Nội dung cơ bản cần chú ý ở các chương Chương 1- Các cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XVIII, chương này có 4 ý, trình bày các cuộc cách mạng tư bản đầu tiên, đề cập đế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THPT – VIỆN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSPHN
TÀI LIỆU
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN
CỦA CÁC TỈNH THAM GIA DỰ ÁN
(MÔN LỊCH SỬ LỚP 11)
PGS TS Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) ThS Nguyễn Thị Thế Bình
ThS Nguyễn Mạnh Hưởng
HÀ NỘI, 2007
Trang 22 Phần lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)
3 Phần lịch sử Việt Nam lớp 11 (từ năm 1858 đến 1918)
III Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
1 Phát huy tích cực học tập của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
2 Quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông và bản chất của nó
3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử lớp 11
4 Thực tế việc sử dụng phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
IV Một số phương pháp tích cực cần được vận dụng trong dạy học lịch sử lớp 11 trung học phổ thông
1 Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
2 Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử
3 Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy học sinh
V Đổi mới soạn giáo án
CHUYÊN ĐỀ 2 - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trang 32 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
3 Những điều kiện cần thiết để đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử ở trường phổ thông
4 Một số yêu cầu về phương pháp luận và lí luận dạy học khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử ở trường phổ thông
III Hướng dẫn thiết kế và trình diễn trực quan bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1 Những khái niệm cơ bản về phần mềm PowerPoint
2 Khởi động và thoát khỏi chương trình PowerPoint
3 Quy trình thiết kế và trình diễn trực quan bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
IV Một số hình thức, phương pháp sử dụng phần mềm PowerPoint nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1 Sử dụng Power Point hỗ trợ thiết kế và trình chiếu các kênh hình, tư liệu và sự kiện lịch sử
2 Sử dụng Power Point hỗ trợ trình chiếu băng hình, các trích đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử
3 Sử dụng Power Point hỗ trợ xây dựng và trình chiếu các niên biểu, sơ đồ, đồ thị, biểu đồ trong dạy học lịch sử
4 Sử dụng Power Point hỗ trợ xây dựng bài tập, bài kiểm tra, đố vui lịch sử, thực hiện các hoạt động ngoại khóa
V Giới thiệu một số phần mềm tiện ích khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1 Sử dụng phần mềm Violet trong dạy học lịch sử
2 Sử dụng phần mềm HTVideo để xử lí và biên tập các đoạn phim tư liệu trong dạy học lịch sử
VI Khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1 Tìm kiếm thông tin trên mạng
2 Lưu thông tin, hình ảnh, các đoạn phim tư liệu từ trong Web
CHUYÊN ĐỀ 3 – ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Trang 4CHUYÊN ĐỀ 1 - ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2 Về kĩ năng
+/ Biết đánh giá đúng thực trạng dạy học lịch sử hiện nay, phát hiện đượcnhững nguyên nhân của tình hình đó, xác định trách nhiệm của người giáo viêntrong việc nâng cao chất lượng dạy học
+/ Mạnh dạn và kiên trì áp dụng phương pháp dạy học tích cực, vận dụngthành thạo các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện tiên tiến
3 Về thái độ
Có tinh thần cầu thị, ủng hộ đổi mới phương pháp dạy học lịch sử Tham giatích cực trong đợt tập huấn Mạnh dạn và chủ động trao đổi, thảo luận trong quátrình học tập để đi đến những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp
Cụ thể, Lịch sử thế giới cận đại (nâng cao) bao gồm:
Trang 5Chương I Các cuộc cách mạng tư sản (giữa thế kỷ XVI - cuối thế kỷXVIII)
Chương II Các nước Âu - Mĩ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Chương III Phong trào công nhân thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Chương IV Các nước châu Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Chương V Các nước châu Phi, Mĩ latinh thời cận đại
Chương VI Chiến tranh thế giới thứ nhất
Ôn tập Lịch sử thế giới cận đại
Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 chương trình cơ bản chỉ có 3 chương
Chương I Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ latinh từ đầu thế kỷXIX đến đầu thế kỷ XX
Chương II Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Chương III Những thành tựu văn hoá thời cận đại
Ôn tập Lịch sử thế giới cận đại
Như vậy, so với chương trình lớp 11 trước đây, chương trình Lịch sử thếgiới cận đại lớp 11 Ban nâng cao có nặng hơn Nó không chỉ bao gồm cả Lịch sửthế giới cận đại ở lớp 10 và lớp 11 mà còn thêm nhiều nội dung mới, ví dụ cũngbài Cách mạng tư sản Pháp, hiện nay chỉ được học 2 tiết, còn ở Ban nâng cao lớp
11 là 3 tiết; Thêm nội dung mới như: Châu Âu từ chiến tranh Napônêông đến Hộinghị Viên, hay các nước châu Phi, Mĩ latinh thời cận đại được học trong 2 tiết
Tuy vậy, cấu tạo của các chương, bài trong sách thì có gọn hơn, hợp logiclịch sử hơn
Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 Ban nâng cao được chia làm 6 chươngtương ứng với các thời kỳ và nội dung cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại nhưcác cuộc cách mạng tư sản, các nước đế quốc Âu Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷXX; Các nước châu Á, châu Phi, Mĩ latinh thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Như vậy, 3 chương đầu với học sinh lớp 11 Ban nâng cao được học toàn bộchâu Âu và Bắc Mĩ thời cận đại với 3 nội dung lớn tương ứng với 3 chương là cáccuộc cách mạng tư sản; Các nước Âu Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vàphong trào công nhân Điều đó giúp học sinh nhận thức lịch sử hệ thống hơn.Chương IV, chương V, học sinh được học lịch sử một số nước và khu vực chính
ở châu Á, châu Phi và Mĩ latinh Chương trình như vậy vừa đảm bảo tính khoahọc của sử học (học theo nước và khu vực), vừa đảm bảo tính tư tưởng (phongtrào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc được làm nổi bật) Riêng ĐôngNam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được tăng thời lượng thỏa đáng
1.2 Những điểm mới của nội dung Lịch sử thế giới cận đại lớp 11
Trang 6a) Về cơ bản nội dung Lịch sử thế giới cận đại ở lớp 11 Ban nâng cao - là
ổn định, không có nhiều điểm khác so với Lịch sử thế giới cận đại được học trongcác chương trình trước đây, cả quan điểm lẫn sự kiện, hiện tượng lịch sử Tronggần 350 năm từ cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - cách mạng Nêđéclan 1566 đếncách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều biến cốthăng trầm, chứng kiến những thay đổi lớn lao trên tất cả các mặt của đời sống xãhội loài người Để đảm bảo tính cơ bản, tính hệ thống, tính dân tộc, tính hiện đại,chúng ta tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ đưa đến
sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản Có thể nói một nội dung lớn rất cơbản của Lịch sử thế giới cận đại là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giảiquyết vấn đề ai thắng ai giữa giai cấp tư sản đang lên được quần chúng nhân dânủng hộ với chế độ phong kiến đã lỗi thời lạc hậu Cuộc đấu tranh này diễn raquyết liệt trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, từ kinh tế, chính trị,quân sự, tư tưởng, văn hoá - xã hội Nó diễn ra rộng khắp châu Âu rồi Bắc Mĩ,kéo dài từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX
Thứ hai: Cuộc cách mạng công nghiệp Đây là nội dung lịch sử lớn và rất
quan trọng mặc dù thời lượng dành cho nó rất ít Sự thắng thế của chủ nghĩa tư bảnđối với chế độ phong kiến không phải chỉ trong các cuộc cách mạng xã hội, trongđấu tranh giai cấp Cuộc đấu tranh đó chỉ có thể giải quyết xong xuôi, triệt để khigiai cấp tư sản tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp Chính cách mạng côngnghiệp mà chủ nghĩa tư bản tiến hành không chỉ đảm bảo sự thắng thế của giai cấp
tư sản đối với chế độ phong kiến mà còn đưa xã hội loài người lên một giai đoạnphát triển cao hơn - thời đại văn minh công nghiệp Nội dung lịch sử này trước kia
có được đề cập đến xong vẫn bị xem nhẹ Trong sách giáo khoa lớp 11 nâng caolần này, cuộc cách mạng công nghiệp, sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, văn họcnghệ thuật được chú trọng hơn
Thứ ba: Chủ nghĩa tư bản được thiết lập ở hầu hết các nước châu Âu và Bắc
Mĩ, giai cấp tư sản thay thế giai cấp phong kiến thống trị xã hội Sau các cuộc cáchmạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, đưa chủ nghĩa tư bảntrở thành hệ thống thế giới, chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độcquyền - chủ nghĩa đế quốc - gắn liền với quá trình đó là quá trình xâm lược, bànhtrướng thuộc địa của các nước tư bản Âu Mĩ, biến hầu hết các nước Á - Phi, Mĩlatinh thành thuộc địa, thị trường của chủ nghĩa đế quốc
Thứ tư: Cùng với sự ra đời của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản cũng xuất
hiện Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã dẫn tới cuộc đấu tranh của giai cấp
Trang 7công nhân chống giai cấp tư sản Cuộc đấu tranh này phát triển từ thấp đến cao,
từ tự phát đến tự giác, từ không có tổ chức đến tổ chức Sự ra đời của chủ nghĩaMác đánh dấu bằng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tháng 2 - 1848, đưa phongtrào công nhân thành phong trào cộng sản quốc tế
Thứ năm: Sự xâm lược, thống trị của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc
địa, phụ thuộc ở Á, Phi, Mĩ latinh dẫn tới bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóngdân tộc Lúc đầu, vì thiếu đường lối cách mạng đúng đắn nên phong trào lần lượtthất bại Sang đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân thế giới nói chung, cuộc cách mạng dân chủ Nga 1905 - 1907 nói riêng, đặcbiệt sự thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa, phong tràogiải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh có những bước tiến bộ nhanhchóng Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới và nhân dân các nước thuộcđịa, phụ thuộc chống chủ nghĩa thực dân, chế độ thuộc địa là nội dung quan trọngcủa Lịch sử thế giới cận đại Cuộc đấu tranh cũng trải qua nhiều thất bại, tổn thấtnặng nề Song sự đoàn kết của nhân dân bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc đãmang lại nhiều thắng lợi, tiêu biểu là cách mạng tháng hai và cách mạng thángMười Nga năm 1917
Cuối cùng là quan hệ quốc tế, sự phát triển không đều giữa các nước đế
quốc, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu
xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới đầu tiên trong lịch sử loài người Kết cụccủa cuộc chiến tranh và sự ra đời của nước vô sản đầu tiên trên thế giới đã kếtthúc thời cận đại
b) Phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cơ bản, trình bày các nước châu Á,
châu Phi và khu vực Mĩ latinh từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và cuộc Chiếntranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) Đây là một vấn đề khó khi giảng dạyLịch sử thế giới cận đại là thiếu hệ thống, không liên tục Vì vậy khi nghiên cứuhọc tập phần này cần nhắc lại những nét chính về nội dung lịch sử trước đó cóliên quan
Nội dung nổi bật phần này là các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ latinh
từ thế kỷ XIX đã không đứng vững trước làn sóng thôn tính ào ạt của các nướcphương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ thuật quân sự cũng tối tânhơn nên lần lượt trở thành thuộc địa và phụ thuộc Riêng Nhật Bản với cuộc Duytân Minh trị (1868) đã vượt qua được thử thách đó, giữ vững chủ quyền, vươn lênthành một nước tư bản và bước vào hàng ngũ đế quốc Thành công của Nhật Bản
đã gây lên tiếng vang lớn, ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc củanhiều nước châu Á theo khuynh hướng tư sản, Trung Quốc do sự bảo thủ của
Trang 8triều Mãn Thanh đứng đầu là Từ Hi đã bị thất bại trong việc áp dụng kinh nghiệmduy tân trong cuộc vận động năm Mậu Tuất (1898), đã tiến theo con đường cáchmạng với học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, dẫn đến cuộc cách mạng TânHợi (19110), nhưng phải dừng lại nửa chừng Phong trào giải phóng dân tộc cũnglên cao ở Inđônêxia, Philippin, Đông Dương
c) Về những nội dung khó của lịch sử thế giới cận đại trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11.
