Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ phải thực hiện đầu tư cơ bản ban đầu để xây dựng ao hồ và mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ cho quá trình nuôi trồng. Chi phí đầu tư XDCB ban đầu và chi cho máy móc trang bị cho ao nuôi của các hộ điều tra thể hiện trong bảng sau:
Bảng 9: Chi phí đầu tư cơ bản năm 2009 của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQC Quảng canh cải tiến Bán thâm canh 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 27 33 2. DT nuôi tôm BQ 1 hộ Ha 0,43 0,54 0,34 3. Vốn XDCB BQ 1 hộ Ngđ/hộ 19.133 16.815 21.030 4. Vốn XDCB BQ 1 ha Ngđ/ha 44.496 30.905 62.466 5. MMTB BQ 1 hộ Ngđ/hộ 7.681,67 5.922,22 9.121,21 6. MMTB BQ 1 ha Ngđ/ha 17.864,34 10.884,96 27.092,71
Với đặc điểm nuôi QCCT lợi dụng điều kiện tự nhiên, mà ở đây là mặt nước ao hồ là chủ yếu, nên diện tích nuôi trồng bình quân của các hộ QCCT là 0,54 ha, lớn hơn hình thức BTC là 0,34 ha/hộ. Tuy có diện tích nuôi trồng lớn nhưng các hộ QCCT lại có chi phí XDCB ban đầu trên một ha chỉ là 30.905 ngđ, thấp hơn chi phí của các hộ BTC với quy mô diện tích nhỏ hơn là 62.466 ngđ. Tương ứng, chi phí XDCB ban đầu bình quân 1 hộ của QCCT cũng thấp hơn chi phí của BTC: 16.815 ngđ so với 21.030 ngđ. Sở dĩ có sự chệnh lệch lớn về mức độ đầu tư XDCB giữa hai hình thức nuôi mà trong đó BTC là hình thức có sự đầu tư lớn hơn là vì hình thức BTC là hình thức sản xuất tiên tiến với mật độ thả giống cao nhằm thu được năng suất cao. Việc chú trọng đầu tư XDCB ban đầu giúp tạo ra được ao nuôi kiên cố, tránh hiện tượng rò rỉ nước ra bên ngoài. Bên cạnh đó nó cũng giúp loại trừ khả năng xâm nhập của các vi sinh vật lạ vào bên trong ao nuôi, gây ra dịch bệnh cho tôm nuôi.
Các hộ nuôi theo hình thức QCCT vẫn chưa thật sự chủ động hoàn toàn trong khâu sản xuất nên bình quân mỗi hộ chỉ đầu tư 5.922,22 ngđ cho mua sắm MMTB. Ở hình thức BTC, do yêu cầu kỹ thuật cao hơn cũng như quá trình sản xuất đòi hỏi các hộ gia đình phải hoàn toàn chủ động nên bình quân mỗi hộ phải chi 9.121,21 ngđ, gấp 1,54 lần so với hình thức QCCT.
Hình thức QCCT là hình thức nuôi đơn giản, máy móc được trang bị chủ yếu là máy bơm nước giúp chủ động đưa nước vào ao hồ, một số rất ít có trang bị thêm máy sục khí nên chi phí mua sắm MMTB bình quân ha thấp, chỉ đạt 10.884,96 ngđ. Trong khi đó, các hộ nuôi BTC mặc dù với diện tích nuôi nhỏ hơn nhưng là hình thức nuôi cao hơn, các hộ đã biết chú trọng vào công tác trang bị máy móc, bình quân một ao nuôi đều có ít nhất 1 máy bơm nước và 1 máy sục khí khiến cho chi phí MMTB của nhóm hộ này là 27.092,71 ngđ/ha, cao hơn so với các hộ QCCT. Việc trang bị thêm máy sục khí trong ao nuôi nhằm tạo ra nhiều oxi hơn cung cấp cho tôm, tránh được việc tôm thiếu oxi trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ lên cao làm nước bốc hơi nhanh, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm.