Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2009 của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 32)

Mọi hoạt động sản xuất cuối cùng đều đạt được một kết quả nhất định. Kết quả tốt hay xấu phụ thuộc vào năng lực của chủ thể, khả năng quản lý và khả năng tổ chức sản xuất của chính cá nhân đó. Để đánh giá được kết quả hoạt động nuôi tôm của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau:

Bảng 11: Kết quả nuôi tôm vụ xuân hè năm 2009 của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC BTC/QCCT

+/- %

1. Tổng giá trị sản xuất Ngđ/ha 35.398,23 107.443,74 72.045,51 304 - Tổng CP sản xuất Ngđ/ha 37.114,68 92.887,05 55.772,37 250 - Lợi nhuận Ngđ/ha -1.716,45 14.556,69 16.273,14 - - VA BQ 1 ha Ngđ/ha 7.952,69 31.573,36 23.620,67 397 2. Công LĐ BQ 1ha Công/ha 121,95 202,83 80,88 166 3. GO bình quân 1 hộ Ngđ/hộ 19.259,26 36.172,73 16.913,47 188 4. VA bình quân 1 hộ Ngđ/hộ 4.326,85 10.629,70 6.302,85 246 5. Lợi nhuận BQ 1 hộ Ngđ/hộ -933,87 4.900,75 5.834,62 -

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất thu được từ hoạt động sản xuất của nông hộ. Nó biểu hiện quy mô kết quả hoạt động sản xuất của các chủ thể. GO của các hộ nuôi theo hình thức QCCT bình quân 1 ha đạt được 35.398,23 ngđ, còn đối với các hộ BTC là 107.443,74 ngđ, cao gấp 304%. Trong khi đó tổng chi phí sản xuất của các hộ QCCT là 37.114,68 ngđ/ha và của các hộ BTC là 92.887,05 ngđ/ha.

Tổng chi phí sản xuất lớn hơn doanh thu khiến cho bình quân 1 ha các hộ QCCT lỗ mất 1.716,45ngđ. Ngược lại do doanh thu lớn hơn nên các hộ BTC lãi 14.556,69 ngđ/ha. Mức lợi nhuận đạt được trên 1 ha của nhóm hộ BTC tuy không cao nhưng so với nhóm hộ QCCT lại rất khả quan.

Giá trị gia tăng chính là phần giá trị dôi ra sau khi trừ đi phần chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng bao gồm lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất, KH TSCĐ và phần chi phí lao động gia đình. Do vậy, tuy lợi nhuận thu được không tốt nhưng giá trị gia tăng mỗi hộ tạo ra trên 1 ha lại khả quan: BQ 1 ha các hộ BTC tạo ra 31.573,36 ngđ VA, cao gấp 397% so với 7.952,69 ngđ VA được tạo ra bởi các hộ QCCT. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận và giá trị gia tăng phần lớn là công lao động gia đình. BTC là hình thức nuôi cao và tiến bộ, đòi hỏi đầu tư nhiều trong công tác chăm sóc. Bình quân 1 ha các hộ QCCT chỉ bỏ ra 121,95 công lao động, trong khi đó các hộ BTC đã đầu tư 202,83 công lao động gia đình, cao gấp 166%. Điều này khiến cho VA các hộ BTC cao hơn nhiều so với các hộ QCCT.

Diện tích bình quân của các hộ trong mẫu điều tra nhỏ (0,54 ha/hộ đối với hình thức nuôi QCCT và 0,34 ha/hộ đối với hình thức BTC) khiến cho các chỉ tiêu kết quả bình quân hộ nhỏ hơn nhiều so với chỉ tiêu kết quả bình quân ha. GO mà mỗi hộ QCCT đạt được là 19.259,26 ngđ, còn mỗi hộ BTC đạt được 36.172,73 ngđ. Bình quân mỗi hộ trong mẫu điều tra với hình thức QCCT chỉ tạo ra được 4.326,85 ngđ giá trị gia tăng và lỗ mất 933,87 ngđ, còn mỗi hộ BTC thì tạo ra 10.629,70 ngđ VA và lãi 4.900,75 ngđ. Kết quả sản xuất bình quân hộ đạt được trong vụ xuân hè của mẫu điều tra không mấy khả quan.

Tuy vậy, từ số liệu bảng 11 cho thấy: Trên tất cả các chỉ tiêu, hình thức BTC đều đạt được kết quả cao hơn so với hình thức QCCT. Và để xem hình thức BTC có thật sự là hình thức nuôi tốt, cần nhân rộng mô hình hay không, ta sẽ xem xét hiệu quả kinh tế đạt được trong vụ vừa qua của hai hình thức.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w