Nhìn chung Lịch sử thế giới cận đại dưới con mắt của các nhà sử họcmácxít được phản ánh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 tương đối ổn định,không có những xáo trộn, thay đổi cả sự kiện, hiện tượng, tư liệu cũng như quanđiểm nghiên cứu Tuy nhiên chúng ta cũng lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất: Về vấn đề phân kỳ lịch sử thế giới cận đại, mốc mở đầu, kết thúc
cũng như phân chia các thời kỳ, giai đoạn của thời đại này, có nhiều ý kiến khácnhau
Chúng ta biết rằng lịch sử phát triển liên tục, là một hệ thống hoàn chỉnhkhông thể chia cắt Sự phân kỳ cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mang tính chất quyước, song lại rất cần thiết trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Mỗi người cómột quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn tiêu chí phân kỳ Hơn thế nữa, sựvận động lịch sử không diễn ra đồng đều với nơi này lại không phù hợp với nơikhác và quan điểm khác nhau Sử học của chúng ta là nền sử học mácxít, lấy chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ namcho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Vì vậy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủnghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về hình thái kinh tế xã hội vẫn là tiêu chí cănbản cho việc phân kỳ các thời đại Cách mạng Hà Lan bùng nổ năm 1566, dẫudiễn ra dưới hình thức một cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, không có ảnhhưởng sâu rộng như các cuộc cách mạng Anh, Mĩ, Pháp, nhưng lại là cuộc cáchmạng tư sản đầu tiên, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Cáchmạng tháng Mười Nga năm 1917 kết thúc thời cận đại mở đầu thời hiện đại cũngtheo tiêu chí ý nghĩa như vậy
Thứ hai: Các cuộc cách mạng công nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật thời cận đại cần được chú trọng, nhấn mạnh hơn trong giảng dạy Nếu trướckia chỉ đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thì nay cần mở rộng hơn ởPháp, Đức, Mĩ Cần cho học sinh thấy rằng "xét cho cùng năng suất lao động làcái đảm bảo cho thắng lợi của trật tự xã hội này đối với xã hội khác" (Lênin) Chủnghĩa tư bản chỉ có thể thắng được chế độ phong kiến khi nó tiến hành cách mạng
Trang 9công nghiệp Cũng cần thấy rằng mỗi nước có con đường tiến hành cách mạngcông nghiệp riêng của mình, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Thứ ba: Các nước tư bản Âu Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được viết
"mềm" hơn, bỏ đi những nhận định đánh giá mang tính áp đặt, giáo điều như
"Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản giẫy chết", "Chủ nghĩa đế quốc giai đoạntột cùng của chủ nghĩa tư bản"
Thứ tư: Khác với các sách giáo khoa lịch sử trước đây, trong sách giáo
khoa lịch sử lớp 11 lần này cung cấp thêm tư liệu lịch sử, bản đồ, tranh, ảnh lịch
sử Đây là nguồn tư liệu giúp cho thầy và trò nhận thức đầy đủ hơn, chân thựchơn đối với các sự kiện lịch sử Tuy nhiên điều đó cũng gây không ít khó khăntrong giảng dạy vì nhiều tư liệu, kênh hình, không phải giáo viên nào cũng hiểuhết nội dung lịch sử, ý nghĩa của kênh hình đó
Thứ năm: Nhìn chung nội dung Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 Ban KHXH
- NV là khá phong phú với nhiều sự kiện hiện tượng phức tạp Nó đòi hỏi ngườigiáo viên không những phải nắm vững lịch sử thời kỳ này để biết 10 dạy 1, màcòn phải tinh thông nghề nghiệp, đủ trình độ, bản lĩnh để xác định đúng đắn nộidung cơ bản của khoá trình
1.3 Nội dung cơ bản cần chú ý ở các chương
Chương 1- Các cuộc cách mạng tư sản (giữa thế kỷ XVI - cuối thế kỷ
XVIII), chương này có 4 ý, trình bày các cuộc cách mạng tư bản đầu tiên, đề cập
đến quá trình ra đời và phát triển của CNTB từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX.Mỗi cuộc cách mạng tư sản nổ ra trong thời kỳ này vì những duyên cớ trực tiếp,diễn biến, kết quả khác nhau song đều có những nét chung như giai cấp tư sản giữvai trò lãnh đạo, quần chúng nhân dân lao động là lực lượng quan trọng quyếtđịnh thắng lợi của cách mạng, đều thực hiện những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ và
mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.Vì vậy, khi dạy học chương I giáo viênlưu ý học sinh về sự phát triển hợp quy luật của lịch sử loài người qua các sự kiệnnày Ba cuộc cách mạng tư sản đầu tiên: Hà Lan, Anh, Mĩ được học trong 3 tiết,riêng cách mạng Pháp được học trong 3 tiết Điều đó chứng tỏ cách mạng Phápđược chú trọng, trong chương trình bộ môn, là cuộc cách mạng tư sản điển hình,
có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử thế giới ở thế kỷ XIX và cả sau này Khi giảngdạy 4 cuộc cách mạng này, ngoài việc cung cấp cho các em thấy được cái chung
và giải thích vì sao như vậy (đối với học sinh giỏi)
Chương II - Các nước Âu Mĩ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được học trong 7
tiết với 4 nội dung cơ bản: Châu Âu từ chiến tranh Napônêông đến Hội nghịViên; Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, các cuộc
Trang 10cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ giữa thế kỷ XIX và các nước đế quốccuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sau thắng lợi của cách mạng Pháp 1789, với sựảnh hưởng của nó, chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở nhiều nơi trên thế giới Ởnhững nước tiên tiến, cách mạng công nghiệp đã diễn ra, tạo điều kiện củng cốthành quả của cách mạng tư sản.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dẫn đến yêucầu ngày càng cao về thị trường, nguyên liệu đối với các nước tư bản Vì vậy cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự chuyển biến của CNTB từ tự do cạnhtranh sang độc quyền đó là sự tăng cường xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thìtrường và bóc lột nhân dân thuộc địa
Chương III - Phong trào công nhân giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chương này có 5 tiết, trình bày các vấn đề cơ bản sau:
- Phong trào công nhân được bắt đầu cùng với sự ra đời của giai cấp vô sảncông nghiệp, chống lại sự bóc lột của giai cấp tư sản bằng nhiều hình thức đấutranh phong phú
- Vai trò của C Mác và Ăngghen trong việc sáng lập ra chủ nghĩa xã hộikhoa học, đưa phong trào công nhân phát triển lên một bước mới Tuyên ngôncủa Đảng cộng sản; Quốc tế thứ nhất
- Cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3- 1871 và sự thành lập Công xã Pari
- Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Quốc tế thứ hai
- V.I Lênin và phong trào công nhân Nga Cách mạng 1905 - 1907
Chương IV - Các nước châu Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX được
học trong 7 tiết Nhật Bản, Ấn Độ mỗi nước 1 tiết; Trung Quốc: 2 tiết, Đông NamÁ: 3 tiết Chương này giới thiệu cho học sinh tình hình các nước châu Á cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX với các con đường khác nhau: Nhật Bản nhờ có Minh Trịduy tân mà thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, trở thành đế quốc hùngmạnh duy nhất ở châu Á Trung Quốc, Ấn Độ là 2 nước lớn nhất ở châu Á trởthành thuộc địa, nửa thuộc địa; Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng cónhững nét riêng khác nhau Khi giảng dạy chương này cần chú trọng những nétchung, nét riêng, con đường của mỗi nước trước sự xâm lược của chủ nghĩa thếgiới phương Tây
Chương V - Các nước châu Phi và Mĩ latinh thời cận đại được học trong 2
tiết, mỗi châu lục 1 tiết Đây là nội dung lịch sử mới mà học sinh chưa được học ởtrung học cơ sở Kiến thức của chương cũng nhiều và nặng, do đó khi dạy chươngnày chỉ giúp cho học sinh nắm được những nét chính về tình hình châu Phi và Mĩlatinh thời cận đại và một số phong trào đấu tranh giành độc lập tiêu biểu
Trang 11Chương VI - Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 được học 2 tiết.
Chương này cung cấp cho học sinh về sự kiện kết thúc thời cận đại, cũng là kếtquả phát triển của lịch sử thời kỳ này Đó chính là nguyên nhân sâu xa, diễn biến,tính chất và hậu quả của nó đối với nhân loại
2 Phần lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)
2.1 Những điểm mới về nội dung, chương trình Lịch sử thế giới hiện đại lớp 11.
a) Chương trình THPT lớp 11 mới được nâng cao hơn về nội dung và thời
lượng để đảm bảo tính hệ thống và toàn diện của chương trình và sách giáo khoa.
