TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊNMÔN TIẾNG ANH CẤP THCS Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán Hà Nội, tháng 7/ 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC H
Trang 1TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
MÔN TIẾNG ANH CẤP THCS
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán)
Hà Nội, tháng 7/ 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Trang 2MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 2
PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 4
I Mục tiêu tập huấn: 4
1 Về kiến thức 4
2 Về kĩ năng 4
3 Về thái độ 4
II Nội dung tập huấn 5
III Giới thiệu tài liệu tập huấn 5
Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 5
I Lý do và mục đích biên soạn tài liệu 5
II Cấu trúc tài liệu 6
III Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 6
Nội dung 1.3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM 7
I Giới thiệu về Chuẩn 7
1 Khái niệm 7
2 Những yêu cầu cơ bản của chuẩn 7
3 Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục 7
4 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông 8
II Giới thiệu về phương pháp dạy học 10
III Giới thiệu về đánh giá 18
PHẦN HAI: DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 27
I Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực 27
1.1 Nguyên tắc chung 27
1.2 Đối với từng cấp học, lớp học 28
II Tổ chức dạy học theo Chuẩn KTKN của môn học đối với cấp THCS 29
1 Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và Chương trình GDPT môn Tiếng Anh 29
2 Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu tiết dạy 30
3 Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng 30
4 Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học 31
III Kiểm tra, Đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng 33
PHẦN BA: DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 36
I Đặc trưng của dạy học tích cực 36
II Ý tưởng cơ bản về dạy và học tích cực 36
2.1 Dạy và học tích cực thể hiện điều gì? 36
2.2 Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực 36
1 Không khí và các mối quan hệ nhóm 36
2 Sự phù hợp với trình độ phát triển 37
3 Gần gũi với thực tế 37
4 Mức độ hoạt động 37
5 Tự do sáng tạo 38
III Một số kĩ thuật dạy học tích cực 39
Trang 3IV Vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp 61
5 1 Các kĩ thuật dạy học tich cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tiếp nhận (receptive skills): nghe và đọc 61 5.2 Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tạo ngôn (productive skills): nói và viết 66
PHẦN BỐN: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG 73 PHỤ LỤC 75
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện quyết định của Bộ GDĐT về việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt
cán cấp THCS về thực hiện dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình giáo dục phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT với sự phối hợp của
Chương trình phát triển giáo dục trung học, các tác giả sách và tài liệu, cán bộ chỉđạo, GV giỏi có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh THCS để
biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo
chuẩn KT- KN chương trình GDPT môn Tiếng Anh.
Tài liệu gồm các phần :
Phần một: Những vấn đề chung
1 Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học
và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN của chương trình GDPT môn Tiếng Anh
2 Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT, KN của chươngtrình GDPT
Phần hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông
qua các kĩ thuật dạy học tích cực
1 Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong có thể vận dụng vào dạy học môn Tiếng Anh
2.Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực
3 Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Phần ba: Dạy học tích cực và một số kỹ thuật dạy học tích cực.
Phần bốn: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương.
Những vấn đề trình bày trong Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy
học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông thể hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, định hướng cho mỗi giáo viên thực
hiện một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của việcdạy học ở địa phương Điều quan trọng là phải thực hiện có kết quả việc thực hiệndạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, vậndụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả,phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương khắc phụcthiếu sót làm hạn chế, giảm sút chất lượng giáo dục bộ môn Việc đổi mới PPDH
Trang 5Tiếng Anh ở trường phổ thông, đặc biệt việc vận dụng phương pháp và kĩ dạy họctích cực thực sự là “Một cuộc cách mạng” trong dạy và học đòi hỏi GV, cỏn bộQLGD phát huy những bài học, kinh nghiệm để việc dạy học bộ môn thực sự bám sátchuẩn KT- KN
Trong quá trình sử dụng chắc chắn sẽ còn phát hiện được những sai sót, rấtmong sự đóng góp của các thầy các cô giáo để tài liệu được hoàn thiện
Trân trọng cảm ơn,
Các tác giả
Trang 6PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I Mục tiêu tập huấn:
Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được:
1 Về kiến thức
a) Hiểu các khái niệm cơ bản về chuẩn;
b) Biết chọn lựa nội dung trong sách giáo khoa, những ví dụ thực tiễn đểdiễn tả rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng;
c) Thực hiện được việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹnăng (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra);
d) Biết phát huy khả năng sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học vàđổi mới kiểm tra, đánh giá khi thực hiện chuẩn KT-KN (tự xây dựng đượcmột số bài giảng và bài kiểm tra)
e) Hiểu rõ vai trò quan trọng việc dạy học phân hóa phù hợp với năng lực,trình độ học sinh, phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh (tự xây dựngđược một số bài giảng và bài kiểm tra)
c) Tổ chức được các hoạt động học tập, thảo luận, báo cáo để có thể thamgia làm báo cáo viên trong các đợt tập huấn giáo viên của địa phương
3 Về thái độ
Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu đặt ra đối với công tác tập huấn bồidưỡng giáo viên cũng như chủ trương dạy học, kiểm tra, đánh giá theochuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT);
Trang 7II Nội dung tập huấn
1 Giới thiệu nội dung Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
2 Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học qua
áp dụng các kỹ thuật dạy - học tích cực
3 Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
4 Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương
III Giới thiệu tài liệu tập huấn
1 Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổthông;
2 Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩnkiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông;
3 Các tài liệu tham khảo về dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức,
kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông
Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
I Lý do và mục đích biên soạn tài liệu
Ngày 05/05/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông(CTGDPT)
Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kỹ năng (KT-KN) được thể hiện, cụ thể hoá ởcác chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng được thểhiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học
Điểm mới của CTGDPT lần này là đưa Chuẩn KT-KN vào thành phần củaCTGDPT, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT-KN tạonên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảngdạy, học tập; hạn chế dạy thêm, học thêm
Việc làm rõ điểm mới của CTGDPT giúp các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáohiểu đúng và làm đúng là hết sức cần thiết
Một thực tế nữa là các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng đượcChuẩn KT-KN trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; song vẫn chưa đáp ứng
Trang 8được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, cần phải được tiếp tục quan tâm, chútrọng hơn nữa.
