Hoàn thiện pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 93)

Một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để đảm bảo thực hiện pháp luật đó chính là sự hoàn thiện của văn bản pháp luật.

Trong lĩnh vực PCGLTM điều này lại càng cần thiết bởi vì hiện nay lĩnh vực này rơi vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu văn bản pháp luật, tản mạn, chồng chép, chắp vá. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến yếu kém trong thực hiện pháp luật về PCGLTM hiện nay.

Để phòng chống buôn lậu hiệu quả và căn bản, về lâu dài phải có một hệ thống luật pháp minh bạch, quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chế tài nghiêm khắc và cơ chế đảm bảo thực hiện. Hệ thống các văn bản pháp quy cần đƣợc xây dựng hoàn thiện, đƣợc sửa đổi, bổ sung, để luôn đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp thực tế.

Mức độ hoàn thiện của pháp luật trong lĩnh vực PCGLTM là điều kiện cơ bản đảm bảo cho các cơ quan chức năng, các cán bộ, công chức hiểu đúng và áp dụng đúng các quy định pháp luật. Mọi nỗ lực kể cả công tác giáo dục pháp luật đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với nội dung, phƣơng pháp phù hợp nhƣng hệ thống văn bản pháp luật lại hạn chế, bất cập, chồng chéo thì trên thực tế, cơ quan chức năng sẽ rất khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật và càng có điều kiện vi phạm pháp luật. Đối với cá cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất cũng sẽ khó khăn và tìm cách lợi dụng để lách luật, vi phạm pháp luật về PCGLTM.

Hiện nay hệ thống chính sách pháp luật về phòng chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thƣơng mại có nhiều hạn chế, tản mạn, chồng chéo và chế tài chƣa đủ độ răn đe dẫn đến hiệu lực và hiệu quả thấp của công tác chống buôn lậu, hàng giả và hàng gian lận thƣơng mại chƣa đạt kết quả cao. Pháp luật vừa thiếu, nhiều điều luật lại chƣa phù hợp, ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm không rõ ràng dẫn đến việc áp dụng khó khăn, kém hiệu quả.

Theo nhận định của lãnh đạo Cục Quản lý thị trƣờng Bộ Công thƣơng, còn thiếu và chồng chéo trong cơ chế pháp lý phối kết hợp và trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan chức về phòng chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thƣơng mại.[9]

- Tổng rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến PCGLTM để phân loại, xem xét để sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ những quy định pháp luật đã lạc hậu, bất cập

Đây là công việc cần đặc biệt ƣu tiên thực hiện chứ không chỉ dừng lại ở việc ban hành thêm những văn bản mới, có nhƣ vậy thì mới đảm bảo sự thống nhất và phù hợp trong thực hiện pháp luật PCGLTM. Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng chủ động rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành, nhất là các chính sách về thƣơng mại biên giới, kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan... tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh nhƣng phải đảm bảo công tác

phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả có hiệu qủa. Sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp thực tiễn, chế tài xử lý đủ sức răn đe, phòng ngừa.

Cần rà soát văn bản pháp luật để đảm bảo sự đồng bộ, chỉnh sửa những văn bản chƣa phù hợp, lấp các lỗ hổng pháp lý trong PCGLTM.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan để đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả [7]. Các bộ, ngành khẩn trƣơng sửa đổi, bổ sung văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung văn bản qui định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ chế đảm bảo kinh phí cho hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả; sửa đổi, bổ sung những văn bản còn bất cập đang bị các đối tƣợng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thƣơng mại (chính sách miễn thuế đối với hàng hóa cƣ dân biên giới; chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng...).

- Xác định rõ ràng trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương về PCGLTM trong các văn bản pháp luật.

Quy định rõ ràng chặt chẽ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm ngƣời đứng đầu và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực PCGLTM, nhất là trong điều kiện ở nƣớc ta có quá nhiều cơ quan tham gia, dẫn đến sự chồng chéo và không rõ ràng về trách nhiệm, còn nhiều khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm, thực trạng “cha chung không ai khóc” đang hiện hữu ở nhiều lĩnh vực quản lý nhà nƣớc.

Do vậy, cần rà soát lại cách quy định lâu nay để xác định rõ ràng, minh bạch về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiêm của các cơ quan nhà nƣớc trong lĩnh vực phòng, chống gian lận thƣơng mại.

Cụ thể là: Chính phủ (qua đầu mối là Bộ Công thƣơng) cần xây dựng Chƣơng trình hành động quốc gia về phòng chống gian lận thƣơng mại, trong đó xác định chế độ trách nhiệm của các cơ quan chức năng, trách nhiệm ngƣời đứng đầu, trách nhiệm giải trình, xây dựng quy chế phối hợp giữa các Ban Chỉ đạo 389 của các tỉnh, thành theo từng tuyến giao thông nhất định có chỉ huy chung toàn tuyến, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp. Cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về thực hiện pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm gian lận thƣơng trên địa bàn.

Đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung văn bản qui định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ chế đảm bảo kinh phí cho hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả; sửa đổi, bổ sung những văn bản còn bất cập đang bị các đối tƣợng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thƣơng mại (chính sách miễn thuế đối với hàng hóa cƣ dân biên giới; chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng...).

- Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật về PCGLTM

Đây là một trong những điều kiện đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật đối với cá nhân, tổ chức và các cơ quan chức năng, đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng đúng pháp luật, hạn chế sự lợi dụng sơ hở, bất cập của pháp luật để vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho lợi ích địa phƣơng, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Cần xác định rõ ràng, thống nhất về khái niệm gian lận thƣơng mại, bởi vì hiện nay thông thƣờng là các văn bản pháp luật chỉ quy định chung theo công thức: “buôn lậu, gian lận thƣơng mại, làm hàng giả”. Đồng thời hiện nay các quy định về hành vi gian lận thƣơng mại còn nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, do

nhiều cơ quan ban hành do vậy cần tập hợp lại một cách thống nhất dƣới hình thức pháp điển hóa.

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại về nội dung, kỹ thuật pháp lý để đảm bảo sự nhận thức thống nhất và áp dụng pháp luật thống nhất. Nếu không làm rõ bản thân các khái niệm pháp lý thì sẽ dẫn đến việc hiểu, nhận thức không đúng đắn, không thống nhất, gây khó khăn trong việc nhận diện, phát hiện các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.

Trong xây dựng pháp luật, cần phải xuất phát từ những kinh nghiệm, những hoạt động pháp lý thực tiễn sao cho các quy định của pháp luật phải có khả năng đƣợc thực hiện trên thực tế. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành tuy đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện so với trƣớc đây, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đấu tranh PCGLTM hiện nay, dẫn đến vƣớng mắc trong áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

- Cần sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý nghiêm khắc hơn, “đủ độ răn đe” đối với hành vi vi phạm hành vi GLTM.

Các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, tiếp thu ý kiến của ngƣời dân, các nhà khoa học về tình trạng các chế tài xử lý hành vi GLTM còn thấp chƣa tƣơng xứng với tính chất, hậu quả của vi phạm GLTM. Cần phải tăng mức xử phạt vi phạm hành chính, kể cả xử lý hình sự đối với các hành vi gian lận thƣơng mại gây nguy hại đến sức khoẻ con ngƣời, đến quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức.

Cho đến nay chƣa có vụ gian lận thƣơng mại nào bị xử lý hình sự nên chƣa thể răn đe các doanh nghiệp, cá nhân cố tình vi phạm khiến ngƣời tiêu dùng bức xúc vì họ trả tiền mua hàng thật nhƣng nhận hàng giả, hàng nhái và trả đủ tiền nhƣng nhận lại thiếu số lƣợng.

Đúng là cần giáo dục về đạo đức trong kinh doanh, sản xuất của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhƣng chƣa đủ mà cần phải tăng cƣờng kiểm tra, xử

lý nghiêm minh thì mới có thể hạn chế đƣợc gian lận thƣơng mại. Cần kiểm tra, xử lý nghiêm minh các cá nhân, đơn vị có hành vi bảo kê cho hành vi GLTM.

Các cơ quan chức năng cần rà soát để phát hiện và xử lý một thực trạng hiện nay là sự chồng chéo, mâu thuẫn của các văn bản pháp luật phòng chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thƣơng mại. Qua thực tiễn, chúng tôi nhận thấy còn nhiều bất cập và sơ hở trong các quy định pháp luật đối với lĩnh vực hóa đơn, dẫn đến việc thất thu thuế rất lớn do các văn bản luật, thông tƣ, nghị định "đá nhau", chế độ xuất trình hóa đơn, chứng từ không thống nhất, không kiểm soát đƣợc giá trị hàng hóa đầu vào. Do vậy, cần đổi mới quy định pháp luật về thời gian xuất trình hóa đơn để giảm thiểu việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng để giải cứu các lô hàng nhập lậu, gian lận hóa đơn với rất nhiều thủ thuật tinh vi nhƣ việc sử dụng hóa đơn xoay vòng nhiều lần cho các lô hàng khác nhau.

Bàn về hệ thống quy định pháp luật, các chế tài còn quá nhẹ đối với hành vi gian lận thƣơng mại, TS. Vũ Thành Tự Anh (giám đốc nghiên cứu Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright) đã nhận xét: “Gây tổn thất mức nào phải bị trừng phạt tƣơng ứng.Việt Nam đã phát triển kinh tế thị trƣờng nhƣng lại thiếu những thể chế hỗ trợ đi kèm. Đó là trừng phạt những hành vi gian dối, gian lận thƣơng mại. Nguyên tắc cơ bản nhất về xử phạt của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới là khi doanh nghiệp vi phạm, gây ra tổn thất thế nào sẽ bị trừng phạt mức tƣơng ứng”.