Tính hệ thống và tính toàn diện được thể hiện ở chỗ lịch sử phát triển của thế giớiđược thể hiện ở các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá và khoa học kỹ thuật,chứ không chỉ tập trung vào chiến tranh, cách mạng như trước đây Các sự kiện lịch
sử được sắp xếp theo trình tự diễn biến của thời gian và đặt trong mối quan hệ, gắn
bó mật thiết với nhau Lịch sử các quốc gia dân tộc được đặt trong mối quan hệ vớilịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử thế giới Việc đảm bảo tính hệ thống và tínhtoàn diện của chương trình lịch sử thế giới sẽ tạo điều kiện để học sinh THPT có thểnắm được những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử thế giới tiếp cận những vấn đề nàymột cách hoàn chỉnh, đáp ứng những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước hiện nay
b) Nội dung và quá trình phát triển của Lịch sử thế giới (1917 - 1945) đượccấu tạo theo khu vực địa lý lịch sử chứ không theo hình thái kinh tế - xã hội nhưtrước kia (hệ thống xã hội chủ nghĩa, hệ thống tư bản chủ nghĩa, phong trào côngnhân, phong trào giải phóng dân tộc ) Với cách cấu tạo theo khu vực địa lý -lịch sử, học sinh sẽ nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa các quốc gia trongkhu vực trong quá trình phát triển của lịch sử Từ đó, học sinh sẽ có được nhữngnhận thức bước đầu về tính khu vực, mối quan hệ khu vực, sự cần thiết phải hộinhập khu vực và làm thế nào để hội nhập với khu vực và thế giới một cách hiệuquả nhất
c) Chương trình và sách giáo khoa mới rất chú trọng đến lịch sử phát triển
kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật Những nội dung này được thể hiện
trong từng chương, từng bài, từng tiết học để học sinh nắm được sự tiến hoá củaLịch sử thế giới hiện đại lớp 11 trên các bình diện khác nhau Chính sự phát triểncủa văn hoá, khoa học - kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt thế giới và tác động mạnh
mẽ đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại
d) Chương trình và sách giáo khoa mới thể hiện tính cập nhật về nội dung
khoa học và về quan điểm đối với các sự kiện của lịch sử thế giới hiện đại Khác
Trang 12với các phần về lịch sử cổ trung đại, và cận đại, lịch sử thế giới hiện đại diễn biếnhết sức phức tạp, các sự kiện chằng chéo, đan xen lẫn nhau Nhiều sự kiện, biến
cố lịch sử cho đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, thậm chítrái ngược nhau Chương trình và sách giáo khoa mới đã cố gắng thể hiện tính cậpnhật về nội dung, tuy vậy vẫn phải đảm bảo tính ổn định của vấn đề và xem xétcác sự kiện theo đúng đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng ta Chẳng hạn nhưcách nhìn nhận, đánh giá về Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết (Bài:Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội 1921 - 1942) cũng cần thực sự khách quan,khoa học Về tập thể hoá nông nghiệp, cũng cần có cách nhìn mới về vấn đề này.Trước đây, chúng ta thường coi đây là một chính sách mang ý nghĩa quy luật phổbiến của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, cho đến nay đã cónhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này Do vậy, giáo viên cần lưu ý đến vấn đề này
và trình bày ngắn gọn như sách giáo khoa và sách giáo viên đã nêu Giáo viên cóthể tham khảo tư liệu đọc thêm trong sách giáo viên để nhận thức rõ hơn vềnhững vấn đề nêu trên
c) Lịch sử thế giới hiện đại của cấp THCS và cấp THPT đươc cấu tạo đồng
tâm Những nội dung được học ở THCS sẽ được tiếp tục đề cập đến trong chương
trình THPT, một số tên bài, tên chương, mục có thể giống nhau, nhưng yêu cầu
và mức độ giảng dạy rất khác nhau Đối với THCS, yêu cầu đặt ra đối với họcsinh chỉ dừng lại ở mức nhận biết cụ thể và có hệ thống quá trình phát triển củalịch sử Đến cấp THPT, học sinh không chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết lịch sử
và biết cách vận dụng trong thực tế cuộc sống Trên cơ sở cái nền chung của lịch
sử thế giới, học sinh bước đầu đi vào một số sự kiện chính, một số quốc gia vàkhu vực điển hình Đây cũng là xu hướng khá phổ biến trong giảng dạy lịch sửthế giới ở các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay Sau khi học xong đãnắm được những nét khái quát chung về lịch sử thế giới, các em sẽ đi vào tìmhiểu một số khu vực, quốc gia điển hình (Case, Stydy) Từ đó có khả năng tíchhợp giữa lịch sử dân tộc với khu vực và thế giới Học sinh THPT, đặc biệt là họcsinh ban KHXH - NV cần nhận thức được một cách hệ thống tiến trình phát triểncủa lịch sử thế giới, hiểu được bản chất, đặc trưng, quy luật của lịch sử thế giới
2.2 Một số nội dung cơ bản cần lưu ý khi giảng dạy phần Lịch sử thế giới hiện đại sách giáo khoa lớp 11THPT
Nội dung sách giáo khoa lớp 11THPT đề cập đến một thời kỳ phát triểnmới của Lịch sử thế giới (1917 - 1945), chứa đựng những sự kiện đa dạng, phứctạp của hệ thống thế giới trong nửa đầu thế kỷ XX Trong đó nổi bật lên là 4 vấn
đề cơ bản sau đây:
Trang 13a) Về cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
Trước hết, chúng ta cần nhận thức rằng khi giảng dạy về CNXH trong bốicảnh hiện nay, sau khi CNXH đã đổ bể ở Liên Xô và các nước Đông Âu nhưngcần khẳng định rằng lịch sử thế giới vẫn nằm trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản (CNTB) lên CNXH bắt đầu từ cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm
1917 Có điều, thực tế lịch sử cho thấy, đúng như V.I Lênin đã từng cảnh báo,nếu hình dung lịch sử như một con đường thẳng tắp, trơn tru, không có nhữngbước gập ghềnh, khúc khuỷu, không có những thất bại tạm thời, cả những bướclùi đối khi rất lớn, thì đó là một cách nhận thức không biện chứng, không khoahọc và không đúng về mặt lý luận Luận chứng của chủ nghĩa Mác về tính tất yếucủa sự thay đổi CNTB bằng chủ nghĩa cộng sản là cơ sở phương pháp luận choviệc xem xét tương lai của CNXH CNXH có quá trình hình thành và phát triểnkhông ngừng trong suốt chiều dài của lịch sử Thắng lợi của cách mạng XHCNtháng Mười Nga đã làm cho CNXH từ lý tưởng trở thành hiện thực Những nonyếu, sai lầm, thiếu sót của một chế độ xã hội trong quá trình hình thành là một tấtyếu của quy luật lịch sử Nếu nhìn lại lịch sử phát triển của CNTB chúng ta sẽthấy, nền Cộng hoà tư sản Pháp được sinh ta từ cách mạng Pháp 1789, phải mất
82 năm mới được khôi phục Ở Mĩ, chế độ nô lệ bị thủ tiêu vào giữa thế kỷ XIX;phụ nữ Mĩ chỉ được quyền bầu cử vào năm 1920 Chủ nghĩa xã hội được xâydựng với mô hình Xô Viết, còn có không ít khuyết tật do sai lầm chủ quan, nhưng
đã thể hiện được tính ưu việt của mình
Về cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga, nếu như trước đây chúng tathường tập trung vào cách mạng tháng Mười thì nay cần lưu ý đến cách mạngtháng Hai 1917, kết quả của nó và sự chuyển tiếp từ cách mạng tháng Hai sangcách mạng tháng Mười Từ đó, học sinh sẽ nhận thức và lý giải được vì sao năm
1917 ở nước Nga lại có hai cuộc cách mạng Về ý nghĩa của cách mạng thángMười Nga, cần làm rõ ý nghĩa mở đầu và mở đường của cách mạng Nga đối vớiphong trào cách mạng thế giới Mặc dù ngày nay chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên
Xô nhưng ý nghĩa mở đầu và mở đường của cách mạng Nga vẫn tiếp tục đượckhẳng định Sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Trung Quốc,Việt Nam, Lào, Cuba, CHDCND Triều Tiên là một thực tế lịch sử không thể phủnhận Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, các nước Đông Âu chỉ là thất bạicủa một mô hình chủ nghĩa xã hội, không phải là sụp đổ lý tưởng xã hội chủ nghĩa,càng không phải sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội khoa học Tuy nhiên, không phải
vì thế mà chúng ta đưa những nhận định hoặc kết luận mang tính áp đặt để học sinh
Trang 14tiếp nhận một cách khiên cưỡng mà phải dẫn dắt học sinh tự đi đến những nhận xétcủa mình.
