Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chức năng đáp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 101)

ứng yêu cầu về trình độ, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức trong thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại

Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức là một nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của con ngƣời. Tăng cƣờng công tác quản lý công chức, kiểm tra, giám sát, kịp thời khen thƣởng những công chức có thành tích và xử lý nghiêm minh, công bằng những công chức vi phạm kỷ luật, pháp luật.

Nội dung của nhóm giải pháp này bao gồm những giải pháp cơ bản, cụ thể dƣới đây.

3.2.3.1. Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung giáo dục pháp cho công chức quản lý thị trường

Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức các cơ quan chức năng về

PCGLTM là hoạt động có tổ chức, mục đích, định hƣớng và kế hoạch nhằm cung cấp kiến thức pháp luật, thông tin pháp luật, kỹ năng áp dụng pháp luật, tạo lập ý thức và lối sống tôn trọng, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức.

Các cơ quan chức năng cần xây dựng chƣơng trình, kế hoạch giáo dục pháp luật là điều kiện quan trọng đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức về tổ chức thực hiện pháp luật PCGLTM bao gồm những hoạt động cơ bản nhƣ sau:

- Tổ chức các khóa học, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tổ chức các hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan có chức năng thi hành pháp luật về PCGLTM

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề cùng các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp, Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng, các đoàn thể xã hội, các hộ kinh doanh, sản xuất, các tổ chức kinh tế, văn hóa xã hội khác

Cán bộ, công chức các cơ quan chức năng là những ngƣời trực tiếp thi hành pháp luật về PCGLTM, do vậy đòi hỏi tính chuyên nghiệp, tác nghiệp nhanh nhạy, kịp thời, có sự mềm dẻo nhƣng kiên quyết và phải đúng pháp luật. Chính vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật cho họ phải đƣợc xây dựng phù hợp, sát thực với công việc hành ngày của họ, với yêu cầu và tính chất đặc trƣng của hoạt động về thi hành pháp luật PCGLTM.

Kết cấu nội dung các hợp phần giáo dục pháp luật bao gồm:

- Khối kiến thức cơ bản về nhà nƣớc và pháp luật, về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; trách nhiệm nhà nƣớc đối với việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ của công dân;

- Khối kiến thức pháp luật chuyên ngành, kỹ năng nghiệp vụ theo chức năng của các cơ quan chức năng: Quản lý thị trƣờng, Công an, Hải quan, Thuế, Bộ đội biên phòng, Y tế, Kiểm lâm, v.v.

- Khối kiến thức về chế độ công vụ, về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức

- Khối kiến thức về quyền con ngƣời

- Khối kiến thức về phòng chống tham nhũng

- Khối kiến thức về thực tiễn thực hiện pháp luật, tình hình kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán ở địa phƣơng

- Khối kiến thức bổ trợ về công nghệ, thông tin, kỹ năng giao tiếp hành chính, tiếp công dân, v.v.

Về tổ chức tập huấn theo chuyên đề.

Cần xây dựng nội dung tập huấn phù hợp, chuyên sâu về nghiệp vụ, các quy định pháp luật mới, phù hợp với thời điểm và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận công tác, kỹ năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý tình huống vi phạm pháp luật trong hoạt động thƣơng mại cho các cán bộ, công chức

- Tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm công tác giữa các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh hay liên tỉnh trong PCGLTM,trao đổi thông tin về hoạt động của Ban Chỉ đạo 389.

Bản thân các cơ quan chức năng cũng có trách nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về PCGLTM cho các doanh nghiệp, cho ngƣời dân tại các cộng đồng về pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng, về tác hại to lớn của các hành vi vi phạm nhƣ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Đầu mối là các Chi cục quản lý thị trƣờng cần chủ động và định kỳ phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất, kinh doanh ở tỉnh tổ chức các hội nghị, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng nhận biết, phát hiện hàng giả, các kỹ nghệ làm giả sản phẩm và quy luật lƣu thông hàng giả, hàng nhái đối với từng mặt hàng.

Giáo dục về phòng chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thực thi pháp luật về PCGLTM

Gian lận thƣơng mại thƣờng có liên hệ với hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan chức năng về PCGLTM, Những cá nhân có hành vi vi phạm có cấu kết với với một số cán bộ, công chức biến chất tạo thành đƣờng dây lớn, làm ăn phi pháp, hoạt động tinh vi, do vậy phải kết hợp phòng chống gian lận thƣơng mại với phòng chống tham nhũng.

Một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về PCGLTM là tăng cƣờng giáo dục phòng chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chức năng theo quy định pháp luật. Đây là điều kiện đảm bảo niềm tin vào nhà nƣớc, pháp luật của ngƣời dân, thể hiện thái độ không khoan nhƣợng với những hành vi gian lận thƣơng mại của nhà nƣớc. Đồng thời qua đó cũng giúp cho việc tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các hành vi gian lận thƣơng mại, phát hiện những kẽ hở của pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.

3.2.3.2. Giáo dục quyền con ngƣời cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại

Lĩnh vực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện pháp luật về PCGLTM có liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích của con ngƣời, của mọi cá nhân, tổ chức kể cả ngƣời vi phạm cũng nhƣ những ngƣời bị ảnh hƣởng từ sự vi phạm pháp luật.