Từ lí do và mục đích trên, Bộ GDĐT tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Hướng dẫnthực hiện Chuẩn KT-KN của CTGDPT” cho các môn học, nhằm giúp các cán bộquản lý giáo dục, các cán bộ chuyên môn, giáo viên, học sinh nắm vững và thực hiệnđúng theo Chuẩn KT-KN
II Cấu trúc tài liệu
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông
Phần thứ nhất có hai nội dung chủ yếu:
1 Giới thiệu chung về Chuẩn và Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trìnhgiáo dục phổ thông
2 Hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Các phần tiếp theo: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN môn học biên soạn theo hướng chi tiết,tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của Chuẩn KT-KN từng đơn vịkiến thức bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợihơn nữa cho giáo viên và học sinh thực hiện trong quá trình giảng dạy, học tập; kiểmtra, đánh giá
III.Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu
1 Nghiên cứu thật kỹ để hiểu sâu nội dung tài liệu;
2 Vận dụng được trong dạy học và kiểm tra, đánh giá;
3 Chia sẻ thông tin với đồng nghiệp thông qua các đợt bồi dưỡng, tập huấn, hộithảo cũng như các sinh hoạt chuyên môn sau này;
4 Đóng góp thông tin:
Trong quá trình học tập, làm giảng viên và sử dụng tài liệu vào dạy học, kiểmtra, đánh giá, mỗi giáo viên cần nghiên cứu sâu để góp ý cho tài liệu, bìnhluận, đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu, giúp các tác giả chỉnhsửa, nâng cao chất lượng tài liệu;
5 Phát triển tài liệu:
Trang 9Trên cơ sở tài liệu của Bộ, giáo viên có thể phát triển tài liệu phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương, phù hợp với năng lực, trình độ củagiáo viên, học sinh
I Giới thiệu về Chuẩn
1 Khái niệm
Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí)
tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động,công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạtđược mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh, chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánhgiá chất lượng Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện
2 Những yêu cầu cơ bản của chuẩn
2.1 Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độchủ quan của người sử dụng chuẩn;
2.2 Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng; 2.3 Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được;
2.4 Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng
2.5 Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặcnhững lĩnh vực có liên quan
3 Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
3.1 Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là Chuẩn) là mức độ yêu cầu và
điều kiện đối tượng giáo dục được đánh giá phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêuchuẩn chất lượng giáo dục Chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục (gọi tắt là tiêu chuẩn); mỗi tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu, tiêu chí đánh giáchất lượng giáo dục (gọi tắt là tiêu chí)
Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là đối tượng) chủyếu là: Chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; Cơ sở giáo dục; Cán bộquản lý và Nhà giáo; Học sinh
3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là tiêu chí) là mức độyêu cầu và điều kiện đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêuchuẩn Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục
Trang 103.3 Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là chỉ số) là mức độ yêu
cầu mà đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí
4 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông
Trong CTGDPT, Chuẩn KT-KN được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề củachương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuốicủa chương trình mỗi cấp học
Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thểhóa thành Chuẩn KT-KN của chương trình môn học, chương trình cấp học
4.1 Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu vềkiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn
vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun)
Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiếnthức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được
Yêu cầu về KT-KN thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN
Mỗi yêu cầu về KT-KN có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiếnthức, kỹ năng cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được
cả nội dung KT-KN và mức độ cần đạt về KT-KN
4.2 Chuẩn KT-KN của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu vềKT-KN của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạnhọc tập trong cấp học
Trang 11a Các mức độ về kiến thức
Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chươngtrình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhậnthức ở cấp cao hơn
Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thônghiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo
- Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có
thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sựkiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp
- Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm,
hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu
- Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ
thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khảnăng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp,nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó
- Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin
nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụthuộc lẫn nhau giữa chúng
- Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác
định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp
- Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ
sung thông tin từ các nguốn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới
Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu Các mức độ cònlại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh
Trang 12Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu; mức độ còn lại chútrọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh
II Giới thiệu về phương pháp dạy học
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặcđiểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phươngpháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho họcsinh”
16/2006/QĐ-1 Quan điểm dạy học
(QĐDH) là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp (PP), trong
đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, cơ sở lý thuyết của lýluận dạy học, những điều kiện, hình thức tổ chức dạy học, những định hướng về vaitrò của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong quá trình dạy học (DH)
2 Phương pháp dạy học (PPDH) là những hình thức và cách thức hoạt động
của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học
3 Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những động tác, cách thức hành động của của
GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiểnquá trình dạy học
Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng việc lựa chọn các phươngpháp dạy học cụ thể Phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa ra các mô hìnhhoạt động Kỹ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất thực hiện các tình huống cụ thểcủa hoạt động
4 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội dung vàhình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học,
đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học, đổi mới kỹ thuật dạy, học với định
hướng:
4.1 Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông;
4.2 Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể;
4.3 Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh;
Trang 134.4 Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường;
4.5 Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học;
4.6 Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phươngpháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của cácphương pháp dạy học truyền thống;
4.7 Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệtlưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin
5 Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổilối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”(PPDHTC) với các kỹ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thầnhợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập
và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “Học” là
quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử líthông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin,năng động, sáng tạo trong cuộc sống Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạyhọc sinh cách tìm ra chân lí Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợptác) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học Học để đáp ứngnhững yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Những điều đã học cần thiết, bổích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội
PPDHTC, được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động Kỹ thuật dạy, học tích cực là “hạt nhân” của PPDHTC, hướng tới việc
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tíchcực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cựccủa người dạy
5.1.Các yếu tố tác động trong các PPDHTC
a Phương tiện vật chất luôn là yếu tố cần thiết, nếu được sử dụng hợp lí có thểdẫn đến biến đổi sâu sắc quan hệ giáo dục Công nghệ thông tin, thiết bị dạy họcđược sử dụng đúng liều lượng sẽ thích hợp với hứng thú và mục tiêu học tập
b Trong PPDHTC, GV có vai trò kích thích HS hoạt động Tuỳ theo yêu cầu
GV có thể là người thúc giục, hoặc trung gian, hoà giải, cố vấn Phân biệt PPDHTCvới phương pháp cổ truyền là ở chỗ GV là chất xúc tác, không đảm nhận một hành
Trang 14động trực tiếp nào; GV là người kích thích nhằm thường xuyên thức tỉnh một sốkhuynh hướng, một số quy trình bổ sung cần thiết cho sự thăng bằng nhân cách.