Về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cần lưu ý rằng đây làquá trình khai phá một con đường hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử.Hơn nữa, xuất phát điểm của Liên Xô khi bắt đầu quá trình này rất khó khăn: lànước nông nghiệp lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, lại nằm trong vòngvây thù địch của chủ nghĩa tư bản và luôn luôn bị đe doạ trước sự tấn công vềquân sự của các thế lực thù địch Vì vậy, muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trướctiên Liên Xô phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và củng cố quốc phòngvững mạnh Trong bối cảnh đó, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụtrọng tâm và mở đầu cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Cần làm rõ tính ưu việt của CNXH ngay trong thời kỳ đầu của chế độ mới.Dưới chế độ Xô viết, người lao động đươc giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóclột và sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại trên mọi lĩnh vực, biến nước Nga vẫnđược Lênin gọi là nước "tiểu nông lạc hậu" thành một cường quốc công nghiệpđứng thứ hai trên thế giới chỉ trong khoảng chưa đầy nửa thế kỷ, và đóng vai tròquyết định trong cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cứu loài ngườithoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít
CNXH đã đóng vai trò là thành trì của phong trào cách mạng thế giới, chỗdựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình thế giới
Bên cạnh những thành tựu to lớn, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộitrong thời kỳ này cũng đã bộc lộ một số thiếu sót, sai lầm (như tư tưởng nóng vội,muốn đốt cháy giai đoạn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, những biểuhiện thiếu dân chủ, xử trí oan cho mọi người ) Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu xâydựng chủ nghĩa xã hội, giáo viên cũng chưa cần thiết nêu ra ở đây Nội dung này
sẽ đề cập ở lớp 12 THPT
b) Về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, chúng ta đều biết rằng CNTB đã
có lịch sử phát triển trên 400 năm CNTB đã tạo ra những lực lượng sản xuất đồ
sộ, những máy móc tinh vi với những nguồn vật liệu và năng lượng mới Với nềnsản xuất đại công nghiệp, CNTB đã tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình trạngbiệt lập trước đó của các khu vực, các dân tộc, quốc gia theo kiểu tự cung, tự cấp
Do xâm chiếm, bóc lột thuộc địa, bóp nặn thị trường thế giới, chủ nghĩa tư bản đãlàm cho nền sản xuất và tiêu dùng của tất cả các quốc gia mang tính chất thế giới.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ 1918 - 1945,chủ nghĩa tư bản đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, đầy kịch tính Yêucầu đặt ra trong khi giảng dạy về CNTB thời kỳ này là chúng ta cần dẫn dắt học
Trang 15sinh để các em tiếp cận được những nội dung cơ bản nhất trong sự phát triển củaCNTB trải qua 3 giai đoạn phát triển chính sau đây:
- 5 năm đầu sau chiến tranh (1918 - 1923): khủng hoảng kinh tế, chính trịsau chiến tranh, cao trào cách mạng bùng nổ ở châu Âu
- 5 năm tiếp theo (1924 - 1929): phục hồi và phát triển nhanh chóng vềkinh tế, ổn định về chính trị
- 10 năm cuối (1929 - 1939): đại khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự xuất hiệncủa chủ nghĩa phát xít và sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đã chấm dứt thời kỳ ổnđịnh ngắn ngủi, đe doạ sự tồn tại và tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triểncủa CNTB Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản chủ nghĩa phải xem xét lại conđường phát triển của mình Nếu như các nước Anh, Pháp và điển hình là Mĩ đãtiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để thích nghi với tình hình mới, tạo điềukiện cho sự phát triển lâu dài của chủ nghĩa tư bản thì các nước Đức, Italia vàNhật Bản lại đi theo con đường phát xít hoá chế độ chính trị để đàn áp phong tràocách mạng trong nước và gây chiến tranh xâm lược thuộc địa Để làm rõ nhữngnội dung cơ bản đó, sau khi học khái quát về châu Âu, học sinh sẽ đi vào tìm hiểu
về Mĩ và Nhật, với tư cách là hai nước tư bản chủ nghĩa điển hình hai xu hướngphát triển của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ này
Trong bối cảnh hiện nay, khi giảng dạy về chủ nghĩa tư bản, cần trình bàymột cách khách quan, khoa học về những thành tựu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹthuật mà chủ nghĩa tư bản đạt được Tuy nhiên, cũng cần chỉ rõ những mâu thuẫnthuộc về bản chất, những mặt trái không thể khắc phục được của chủ nghĩa tưbản Cần làm rõ tính chất phản động của chủ nghĩa phát xít và những tội ác màchủ nghĩa phát xít gây ra đối với nhân loại
c) Về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918 - 1939,
cần lưu ý rằng, đây là thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn của phong trào dướiảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thếgiới thứ nhất Phong trào lên cao, lan rộng toàn châu lục theo gương cách mạngNga ở nhiều nước, các Đảng Cộng sản được thành lập và gánh vác trách nhiệmlãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc như: Trung Quốc, Việt Nam, MôngCổ Trong khi đó, phong trào dân tộc tư sản cũng tiếp tục phát triển và có nhữngbước tiến mới so với thời kỳ trước Ở một số nước, giai cấp tư sản nắm vai tròlãnh đạo phong trào độc lập dân tộc như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, một nước ở ĐôngNam Á
Trang 16Trên cơ sở những nét khai quát về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Ánói chung, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn tìm hiểu về phong trào cáchmạng ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á thời kỳ 1918 - 1939 Đây là nhữngnước và khu vực có mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta Về phongtrào cách mạng Trung Quốc, trong thời kỳ này đã diễn ra nhiều sự kiện phức tạp,nhưng đối với học sinh lớp 11 THPT, giáo viên chỉ đi vào một sự kiện cơ bảnnhất để học sinh bước đầu tiếp cận với lịch sử cách mạng dân chủ mới ở TrungQuốc, không nên đi sâu vào chi tiết, diễn biến sự kiện.
So với chương trình và sách giáo khoa đã sử dụng trước đây, phần lịch sửĐông Nam Á trong chương trình và sách giáo khoa mới được đặc biệt chú trọng,bởi vì việc dành cho lịch sử khu vực mà chúng ta đã và đang hội nhập, là hết sứccần thiết Chúng ta đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7 - 1995, việctăng cường hiểu biết về lịch sử Đông Nam Á là rất cấp bách Trong khi giảng dạylịch sử Đông Nam Á, chúng ta cần lưu ý đến tính khu vực của Đông Nam Á vànhìn nhận các nước trong một tổng thể để thấy được những nét chung, thấy được
sự thống nhất trong đa dạng của Đông Nam Á Trên cơ sở những điểm chung,chúng ta sẽ đi vào một số nước điển hình như: các nước Đông Dương trong cuộcđấu tranh chống Pháp (trường hợp điển hình cho khu vực Đông Nam Á lục địa)
và Inđônêxia chống thực dân Hà Lan (điển hình cho khu vực Đông Nam Á hảiđảo) Đây là thời kỳ mà phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á diễn ranhững chuyển biến quan trọng, đặc biệt là sự xuất hiện xu hướng vô sản trongphong trào giải phóng dân tộc Như vậy phong trào giải phóng dân tộc ở ĐôngNam Á đã xuất hiện và phát triển song song hai xu hướng: tư sản và vô sản Sựlựa chọn xu hướng nào là phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử cụ thể và so sánh lựclượng giai cấp xã hội ở mỗi nước Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vàochủ nghĩa phát xít nhật
d) Về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại Đâykhông phải là vấn đề mới, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là cần đổi mới cách tiếp cậnvấn đề về chiến tranh Nếu như trước đây chúng ta thường tập trung nhiều vàodiễn biến chiến tranh, tường thuật các trận đánh, số người tham chiến, số thươngvong thì nay cần có cách nhìn khác Chiến tranh và hoà bình ngày nay đã trởthành một trong những vấn đề chính trị quan trọng nhất của thời đại, do vậychúng ta cần giúp học sinh nhận thức được vì sao chiến tranh bùng nổ (nói cáchkhác là con đường dẫn đến chiến tranh), chiến tranh diễn ra như thế nào (phác hoạ
Trang 17toàn cảnh những nội dung chính) và chiến tranh đã tác động đến tình hình thế giớinhư thế nào Từ đó, học sinh sẽ có nhận thức đúng đắn về chiến tranh, hậu quảcủa nó đối với lịch sử nhân loại và tự giác suy nghĩ, hành động để góp phần ngănchặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình Giảng dạy về chiến tranh thế giới thứ hai trongbối cảnh 60 năm đã trôi qua, chúng ta cần dẫn dắt học sinh nhận thức rõ vai tròcủa những lực lượng tham gia vào cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít: vaitrò của Liên Xô, của các nước đồng minh Anh - Mĩ, của cuộc kháng chiến của nộidung các nước bị phát xít chiếm đóng và các lực lượng hoà bình, dân chủ trên thếgiới Đồng thời, trên cơ sở những kiến thức của lịch sử thế giới, cần lưu ý đếnnhững sự kiện của chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra tại Đông Dương và khu vựcĐông Nam Á Sự tích hợp giữa kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử khu vực với lịch
sử dân tộc là yêu cầu cần thiết trong dạy học lịch sử trong bối cảnh khu vực hoá
và toàn cầu hoá hiện nay
3 Phần Lịch sử Việt Nam lớp 11 (từ năm 1858 đến 1918)
Việc phân kỳ lịch sử ở đây dựa trên những nguyên tắc đã được thống nhất
và tương đối ổn định trong thời gian qua, nghĩa là tuy vẫn dựa trên nền tảng củaphân kỳ lịch sử thế giới là chủ yếu (sự thay đổi của các phương thức sản xuất)nhưng lại được vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của ViệtNam
Căn cứ vào yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học bộ môn,phần viết cho Ban nâng cao và Ban cơ bản được cấu tạo có một số điểm khácnhau, không chỉ ở thời lượng, dung lượng kiến thức mà còn ở cách trình bày, cáchđặt câu hỏi và bài tập
Đối với Ban nâng cao, ngoài việc tạo điều kiện cho học sinh tái tạo và nắmvững các tri thức lịch sử được học, nội dung sách giáo khoa lớp 11 cung cấp thêmcác tri thức mới, sâu hơn, rộng hơn chương trình lớp trước, đồng thời giúp chocác em phát triển năng lực tư duy, khă năng tự học, tự làm giàu kiến thức, khảnăng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Trang 18Với tinh thần đó, sách giáo khoa được viết ra trên cơ sở lựa chọn những trithức phù hợp về mặt khoa học và giáo dục, phục vụ tốt các mục tiêu chính trị,kinh tế - xã hội cũng như những yêu cầu đổi mới của đất nước trong giai đoạnnày.