Do vậy, ngƣời cán bộ, công chức trong thực hiện pháp luật về PCGLTM dễ có khả năng, điều kiện vi phạm quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong thực thi công vụ. Cho nên giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để bảo vệ quyền con ngƣời cho đội ngũ cán bộ, công chức có tầm quan trọng đặc biệt, yếu tố đảm bảo tính hợp pháp của các quyết định áp dụng pháp luật của họ.“Con ngƣời càng hiểu biết nhiều về các quyền của chính mình thì càng tôn trọng các quyền của những ngƣời khác và nhƣ vậy càng có cơ hội chung sống hoà bình. Chỉ khi nào ngƣời dân đƣợc giáo dục về quyền con ngƣời thì lúc đó chúng ta mới có thể hy vọng ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền con ngƣời cũng nhƣ ngăn chặn xung đột”[18]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.3. Giáo dục đạo đức cho cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại

Rất nhiều cán bộ, công chức mặc dù rất am hiểu về pháp luật và nhiệm vụ của mình, đƣợc đào tạo bài bản song vẫn có thể vi phạm pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong việc áp dụng pháp luật. Đối với lĩnh vực PCGLTM cũng không là ngoại lệ, cho nên song song với giáo dục, nâng cao trình độ, năng lực áp dụng pháp luật, cần phải chú trọng giáo dục đạo đức cho cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại.

Đạo đức là cơ sở của pháp luật, là cái gốc của ngƣời cán bộ, công chức. Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính cần kết hợp với giáo dục

chính trị, đạo đức, lối sống. Theo GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, “đạo đức và pháp luật hỗ trợ, bổ sung cho nhau để hạn chế cái ác, hƣớng tới cái thiện. Nếu thiếu luật nhƣng con ngƣời ta có đạo đức thì họ sẽ không hoặc biết kìm chế tối đa sự vi phạm. Có luật pháp điều chỉnh, nhƣng nếu không có đạo đức, không có lƣơng tâm thì sẽ bất chấp pháp luật, sẽ xuyên tạc luật, lợi dụng luật”[14].

Cần gắn kết việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho cán bộ, công chức trong tổ chức thực hiện pháp luật về PCGLTM nhằm tạo lập ở họ phẩm chất đạo đức nhân văn, ý thức và lối sống thƣợng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng các quyền con ngƣời. Để nâng cao đạo đức công chức, cần kết hợp giáo dục pháp luật về đạo đức, trách nhiệm công vụ với giáo dục về đạo đức, lối sống. Đạo đức công vụ là vấn đề cần đƣợc giáo dục, kiểm soát thƣờng xuyên đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi pháp luật PCGLTM: “thái độ, tinh thần, trách nhiệm, ý thức của công chức trong quá trình thực thi công vụ trong mối quan hệ với công dân phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức công vụ. Pháp luật có đƣợc thực thi hay không, phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức công vụ”[21].

Cần kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thi hành pháp luật về PCGLTM trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong hoạt động thực hiện pháp luật. Nội dung giáo dục đạo đức đối với đội ngũ công chức cần phù hợp với yêu cầu của nền đạo đức công vụ trong nhà nƣớc pháp quyền, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của công chức theo quy định pháp luật.

Những khía cạnh chủ yếu về đạo đức công chức thể hiện nhƣ sau:

- Trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc;

- Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, không đƣợc cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, ức hiếp nhân dân;

- Trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ, không đƣợc lợi dụng chức vụ, vị trí của mình để tham nhũng, nhận hối lộ, quà biếu của nhân dân;

- Không đƣợc sử dụng công quỹ nhà nƣớc, tài sản của cơ quan để mƣu cầu lợi ích riêng;

- Không đƣợc gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ bản vị hoặc vi phạm nội quy kỷ luật công vụ, giữ gìn, bảo vệ bí mật nhà nƣớc;

- Thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác, chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

Tăng cƣờng công tác giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất và năng lực cho cán bộ, công chức, đề cao trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ, giữ gìn lối sống giản dị, trong sạch, vững mạnh, tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân. Phấn đấu không vi phạm pháp luật là điều cần thiết nhƣng chƣa đủ mà còn phải giáo dục đạo đức và kiểm soát về phƣơng diện đạo đức ở mọi nơi mọi lúc, có nhƣ vậy mới giúp con ngƣời ta kìm chế cái ác, mới khuyến thiện [10].

3.2.3.4. Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, quản lý, khen thƣởng, kỷ luật, đảm bảo điều kiện hoạt động đối với cán bộ, công chức trong thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại

Công tác thi hành pháp luật của cán bộ, công chức trong PCGLTM cũng có nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí có thể nguy hiểm, mất an toàn bởi đụng chạm đến lợi ích, lợi nhuận của các chủ thể vi phạm pháp luật.

Do vậy cần có chính sách, chế độ quản lý, sử dụng hợp lý, kể cả những điều kiện đảm bảo sự an toàn cho họ, động viên, khen thƣởng kịp thời. Đồng thời đi đôi với việc trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, thông tin thì họ mới có thể thực hiện tốt đƣợc việc kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật. Cần khắc phục tình trang thiếu thiết bị kỹ thuật nên nhiều cơ quan chức năng thậm chí bó tay không thể kiểm soát, đánh giá đƣợc mức độ vi phạm về GLTM trong

kinh doanh xăng dầu hay hiện tƣợng cán bộ quản lý thị trƣờng phải thử phân bón bằng miệng nhƣ bộ trƣởng Bộ công thƣơng đã nói.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 101)