c Dạy học cần xuất phát từ những gì ta hiểu về trẻ em để tiến tới những gì trẻ
em phải đạt được HS không có năng lực giống nhau, dạy học cần thích ứng với trình
độ, sự thông minh của các em Đánh giá trẻ em trên cơ sở năng lực của chính trẻ em.5.2.Thuận lợi và khó khăn của PPDHTC
có ý thức và trách nhiệm trong học tập; biết học mọi lúc, mọi nơi, tiến tới biết tự học,
tự đánh giá, có nhu cầu và hứng thú học tập suốt đời
b Một số khó khăn :
- PPDHTC không thể bao quát toàn bộ lĩnh vực giáo dục có những kiến thứckhông thể do HS phát hiện được mặc dù cung cấp cho HS bất cứ phương tiện nào.Cũng không phải mọi HS đều sẵn sàng tham gia vào hoạt động tích cực;
- Trong nhiều trường hợp, nếu cho phép người học phát hiện, giải quyết, chiếmlĩnh tri thức thì mất rất nhiều thời gian Từ đó có thể thấy không thể áp dụng máymóc PPDHTC cho toàn bộ các bài học, các nội dung dạy học ;
- PPDHTC đòi hỏi một số điều kiện như GV, HS, phương tiện, tài liệu Thựctiễn cho thấy còn có những vùng HS chưa thích nghi với PPDHTC Tập quán lạc hậucủa một số địa phương cũng cản trở PPDHTC ;
- Nếu quá thiên về PPDHTC có thể có ảnh hưởng thiên lệch trong tâm lí củatrẻ, chẳng hạn: phủ nhận vai trò của môi trường; hoặc do đề cao quá vai trò người học
có thể dẫn đến coi nhẹ vai trò của người dạy và HS có thể tự mãn;
- PPTC chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học: nếu chỉthiên về những kĩ năng, thành tựu đơn giản thì những HS xuất sắc bị thiệt thòi.Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho HS chậm phát triển, kémthông minh
6 Đặc trưng cơ bản của PPDHTC
6.1 Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thôngqua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh
Trang 15Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm Trongphương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thểcủa hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức
và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứkhông phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vàonhững tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thínghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiếnthức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp kiến tạo ra kiến thức, kĩ năng đó, khôngrập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
Dạy theo cách này, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà cònhướng dẫn hành động Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho từng họcsinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng,thực hiện thày chủ đạo, trò chủ động
“Hoạt động với kỹ thuật dạy học tích cực, làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự
ồn ào sôi động, hiệu quả”
6.2 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học củahọc sinh
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinhkhông chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạyhọc
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học,
kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻkhối lượng kiến thức ngày càng nhiều
Trong các phương pháp học tập thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyệncho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họlòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ đượcnhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá
trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động,
đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà saubài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên
6.3 Dạy học phân hoá kết hợp với hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đềutuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân
Trang 16hoá về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài họcđược thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập Áp dụng phương pháp dạy học tíchcực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này càng lớn.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hìnhthành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy -trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnhnội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhânđược bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độmới Bài học phải tận dụng được vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống cũng như những trảinghiệm phong phú của thầy giáo
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớphoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhómnhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giảiquyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu thực sự cần phối hợp giữa các cánhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Hoạt động nhóm làm cho từng thành viên bộc lộsuy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình ; được tập thể uốn nắn, điều chỉnh; phát triểntình bạn, ý thức cộng đồng, tạo niềm vui, hứng khởi trong học tập, nâng cao ý thức tổchức kỷ luật, tính tập thể, tinh thần tương trợ, hợp tác, Hoạt động theo nhóm nhỏ sẽtránh được hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, các
em sẽ năng động, tự tin hơn Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống họcđường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động
xã hội
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liênquốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phảichuẩn bị cho học sinh
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vaitrò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổchức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếmlĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêucầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhãhơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rấtnhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò làngười gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìmtòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên phải có trình độ chuyên môn
Trang 17sâu rộng, có năng lực sư phạm mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của họcsinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
7 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phảivận dụng một cách hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kếthợp với các phương pháp hiện đại
7.1 Yêu cầu chung
a Căn cứ Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học Chú trọng dạy họcnhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo khôngquá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thác sâu KT-KNtrong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh
b Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giáchọc tập của học sinh Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tựnghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong họctập cho học sinh
c Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa họcsinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của họcsinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm
d Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vậndụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộcsống
e Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy họcđược trang bị hoặc các do giáo viên, học sinh tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệthông tin trong dạy học
f Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ củahọc sinh trong quá trình học tập; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá
và tăng cường hiệu quả việc đánh giá
7.2 Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục
a Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước Nắmvững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạocủa ngành, trong CT-SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổchức dạy học, kĩ thuật dạy học và đánh giá kết quả giáo dục
Trang 18b Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong CTGDPT,đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, động viên, khuyến khích giáo viêntích cực đổi mới PPDH.
