thƣơng mại
Khi ban hành pháp luật, nhà làm luật mong muốn cho các quy định pháp luật đƣợc thực hiện trên thực tế. Toàn xã hội hiện nay cũng rất bức xúc, bất bình trƣớc tình trạng gia tăng, mức độ nghiêm trọng về gian lận thƣơng mại, gây ảnh hƣởng xấu đến quyền, lợi ích của con ngƣời và sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhà nƣớc đã xác định, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2015. Quyết liệt đẩy lùi buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả - đó là thông điệp đƣa ra của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) Quốc gia [16].
Nhƣng các quy định pháp luật về PCGLTM và các chủ trƣơng tăng cƣờng PCGLTM không tự động làm cho các quy định pháp luật đƣợc thực hiện. Thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau liên quan tới bản thân pháp luật cũng nhƣ môi trƣờng thực hiện pháp luật. Do vậy, cần xác định, cần nhận diện những yếu tố khác nhau tác động đến THPL trong lĩnh việc PCGLTM để có căn cứ đánh giá nguyên nhân thực trạng vi phạm gia tăng và đề xuất giải pháp sát thực nhất.
- Yếu tố hệ thống pháp luật:
Bản thân các văn bản pháp luật, quy định pháp luật có tác động rất lớn đến ý thức và hành vi THPL về PCGLTM của các cá nhân ngƣời dân và các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nƣớc.
Nếu quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch, hợp lý về quyền, nghĩa vụ, chế tài thì hiệu quả THPL sẽ cao. Nếu quy định pháp luật bất cập có nhiều kẽ hở, hay chồng chéo, mâu thuẫn thì dễ bị lợi dụng và rất khó khăn cho việc thực hiện pháp luật đối với cả bốn hình thức thực hiện pháp luật. Tính khả thi của hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo thực hiện pháp luật nói chung, về PCGLTM nói riêng.[2]
Tình trạng không ổn định, chắp vá, tản mạn hiện nay trong các văn bản pháp luật về PCGLTM là yếu tố tác động mạnh mẽ đến THPL, là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng GLTM nhƣ sự đánh giá của các chuyên gia, các cơ quan nhà nƣớc. Mỗi một quy phạm pháp luật nào cũng tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập mà trong một tổng thể những mối liên hệ và sự ràng buộc nhất định. Tất cả những sự ràng buộc đó, những mối liên hệ của pháp luật với những yếu tố và hiện tƣợng khác nhau trong đời sống xã hội đều có ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại.
Một trong những điều kiện để đảm bảo THPL về PCGLTM, đảm bảo pháp chế là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về nội dung và thủ tục, quy trình cùng cơ chế thực hiện pháp luật.
Pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại cũng nhƣ đối với các lĩnh vực quan hệ xã hội khác, muốn đƣợc thực hiện tốt phải có sự đảm bảo về tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán, đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, ổn định. Nghị quyết 48-NQ/TW đã nhận định: hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn còn chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chƣa đƣợc coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lƣợng các văn bản chƣa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ nét trong hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại.
Tình trạng tản mạn của hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay về PCGLTM là yếu tố tác động đến ý thức và hành vi của các chủ thể pháp luật. Việc hiểu về khái niệm “gian lận thƣơng mại” ở các cấp các ngành khác nhau, chƣa có một định nghĩa chung thống nhất.
Đến cuối năm 2012, khung pháp lý cho công tác phòng, chống gian lận thƣơng mại ở Việt Nam đã cơ bản định hình với hàng loạt các văn bản pháp lý từ Luật, Nghị định cho đến Thông tƣ điều chỉnh những khía cạnh khác nhau nhƣ: Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Luật thƣơng mại năm 2005, Luật quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), Luật hải quan năm 2001, Luật cạnh tranh năm 2004, Luật kế toán năm 2003, Luật quảng cáo năm 2012, Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Giá năm 2012, Luật đo lƣờng năm 2011, … cùng rất nhiều các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn.
Một trong những tiêu chí về sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, trong lĩnh vực PCGLTM nói riêng là: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hài hòa lợi ích, tính minh bạch, công khai...
Khi nói đến tiêu chí về tính toàn diện, hệ thống pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại phải có đầy đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực phòng chống gian lận thƣơng mại. Tính đồng bộ đòi hỏi các quy phạm pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo và không trái với Hiến Pháp, phù hợp giữ nội dung và hình thức văn bản, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, đảm bảo tính ổn định tƣơng đối, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, không đa nghĩa.
Tính phù hợp của pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại thể hiện sự tƣơng quan với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, đạo đức, phong tục tập quán và các quy phạm xã hội khác.
Từ góc độ đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, thì tiêu chí tính minh bạch, công khai của các quy phạm pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại cần phải đƣợc thể hiện ngay từ quá trình xây dựng pháp luật để ngƣời dân có điều kiện tiếp xúc với các dự thảo pháp luật, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. Sau
khi đƣợc ban hành, văn bản quy phạm pháp luật phải đƣợc đăng Công báo, đăng tải công khai trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đƣợc in thành sách để đƣa ra thị trƣờng hoặc lƣu giữ trong các thƣ viện, đƣợc in thành tờ rơi, tờ gấp phát hành trong nhân dân, đƣợc lên mạng Internet để phát hành rộng rãi, để ngƣời dân có một hệ thống đa dạng các kênh thông tin để tìm hiểu pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại.
Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, chất lƣợng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới việc thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại. Việc đề cao vai trò và giá trị xã hội của pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại nói riêng không thể tách rời quá trình nâng cao chất lƣợng của hệ thống pháp luật. Chất lƣợng của hệ thống pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại, xét về hình thức thể hiện, đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại có sự nhất quán, thống nhất, minh bạch, hài hòa các loại lợi ích. Chất lƣợng, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại thể hiện ở tính toàn diện, tính phù hợp, tính đồng bộ cả vệ hình thức, kỹ thuật pháp lý và cả về nội dung.
Nhà nƣớc cần đầu tƣ thỏa đáng, không nên “tiết kiệm” đối với việc xây dựng và tổ chức THPL về PCGLTM nói riêng và đối với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nói chung. GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế khi bàn về vấn đề thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực pháp luật đã có viết: “Tiết kiệm, lãng phí trong các lĩnh vực pháp luật hiện nay không chỉ và không chủ yếu là cắt, giảm chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc mà còn bao hàm cả sự đầu tƣ thỏa đáng cho việc xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Tiết kiệm nhƣng đảm bảo hiệu quả điều chỉnh xã hội của pháp luật, tiết kiệm có văn hóa, đó là yêu cầu và mục đích của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí pháp luật”. [13].
Các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật là trụ cột thứ hai, gồm các tổ chức, các cơ quan và cộng đồng xã hội (hiểu theo nghĩa rộng của cơ chế pháp lý – xã hội) đảm bảo thực hiện pháp luật về PCGLTM. Nếu có một hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ nhƣng thiếu các thiết chế cần thiết để thực thi các quy định của pháp luật, để đƣa pháp luật vào cuộc sống thì hệ thống văn bản pháp luật đó cũng trở nên ít ý nghĩa và kém hiệu quả. Sự hợp lý, phân định rõ ràng giữa các thiết chế bảo đảm thực hiện pháp luật sẽ có tác động tích cực, ngƣợc lại sẽ có tác động tiêu cực nếu có sự bất hợp lý về cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật, ví dụ hiện nay hoạt động, chính sách của Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng còn rất hạn chế.
Yếu tố và điều kiện đảm bảo tiếp cận pháp luật của các cá nhân, tổ chức cũng có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật về PCGLTM. Điều này đòi hỏi pháp luật phải rõ ràng và thông tin pháp luật phải đến đƣợc với các chủ thể có liên quan, ví dụ ngƣời mua, sử dụng xăng dầu phải biết đƣợc tiêu chuẩn về độ toàn, chất lƣợng xăng dầu, các hành vi gian lận…
Thiếu các thiết chế tƣơng ứng để tổ chức THPL sẽ là một trở ngại lớn cho việc đảm bảo hiệu lực của pháp luật, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi GLTM nhƣng không đƣợc phát hiện và xử lý.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, giải thích, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thƣơng mại tạo tiền đề cho việc thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại. Những hoạt động này cung cấp tri thức, hiểu biết về hậu quả của gian lận thƣơng mại, xây dựng ý thức và thái độ đúng đắn đối với pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại, làm cho các chủ thể nhận thức đƣợc quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ trách nhiệm của mình để điều chỉnh hành vi xử sự sao cho phù hợp.
Yếu tố về các thức quản lý của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại.
Vai trò của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại là rất quan trọng nhất là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tƣợng có trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại chƣa cao.
Theo các Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 8 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo 127) và Quyết định số 28/2008/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 2 năm 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ; Quyết định 34/2007/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg, ngày 25/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, các cơ quan chức năng trong Ban chỉ đạo 127 đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể và có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các cơ quan trong Ban chỉ đạo 127 để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng định kỳ và đột xuất.
Hiện nay, có rất nhiều cơ quan, nhiều đầu mối trong hệ thống các cơ quan tham gia vào PCGLTM, cụ thể:
- Ngành công thƣơng chịu trách nhiệm chủ trì sự phối hợp trong quản lý và kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại đối với các lĩnh vực: kinh doanh khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, xúc tiến thƣơng mại, thƣơng mại điện tử, dịch vụ thƣơng mại, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng;
- Ngành tài chính chủ trì kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phƣơng tiện vận tải; thực hiện và tổ chức công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; chủ trì thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế;
- Ngành khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng và chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá; các văn bản liên quan trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ;
- Ngành y tế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan Quản lý thị trƣờng, Công an, Thanh tra chuyên ngành hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lƣợng thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế sản xuất trong nƣớc; phòng, chống kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
- Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì , phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện , ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác , vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu , động vật và các sản phẩm động vật hoang dã , quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp , quý hiếm;
- Ngành công an chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lƣợng cảnh sát phát hiện, điều tra, xác minh làm rõ đƣờng dây, ổ nhóm buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả có giá trị lớn để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; đồng thời, có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc chống ngƣời thi hành công vụ và buôn lậu, gian lận thƣơng mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm theo quy định;
- Ngành công thƣơng trong đó có lực lƣợng quản lý thị trƣờng, cùng các ngành hải quan, kiểm lâm, lực lƣợng Cảnh sát Biển và Bộ đội Biên phòng...cũng
có chức năng kiểm tra, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thực tiễn tổ chức thi hành pháp luật là yếu tố rất quan trọng:
Nếu có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ nhƣng không hoặc ít chú ý đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là việc bảo đảm những nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện pháp luật không tƣơng xứng với những quy định của pháp luật, thì cũng làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Việc áp dụng pháp luật gặp khó khăn khi có sự tản mạn, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu hụt của các văn bản pháp luật quy định pháp luật.