3.2 Đặc điểm chương trình
Khoá trình Lịch sử Việt Nam lớp 11 được phân thành 2 chương (chương 1
và chương 2) gồm 7 bài, 16 tiết - đối với Ban nâng cao; và 3 chương 6 bài, 10 tiết
- đối với Ban cơ bản Trong sách giáo khoa Ban nâng cao các chương này nằm ởphần C, còn Ban cơ bản nằm trong phần ba
Nội dung cơ bản cần đạt được của chương trình là cung cấp những kiếnthức có liên quan đến tiến trình lịch sử dân tộc trong khoảng 30 năm cuối thế kỷXIX và 2 thập niên đầu thế kỷ XX, lý giải một số sự kiện, hiện tượng Lịch sửViệt Nam, đặt trong bối cảnh khu vực và quốc tế
Chương 1 phân thành 3 bài phản ánh nội dung cơ bản về cuộc kháng chiếnchống xâm lược của nhân dân ta ở thế kỷ XIX Chương 2 trình bày về những biếnđổi trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX và những nét mới củacuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta từ đầu thế kỷ XX đến hết Chiến tranhthế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Việc phân bổ chương trình theo 2 ban và cách viết tập trung vào các nộidung cốt lõi, then chốt, có ý nghĩa nhất đối với môn học, lược bớt phần chữ, tăngthêm kênh hình, cải tiến cách viết, cách đặt vấn đề, cách đặt câu hỏi và ra bài tập -
đó cũng chính là những điểm mới của SGK lịch sử 11 nói chung và phần viết vềLịch sử Việt Nam nói riêng
3.3 Những nội dung mới và khó của phần Lịch sử Việt Nam trong sách giáo khoa Lịch sử 11
Chương 1 của sách giáo khoa giới thiệu hai mảng vấn đề chính đó là cuộc
chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của
nhân dân Việt Nam (trong sách dành cho Ban cơ bản hai mảng vấn đề này đượctrình bày trong hai bài khác nhau) Trong đó, cuộc xâm lược của tư bản phươngTây được hiểu như một hiện tượng chung trong thế kỷ XIX, xuất phát từ bản chấttham lam, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân
Về cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp, sách giáo khoa cung cấp những trithức giúp người học hiểu được sự kiện quan trọng, mà dưới sự tác động của sựkiện đó, đời sống kinh tế xã hội nước ta bị thay đổi, sự phát triển tự nhiên của lịch
sử nước nhà bị ảnh hưởng Người học cần nhận thức đây là một tai hoạ mà nhândân ta cũng như nhân dân nhiều nước phương Đông khác lúc đó phải gánh chịu
Trang 19Ngoài phần viết về âm mưu, thủ đoạn, các bước tiến hành chiến tranh của Pháp,chương sách còn cung cấp một số ý kiến thức về lịch sử chính trị, kinh tế, văn hoá
cũng như những khái niệm và thuật ngữ mới như: chiến tranh xâm lược, kháng
chiến chống xâm lược, chính nghĩa, phi nghĩa, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, nguyên cớ, trực tiếp, gián tiếp và các thuật ngữ khác Các khái niệm, thuật ngữ
này không xuất hiện tức thời, mà nảy sinh dần trong quá trình dạy, học lịch sử, cầnđược nghiên cứu để nắm vững
Cho dù về thời lượng và cách bố cục có đôi chút khác nhau, song về phầnnội dung kiến thức thì cả 2 ban Khoa học xã hội - nhân văn và ban Khoa học tựnhiên đều phải đảm bảo cung cấp những sự kiện chính xác thông qua phương phápchuyển tải đa dạng để học sinh có thể hiểu sâu, hiểu đúng vấn đề
Trong quá trình dạy học, người thầy giáo cần nắm một số tư tưởng chủ đạo
để từ đó định hướng cho toàn bộ khoá trình, cũng như cho từng tiết học Ví dụ ởcác bài viết về Việt Nam trong thế kỉ XIX (trước và trong cuộc kháng chiến chốngPháp) Bài học căn cứ vào các đặc trưng bộ môn, giới thiệu những đặc điểm cơ bảnkinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong đêm trước cuộc chiến tranh xâm lược củathực dân Pháp, trong đó có 2 ý cần nhấn mạnh: Trước tháng 9/1858 - Việt Nam là
một quốc gia có chủ quyền (về dân tộc, lãnh thổ) đã đạt được những tiến bộ nhất
định về kinh tế, văn hoá (mở rộng thêm các kiến thức này trên cơ sở tái hiện nhữngtri thức đã học ở các lớp trước)
Tuy vậy chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ này đã bộc lộ những dấu hiệucủa sự khủng hoảng, suy yếu
Đây là một trong những lý do khiến cho Việt Nam bị thất bại trong cuộckháng chiến chống xâm lược
Ngoài việc đưa ra những chứng cớ của sự khủng hoảng suy yếu, bài họccũng trình bày ở mục 2: Tình thế Việt Nam trong bối cảnh các nước xung quanh
bị thôn tính
- Câu hỏi đặt ra là: Phải làm thế nào để tránh được hoạ mất nước
+ Trong khi suy nghĩ để trả lời câu hỏi Làm thế nào để giữ nước thì mục 3tiết học đưa ngay ra những tình huống mà Nhà nước phong kiến và nhân dân taphải lựa chọn: Đối phó với cuộc xâm lược vũ trang của Pháp
Mục này giáo viên cần chú ý lý giải những nguyên nhân khiến thực dânPháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam năm 1858
Trong khi dạy, cần giải thích các khái niệm như:
- Nguyên nhân sâu xa
- Nguyên nhân trực tiếp
Trang 20- Nguyên nhân bên trong, bên ngoài.
- Nguyên nhân, nguyên cớ
+ Trong các bài từ bài 34 trở đi, có nhiều chi tiết cụ thể viết về cuộc khángchiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam Song cần đi đến những khái quát
về 2 nội dung:
* Triều đình Nguyễn với cuộc kháng chiến chống xâm lược thế kỷ XIX
* Trận tuyến nhân dân và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1858 cuối thế kỷ XIX
-Đây là những vấn đề tương đối khó, giáo viên cần tìm hiểu, đọc thêm tàiliệu tham khảo để nắm vững
Xin nêu khái quát một số điểm:
Thứ nhất: Trước cuộc xâm lược Pháp, triều đình Huế đã có những chủ
trương gì để đối phó với chúng (quân sự, kinh tế, ngoại giao?)
- Có những liên hệ với lực lượng kháng chiến của nhân dân không?
- Có tìm kiếm bạn đồng minh bên ngoài không? ai? như thế nào?
- Thực lực kinh tế, quân sự (hệ quả của chế độ và các chính sách)
Cách đối phó như vậy đưa đến kết quả như thế nào?
- Đường lối
- Cách thức tiến hành kháng chiến, nghệ thuật kháng chiến?
- Bạn đồng minh kháng chiến bên trong, bên ngoài
* Về phía kẻ thù: Lực lượng quân Pháp có những ưu thế nổi trội; thế lực
TBCN đang lan tràn
Tổng hợp nguyên nhân, trách nhiệm trong việc để mất nước
+ Nhà Nguyễn kháng chiến đến lúc nào?
- Năm 1884 hay đến cuối thế kỷ XIX?
Vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản đến 1884, khi hiệpước Patơnốt được ký kết, nhà nước phong kiến Việt Nam, và giai cấp phong kiếnViệt Nam nói chung đã cộng tác với Pháp, một số sĩ phu, văn thân, quan lạiphong kiến chỉ là những trường hợp cá biệt mà thôi
* Về trận tuyến nhân dân kháng chiến - có mấy thời điểm.
+ Phối hợp với triều đình, tạm gác mâu thuẫn giai cấp (1858 - 1860)
+ Ngọn cờ kháng chiến dần dần chuyển qua tay nhân dân: 1862, 1874,
1884, 1896
+ Về tính chất, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX:
Mục tiêu
Lãnh đạo
Trang 21 Lực lượng tham gia
Phương hướng
Cách thức tiến hành
- Diễn biến chính: + Thời gian
+ Phương thức tiến hành+ Những đặc điểm chủ yếu
- Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại
3.3.1 Về cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân ta cuối thế kỷ XIX
+ Phần này đã được học trong chương trình lớp 8 THCS
Ở chương trình Lịch sử THPT, phần này được viết sâu hơn, chi tiết hơn,phản ánh những nội dung phức tạp của trận tuyến chống xâm lược trong giai đoạnnày, nhất là về các mối quan hệ dân tộc và giai cấp
Phần giới thiệu về tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858)chỉ nhắc qua với vai trò tiếp nối các tri thức của lớp 10, nhưng rất cần thiết giúp
học sinh hiểu được tính liên tục và lôgic lịch sử Kiến thức cần nắm ở đây là Thực
trạng kinh tế, xã hội, khả năng quốc phòng của nước Việt Nam phong kiến giữa
thế kỷ XIX trước cuộc xâm lược của Pháp Trong bối cảnh đó, nhân dân ta bướcvào cuộc kháng chiến trong một trạng thái không cân sức, phải chống lại một kẻthù có trình độ khoa học tiên tiến hơn
+ Để chiến thắng giặc ngoại xâm, hoá giải được những âm mưu và thủđoạn của thực dân Pháp cần phải có quyết tâm và những điều kiện vật chất đảmbảo, nhất là phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn
Vấn đề này sách giáo khoa không trình bày một cách cụ thể, chỉ cung cấp dữ
kiện, phải thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý của thầy để học sinh hiểu bài
+ Để thấy rõ vấn đề, giáo viên có thể cho học sinh tham khảo phần Lịch sửthế giới, các mục nói về đối sách của các quốc gia trước nạn xâm lăng của tư bảnphương Tây
Đặt vấn đề với trường hợp Việt Nam
(Các giải pháp đó có thể là:
- Không kháng cự, chấp nhận sự bảo hộ ngay từ đầu
- Áp dụng cách thức của người Nhật, người Xiêm
Trang 22Về kết quả cuộc kháng chiến: Cần lưu ý rằng, do có nhiều lý do chi phối,
nên cuộc kháng chiến của nhân dân ta cuối cùng đã thất bạị Thực dân Pháp đã ápđặt được nền thống trị của chúng lên đất nước ta từ 1884
Chú ý cần rút ra những bài học cần thiết về việc mất nước cuối thế kỷ XIX
3.3.2 Về hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở thế kỷ XIX trải qua haigiai đoạn rõ rệt: trước 1884 và từ 1885 về sau; trong đó có thể quan niệm giai
đoạn trước 1884 là cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc (dưới chế độ quân chủ) còn từ 1885 trở đi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong giai đoạn 1, quân dân ta đã anh dũng đứng lên chống ngoại xâm.Đặc điểm cuộc kháng chiến giai đoạn này: Nhạy bén, thống nhất, kịp thời,dũng cảm, sáng tạo, bất khuất, với tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do cao độ
Cuộc kháng chiến từ 1885 - 1896 có hai loại hình: Cần vương và tự phát.Đối với phong trào Cần vương thì lãnh đạo lúc này không còn là giai cấpphong kiến cầm quyền nữa, mà chỉ là bộ phận chủ chiến trong triều đình Huếcùng các văn thân, sĩ phu ở các địa phương Mục đích chiến đấu của họ là chốngPháp, đòi lại chủ quyền dân tộc dưới chế độ dân chủ, nhưng tiếng gọi của họ phầnnào phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân nên nhận được sự hưởngứng nhiệt liệt Cũng chính vì vậy mà tính chất nổi bật của phong trào Cần vương
là yêu nước, chống Pháp, dưới ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến
Phong trào Cần vương tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất, khôngchịu khuất phục của nhân dân ta Tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học kinhnghiệm quý báu về tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ địa và hoạt động tácchiến
Từ trong phong trào cũng bộc lộ những hạn chế của các sĩ phu, văn thân vàtính bất cập của hệ tư tưởng phong kiến trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộccuối thế kỷ XIX
+ Biểu hiện rõ nhất trong những hạn chế của ngọn cờ phong kiến có thểminh chứng bằng phong trào đấu tranh tự phát của nông dân và của đồng bào cácdân tộc miền núi, nổ ra đồng thời với phong trào Cần vương nhưng lại không chịuảnh hưởng của tư tưởng Cần vương; có cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm hơn và kéo dàimãi về sau khi phong trào Cần vương đã thất bại
Hiện tượng trên chứng tỏ sự bất cập của con đường phong kiến và sự bấtlực của giai cấp phong kiến, nhưng đồng thời cũng phản ánh sự khủng hoảng sâusắc về lãnh đạo, về đường lối trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Namgiai đoạn này
Trang 23Từ việc phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, trực tiếp, gián tiếpđưa đến sự thât bại của phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷXIX, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ rút ra những kết luận cần thiết.