c Có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhàtrường một cách hiệu quả; thường xuyên, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy, họctheo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đồng thời với tích cực đổimới PPDH
d Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả đồngthời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải dokhông bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng
7.3 Yêu cầu đối với giáo viên
a Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng: mục tiêu của bàigiảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng Dạy không quátải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năngphải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh
b Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cáchình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặcđiểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương
c Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham giamột cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất vàlĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của họcsinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập chohọc sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân
d Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển
tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các TBDH; tổ chức có hiệu quả cácgiờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giảiquyết các vấn đề thực tiễn
e Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệuquả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất củabài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thểcủa trường, địa phương
7.4 Yêu cầu đối với học sinh
Trang 19a Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn
b Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hànhvận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và cácvấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp vớikhả năng và điều kiện
c Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận,tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thày, cho bạn
d Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt độnghọc tập của bản thân và bạn bè
III.Giới thiệu về đánh giá
1 Quan niệm về đánh giá
Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin, xác định mức độ đạt được vềthực hiện mục tiêu
Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mụctiêu Kiểm tra là công cụ của đánh giá, đồng thời kiểm tra, đánh giá là hai khâu trongmột quy trình thống nhất xác định kết quả thực hiện mục tiêu Trong nhiều trườnghợp, khi nói đánh giá, nghĩa là đã bao gồm cả kiểm tra
2 Hai chức năng cơ bản của đánh giá
2.1 Chức năng xác định:
a Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu;
b Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng
2.2 Chức năng điều khiển:
a Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác địnhnguyên nhân;
b Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nângcao chất lượng, hiệu quả
3 Chất lượng giáo dục phổ thông (gọi tắt là chất lượng giáo dục hoặc chất lượng) và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông (gọi tắt là đánh giá chất lượng giáo dục; đánh giá chất lượng hoặc đánh giá)
3.1 Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đượcquy định tại Luật Giáo dục
Trang 203.2 Đánh giá chất lượng là hoạt động đánh giá các đối tượng của giáo dục (gọi tắt
là đối tượng) về mức độ đáp ứng các Quy định về chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụcđối với từng đối tượng do Bộ GDĐT ban hành
Đánh giá là một thành tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáodục Đánh giá thường ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trởthành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượngmới hơn trong cả một quá trình giáo dục
Những đối tượng được đánh giá chủ yếu trong giáo dục phổ thông là: Chươngtrình, sách giáo khoa, tài liệu; Cơ sở giáo dục phổ thông; Cán bộ quản lý, Nhà giáo;
Học sinh Tuy nhiên, tài liệu này chỉ đề cập đến đánh giá học sinh
4 Mục đích đánh giá chất lượng
4.1 Đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo
dục trong từng giai đoạn của đối tượng được đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chấtlượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận đối tượng đạt chuẩn chấtlượng giáo dục
4.2 Kết quả đánh giá chất lượng:
a Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu củachương trình; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đóđiều chỉnh PPHT; phát triển kỹ năng tự đánh giá;
b Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ họclực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi;giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH;
c Giúp cán bộ quản lý giáo dục đề ra giải pháp quản lý phù hợp để nâng caochất lượng giáo dục;
d Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từnglớp và của cả cơ sở giáo dục
5 Quy trình đánh giá chất lượng
5.1 Đối tượng tự đánh giá;
5.2 Đánh giá ngoài;
5.3 Công nhận đối tượng đạt chuẩn chất lượng giáo dục
Tự đánh giá là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của đối tượng căn cứ vàochuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GGĐT ban hành để chỉ ra các điểm mạnh,
Trang 21điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đápứng chuẩn chất lượng giáo dục.
Đánh giá ngoài đối với đối tượng được đánh giá là hoạt động đánh giá của một tổchức đánh giá ngoài (không bao gồm đối tượng được đánh giá) nhằm xác định mức
độ đối tượng thực hiện chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành
6 Yêu cầu đánh giá
6.1 Đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp; cácyêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của học sinh sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp,mỗi cấp học
6.2 Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tậpcủa các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, địnhkỳ; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ chính xác, kháchquan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề.Kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo hướng vừa đánh giá được đúng chuẩn kiếnthức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao; kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản,năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớmáy móc kiến thức
6.3 Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tươngđương của các đề kiểm tra, thi Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, thivấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt; phát huy
ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức
6.4 Đánh giá chính xác, đúng thực trạng: đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêuđộng lực phấn đấu vươn lên, ngược lại đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếuthân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm trí tuệ, giảm vai trò tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh
6.5 Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh,giúp học sinh sửa chữa thiếu sót Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh,chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm; năng lực vận dụngvào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp; quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực,chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như cáctiết thực hành, thí nghiệm
6.6 Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh khôngchỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập Tạo điều kiện cho học
Trang 22sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tậptrung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trongviệc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp; có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trongđánh giá.
6.7 Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của họcsinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học.Chú trọng phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quátrình dạy học
6.8 Kết hợp thật hợp lý giữa đánh giá định tính và định lượng: Căn cứ vào đặcđiểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, qui định đánhgiá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hay đánh giá bằng nhận xét, xếploại của giáo viên
6.9 Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài
Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hòa giữađánh giá trong và đánh giá ngoài:
a Tự đánh giá của HS với đánh giá ngoài của bạn học, của GV, của cơ sở giáodục, của gia đình và cộng đồng
b Tự đánh giá của GV với đánh giá ngoài của đồng nghiệp, của học sinh, giađình học sinh, của các cơ quan quản lý giáo dục và của cộng đồng
c Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá ngoài của các cơ quan quản lýgiáo dục và của cộng đồng
d Tự đánh giá của ngành giáo dục với đánh giá ngoài ngành (đánh giá trongnước và đánh giá quốc tế)
6.10.Kết hợp đánh giá theo Mẫu và đánh giá theo Chuẩn
a Đối với đánh giá theo Mẫu:
- Tăng cường chất lượng công cụ đánh giá: sử dụng hệ thống câu hỏi mở thay vìnhững câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc;
- Điều chỉnh mục tiêu đánh giá: Không chỉ đánh giá việc nắm KT-KN của họcsinh, mà phải chú trọng đánh giá khả năng vận dụng các KT-KN; khả năng phân tích,
lý giải, truyền đạt thuyết phục khi xem xét và giải quyết các vấn đề
b Đối với đánh giá theo Chuẩn:
- Xây dựng Chuẩn đầu ra;
Trang 23- Tổ chức đánh giá đúng quy trình theo Chuẩn đầu ra.
