Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 27)

Thực hiện pháp luật là sự hiện thực hóa các quy định pháp luật trong thực tiễn cuộc sống. Thực hiện pháp luật là một trong những phạm trù cơ bản của lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, là giai đoạn quan trọng không thể thiếu của cơ chế điều chỉnh pháp luật.

- Khái niệm thực hiện pháp luật

Trong khoa học Lý luận nhà nƣớc và pháp luật, THPL đƣợc nhận thức chung là:

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [11].

Xét về cơ chế điều chỉnh pháp luật, thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, tiếp sau giai đoạn xây dựng pháp luật[3]. Hoạt động xây dựng pháp luật của nƣớc ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, tuy vậy, khâu yếu nhất là tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, đối với phòng chống gian lận thƣơng mại nói riêng.

- Vai trò và bản chất của thực hiện pháp luật

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của THPL, GS.TSKH. Đào Trí Úc đã viết: "bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung đƣợc xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể. Nói thực hiện pháp luật là nói đến một kết quả tích cực của

quá trình điều chỉnh pháp luật, mà điều chỉnh pháp luật thì hƣớng tới hai yêu

cầu: thực hiện hành vi hợp pháp hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật. Thực hiện pháp luật còn đƣợc hiểu là một quá trình thực hiện các quy định pháp luật, biến những quy định ấy thành hành vi tuân theo pháp luật. Ở nghĩa đó, thực hiện pháp luật cần đƣợc xem xét, đánh giá qua lăng kính của sự tƣơng tác giữa nhiều tác nhân thuộc nhiều nhóm hoạt động khác nhau nhƣng trên cùng một véc-

tơ tác động vào ý thức và hành vi của chủ thể thực hiện pháp luật hoặc hỗ trợ, xúc tác cho quá trình này".[21]

Thực hiện pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt, nếu quy định pháp luật không đƣợc thực hiện thì cũng chỉ còn là trên giấy tờ, không đi vào thực tế cuộc sống. Pháp luật chỉ có thể phát huy đƣợc vai trò và những giá trị của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi quy phạm pháp luật đƣợc tôn trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm minh trong cuộc sống.

Hiến pháp năm 2013 đã đƣợc ban hành với nhiều quy định tiến bộ, đặc biệt là về chế định quyền con ngƣời, quyền công dân. Triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, là yêu cầu bắt buộc chung đối với mọi chủ thể pháp luật, đặc biệt và trƣớc hết là đối với các cơ quan nhà nƣớc.

Đối với Nhà nƣớc, thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Trong nhà nƣớc pháp quyền, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật là trách nhiệm thƣờng trực của nhà nƣớc và phải đặt dƣới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Trong đó có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với việc THPL về PCGLTM. Trong nhà nƣớc pháp quyền, “các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của quyền con ngƣời, không đƣợc tuỳ tiện hoặc ngẫu nhiên, mà phải tuân theo các tiêu chuẩn đã định.”[1].

Tăng cƣờng hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nƣớc ta. Nhà nƣớc ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, hƣớng dẫn cách thức xử sự cho các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm tạo ra một trật tự để xã hội ổn định và phát triển. Mục đích đó chỉ đạt đƣợc khi các quy phạm pháp luật trở thành xử sự thực tế của các chủ thể, nếu không pháp luật đó vẫn ở trạng thái tĩnh, vẫn chỉ là pháp luật tồn tại “trên giấy”.

Pháp luật chỉ thực sự phát huy tác dụng khi đƣợc thực hiện trong cuộc sống, làm cho quan hệ giữa các chủ thể trở thành những mối quan hệ pháp lý (thể hiện thông qua những hành vi pháp lý của các chủ thể).

GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế khi bàn về vai trò của thực hiện pháp luật, đã viết: "Nhà nƣớc pháp quyền không chỉ cần một hệ thống pháp luật tốt mà điều quan trọng hơn nữa là pháp luật phải đƣợc thực hiện trong đời sống xã hội... Nhiều quy định pháp luật vì những lý do khác nhau không đƣợc thực hiện trong thực tế. Có thể nhận thấy rằng, tình trạng không bị xử lý hay xử lý không đúng, không công bằng đối với các hành vi vi phạm pháp luật là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng vi phạm pháp luật".[15]

Trong thực tế cuộc sống hiện đại, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu, là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có vai trò hiện thực hóa các quy định của pháp luật biến các quy định đó từ văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chỉ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật mục đích của nhà nƣớc khi ban hành pháp luật đƣợc hiện thực hóa, nhờ đó nhà nƣớc có thể điều hành và quản lí xã hội có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định.