Kết thúc chương 1, cần nhắc lại một số sự kiện tiêu biểu trong tiến trìnhlịch sử nước ta từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nhấn mạnh hậu quả cuộc chiến tranhxâm lược của thực dân Pháp và trạng thái chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam cuốithế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trước khi chuyển sang giai đoạn mới
3.3.3 Về phần Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất, được trình bày trong chương 2 (bài 36, 37, 38) còn trong SGK
Ban cơ bản được phân thành 2 chương 2 và 3 (các bài 20, 21, 22)
Phần kiến thức chủ yếu của giai đoạn lịch sử này đề cập đến sự chuyển biếncủa xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, sự
ra đời và phát triển của trào lưu giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tưsản (cả nước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất); sự khởi đầu của một khuynhhướng cứu nước mới gắn liền với các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911đến 1918 (ban KHXH - NV)
Trong sách giáo khoa hiện hành, phần này được viết khá dài trong 3chương: III, IV và V, trong đó chương III nói về xã hội Việt Nam trong cuộcKTTĐ lần thứ nhất của thực dân Pháp; hai khuynh hướng: Bạo động và cải cáchtrong phong trào yêu nước trong chiến tranh (chương V) Như vậy các nội dunglịch sử của sách giáo khoa Ban cơ bản tương đương như sách giáo khoa cũ nhưng
được viết cô đọng, giảm tải, tập trung vào 2 vấn đề chính: Nét mới trong kinh tế
xã hội Việt Nam và những biến chuyển mới trong phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất Những kiến thứckhác có thể được đề cập nhưng phải phục vụ tốt cho các nội dung cơ bản này.Riêng đối với Ban nâng cao, bài 36 đề cập đến những hoạt động bước đầu củaNguyễn Ái Quốc, điều này là cần thiết, phù hợp với tiến trình lịch sử và có tácdụng gợi mở một số vấn đề mới trước khi học sinh chuyển sang học chương trìnhlịch sử lớp 12 (từ 1919 trở đi)
III Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử lớp 11 ở trườngphổ thông nói riêng là một vấn đề lớn thu hút sự quan tâm không chỉ những ngườilàm công tác dạy học mà ngay cả các ngành, các cấp ở trung ương và địa
Trang 24phương Vấn đề đặt ra là làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó vào thực tiễndạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn ở trường phổ thông?
1 Phát huy tích cực học tập của học sinh theo phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tích cực của họcsinh trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng Vì vậy cần thống nhấtquan niệm để xác định các phương pháp dạy học cho phù hợp
Những năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt,học tốt theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự chiếm lĩnh tri thứcmới Tuy nhiên, tình trạng phổ biến vẫn là thầy đọc trò chép hoặc giảng giải xen kẽvấn đáp, giải thích, minh hoạ bằng phương tiện trực quan Việc chống lối dạy họcthụ động, thày đọc, trò chép đã đặt ra từ lâu Ngay từ năm1963, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khuyên người học" phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng làmột nhiệm vụ phải hoàn thành cho được Do đó mà tích cực chủ động hoànthành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó cố gắng không lùi bước trướcbất kỳ khó khăn nào trong việc học tập Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua"Dạy tốt, học tốt" của ngành Giáo dục( năm 1963 ) , Bác Hồ lại căn dặn : " Về giảngdạy tránh lối học vẹt" " Các cháu, không nên học gạo, không nên học vẹt Họcphải suy nghĩ, phải có liên hệ thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành Học,hành phải kết hợp với nhau"
Tích cực suy nghĩ một cách độc lập, tức là thấm nhuần quan điểm dựa vàosức mình là chính trong học tập, là một biểu hiện cao của ý thực tự nguyện, tựgiác học tập cũng là một phương pháp có hiệu lực để chống lối học vẹt, vì vậyBác Hồ đã nói" phải nêu cao phong cách độc lập suy nghĩ và tụ do tư tưởng Đọctài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ từng câu, từng chữ trong sách, có vấn đề nàochưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ Đối với vấn đề gì đềuphải đặt câu hỏi," vì sao" đều phải suy nghĩ kỹ xem có phù hợp với thực tế không,
có đúng lý không Tuyết đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cáchxuôi chiều, phải suy nghĩ chín chắn” Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng cũng khẳngđịnh:" Phương pháp dạy học mà các đồng chí nêu ra, nói gọn là lấy người họclàm trung tâm , nói cho cùng, phương pháp dạy học này tích cực, sự tích cựcnày là biểu hiện chiều sâu Nó tạo ra cho người học, tức là trung tâm phát huyđược trí tuệ, tư duy, óc thông minh của mình Điều thứ hai của phương phápnày là giáo dục người ta phương pháp tự học, lòng ham học đó là đáng quý nhất
Ở trường học, bất kỳ là trường gì, cũng chỉ cung cấp cho con người khối lượng trithức giới hạn Trong khi đó, khả năng hiểu biết, sự mong muốn của con người
Trang 25trong cả cuộc đời là vô cùng, cần đào tạo con người mới vươn lên mãi mãi trongquá trình cuộc sống”.
Nghị quyết trung ương II, khoá VIII đã khẳng định, " phải đổi mới phươngpháp giáo dục - và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thànhnếp tư duy sáng tạo của người đọc Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tựhọc, tự đào tạo, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học phát triểnmạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, và rộng trong khắp toàn dân,nhất là thanh niên”
Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong “Luật giáo dục" “Phươngpháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Vậy tính tích cực của học sinh trong học tập là gì? nó được biểu hiện nhưthế nào?
Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức, song đó là quá trình nhậnthức một đặc thù" một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và thực hiệndưới sự chỉ đạo của giáo viên" Vì vậy, nói đến tích cực học tập, thực chất là nóiđến tích cực của sự nhận thức Nó là một hiện tượng sư phạm biểu hiện sự cốgắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập
Từ đó, chúng ta có thể hiểu tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt độngnhận thức của học sinh biểu hiện trong khát vọng học tập Cố gắng trí tuệ và nghịlực cao trong quá trình nắm vững kiến thức, khác với quá trình nhận thức trongnghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiệnnhững điều loài người chưa biết về bản chất, quy luật của các hiện tượng kháchquan mà nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích luỹ được trong quá trìnhhọc tập Học sinh cũng phải khám phá ra những điều mới đối với bản thânmình ,dù đó chỉ là khám phá lại những điều loài người đã biết Con người chỉthực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành được bằng hoạt động của bảnthân Học sinh sẽ ghi nhớ nắm vững được những gì đã trải qua trong hoạt độngnhận thức tích cực của mình , trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ vàkhát vọng học tập
Trong quá trình dạy học , chúng ta có thể nhận biết thái độ , tình cảm củahọc sinh trước một hiện tượng , một tri thức mới Những biểu hiện đó thườngkhác nhau, hoặc thờ ơ , vô cảm, hoặc sôi nổi, nhiệt tình, tập trung chú ý hay tỏ vẻ
Trang 26chán trường có thể nhận biết được tính tích cực của học sinh của những mặtsau:
Thứ nhất, học sinh tập trung chú ý theo dõi vấn đề đang học, khao khát tự
nguyện tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, tích cựcpháp biểu ý kiến của mình về vấn đề mà giáo viên và các bạn đặt ra
Thứ hai, học sinh đào sâu, suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi được giải
thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa đủ rõ
Thứ ba, học sinh chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết
của bản thân để nhận thức vấn đề mới
Thứ tư, học sinh hào hứng say mê tiếp thu bài giảng của thầy, cố gắng
hoàn thành những bài tập được giao
Ngoài những dấu hiệu nêu trên, trong quá trình dạy học của giáo viên, còn
có thể nhận biết tính tích cực của học sinh qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt theo dõibài giảng
2 Quá trình học lịch sử ở trường phổ thông và bản chất của nó
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm phức tạp, baogồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh Những hoạt động đónhằm giúp học sinh nắm vững tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng tình cảm và pháttriển năng lực tư duy, để xác định được hệ thống các phương pháp dạy học cầnquan niệm đúng về quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, cách phân loại,nội dung các phương pháp về mặt lý luận và thực tiễn
2.1 Quá trình dạy học lịch sử
Dạy học là một quá trình Đó là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đóthầy giáo tổ chức, dẫn dắt học sinh có mục đích, có kế hoạch để các em nắm vữngnhững cơ sở về văn hoá, khoa học về kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực nhậnthức và thực hành, dần dần hình thành cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng vànhân cách, đạo đức
Lí luận về quá trình dạy và học là lí luận cơ bản của bộ môn PPDH, lànguyên lí cơ bản về công tác dạy học, nó có vai trò tích cực quan trọng trong thựctiễn giảng dạy Mọi vấn đề giảng dạy, như khoá trình, sách giáo khoa, tài liệutham khảo, đồ dùng trực quan phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạyhọc được đặt ra Việc giải quyết tốt hay không các vấn đề đó là phụ thuộc ở sự
lí giải về quá trình dạy học
Trong thực tế, quá trình dạy nói chung, dạy học ở trường THPT nói riêngrất phức tạp, có nhiều hình thức, song quá trình hoạt động chung, thống nhất giữathầy và trò đều nhằm cho học sinh nắm vững hệ thống tri thức, hình thành kĩ
Trang 27năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách Trong quátrình hoạt động chung đó, mọi sự tác động đều được phát huy thông qua nội dunggiảng dạy nhất định( trong một môi trường giáo dục) Hoạt động của thầy giáo,học sinh, nội dung và phương pháp dạy học, tạo thành những nhân tố cơ bản, củaquá trình dạy học Mối liên hệ và tác động qua lại giữa các nhân tố cơ bản đó tạothành một hệ thống dạy học hoàn chỉnh.
