Hiệu quả nuôi tôm năm 2009 của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

Muốn biết được hoạt động nuôi trồng có đạt được kết quả tốt hay không, có nên tiếp tục đầu tư mở rộng hay chuyển sang ngành nghề khác, ta cần nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt được. Một số chỉ tiêu về hiệu quả của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 12: Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra vụ xuân hè năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC +/ -BTC/QCCT%

1. Năng suất Kg/ha 520,08 1.243,02 722,94 239 2. Giá trị gia tăng Ngđ/ha 7.952,69 31.573,36 23.620,67 397 3. Lợi nhuận Ngđ/ha - 1.716,45 14.556,69 16.273,14 -

4. GO/IC Lần 1,21 1,36 0,15 112

5. VA/IC Lần 0,21 0,36 0,15 171

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Năng suất là một trong những chỉ tiêu HQKT cần quan tâm. Bởi năng suất đất đai thể hiện khả năng khai thác tự nhiên của con người. Trong quá trình sử dụng, việc chú ý đầu tư cải tạo sẽ giúp nó trở thành ngồn tài nguyên quý giá, vô hạn phục vụ lợi ích của con người. Đối với mẫu điều tra, năng suất tôm thu hoạch có sự khác nhau giữa hai hình thức nuôi. Cụ thể: Năng suất tôm 1 ha của hình thức QCCT là 520,08 kg trong khi đó năng suất của nhóm hộ BTC là 1.243,02 kg, gấp 239% hình thức QCCT và cao hơn so với năng suất bình quân của toàn thị trấn là 890 kg/ha. Năng suất của nhóm hộ QCCT là khá thấp bởi hình thức này đầu tư vốn ít, mức độ đầu tư con giống/ha thấp, ít chú trọng trong công tác cải tạo và xử lý ao đầu vụ dẫn đến năng suất thu được không cao. Đối với vấn đề này, nhóm hộ BTC đã có sự chú trọng hơn, nhờ đó hạn chế được dịch bệnh, giúp đem lại năng suất cao hơn.

Với chỉ tiêu giá trị gia tăng, bình quân 1 ha các hộ nuôi BTC thu được 31.573,36 ngđ, trong khi đó các hộ QCCT chỉ thu được 7.952,69 ngđ, kém 397%. Tuy tạo ra được giá trị gia tăng lớn, nhưng các hộ BTC chỉ tạo ra được 14.556,69 ngđ lợi nhuận trên 1 ha. Chỉ tiêu lợi nhuận trên 1 ha của các hộ QCCT thấp hơn nhiều và thậm chí lỗ: Bình quân 1 ha, nhóm hộ này lỗ mất 1.716,45 ngđ. Nguyên nhân vì các hộ nông dân thường lấy công làm lãi, bỏ công sức lao động gia đình ra tích cực chăm sóc nhằm thu được kết quả cao, phần chênh lệch giữa giá trị gia tăng và lợi nhuận chính là chi phí lao động mà hộ gia đình đã bỏ ra. Với chỉ tiêu giá trị gia tăng và lợi nhuận bình quân 1 ha, các hộ BTC đều đạt được với kết quả khả quan.

Hai chỉ tiêu HQKT GO/IC và VA/IC là hai thước đo thông dụng, thường dùng để đánh giá mức độ hiệu quả đạt được trong hoạt động sản xuất của các hộ gia đình. Các chỉ tiêu này thể hiện lượng đầu ra đạt được khi chi phí 1 đơn vị đầu vào. Chỉ tiêu này

càng lớn chứng tỏ hoạt động sản xuất của các nông hộ đạt hiệu quả càng cao. Số liệu từ bảng 12 cho thấy GO/IC của hai hình thức nuôi đều lớn hơn 1, phản ánh tốc độ gia tăng của giá trị sản xuất nhanh hơn tốc độ tăng chi phí trung gian. Điều này cho thấy, các hộ nuôi trong mẫu điều tra đã đạt được HQKT.

Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC của nhóm hộ BTC lần lượt là 1,36 và 0,36 lần, có nghĩa bình quân 100đ IC bỏ ra, các hộ thu về 136đ GO và 36đ VA. Các chỉ tiêu này cũng cao hơn so với nhóm hộ QCCT (1,28 và 0,28 lần), tương ứng cao hơn lần lượt là 112% và 171%.

Từ sự phân tích số liệu trên cho thấy: Hình thức nuôi BTC đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức QCCT. Chính quyền địa phương nơi đây đang tích cực khuyến cáo bà con chuyển đổi từ hình thức nuôi QCCT sang hình thức nuôi BTC để thu được hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao mức sống cho gia đình. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cần chú ý: đây là hình thức nuôi cao hơn, đòi hỏi có sự đầu tư lớn về vốn, công sức cũng như kiến thức kỹ thuật trong công tác nuôi trồng. Hiểu được điều đó thì nuôi trồng BTC mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Khóa luận hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 34)

w