Thực hiện pháp luật là yêu cầu đối với mọi cá nhân, tổ chức, vừa đảm bảo quyền của họ vừa bảo đảm quyền, lợi ích của toàn xã hội. Mục đích của thực hiện pháp luật là hiện thực hoá các quy định pháp luật. Theo các chuyên gia, vẫn còn có sự mất cân đối giữa xây dựng pháp luật và THPL. Do vậy cần tăng cƣờng giải pháp thúc đẩy tổ chức thực thi pháp luật có nhiều và cũng đã bàn đến nhiều nhƣng tại sao lĩnh vực này vẫn chƣa có những chuyển biến tích cực.

Theo PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ, phải tìm nguyên nhân chính đó là việc chúng ta còn thiếu một nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề và vì vậy, còn thiếu một quyết tâm ở tầm chính trị - pháp lý để tìm ra và triển khai những giải pháp toàn diện về vấn đề. Và cần có “đạo luật về tổ chức thi hành pháp

luật”. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, chúng ta đã có Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật, đƣa ra đƣợc những quy trình cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đề xuất sáng kiến pháp luật, trong soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và thông qua một dự án luật, một văn bản quy phạm pháp luật, nhƣng chúng ta lại không có một đạo luật, thậm chí một văn bản ở cấp thấp hơn về tổ chức thi hành pháp luật".[8]

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động tiếp theo sau xây dựng pháp luật và cũng là song song với xây dựng pháp luật, thể hiện trí tuệ, ý chí của các chủ thể pháp luật. Bằng hoạt động THPL mà các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống nhằm đạt đƣợc những mục đích nhất định vì lợi ích của mỗi thành viên, cũng nhƣ của cả cộng đồng xã hội. Thực hiện pháp luật còn giúp phát hiện những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp lý - xã hội để đảm bảo THPL trong cuộc sống.

Trong hoạt động xã hội hiện nay, điều quan trọng là tạo lập niềm tin vào pháp luật, vào công lý và vào chính quyền các cấp. Điều này lại phụ thuộc vào việc pháp luật có đƣợc thực hiện không, nhất là từ phía cán bộ, công chức. Khi nào các quy định pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hƣớng mong muốn có lợi cho xã hội, cho Nhà nƣớc, cũng nhƣ cho các cá nhân. Nhƣ vậy, không phải cứ xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật, lập ra nhiều cơ quan ban ngành chỉ đạo mà điều quan trọng nhất là phải thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu, quy định của pháp luật thành hiện thực trong cuộc sống. Ngƣời dân, ngƣời tiêu dùng phải đƣợc hƣởng quyền, lợi ích chính đáng. Thời gian qua nhà nƣớc ban hành một khối lƣợng lớn các văn bản pháp luật nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém về tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và THPL về PCGLTM nói riêng.

Nhà nƣớc ban hành các quy phạm pháp luật với mong muốn sử dụng tối đa các quy phạm pháp luật ấy để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật lại phụ thuộc vào hành vi của con ngƣời, phụ thuộc vào mức độ phù hợp của hành vi đó đối với các quy phạm pháp luật. Hành vi đó, dƣới góc độ pháp lý, là hợp pháp, là không trái, không vƣợt quá phạm vi các quy định của pháp luật. Hành vi hợp pháp có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự nhƣ vậy. Khi đó hành vi của họ là hành vi tự giác. Hành vi hợp pháp cũng có thể đƣợc thực hiện do ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh, do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc.

Nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau đƣợc đặt ra để điều chỉnh hành vi của chủ thể pháp luật cho phù hợp với lợi ích chung của Nhà nƣớc và xã hội. Có loại quy phạm pháp luật quy định những hành vi đƣợc thực hiện (đƣợc gọi là quy phạm pháp luật cho phép hay quy phạm pháp luật trao quyền, tức là xác định quyền của chủ thể pháp luật).

Có loại quy phạm pháp luật quy định những hành vi không đƣợc thực hiện (đƣợc gọi là quy phạm pháp luật ngăn cấm). Có loại quy phạm pháp luật quy định những hành vi phải thực hiện (đƣợc gọi là quy phạm pháp luật bắt buộc, tức là xác định nghĩa vụ của chủ thể pháp luật). Thực hiện pháp luật là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và mọi công dân, là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy phạm pháp luật trên đƣợc thực hiện, đi vào cuộc sống.