Ở VN, những hành vi kinh doanh gian lận lại bị phạt rất nhẹ. Ví dụ trƣờng hợp trộn bột đá vào kẹo có thể đem đến lợi nhuận tiền tỉ nhƣng chỉ bị phạt vài chục triệu đồng. Vì biện pháp chế tài không đủ răn đe nên những doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ tính toán. Họ chấp nhận bị phạt. Tình trạng doanh nghiệp kinh doanh gian dối không phải bây giờ mới có mà từ lâu rồi và sẽ tiếp diễn. Vì thế biện pháp trừng phạt của Nhà nƣớc phải nghiêm minh. Hệ thống

độ nghiêm trọng mới chuyển sang hình sự. Ở các nƣớc họ có ủy ban điều tra. Khi xảy ra sự việc, các ủy ban này sẽ vào cuộc. Nhiệm vụ của các ủy ban này là xác định có vi phạm hay không, mức độ vi phạm đến đâu, hệ quả của nó ra sao. Sau đó là khởi kiện ra tòa hoặc điều trần trƣớc quốc hội...

Để có thể ngăn chặn đƣợc nạn ăn cắp xăng tại các cây xăng đã đến lúc đòi hỏi sự quyết liệt hơn nữa của cơ quan chức năng, không chỉ trong công tác thanh, kiểm tra, mà cả những đề xuất hữu hiệu phục vụ cho nhiệm vụ quản lý của mình nhƣ một chế tài thật nghiêm và thật nặng. Các hình thức xử phạt hành vi gian lận trong lĩnh vực xăng dầu hiện nay mới chỉ có tác dụng răn đe cảnh cáo là chính, chứ chƣa thể trị tận gốc căn bệnh đã nhờn thuốc này. Những cây xăng dùng công nghệ cao rút ruột xăng dầu của khách thì trƣớc khi đoàn kiểm tra vào cuộc, chủ cây xăng đã rút bộ phận vi mạch, tắt công tắc cho chip ngừng hoạt động.

Nếu chế tài xử lý quá nhẹ so với tính chất, hậu quả hành vi GLTM và khoản lợi nhuận nhiều gấp nhiều lần so với chế tài xử phạt thì không thể hạn chế đƣợc tình trạng vi phạm pháp luật đang gia tăng và biến tƣớng nhƣ hiện nay. Vì sao gian lận thƣơng mại diễn ra phổ biến? Câu trả lời đầu tiên là vì lợi nhuận. Giá 1kg thịt trâu nhập về khoảng 50.000 đồng nhƣng khi "chuyển thành" thịt bò thì số tiền thu về tăng gấp 5 lần. Tƣơng tự, nếu "biến táo" Trung Quốc thành táo Mỹ hay New Zealand thì tiền lãi tăng ít nhất 4 lần. Với thời trang hay mỹ phẩm đội lốt các nhãn hàng nổi tiếng thì số tiền gian thƣơng móc túi khách hàng là rất lớn.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng chống gian lận thương mại điện tử

Đây là lĩnh vực mới ở nƣớc ta, nên cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp. Thực trạng gian lận thƣơng mại hiện nay đang là vấn đề thách thức đối với cơ quan chức năng bởi những thủ đoạn rất tinh vi của các trang mua bán điện tử. Các khiếu nại của khách hàng chủ yếu liên quan đến việc khách hàng đã thanh toán nhƣng không nhận đƣợc sản phẩm, dịch vụ, hoặc sản phẩm,

dịch vụ kém chất lƣợng, hoặc bị mất thông tin cá nhân của chủ tài khoản. Nạn ăn cắp thông tin, gian lận tài chính và quảng cáo quấy rối ngƣời dùng là thực trạng đáng báo động và rất cần đến các chế tài pháp luật cũng nhƣ trang thiết bị kỹ thuật để có thể kiểm soát, phát hiện những hành vi GLTM trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta hiện nay.

Theo các chuyên gia, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm đƣợc những doanh nghiệp “ảo” này không đơn giản. Hơn nữa, các chế tài xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, so với khoản lợi nhuận từ hành vi bất chính gây ra không đáng là bao. Do vậy, nhà nƣớc cần sửa đổi, bổ sung để có các quy định pháp luật sát thực hơn về kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử nhƣ: vi phạm về hoạt động kinh doanh thƣơng mại điện tử; vi phạm về thông tin trên website thƣơng mại điện tử; vi phạm về giao dịch trên website thƣơng mại điện tử; giả mạo hoặc sao chép giao diện website thƣơng mại điện tử của thƣơng nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)