0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1 Giải pháp chung

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở THỊ TRẤN THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 47 -49 )

4.2.1 Giải pháp chung

4.2.1.1 Quy hoạch tổng thể vùng nuôi

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển NTTS ở địa phương. Việc quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất hoang hóa, đất bị nhiễm mặn sang nuôi tôm giúp dân tận dụng triệt để nguồn lực đất đai hiện có, bên cạnh đó giúp tạo thêm thu nhập cho người dân. Hiện tượng khoanh vùng, lấn phá làm ao nuôi đang diễn ra một cách tự phát gây ra mâu thuẫn giữa những người nuôi trồng và những người khai thác trên đầm phá, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong nuôi tôm cần chú trọng hình thức nuôi BTC và phát triển lên thâm canh, tiến tới thu hẹp và xoá bỏ dần diện tích nuôi QCCT, nhân rộng mô hình thâm canh trên địa bàn.

4.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống sản xuất

Quy trình sản xuất tôm thương phẩm trải qua nhiều khâu như sản xuất tôm giống – sản xuất thức ăn – công nghệ, khuyến ngư – nuôi tôm – chế biến – tiêu thụ. Mỗi khâu

có một vị trí nhất định trong việc tạo ra giá trị sản phẩm. Việc hoàn thiện hệ thống sản xuất đi từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng giúp nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra.

4.2.1.3 Phát triển CSHT – VCKT phục vụ nuôi trồng

Cần củng cố hệ thống đê bao ngăn mặn, xây dựng hệ thống thủy lợi và ao nuôi phù hợp với yêu cầu nuôi trồng. Quy trình thiết kế, xây dựng hệ thống CSVC kỹ thuật cần chú ý đến nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo tuân thủ dòng chảy, tránh gây ách tắc làm ô nhiễm nguồn nước… Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý giúp chủ động nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho các hồ nuôi.

Hiện nay trên địa bàn thị trấn đã có đập Thảo Long ở thượng nguồn cung cấp nước cho các ao nuôi nhưng nguồn nước không đảm bảo, chất lượng nước thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của người dân.

4.2.1.4 Giải pháp tín dụng

Việc chuyển đổi từ hình thức thấp sang hình thức sản xuất cao hơn đòi hỏi phải có sự đầu tư vốn lớn. Điều này vượt quá khả năng của các nông hộ. Những năm gần đây, do mỗi trường nước bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh xảy ra liên miên khiến cho một số hộ rơi vào tình trạng nợ nần, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng, việc vay vốn cũng trở nên khó khăn. Người dân thường có xu hướng mua chịu thức ăn, các loại đầu vào ở thương lái rồi đến kỳ thu hoạch đem bán lại để trả nợ nên thường xuyên bị ép giá, lợi nhuận thu được không cao. Chính quyền địa phương nên có biện pháp hỗ trợ người dân trong vấn đề nguồn vốn và thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ giúp người dân có thời gian trả nợ.

4.2.1.5 Công tác khuyến nông

Việc tổ chức các lớp tập huấn tuy có diễn ra nhưng chưa đạt hiệu quả cao do chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết. Chính quyền địa phương nên phối hợp với các cơ quan ban ngành tổ chức tốt hơn các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu người dân, đồng thời tham khảo ý kiến về vấn đề này. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt có sự tham gia của người dân để họ có thể bày tỏ những vấn đề bức xúc giúp nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư.

4.2.1.6 Nâng cao dân trí và tạo việc làm cho người dân

Nâng cao chất lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành NTTS. Trình độ dân trí cao tăng khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra được kết quả sản xuất cao hơn.

Cần phát triển hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (chằm nón, đan lát…) giúp giải quyết lực lượng lao động dư thừa ở địa phương, phần nào nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở THỊ TRẤN THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 47 -49 )

×