Trong những nhân tố đó, thầy giáo đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo cho việc tiếnhành theo những mục đích và nội dung quy định Học sinh là chủ thể của quátrình dạy học, nội dung học là những thông tin chủ yếu mà người thầy đưa đếncho học sinh Trong quá trình dạy học, các nhân tố đó đều có vị trí và vai trò riêngcủa mình, đồng thời chúng phát huy tác dụng với tư cách một bộ phận chính thể
Như vậy, quá trình dạy học lịch sử là quá trình thống nhất của hai khâu cótác động, ảnh hưởng đến nhau - giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.Quá trình này là quá trình nhận thức từ sự kiện đến quy luật của quá trình lịch sử,rút bài học kinh nghiệm lịch sử đối với hiện tại
2.2 Bản chất của quá trình dạy học lịch sử
Bản chất của quá trình dạy học như nói trên , là một quá trình nhận thức Quy luật phổ biến của quá trình nhận thức là quy luật cơ bản chi phối quá trình dạyhọc Nó nêu lên phương hướng chung và đường lối cơ bản , cho thấy quy luật vậnđộng của quá trình dạy học Ví dụ , quy luật phổ biến của nhận thức con ngườithể hiện ở chỗ nhận thức là sự phản ánh của bộ óc con người đối với thế giới kháchquan; trình tự của và các giai đoạn của quá trình nhận thức từ nhận thức cảm tínhđến nhận thức lí tính là sự hoạt động năng động của chủ thể, con người thông quathực tiễn để nhận thức, rồi từ nhận thức để trở lại thực tiễn và nâng cao nhận thứcsâu sắc hơn Quá trình đó diễn ra không ngừng để nhận thức cải tạo thế giới kháchquan, đồng thời cũng là cải tạo, biến đổi thế giới chủ quan của mình Quá trìnhnhận thức trong giảng dạy nói chung và lịch sử nói riêng cũng không ngoài nhữngquy luật về nhận thức đó
Song quá trình nhận thức trong việc dạy học lại có tính đặc thù của nó, tínhđặc thù này thể hiện ở chỗ là sự nhận thức của cá thể học sinh, là nhận thức tronglĩnh vực giáo dục Học sinh là người được giáo dục, người đi học, là người chuẩn
bị đảm nhiệm công việc của xã hội
Chính vì vậy, quá trình nhận thức của học sinh trong học tập mang ba đặcđiểm: tính gián tiếp, được hướng dẫn và tính giáo dục
Tính gián tiếp thể hiện ở đối tượng sự nhận thức và phương thức nhận thứccủa học sinh đều chủ yếu thông qua kiến thức đã được phát hiện khẳng định, chứ
Trang 28không đòi hỏi tìm tòi cái mới như nghiên cứu khoa học Học sinh tiếp nhận kiếnthức, kinh nghiệm của người khác một cách gián tiếp thông qua tài liệu, giáoviên Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là học sinh khi học tập không cầnkinh nghiệm trực tiếp nhất định, làm cơ sở mới tiếp thu được những kinh nghiệmgián tiếp nhất định Theo xu hướng phát triển của sản xuất khoa học kỹ thuật và
sự nghiệp giáo dục hiện nay, lí luận dạy học càng nhấn mạnh tầm quan trọng củakinh nghiệm trực tiếp trong dạy học Nó cần thiết cho việc phát triển trí lực, bồidưỡng sức sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, những kinh nghiệm trực tiếp tronggiảng dạy vẫn có tính đặc thù riêng, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm gián tiếp vàchiếm một tỉ lệ nhỏ trong quá trình học tập của học sinh Nói đến việc đượchướng dẫn là nói đến sự nhận thức của học sinh diễn ra dưới sự tổ chức giảng dạycủa thầy giáo Điều này là điểm phân biệt giữa nghiên cứu khoa học ( độc lập )vàhọc tập ( có hướng dẫn) Trong dạy học, các vấn đề về phương hướng, nội dung,phương pháp tiến hành kết quả một phần chủ yếu do người thầy quyết định vàchịu trách nhiệm theo chương trình, sách giáo khoa, bên cạnh sự lỗ lực học tậpđộc lập, thông minh sáng tạo của học sinh Trong dạy học, sự chỉ đạo của ngườithầy có vai trò quyết định Nó thể hiện sự thống nhất biện chứng của quá trìnhgiảng dạy và học tập Học tập của học sinh là học dưới sự giảng dạy của ngườithầy nhằm cho học sinh học tốt Chủ thể của học sinh là chủ thể chịu sự chỉ đạocủa việc dạy và mang tính sáng tạo, chủ động, chứ không phải bị động trong tiếpnhận kiến thức Đó là mối quan hệ chặt chẽ trong sự tác động tương hỗ của việcdạy và học trong quá trình dạy học tích cực
Về tính giáo dục: Cần nhấn mạnh rằng, quá trình học sinh nhận thức, đồngthời là quá trình tiếp thụ sự giáo dục phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, laođộng Trong quá trình dạy học đồng thời với việc giảng dạy của thầy, học sinhtiến hành nhận thức; ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy là sự biến đổi về mặtgiáo dục và phát triển của học sinh là điều tất nhiên rõ rệt Đó là chính là quy luậtgiáo dục trong dạy học Song không nên coi tính thống nhất giữa tri thức, nặnglực và tư tưởng là một sự thống nhất tự phát, tính giáo dục trong dạy học phảiđược định hướng, phải được kết hợp chặt chẽ nội dung cụ thể của hoạt động dạyhọc, dựa vào những nguyên tắc tư tưởng xã hội chủ nghĩa để tự giác tiến hànhgiáo dục trên mọi mặt, mọi khâu của hoạt động đó
2.3 Tiến trình dạy học ở những trường phổ thông
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giờ học mà chúng ta có những hình thứcdạy học khác nhau, hình thức dạy học cũng có thể thay đổi theo những tình huốngkhác nhau, người thầy khác nhau và học sinh khác nhau Do đó, từ những đặc
Trang 29điểm của tri thức lịch sử, có thể áp dụng hình thức chung với đặc điểm của hiệnthực quá khứ và sự nhận thức lịch sử, như vậy, việc dạy học lịch sử vừa tuân thủnguyên tắc chung của lý luận dạy học vừa thể hiện đặc trưng môn học Nóichung, kết cấu mô hình quá trình dạy học lịch sử có thể biểu diễn như sau:
Từ nhận thức đặc điểm của quá trình dạy học lịch sử nêu trên, chúng ta xácđịnh các giai đoạn học tập lịch sử như sau:
+ Giai đoạn hướng dẫn động cơ học tập kiến thức lịch sử của bài, chương
và sự cần thiết nắm vững tri thức lịch sử của bài, chương.
Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn tronghọc tập lịch sử Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp con người tahoạt động Tuyệt đại bộ phận động cơ của con người đều là biểu hiện cụ thể củanhu cầu Nhu cầu có thể biểu hiện dưới các hình thức như hứng thú, ý định, mongmuốn…Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con người Ý định
là một nhu cầu chưa phân hoá, chưa có ý thức rõ rệt, nó khiến con người mơ hồcảm thấy muốn làm một cái gì, nhưng chưa rõ vì sao mình định làm như thế vàchưa rõ nên làm như thế nào Như vậy, bước thứ nhất của công việc dạy học lịch
sử là làm thế nào khêu gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm
rõ mục đích học tập Công việc này tập trung tiến hành trong bài mở đầu cũng
Xác định mục tiêu bài học, giới thiệu sơ lược về vấn đề
Trang 30như phần đầu của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy Những người thầy cókinh nghiệm thường kết hợp hai yêu cầu đó Trong bài mở đầu, thầy phải giúphọc sinh thấy được mục đích và yêu cầu của toàn học kỳ, đồng thời biết nêu ramột số vấn đề trong nội dung học tập có khả năng khêu gợi hứng thú học tập củahọc sinh, khiến họ khao khát muốn được biết, kích thích tính tích cức học tập củahọc sinh.
Đặc điểm của nhận thức lịch sử là không thể tái hiện lại được trong thínghiệm, học sinh không thể tiến hành quan sát trực tiếp đối tượng nhận thức quákhứ Trong khi đó, nhận thức của con người lại phải qua một quá trình lặp đi lặplại theo vòng tuần hoàn được nâng cao dần từ cảm tính – lý tính – thực tiễn Đểgiúp học sinh tuân theo quy luật đó trong tìm hiểu lịch sử phát triển của xã hộiloài người, với đặc điểm nhận thức và hiện thực lịch sử, thầy giáo phải dựa vàongôn ngữ, phương tiện trực quan, tài liệu, phong cách, thao tác sư phạm để tái tạolại những hình ảnh lịch sử quá khứ
Trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ
là phải có tư liệu lịch sử Nếu thấy giáo không nắm vững những tư liệu lịch sửphong phú, chân thực, khoa học thì dù có vận dụng phương pháp giảng dạy gì đinữa cũng không đạt kết quả mong muốn Tư liệu lịch sử bao gồm nhiều loại – tưliệu thành văn, tư liệu truyền miệng, tranh ảnh, tư liệu hiện vật…trong đó đượcdùng nhiều nhất là tư liệu thành văn
+ Giai đoạn lí giải tri thức lịch sử
Khi học sinh làm việc với nguồn tư liệu lịch sử, các em mới chỉ tái tạo lạihình ảnh các sự kiện (biến cố và hiện tượng), mới" biết" lịch sử diễn ra như thếnào một cách căn bản, tức là mới dừng lại ở giai đoạn cảm tính của sự nhận thức.Trong giai đoạn này, các em chưa thể hình thành những khái niệm một cách sâusắc, chưa hiểu được bản chất của sự kiện, chưa rút ra được những kết luận logíc
Do đó , thầy giáo sau khi giúp học sinh nắm vững tri thức lịch sử cụ thể, còn phảigiúp các em đi sâu hiểu được bản chất của sự kiện, mối liên hệ giữa các sự kiệnlịch sử Việc tiếp thụ những tri thức lịch sử cũng tuân theo những quy luật của sựnhận thức tri thức được hình thành thông qua tiếp nhận sự kiện, phân tích tổnghợp, khái quát Quá trình nhận thức này phản ánh mối quan hệ nội tại và bản chấtcủa các sự kiện lịch sử
Muốn làm cho học sinh nắm vững tri thức lịch sử hợp quy luật, giáo viêncần bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh, tức bồi dưỡng năng lực vận dụngquan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và phân tích vấn đề
Ví dụ, việc ký kết" Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 -1946" là một sự kiện lớn, phức tạp, có
Trang 31nhiều ảnh hưởng đến tình hình trong nước ta lúc bấy giờ, biểu hiện cuộc đấutranh ngoại giao khôn khéo, tài tình, sáng tạo của Đảng và Chủ Tịch Hồ ChíMinh Nếu giáo viên chỉ trình bày sự kiện một cách sinh động, cung cấp cho họcsinh một số kiến thức lịch sử cụ thể thì vẫn chưa đủ mà phải làm thế nào cho họcsinh hiểu được tình hình trong nước lúc bấy giờ, hướng dẫn các em hiểu vì saoĐảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh lại ký với Pháp định Sơ bộ ngày 6 -3 - 1946, ýnghĩa của Hiệp định đối với cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố vàgiữ vững chính quyền cách mạng ở nước ta
+ Giai đoạn củng cố những kiến thức lịch sử đã thu nhận
Quá trình học tập cũng là quá trình không ngừng tích luỹ kiến thức
Ở một số môn học của trưòng phổ thông, nhiều kiến thức cơ bản có thểđược lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình dạy học Do đó, nó đựơc củng cốvững chắc Thế nhưng, những kiến thức về các sự kiện và các khái niệm lịch sử
