 1 trại hoạt động, 2 trại còn lại đã ngừng sản xuất gây ảnh hưởng đén khả năng cung cấp tôm

giống cho người dân. Một số hộ phải mua tôm giống từ bên ngoài không rõ nguồn gốc và không được kiểm tra chất lượng làm ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng.

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn đã có công ty chế biến thủy hải sản Thuận An nhưng mối liên hệ giữa công ty và người dân không đủ chặt, phần lớn sản phẩm tôm nuôi được các hộ dân bán cho thương lái dẫn đến bị ép giá, thu nhập không cao, còn về phía công ty thì phải mua nguyên liệu với giá đắt hơn vì phải qua khâu trung gian. Chính điều này gây tổn thất cho cả hai phía, bên thứ 3 lại được lợi.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 47)

w