MỤC LỤC
- TC là toàn bộ chi phí thương xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho một năm), kể cả KH TSCĐ và tiền công lao động. - IC là một bộ phận cấu thành của TC bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên nhiên vật liệu, động lực, chi phí vật chất (không kể KH TSCĐ) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm).
Điều này rất khả quan bởi các phòng ban chức năng đã chú trọng không để các hộ dân chuyển hết diện tích sản xuất nông nghiệp của mình sang NTTS, một trong những nghề nóng ở nơi đây, nhằm làm giàu một cách nhanh chóng, tránh gây ra hiện tượng phát triển không theo quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường vùng đầm phá. Năm 2009, tranh thủ nguồn hỗ trợ của huyện 200 triệu đồng cùng với ngân sách hiện có, thị trấn đã đầu tư nâng cấp mở rộng thêm 3 m tuyến đường bê tông số 1, số 3, đúc thêm 600 tấm đan lát đường đi bộ, phối hợp với các cơ quan ban ngành của huyện tổ chức tốt “Festival Thuận An biển gọi” thu hút hàng nghìn lượt du khách, thông qua đó quảng bá về thị trấn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Mặt khác vào mùa mưa, lượng nước mưa đổ xuống lớn khiến cho độ mặn ao nuôi giảm, mùa nắng nắng gắt với cường độ cao khiến cho hơi nước bốc hơi, độ mặn trong ao nuôi tăng lên. Năm 2009 do lượng nước cung ứng lúc thì không đủ lúc lại qua nhiều khiến cho độ mặn trong ao nuôi không ổn định, tình trạng ngọt hóa rồi lại mặn hóa xảy ra liện tục ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng.
- Tuy có hệ thống kênh mương kiên cố nhưng nguồn nước ở đây vẫn chưa thể cung cấp kịp thời cho người dân bởi phải tùy thuộc vào lịch mở nước của đập Thảo Long phía đầu nguồn. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê qua các chỉ tiêu năng suất, GO, VA,GO/IC,VA/IC… Khi đánh giá mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó quan thời gian, qua không gian và giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận.
Trong khi đó, các hộ nuôi BTC mặc dù với diện tích nuôi nhỏ hơn nhưng là hình thức nuôi cao hơn, các hộ đã biết chú trọng vào công tác trang bị máy móc, bình quân một ao nuôi đều có ít nhất 1 máy bơm nước và 1 máy sục khí khiến cho chi phí MMTB của nhóm hộ này là 27.092,71 ngđ/ha, cao hơn so với các hộ QCCT. Việc trang bị thêm máy sục khí trong ao nuôi nhằm tạo ra nhiều oxi hơn cung cấp cho tôm, tránh được việc tôm thiếu oxi trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ lên cao làm nước bốc hơi nhanh, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tôm.
Thức ăn công nghiệp được các hộ BTC sử dụng chủ yếu là do đây là nguồn thức ăn tổng hợp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, lại tránh được các mầm bệnh thường có trong thức ăn tươi; thức ăn công nghiệp còn được bổ sung các gia vị kích thích và thu hút tôm đến ăn giúp tăng nhanh trọng lượng tôm. Ngoài các khoản mục trên thì các hộ QCCT còn chi thêm 442,48 ngđ/ha và các hộ BTC chi thêm 945,09 ngđ/ha cho các chi phí khác như điện, nhiên liệu… Chi phí này chiếm khoảng 1,5% trong chi phí trung gian của các hộ điều tra.
Diện tích bình quân của các hộ trong mẫu điều tra nhỏ (0,54 ha/hộ đối với hình thức nuôi QCCT và 0,34 ha/hộ đối với hình thức BTC) khiến cho các chỉ tiêu kết quả bình quân hộ nhỏ hơn nhiều so với chỉ tiêu kết quả bình quân ha. Và để xem hình thức BTC có thật sự là hình thức nuôi tốt, cần nhân rộng mô hình hay không, ta sẽ xem xét hiệu quả kinh tế đạt được trong vụ vừa qua của hai hình thức.