tra, đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan
trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học
7 Việt Nam tham gia PISA 2012
7.1 Lịch sử ra đời
Nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên về các dữ liệu đều kỳ và tin cậy
về kiến thức và kỹ năng của học sinh cũng như việc thực hiện của các hệ thống giáodục, OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới - Organization forEconomic Cooperation and Development) đã bắt đầu chuẩn bị PISA vào khoảng giữathập kỷ 90 Năm 1997 PISA đã chính thức được triển khai Cuộc khảo sát đầu tiêndiễn ra trong năm 2000, các cuộc tiếp theo vào các năm 2003; 2006; 2009 và kếhoạch sẽ là các cuộc điều tra trong các năm 2012, 2015 và những năm tiếp theo 7.2 PISA là gì ?
PISA là chữ viết tắt của "Programme for International Student Assessment Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do OECD khởi xướng và chỉ đạo
-Chương trình PISA mang định hướng trọng tâm về chính sách, được thiết kế và
áp dụng các phương pháp cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bàihọc về chính sách đối với giáo dục phổ thông
7.3 Đặc điểm của PISA
PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ Hiện đã có hơn 60 quốc giatham gia vào cuộc khảo sát có chu kỳ 3 năm 1 lần này để theo dõi tiến bộ của mìnhtrong phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản
a Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá kiến thức và kỹnăng của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốcgia
b Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề được xem xét và đánhgiá:
- Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các hiệu trưởng, giáo viên vàphụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng
ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộcsống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng phải một số loại hình giảng dạy vàhọc tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường học có
Trang 24thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khókhăn?”.
- Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chươngtrình giáo dục cụ thể PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và
kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên môn cơ bản và khả năng phân tích, lý giải vàtruyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề
- Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứcần biết trong nhà trường Để trở thành những người học suốt đời có hiệu quả thanhniên không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn cả ý thức về lý do và cáchhọc PISA không những đo cả việc thực hiện của học sinh về đọc hiểu, toán và khoahọc mà còn hỏi học sinh cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như các chiến lượchọc tập
7.4 Mục tiêu của PISA
Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc
phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của
cuộc sống sau này ở mức độ nào
Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kĩnăng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trìnhgiáo dục quốc gia Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông” (literacy)
Để làm được việc đó PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có
thể so sánh được ở tầm quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về trình độ
đọc, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15
7.5 Các lĩnh vực năng lực phổ thông (literacy domain) được đánh giá trong PISAKhái niệm literacy (tạm dịch là năng lực phổ thông) là một khái niệm quan trọngtrong việc xác định nội dung đánh giá của PISA Việc xác định khái niệm này xuấtphát từ sự quan tâm tới những điều mà một học sinh sau giai đoạn giáo dục cơ sở cần
biết, trân trọng, và có khả năng thực hiện – những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc
sống trong một xã hội hiện đại Các lĩnh vực năng lực phổ thông về làm toán, về
khoa học, về đọc hiểu được sử dụng trong PISA
Năng lực làm toán phổ thông (mathematic literacy): Năng lực của một cá nhân
để nhận biết và hiểu về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học đểđưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được các nhu cầu của đờisống cá nhân vừa như một công dân biết suy luận, có mối quan tâm và có tính xây
Trang 25dựng Đó chính là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi thôngtin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán họctrong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau.
Trong khuôn khổ của PISA, năng lực làm toán phổ thông được định nghĩa là nănglực của một cá nhân:
a Có thể xác định và hiểu được vai trò của toán học trong thế giới;
b Có khả năng lập luận toán học tốt;
c Biết học toán, vận dụng toán theo cách nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hiệntại và tương lai của cá nhân như một công dân sáng tạo, có trách nhiệm và nhạy bén”.Bởi vậy, năng lực làm toán phổ thông không đồng nhất với nội dung của mộtchương trình toán nhà trường (phổ thông) truyền thống mà điều cần nhấn mạnh đó làkiến thức toán học được sử dụng như thế nào để tạo ra khả năng suy xét, lập luận vàphát hiện được những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các tình huống, các sự kiện
Năng lực đọc hiểu phổ thông (reading literacy): Năng lực của một cá nhân để
hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, nâng cao kiếnthức và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời sống xã hội Trong định nghĩanày cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự giải mã và thấu hiểu tư liệu: bao hàm cảviệc hiểu, sử dụng và phản hồi về những thông tin với nhiều mục đích khác nhau
d Theo PISA, định nghĩa về đọc và biết đọc có sự thay đổi theo thời gian vàđiều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏiphải mở rộng cách hiểu về việc biết đọc
e Biết đọc không chỉ còn là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhàtrường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan trọng trong việcxây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trongsuốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau,trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn
Năng lực khoa học phổ thông (science literacy): Năng lực của một cá nhân biết
sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng
cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và thông qua hoạt động của conngười, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên Cụ thể là :
f Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định các câu hỏi, chiếmlĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở chứng
cứ về các vấn đề liên quan tới khoa học
Trang 26g Hiểu những đặc tính của khoa học như là một dạng tri thức của loài người vàmột hoạt động tìm tòi khám phá của con người.
h Nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thànhmôi trường văn hóa, tinh thần, vật chất
i Sẵn sàng tham gia – như là một công dân tích cực - vận dụng hiểu biết khoahọc, vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học
Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving): Khả năng sử dụng kiến thức của
một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết thực tế Bằng những tình huốngrèn luyện trí óc, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng phối hợp các lĩnh vực đọc hiểu,làm toán và khoa học mới đưa ra được giải pháp
7.6 Đối tượng đánh giá
Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng tới 16tuổi 2 tháng) đang theo học trong các nhà trường trung học Một tỷ lệ học sinh chọntheo mẫu ngẫu nhiên, không phân biệt đang học lớp nào, sẽ được chọn để cho tiếnhành đánh giá, tuy nhiên các quốc gia tham gia có thể chọn một tỷ lệ cao hơn tỷ lệchung của PISA nếu thấy cần có các phân tích chi tiết hơn về tình hình giáo dục trongnước
7.7 Những quốc gia đã tham gia PISA
Tất cả các nước thành viên OECD, cùng với một số quốc gia đối tác (partnercountries) khác Kỳ đánh giá năm 2000 có 43 nước tham gia, năm 2003 có 41 nước,năm 2006 là 57 nước và 2009 có 67 nước Các quốc gia và vùng lãnh thổ tham giaPISA chiếm tới hơn 90% dân số toàn thế giới
Trang 27PHẦN HAI: DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
I Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực
1.1 Nguyên tắc chung
1.1.1 Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất địnhđược dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnhvực nào đó Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm haythái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn Chuẩn phải có hiệu lực ổn định vè
cả phạm và thời gian áp dụng Chuẩn phải đảm bảo tính khả thi, điều này cónghĩa Chuẩn có thể đạt được, có sự dung hoà hợp lý giữa yêu cầu phát triển ởmức cao hơn so với những thực tiễn đang diễn ra Chuẩn phải đảm bảo tính cụthể, tường minh và có chức năng định lượng Chuẩn cần đảm bảo không mâuthuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực và các lĩnh vực khác liên quan.Chuẩn có tác động ở nhiều mức độ, từ cấp trường tới các cấp cao hơn, và nhìeuthành phần như học sinh, giáo viên, các cấp quản lý, phụ huynh học sinh Điềunày là do Chuẩn làm rõ những kết quả mong đợi học sinh cần đạt và làm đượccũng như chỉ rõ mục tiêu dạy học cho các giáo viên đồng thời hỗ trợ việc chỉđạo cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như giảng dạy Điều này
có thể được thể hiện như sau:
Đối với người học: Chuẩn đặt các mong đợi cụ thể cho người học, giúp ngườihọc hiểu những gì cần làm để đạt được chuẩn
Đối với người dạy: Chuẩn giúp cho giáo viên thiết kế bài giảng, tổ chức việchọc tập, kiểm tra và đánh giá tập trung vào các chuẩn cần đạt Khi giáo viênlàm được điều này, việc học tập và giảng dạy sẽ có định hướng hơn so vớitrước
Đối với các cấp quản lý: Chuẩn cung cấp cho các cấp quản lý công cụ để giámsát, quản lý, chỉ đạo việc dạy và học có hiệu quả hơn, tập trung được nguồn lựcvào những yêu cầu trọng tâm Đảm bảo được việc dạy và học thống nhất trêntoàn quốc
1.1.2 Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơbản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và cóthể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm) Mỗi yêucầu về kiến thức, kỹ năng có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến
Trang 28thức, kỹ năng cụ thể hơn, tường minh hơn; có thể được minh chứng bằng các
ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kỹ năng và mức độ cần đạt về kiếnthức kỹ năng tương ứng
1.1.3 Các mức độ về kiến thức, kỹ năng
Các mức độ về kiến thức, kỹ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức,
kỹ năng của Chương trình Giáo dục Phổ thông
Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơbản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng để có thể phát triểnnăng lực nhận thức ở cấp cao hơn
Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập,làm thực hành, thực hiện các hoạt động giao tiếp
Kiến thức, kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ hcọ sinh ởcác mức độ từ đơn giản đến phức tạp; bao hàm các mức độ khác nhau của nhậnthức
Mức độ cần đạt về kiến thức được xác định theo 6 mức độ theo phân loại tưduy của Bloom, tuy nhiên ở THCS mới chỉ áp dụng tới mức vận dụng
1.2 Đối với từng cấp học, lớp học
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương tình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tốithiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạtđược sau từng giai đoạn học tập trong từng cấp học
Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các chương trình cấp học thể hiệnkết quả mong đợi ở người học sau mỗi cấp học và đáp ứng cho công tác quản
lý, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chươngtrình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà họcsinh cần đạt được ở cuối cấp học Điều này thể hiện tầm nhìn về sự phát triểncủa học sinh sau mỗi cấp học, đối chiếu với những mục tiêu đề ra của cấp học.Chuẩn kiến thức, kỹ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõràng về kiến thức, kỹ năng Chuẩn kiến thức, kỹ năng có tính tối thiểu, nhằmđảm bảo mọi học sinh cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.Chuẩn kiến thức, kỹ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông.Trong Chương trình Giáo dục Phổ thông, Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu
về thái độ của người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương
Trang 29trình môn học theo từng lớp; đồng thời, Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu
về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học
Chuẩn kiến thức, kỹ năng được sử dụng để đáp ứng việc thống nhất công tácchỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá; hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưathêm nội dung cao hơn so với yêu cầu so với chuẩn kiến thức, kỹ năng vào dạyhọc và kiểm tra đánh giá; góp phần hạn chế dạy thêm, học thêm; tạo điều kiện
cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá vàthi thống nhất theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng
II Tổ chức dạy học theo Chuẩn KTKN của môn học đối với cấp THCS
1 Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và Chương trình GDPT môn Tiếng Anh.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáodục Phổ thông bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, tính phù hợp của Chươngtrình đồng thời bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục
Do Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để:
1.1 Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánhgiá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
1.2 Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánhgiá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên.1.3 Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảmbảo chất lượng giáo dục
1.4 Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi;đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng được biên soạn theohướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của Chuẩnkiến thức, kỹ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa Giáo viêncần bám sát Chuẩn để thực hiện công việc giảng dạy hang ngày
2 Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu tiết dạy.
