NGUỒN LỰC CÁC HỘ ĐIỀU TRA 1 Đặc điểm lao động của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

3.1.1 Đặc điểm lao động của các hộ điều tra

Lao động là nhân tố hàng đầu đối với việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc điểm nguồn lao động là điều kiện cần để lựa chọn các ngành nghề phù hợp. Tình hình và đặc điểm nguồn lao động của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 8: Tình hình lao động của các hộ điều tra năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQC Quảng canh cải tiến Bán thâm canh 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 27 33

2. Tổng số lao động nuôi tôm LĐ 102 44 58

3. BQ LĐ nuôi tôm/hộ LĐ/ Hộ 1,7 1,6 1,8

4. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 45 44 46

5. Số năm kinh nghiệm nuôi tôm Năm 9,53 8,26 10,58 6. Trình độ văn hóa BQ của chủ hộ Lớp 7,75 6,93 8,42

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Tổng mẫu điều tra là 60 hộ, trong đó có 27 hộ nuôi QCCT với 44 lao động nuôi tôm và 33 hộ nuôi BTC với 58 lao động nuôi tôm.. Bình quân số lao động nuôi tôm giữa 2 hình thức nuôi không chênh lệch đáng kể, xấp xỉ 1,7 LĐ/hộ. Số lượng LĐ nuôi tôm đối với mỗi hộ điều tra ở mức thích hợp để phát triển nghề nuôi tôm.

Độ tuổi và số năm kinh nghiệm làm việc thường có xu hướng đi đôi với nhau. Những người lớn tuổi thông thường sẽ có số năm kinh nghiệm nhiều hơn những người trẻ tuổi. Ở hình thức BTC, tuổi bình quân của chủ hộ là 46 và số năm kinh nghiệm nuôi

tương ứng là 10,58, con số này đối với hình thức QCCT lần lượt là 44 tuổi và 8,26 năm. Tuổi bình quân của mẫu điều tra là 45 tuổi. Đây là độ tuổi thích hợp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi đó là tuổi tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm, có khả năng ứng biến kịp thời với các sự cố có thể xảy ra. Đây cũng là tuổi sức khỏe ổn định nhất để có thể duy trì hoạt động sản xuất.

Nhóm hộ QCCT có trình độ văn hoá đạt xấp xỉ lớp 7, trong khi đó ở nhóm hộ BTC, trình độ văn hóa là lớp 8. Số năm kinh nghiệm nuôi trồng và trình độ văn hoá của nhóm hộ BTC có xu hướng cao hơn nhóm hộ QCCT. Đây là điều hiển nhiên bởi hình thức BTC là hình thức sản xuất cao hơn đòi hỏi chủ hộ phải có thời gian nuôi lớn hơn và mức độ hiểu biết cao hơn nhằm tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nuôi trồng, hiểu rõ được nhu cầu của vật nuôi trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau để có thể đáp ứng một cách kịp thời; ngoài ra còn có thể tiếp thu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong hoạt động sản xuất của mình. Tuy có sự khác biệt giữa các nhóm hộ nhưng trình độ văn hóa bình quân của toàn mẫu chỉ đạt mức 7,75 là khá thấp. Mức xuất phát điểm này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến của các hộ nuôi nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác nuôi trồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w