Một nhà luật học ngƣời Nga đã có nhận xét sâu sắc rằng: "quy phạm pháp luật không có hiệu lực một cách tự động theo kiểu “mệnh lệnh - hiệu lực”. Để khơi gợi đƣợc sự hƣởng ứng theo các yêu cầu đặt ra, trƣớc tiên các quy phạm pháp luật phải đi vào nhận thức, tâm lý của con ngƣời và “dấu vết” để lại đó đƣợc thể hiện qua những quan điểm, thái độ và những định hƣớng nhất định của

mỗi ngƣời...Vấn đề là ở chỗ, cần phải chuẩn bị cho đối tƣợng đƣợc tiếp cận với pháp luật và hình thành ở họ thái độ đúng đắn đối với pháp luật...".[4]

Để việc thực hiện pháp luật đƣợc hiệu quả, các chủ thể trong xã hội từ nhà nƣớc, cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cho đến công dân, tổ chức xã hội khác phải có ý thức tự giác, có kiến thức và kỹ năng thực hành pháp luật. Muốn đảm bảo THPL có hiệu quả thì cần phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi việc THPL đối với cả nhà nƣớc và các tổ chức, xã hội. Để đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, thông suốt, hạn chế và tiến tới giải quyết đƣợc tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc thực hiện pháp luật, góp phần nâng cao chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật và hiệu quả thực hiện pháp luật, cần phải tổ chức tốt việc theo dõi thực hiện pháp luật với các mục tiêu cụ thể.

Nội dung của hoạt động theo dõi, kiểm soát việc THPL bao gồm: xây dựng và hoàn thiện thể chế, tổ chức và các nguồn lực bảo đảm thực hiện hiệu quả việc theo dõi thực hiện pháp luật; kiến nghị các biện pháp cụ thể bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật đƣợc các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tuân thủ một cách nghiêm minh; xác định phạm vi, nội dung, giải pháp và phƣơng thức tổ chức việc theo dõi thực hiện pháp luật; xác định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong việc theo dõi thực hiện pháp luật; kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội.

- Các hình thức thực hiện pháp luật

Do quy phạm pháp luật khác nhau: cấm đoán, bắt buộc, cho phép, cho nên cũng có cách hình thức thực hiện pháp luật khác nhau. Tất nhiên đây chỉ là một trong các tiêu chí phân loại hình thức THPL. Bởi vì có thể xét về tiêu chí khác nhƣ: thực hiện pháp luật của cá nhân, của tổ chức, THPL trong lĩnh vực kinh tế,

văn hóa...Nhƣng cách phân loại của Lý luận nhà nƣớc pháp luật có nhiều hợp lý và đã và đang đƣợc thừa nhận chung.

Xét theo tính chất của các loại quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật gồm rất nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau, với mỗi loại quy phạm pháp luật có cách thức và quy trình thực hiện khác nhau. Thực hiện pháp luật đƣợc tiến hành thông qua nhiều cách thức và với những quy trình khác nhau.

Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc ý chí của mỗi chủ thể nhƣng cũng có thể chỉ phụ thuộc ý chí của Nhà nƣớc. Hành vi thực hiện pháp luật có thể đƣợc chủ thể tiến hành trên cơ sở nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải làm nhƣ vậy và do vậy chủ thể đã tự giác thực hiện. Cũng có thể hành vi thực hiện pháp luật đƣợc chủ thể tiến hành do ảnh hƣởng của những ngƣời khác, do bị áp dụng những biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp xử phạt, bị "áp chế" phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật.

THPL liên quan đến cả quy trình thủ tục và nội dung vật chất liên quan đến quyền, nghĩa vụ, biện pháp trách nhiệm pháp lý. Việc thực hiện một số quy phạm pháp luật có thể đƣợc tiến hành thông qua những quy trình giản đơn song cũng có nhiều quy phạm pháp luật để thực hiện đƣợc đòi hỏi phải thông qua những quy trình phức tạp với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định.

Khoa học pháp lý đã phân định thành bốn hình thức thực hiện pháp luật là: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc phân chia này chỉ có ý nghĩa tƣơng đối vì các hình thức thực hiện pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, trong áp dụng pháp luật về xử lý hành vi gian lận thƣơng mại, cơ quan quản lý thị trƣờng cũng phải "tuân thủ pháp luật", và "chấp hành pháp luật", "sử dụng pháp luật".

Tuân thủ pháp luật, hay còn gọi là tuân theo pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.

Pháp luật quy định những hành vi bị cấm nếu gây phƣơng hại lợi ích cá nhân và xã hội, gian lận thƣơng mại là một ví dụ. Nghĩa vụ pháp lý của các chủ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)