Căn cứ Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu bài học Chú trọng dạyhọc nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức kỹ năng, đảm bảokhông quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; mức độ khai thácsâu kiến thức, kỹ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu củahọc sinh
Trang 30Giáo viên cần có sáng tạo về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủđộng, tích cực, tự giác học tập của học sinh Chú trọng rèn phương pháp tư duy, nănglực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tựtin trong học tập cho học sinh.
Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, học sinh vàhọc sinh; việc dạy học được tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tậpcủa học sinh; kết hợp giữa các hoạt động cá nhân với tập thể, độc lập với hợp tác,phối hợp theo nhóm, theo cặp
Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần chú trọng tới việc rèn luyện các kỹnăng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dungbài học với thực tiễn cuộc sống
Việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học được trang bị hoặc tự làmcần được chú trọng trong các hoạt động dạy và học, đặc biệt là tính hiệu quả Việcứng dụng các tiến bộ trong công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chấtlượng cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức,
kỹ năng
Học sinh cần được động viên, khuyến khích kịp thời trong quá trình học tậpnhằm giúp các em tiến bộ Các nội dung, hình thức đánh giá, cách thức đánh giá cầnđược đa dạng nhằm nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá quá trình học tập
3 Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Giáo viên cần bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng với mụctiêu đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng nhằm dạy học khôngquá tải và không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa Việc khai thác sâu các kiến thức,
kỹ năng cần phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh trong từng trường hợp
cụ thể
Giáo viên cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt độnghọc tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưngbài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và đạiphương
Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia mộtcách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnhhội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học
Trang 31sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trông học tập chohọc sinh; giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển
tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học, công nghệthông tin; tổ chức hiệu quả các giờ dạy thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quenvận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
Giáo viên cũng cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy họcmột cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học,lớp học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượngdạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của nhà trường và địa phương
4 Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học
1 Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để xác định kiến thức bám sát chuẩnkiến thức, kỹ năng để:
+ Hiểu chính xác đầy đủ nội dung bài học
+ Xác định mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và pháttriển ở HS
+ Xác định trật tự lôgic bài học
2 Xác định được khả năng đáp ứng và các nhiệm vụ nhận thức của HS:
+ Xác định được khả năng kiến thức HS đã có và cần có
+ Dự kiến những khó khăn, tình huống có thể xảy ra và các phương án giảiquyết
3 Lựa chọn phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạyhọc và cách thức đánh giá cho phù hợp giúp HS chủ động sáng tạo, phát triển nănglực tự học
- Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Các mục tiêu được biểu hiện bằng các động từ :
* Mục tiêu kiến thức gồm 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích,đánh giá, sáng tạo Tuy nhiên đối với HS phổ thông thường chỉ sử dụng với 3 mức độnhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
* Mục tiêu về kỹ năng
Gồm hai mức độ làm được và thông thạo
* Mục tiêu thái độ
Trang 32Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con ngườitoàn diện theo mục tiêu.
4 Vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật dạy học tích cực để xâydựng các hoạt động lên lớp
Xây dựng kế hoạch bài học: xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cáchthức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và họccủa HS
a Cấu trúc của một kế hoạch bài học
+ Mục tiêu bài học
+ Chuẩn bị của GV và HS:
- GV chuẩn bị các thiết bị dạy học, các phương tiện cần thiết
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, tài liệu, đồ dùng dạyhọc, )
- Thời lượng để thực hiện hoạt động
- Kết luận của GV về : kiến thức, kỹ năng, thái độ, những sai sót thường gặp,
d Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
Xác định cho HS những việc cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố
và khắc sâu kiến thức, mở rộng kiến thức,
III Kiểm tra, Đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học ( Thuận
lợi, khó khăn, nguyên nhân)
Với những thế mạnh của bộ SGK Tiếng Anh từ THCS đến THPT và những đặcthù của bộ môn, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của HS đã cónhững ưu điểm sau:
- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá
- Đảm bảo tính thường xuyên
Trang 33Tuy nhiên việc đánh giá kết quả học tập còn nhiều bất cập như:
- Cũng do ảnh hưởng của thi trắc nghiệm nên các kĩ năng nói và nghe ở nhiềutrường không được đầu tư về cơ sở vật chất như băng máy, để dạy và học được hiệuquả
- Chưa đảm bảo tính toàn diện, hệ thống và phát triển
2 Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học
- Bám sát các yêu cầu về KT- KN của chuẩn KT-KN môn học,
- Đánh giá việc áp dụng các kiến thức ngôn ngữ vào các kĩ năng giao tiếp hơn làkiểm tra các kiến thức ngôn ngữ
- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung môn học ởtừng cấp, lớp
- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường cáchình thức đánh giá theo kết quả đầu ra
3 Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học
- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung của môn TiếngAnh ở từng lớp
- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúphọc sinh sửa chữa thiếu sót Cần có nhiều hình thức và độ phân hoá trong đánh giáphải cao; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâmtới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu kiếnthức, hình thành kĩ năng mới
- Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh
mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học Chútrọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm; năng lực vận
dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp Chú trọng phương pháp, kĩ thuật
lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh khôngchỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập Tạo điều kiện cho họcsinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tậptrung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trongviệc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp
Trang 34- Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, thi đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn
kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao Đổi mới ra đề kiểm tra 15 phút,kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, nănglực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gianquy định
- Kết hợp hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm pháthuy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức
4 Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN (xác định mục đích
kiểm tra đánh giá; biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra; tổ chức kiểm tra; xử lý kếtquả kiểm tra, đánh giá)
4.1 Để bảo đảm thực hiện chức năng của KTĐG, cần thực hiện các yêu cầu sautrước khi biên soạn đề kiểm tra:
Xác định rõ mục đích KTĐG:
- Kiểm tra phân loại để đánh giá trình độ xuất phát của người học
- Kiểm tra thường xuyên
Xây dựng tiêu chí đánh giá:
- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ năng
- Đảm bảo độ tin cậy
- Đảm bảo tính khả thi
- Đảm bảo yêu cầu phân hoá
Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần KTĐG,
- Xây dựng ma trận nội dung KT cần kiểm tra: đơn vị bài, cụm đơn vị bài, cuốihọc kì,
4.2 Lưu ý khi biên soạn đề kiểm tra:
- Hình thức bài kiểm tra
- Cấu trúc bài kiểm tra
- Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức, có thể xác định theo 6 mức độ:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá (Bloom) Tuy nhiên,đối với học sinh phổ thông, thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhậnbiết, thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko gồm 4 mức độ:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao).
