Giáo dục pháp luật cho các cá nhân, tổ chức tại cộng đồng, thu hút

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 109)

hút sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp vào đấu tranh phòng chống gian lận thƣơng mại, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

Hiệu quả của đấu tranh phòng, chống gian lận thƣơng mại, của thực hiện pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của ngƣời dân tại các cộng đồng, của các doanh nghiệp.

Do vậy cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng trên địa bàn, thu hút sự tham gia của nhân dân, dựa vào các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại.

Về đầu mối theo chúng tôi nên thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc và tổ chức Hội phu nữ, tổ chức Đoàn thanh niên tại cộng đồng, các chi nhánh của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng để thu hút sự tham gia của ngƣời dân

Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và bản lĩnh của người dân, người tiêu trong việc PCGLTM, bảo vệ quyền lợi của mình

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung làm cho ngƣời dân nhận thức đƣợc tác hại của hoạt động gian lận thƣơng mại, buôn lậu, hàng giả không những ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế mà nó còn ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng của ngƣời dân. Từ đó, ngƣời dân sẽ tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống gian lận thƣơng mại, kinh doanh sán xuất hàng giả.

Các cơ quan chức năng cần thƣờng xuyên tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân, doanh nghiệp, thƣơng nhân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng nhƣ nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng. Ví dụ, để phòng chống

gian lận thƣơng mại trong kinh doanh xăng dầu, để chấn chỉnh tình trạng gian lận xăng dầu ở các cây xăng, các cơ quan chứng năng cần có những biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo ngƣời tiêu dùng và phải phối hợp đồng bộ với các ban ngành liên quan .

Theo một khảo sát, hiện nay: có tới 90% ngƣời tiêu không biết đến bất kỳ cơ quan, hội, tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng nào, và ngƣời dân phần thì không biết pháp luật, phần thì ngại khiếu nại vì nghĩ đến chỉ mất thời gian thôi chứ không giải quyết đƣợc gì. Ngần ngại với các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện vì sợ mất thời gian và sợ tốn tiền – đây cũng là tâm lý chung của nhiều ngƣời tiêu dùng, chỉ có khoảng 2 – 3% ngƣời tiêu dùng sử dụng kênh khiếu nại, hoặc khởi kiện khi quyền của mình bị vi phạm. Chính điều này càng khiến ngƣời tiêu dùng trở nên “đơn độc” trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình [6]. Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam có hiệu lực từ gần 4 năm qua. Thế nhƣng, việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở nƣớc ta vẫn đang gặp nhiều thách thức.

Ngƣời tiêu dùng vẫn phải đối mặt với các vấn đề nhƣ hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm và các thủ đoạn gian lận thƣơng mại khác. Quyền chính đáng của ngƣời tiêu dùng vẫn bị “bỏ lửng” khi ngƣời tiêu dùng “ngại” khiếu nại, còn cơ quan liên quan vẫn chƣa thực sự phát huy vai trò của mình. Thực phẩm không lành mạnh, không đảm bảo an toàn liên quan đến 4/10 nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới.

Tạo lập dƣ luận xã hội thông qua các tổ chức xã hội kêu gọi ngƣời dân lên tiếng với hiện tƣợng vi phạm pháp luật, các hành vi gian lận thƣơng mại nhƣ việc “phù phép” biến thịt ôi hỏng thành thịt tƣơi, sử dụng hóa chất giữ hoa quả tƣơi lâu, đƣa vào siêu thị những loại rau quả không rõ nguồn gốc. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh với các hành vi gian lận thƣơng mại. Từng bƣớc xã hội hoá công

tham gia phối hợp, giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thƣơng mại thì các lực lƣợng chức năng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ đƣợc giao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3 tác giả đã trình bày những quan điểm và giải pháp cơ bản về về thực hiện pháp luật trong phòng chống gian lận thƣơng mại ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã đề xuất với phần lý giải về các quan điểm cốt lõi nhƣ: Thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích của con ngƣời, quyền công dân, các tổ chức kinh tế phải đồng bộ với đổi mới, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về phòng chống gian lận thƣơng mại; là nhiệm vụ của cộng đồng và toàn xã hội, từng bƣớc thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống gian lận thƣơng mại.

Trên cơ sở đó luận văn đã trình bày các giải pháp cơ bản về đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại. Tiêu biểu là các nhóm giải pháp cơ bản sau: hoàn thiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại; tăng cƣờng trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về PCGLTM của các cơ quan chức năng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chức năng đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức; giáo dục pháp luật, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức trong THPL PCGLTM; tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại và giáo dục pháp luật cho các cá nhân, tổ chức tại cộng đồng, thu hút sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp vào đấu tranh phòng chống gian lận thƣơng mại, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Luận văn đƣợc tiếp cận từ góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật về đề tài “Thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại, làm rõ các đặc trƣng cơ bản của thực hiện pháp luật về PCGLTM; đặc biệt về tính chất của hành vi vi phạm pháp luật, về chủ thể thực hiện; về thực trạng hệ thống pháp luật. Luận văn cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến chất lƣợng hiệu quả của thực hiện pháp luật về PCGLTM.