Năng suất của nhóm hộ QCCT là khá thấp bởi hình thức này đầu tư vốn ít, mức độ đầu tư con giống/ha thấp, ít chú trọng trong công tác cải tạo và xử lý ao đầu vụ dẫn đến năng suất thu được không cao. Nguyên nhân vì các hộ nông dân thường lấy công làm lãi, bỏ công sức lao động gia đình ra tích cực chăm sóc nhằm thu được kết quả cao, phần chênh lệch giữa giá trị gia tăng và lợi nhuận chính là chi phí lao động mà hộ gia đình đã bỏ ra.
Nguyên nhân là trong quá trình nuôi, các hộ này có hiện tượng dịch bệnh trong ao nuôi dẫn đến năng suất thấp, trọng lượng tôm kém, khiến cho quá trình sản xuất và VA thu được không cao. Đây là hình thức sản xuất được đầu tư MMTB khá kỹ tránh sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhất là lệ thuộc quá nhiều vào diện tích mặt nước nuôi trồng, chủ yếu dựa vào trình độ thuật áp dụng và khả năng đầu tư của hộ gia đình trên tất cả các mặt: vốn, trình độ kỹ thuật, công lao động đầu tư chăm sóc… Đối với mẫu điều tra, diện tích mặt nước thích hợp cho hoạt động sản xuất của các hộ BTC vào khoảng nhỏ hơn 0,3 ha.
Việc lựa chọn con giống kỹ càng, sạch bệnh, phát triển tốt và qua kiểm định chất lượng PCR sẽ giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn thời gian nuôi và tăng nhanh trong lượng tôm giúp đem lại năng suất cao hơn. Đầu tư thêm thức ăn, ngoài nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường ao nuôi, giúp tôm nhanh lớn và nhanh tăng trọng, đem lại năng suất cao, trọng lượng lớn và từ đó giúp đem lại giá trị sản xuất cũng như các chỉ tiêu hiệu quả cao hơn.
Nhưng để đạt được kết quả và hiệu quả cao như mong muốn với mức đầu tư cao về IC thì đòi hỏi chủ đầu tư cần có năng lực thực sự về mặt kỹ thuật, về khả năng tổ chức quản lý cũng như kinh nghiệm nuôi trồng. Từ sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ta thấy rằng: Mật độ con giống cao không hẳn đem lại năng suất cao mà còn đòi hỏi phải có sự đầu tư về thức ăn (chủ yếu là thưc ăn công nghiệp vì đây là loại thức ăn không mang mầm bệnh gây hại cho tôm), cần chú trọng trong công tác xử lý ao đầu vụ và trong quá trình nuôi cũng như cần phải tớch cực chăm súc để nắm rừ tỡnh hỡnh phỏt triển của tụm nuụi để cú biện phỏp xử lý kịp thời những thay đổi trong môi trường nuôi gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm.
Đầu tư lao động gia đình của các hộ đã đạt đến mức thích hợp nhất trong công tác chăm sóc. Hoạt động nuôi tôm đáp ứng được những yêu cầu đó và áp dụng đúng kỹ thuật sẽ đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao.
Một số hộ phải mua tụm giống từ bờn ngoài khụng rừ nguồn gốc và không được kiểm tra chất lượng làm ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn đã có công ty chế biến thủy hải sản Thuận An nhưng mối liên hệ giữa công ty và người dân không đủ chặt, phần lớn sản phẩm tôm nuôi được các hộ dân bán cho thương lái dẫn đến bị ép giá, thu nhập không cao, còn về phía công ty thì phải mua nguyên liệu với giá đắt hơn vì phải qua khâu trung gian.
Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm như Oxy hoà tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh… Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ. NTTS, mà đặc biệt là nuôi tôm, cùng với du lịch là những ngành kinh té mũi nhọn mà chính quyền thị trấn đã xác định trọng thời gian qua nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội địa phương, giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực tự nhiên, tạo ra nhiều việc làm nhằm giải quyết lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập cho người dân.