4.3 Một số đề kiểm tra tham khảo Xem phần Phụ lục
Trang 35PHẦN BA: DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
I Đặc trưng của dạy học tích cực
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh
Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác;
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Dạy và học tích cực nhấn mạnh:
- Tính hoạt động cao của người học
- Tính nhân văn cao của giáo dục
Bản chất của dạy và học tích cực là :
- Khai thác động lực học tập của người học để phát triển chính họ
- Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học,đảm bảo cho họ thíchứng với đời sống xã hội
II Ý tưởng cơ bản về dạy và học tích cực
2.1 Dạy và học tích cực thể hiện điều gì?
Tạo ra tác động qua lại trong môi trường học tập an toàn
Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực
Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS
Thử thách và tạo động cơ cho HS
Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết
Chủ động trao đổi/xây dựng kiến thức
Khai thác, tư duy, liên hệ
Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước
2.2 Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực
1 Không khí và các mối quan hệ nhóm
• Xây dựng môi trường lớp học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trêntường, cách sắpxếp không gian lớp học…)
• Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần
• Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực
Trang 36• Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻkinh nghiệm, và hợp tác trong các hoạt động tổ chức và học tập.
• Tạo ra môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng lời, khônggây phiền nhiễu
• Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, đùa giỡn trong quátrình thực hiện nhiệm vụ
2 Sự phù hợp với trình độ phát triển
• Tính tới sự phân hoá về nhịp độ học tập giữa các học sinh khác nhau
• Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của học sinh
• Trình bày sáng rõ về những mong đợi của thày ở trò (nhất trí thoả thuận)
• Đưa ra các yêu cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa
• Cho phép học sinh giúp đỡ lẫn nhau
• Quan sát trẻ học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em
• Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu trẻ động não và hỗ trợ từng học sinh
• Tạo điều kiện trao đổi về nhiệm vụ với trẻ (vòng tròn đánh giá)
3 Gần gũi với thực tế
• Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của trẻ và thế giớithực tại xung quanh
• Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực
• Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để
“mang” học sinh lại gần đời sống thực tế
• Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với trẻ, và là những nhiệm vụ vận dụng môn học
• Khai thác những đề tài vượt lên trên những giới hạn của cácmôn học riêng rẽ
4 Mức độ hoạt động
• Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi
• Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực
• Tích hợp các hoạt động học mà chơi/các trò chơi giáo dục
• Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập
• Tăng cường các trải nghiệm thành công
• Tăng cường sự tham gia tích cực
• Đảm bảo hỗ trợ đúng mức (học sinh hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ từ thày cô)
Trang 37• Đảm bảo đủ thời gian thực hành.
Mối quan hệ giữa các mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS
Hỗ trợ
Tương táctích cực
Thiếu thốn
(bị bỏ rơi)Ít
tích cựcKhông có Tương tác
5 Tự do sáng tạo
Nếu những câu hỏi sau đây có thể được trả lời thỏa đáng:
1 Trẻ có thường xuyên được lựa chọn hoạt động hay không?
2 Trẻ có được lên kế hoạch/đánh giá bài học, nhiệm vụ và hoạt động haykhông?
3 Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất định, trẻ có được tự do xác định quátrình thực hiện và bản chất sản phẩm hay không?
4 Trẻ có được giao nhiệm vụ trên cơ sở thực tiễn nhà trường và thực tế nhómhay không?
Từ đó:
• Động viên khuyến khích trẻ tự mình giải quyết vấn đề
• Đặt các câu hỏi mở, yêu cầu tự luận - thay vì các câu hỏi đóng mang tính nhắclại (cho phép trẻ đào sâu suy nghĩ sáng tạo)
• Tạo điều kiện và cơ hội để trẻ tham gia
Học tích cực tạo điều kiện cho học sinh tự do sáng tạo và phát huy được tiềmnăng của các em
III Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1 Lí do áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
Tăng cường hiệu quả học tập
Tăng cường trách nhiệm cá nhân
Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau
Trang 38 Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm
2 Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1 Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cánhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
a Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
• Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)
• Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây
• Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)
• Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và nhữngđiều bạn không thích Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
• Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời
• Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
• Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu
b Các nhiệm vụ trong nhóm
* Người quản gia:
Ý kiến chung của cả nhóm về
chủ đề
1
Viết ý kiến cá nhân
4 Viết ý
kiến cá nhân
2 Viết ý
kiến cá nhân
3
Viết ý kiến cá nhân
Trang 39• Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tàiliệu đó ở đâu.
• Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc
• Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài liệunào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó
• Khi nhiệm vụ của nhóm đã hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo viên
và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu
* Người giữ trật tự:
• Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm không thảo luận quá to
• Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ nóimột cách nhẹ nhàng hơn
• Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện yêucầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn
* Người giám sát về thời gian:
• Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm
• Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian chophép
• Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với cácthành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác thôi, nếukhông toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được”
• Trong quá trình thảo luận, bạn có thể thông báo về thời gian còn lại
• Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn thành bàitập
* Thư ký:
Trang 40• Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc.
• Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cNn thận và
rõ ràng
* Người phụ trách chung:
• Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm
• Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề không có trong bàitập, bạn phải yêu cầu họ quay trở lại nội dung làm việc
• Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các thànhviên còn lại chú ý lắng nghe
• Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và thamgia
• Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục
2 Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa cácnhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm: Nâng cao vai trò của cá nhântrong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phảitruyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2)