Luận văn đề cập thực trạng thực hiện pháp luật về PCGLTM trên địa bàn thành phố Hải Phòng những năm gần đây. Nêu rõ những kết quả, ƣu điểm và một số hạn chế cùng nguyên nhân của chúng. Nguồn tƣ liêu tham khảo là các Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của các cơ quan chức năng, Ban Chỉ đạo 127 (nay là 389) của thành phố Hải Phòng, có tham khảo thêm tƣ liệu thực tiễn của một số địa phƣơng khác.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đƣợc nghiên cứu, tác giả đã xây dựng chƣơng 3 với sự đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả thực hiện pháp luật về PCGLTM. Về các giải pháp, tác giả nhấn mạnh đến tính đồng bộ và thống nhất nhƣ: hoàn thiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại; tăng cƣờng trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về PCGLTM của các cơ quan chức năng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chức năng chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức; kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại; thu hút sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng vào đấu tranh phòng chống gian lận thƣơng mại ở nƣớc ta nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Sỹ Dũng, Việc tổ chức thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta, Nghiên cứu Lập pháp, số 10/2010. http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19475-LLPL-2010-10-Viec-to-chuc- thuc-hien-phap-luat-trong-boi-canh-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-o-nuoc-ta 2. Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, sđd, tr. 62.

3. Nguyễn Minh Đoan, năm 2009, Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 11, 15.

4. Gorshunôv D.N, Những yếu tố tâm lý - xã hội trong thực thi pháp luật, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10/2007, tr. 15.

5. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2009, tr.10.

6. Ngày Quyền của ngƣời tiêu dùng thế giới:

http://vov.vn/kinh-te/nguoi-tieu-dung-can-len-tieng-bao-ve-quyen-loi-cua-minh- 388287.vov

7. Những giải pháp lớn trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả năm 2015, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xuan-at-mui- 2015/2015-02-11/nhung-giai-phap-lon-trong-cong-tac-phong-chong-buon-lau- gian-lan-thuong-mai-va-hang-gia-nam-2015-17999.aspx.

8. Đinh Dũng Sĩ, Quan niệm về hệ thống pháp luật hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11, 2010.

9. Nguyễn Sơn, http://giaoducthoidai.vn/phap-luat/manh-tay-voi-hang-gia-gian- lan-thuong-mai-27432.html

10. Hoàng Thị Kim Quế, Tính con ngƣời và những vấn đề của đạo đức, pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3 năm 2004.

11. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), năm 2005, Giáo trình Lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 494.

12. Hoàng Thị Kim Quế, Đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 9/2006.

13. Hoàng Thị Kim Quế, Tiết kiệm pháp luật và lãng phí pháp luật, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 204, tháng 10, năm 2011.

14. Hoàng Thị Kim Quế, Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nhà nƣớc pháp quyền và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay, tạp chí Luật học, số 3 năm 2013.

15. Hoàng Thị Kim Quế, Thực hiện pháp luật của cá nhân, công dân trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 01/2015, tr. 44.

16. Quyết liệt đẩy lùi buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, http://tapchitaichinh.vn/Su-kien-Tai-chinh/Quyet-liet-day-lui-buon-lau-gian-lan- thuong-mai-va-hang-gia/58759.tctc

17. Lê Minh Tâm (chủ biên), Giáo trình lý luận chung, trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2003, tr.459

18. Thông điệp của Tổng thƣ ký Liên hợp quốc Koffi Annan nhân ngày Quyền con ngƣời, ngày 10/12/2000, Thông cáo báo chi LHQ, ngày 10/12/2000.

19. Trung ƣơng, Báo cáo của Ban Chỉ đạo 127/TW tại Giao ban trực tuyến triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại ngày 30 tháng 3 năm năm 2013, http://thuvienphapluat.vn/archive/Bao-cao-19-BC-BCD-ket- qua-giao-ban-chong-buon-lau-hang-gia-gian-lan-thuong-mai-nam-2013-

vb231495.aspx

20. Mai Tuân, Bài phỏng vấn ông Lê Cao về nhận diện hành vi gian lận thƣơng mại, Báo Chất lƣợng Việt Nam Online: http://vietq.vn/phap-luat/tin-tuc-phap- luat/31-can-nhan-dien-cu-the-hanh-vi-gian-lan-thuong-mai

21. Đào Trí Úc, năm 2011 Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật. http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1711/default.asp?Newid='55297'#ZLyF ED3A7toQ

22. Trần Thị Hải Yến, Đạo đức công vụ trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

http://www.tuoitreboxaydung.vn/hoc-tap-lam-theo-loi-bac/dao-duc-cong vụ trong kinh tế thị truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghi-o-nuoc-ta.html

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 109)