có liên quan đựơc giảng dạy cho học sinh một lần mà không trình bày lại nữa, vì
sự kiện chỉ xảy ra một lần Điều này có thể gây thêm khó khăn nhất định cho việcghi nhớ kiến thức cơ bản về lịch sử, vì vậy, việc củng cố kiến thức đã học có ýquan trọng trong việc dạy học lịch sử
Để giúp học sinh củng cố được những kiến thức lịch sử đã học, giáo viêntrước hết phải làm cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học tập lịch
sử, tức là phải làm cho các em chú ý một cách ý một cách có ý thức vì sự cầnthiết của việc hiểu biết lịch sử nói chung ở các bài đang học nói riêng Nếukhông nhận thức như vậy, do quan niệm không đúng về việc coi trọng các mônkhoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội, phân biệt " môn chính"
"môn phụ" sẽ gây hậu quả không nhỏ khi học lệch, mang tính thực dụng, học sinhkhông coi trong môn học, trên lớp không chú ý nghe giảng, ở nhà không ôn tập,kết quả chất lượng học tập giảm sút là điều không tránh khỏi
Trong dạy học lịch sử phải đảm bảo đặc trưng của bộ môn Nội dung mônlịch sử phải được trình bày thật cụ thể,sinh động, có hình ảnh phong phú với quanđiểm chính xác, có trọng tâm, trọng điểm phân tích cặn kẽ, vận dụng nhiềuphương pháp truyền thụ, tăng cường tính trực quan cho học sinh Chỉ như vậymới gây được sự hứng thú học tập lịch sử cho các em
Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh một số phương pháp ghi nhớ sụkiện lịch sử Chúng ta biết rằng, sự kiện là cơ sở của nhận thức lịch sử không nắmđược sự kiện thì không hiểu lịch sử Trong thực tế, rất nhiều em thích môn lịch
sử, nhưng không nhớ được kiến thức lịch sử Nguyên nhân của tình hình này lànội dung kiến thức của bài lịch sử thì nhiều, học sinh không biết làm thế nào để
Trang 32nắm khối lượng kiến thức cơ bản bao gồm năm tháng, địa danh, nhân vật, diễnbiến sự kiện, nguyên lí, quy luật Và như vậy khi giảng dạy, giáo viên cần hướngdẫn cho học sinh, một số phương pháp ghi nhớ kiến thức lịch sử Điều đó khôngnhững giúp các em ghi nhớ sự kiện đã học nâng cao các năng lực tư duy mà còngây ứng thú học tập các bộ môn Ví dụ, học sinh để nhớ các nhân vật lịch sử cóhai cách" lấy việc để nói người" là phương pháp chủ yếu, để giảng các hoạt độngcủa nhân vật lịch sử trong bài Sách giáo khoa trong trường phổ thông được biênsoạn theo thể loại thông sử, phương pháp này phản ánh tốt, mạch lạc kiến thức cơbản của sự phát triển lịch sử, mỗi sự kiện đều liên quan một số nhân vật trong lịch
sử, trong đó có nhân vật kiệt xuất, có tác dụng thúc đẩy tích cực lịch sử đi lên,cũng có nhân vật phản động ngăn cản sự phát triển lịch sử Giáo viên cần thiếtnhắc trong các sự kiện lịch sử làm nổi bật và nhằm đạt tới yêu cầu giáo dục nhưthế nào Ví dụ khi giảng về cách mạng pháp 1789 không thể không nói đếnRôbexpie - " con người không thể mua chuộc"; trong bài" công cuộc thống nhấtĐức cần nhận mạnh vai trò của Bixmác - vị Thủ tướng dùng chính sách" sắt vàmáu "
Trong sách giáo khoa, những nội dung" lấy việc để nói người" như vậy cókhá nhiều Giáo viên khi chuẩn bị bài, cần nghiên cứu cẩn thận, lựa chọn nhữngkiến thức cơ bản cần truyền thụ và các phương pháp thích hợp để học sinh tiếpthụ Cần cân nhắc giảng tốt những vấn đề nào để nêu bật những tư tưởng, tínhcách hoạt động của nhân vật, thể hiện nét tiêu biểu thời đại Qua đó khai thácnhững nhân tố tư tưởng hành động của nhân vật đó là giáo dục cho học sinh, thấymối quan hệ giữa thời đại và nhân vật
" Lấy người để nói việc" thường sử dụng trong các trường hợp mà nhữnghoạt động của nhân vật đó gắn chặt chẽ với các giai đoạn lịch sử nhất định Ví dụqua tìm hiểu Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh và nhiều nhân vật biểu khác giúpcho học sinh nhận thúc thời đại mà các ông sống và hoạt động
+ Giai đoạn vận dụng tri thức lịch sử
Trong dạy học lịch sử, nếu học sinh chỉ "biết" và "hiểu" những sự kiện đãhọc thì vần chưa đảm bảo yêu cầu học tập mà còn cần phải biết vận dụng nhữngtri thức đã học vào thực tế để hình thành một năng lực nào đó Trong quá trìnhhọc tập lịch sử, học sinh vận dụng tri thức đã học khác với những người nghiêncứu lịch sử tìm được học sinh vận dụng tri thức Học sinh vận dụng tri thức lịch
sử, chủ yếu đi sâu tìm hiểu và nắm vững kiến thức lịch sử, bồi dưỡng, khả năng
tự học về lịch sử cũng như các kiến thức khoa học xã hội khác, chứ không phảiyêu cầu giải quyết ngay được, những vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra Việc vận
Trang 33dụng tri thức lịch sử của học sinh bao gồm một phạm vi rất rộng, nói khái quát
nó diễn ra chủ yếu trên hai mặt sau đây
Một là bồi dưỡng năng lực tự học để tiếp nhận kiến thức lịch sử và kiếnthức của các môn khoa học xã hội khác Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinhcách tự đọc sách giáo khoa lịch sử làm cho các em có ý thức và từng bước vậndụng các kiến thức lịch sử nắm vững để tiếp thu những tri thức lịch sử mới; vậndụng những khái niệm lịch sử đã được hình thành, những quan điểm lịch sử cơbản được bồi dưõng để phân tích những hiện tượng, sự kiện lịch sử mới, tiến hànhcác loại bài tập để bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói hoặcviết các kiến thức lịch sử, phân tích tổng hợp một vấn đề; dạy cho học sinh cáchsưu tầm tư liệu lịch, sử xây dựng niên biểu, biểu đồ bản đồ, lịch sử
Hai là bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức lịch sử để quan sát, phân tíchvấn đề hiện nay, học tập lịch sử được tiến hành trên cơ sở hiểu biết quá khứ, nhậnthức sâu sắc hơn hiện tại Ví dụ khi học lịch sử Việt Nam thế kỷ XX trên cơ sởnắm vững sâu sắc một cách toàn diện các khuynh hướng, các con đường cứunước khác nhau ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX học sinh hiểuđược sự lựa chọn con đường cứu nước theo cách mạng vô sản của Nguyễn áiQuốc là đúng Từ đó nhận thức đúng công lao to lớn của Người đối với dân tộc,vai trò của Đảng cộng sản trong cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước
và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các em sẽ nhận thức được vì sao nhân dân ta hiệnnay vẫn kiên trì con đường đã lựa chọn, giải thích được vai trò của Đảng cộng sảncủa mặt trận dân tộc không chỉ trong quá khứ mà cả trong hiện tai và tương lai
Chính trong quá trình giảng dạy lịch sử, giáo viên cung cấp cho học sinhmột số phương pháp tư duy về lịch sử cơ bản nhất, và các em vận dụng nhữngphương thức tư duy đó để quan sát, phân tích những vấn đề hiện thực
3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử lớp 11
- Quan điểm chủ đạo của trương trình môn lịch sử ở trường phổ thông làxuất phát từ nội dung, chức năng nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn, từ đặc điểmcủa quá trình nhận thức quá khứ của học sinh, sử dụng mọi phương pháp,phương tiện hình thức của tổ chức dạy học có hiệu quả phát huy tính tích cực độclập, sáng tạo của học sinh Định hướng của trương trình nhằm thực hiện đồng bộcác giải pháp lớn hơn sau đây:
+ Bảo đảm tính chính xác, khoa học, tăng cường tính cụ thể, tính hình ảnh,khả năng gây xúc cảm của các thông tin về sự kiện, nhân vật lịch sử Trước hếtcần chú ý sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật,miêu tả, kể chuyện, miêu tả đặc điểm của nhân vật lịch sử, kết hợp với các
Trang 34phương pháp khác Đặc biệt cần coi trọng, việc sử dụng các phương tiện trựcquan: tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình vật thật, phim đèn chiếu, phim video
và từng bước ứng dụng, các phương tiện công nghệ thông tin phù hợp trong dạyhọc lịch sử
+ Cần vận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng học tập gắn với thực tế để họcsinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc, đượctrực tiếp quan sát tài liệu các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, traođổi với các nhân chứng lịch sử
+ Tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với các sử liệu trong sách giáokhoa, các tài liệu tham khảo do giáo viên cung cấp và học sinh sưu tầm, có tronghọc tập cá nhân Qua đó từng bước rèn luyện phương pháp học tập, nghiên cứulịch sử cho học sinh
+ Tổ chức các cuộc thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau (làm việctheo nhóm hoặc đàm thoại chung cả lớp), tạo điều kiện để học sinh nêu lên cácvấn đề cần tìm hiểu, độc lập giải quyết các vấn đề tự đặt ra hoặc giáo viên cungcấp Ở đây, cần khuyến khích, nâng đỡ động viên học sinh phát biểu những ýkiến riêng của mình, đừng làm cho học sinh e ngại khi nêu ý kiến khác với giáoviên, rèn luyện khả năng trình bày ( viết nói) cho học sinh từ đó học sinh lĩnh hộiđược nội dung học tập theo tinh thần đổi mới của dạy học hiện đại: dạy học tựkhám phá, tự phát hiện
+ Đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học môn lich sử như:
- Học chung cả lớp, học cá nhân học tay đôi, học theo nhóm
Tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông là quátrình chuyển từ phương pháp dạy học" thầy nói" trò nghe" thầy đọc" trò chépsang phương pháp dạy học mới, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫngiúp đỡ học tập của học sinh, học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình hoạtđộng học tập, được tạo điều kiện ở mức càng cao, càng tốt hoạt động tự phát hiện,
tự khám phá, tự tìm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng
tự học Nhưng điều đó không có nghĩa là: cho học sinh hoạt động độc lập bằngmọi giá Đối với môn lịch sử, việc tiếp nhận, xử lý thông tin từ sử liệu là khâuđầu tiên, tất yếu của quá trình nhận thức quá khứ Đó là khâu không thể bỏ quakhông thể coi nhẹ
- Tiêu chí cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là hoạtđộng tự lập tích cực, chủ động của học sinh Muốn đạt được như vậy, giáo viêncần gia công rất nhiều ở khâu chuẩn bị bài, lập kế hoạch bài học Trong việc thựchiện thắng lợi các phương pháp dạy học mới, Người giáo viên ngày càng có vai
Trang 35trò quan trọng, có tính chất quyết định.
- Hiệu quả của bài lịch sử là kết quả của sự kết hợp các yếu tố chung kháchquan( có thể quy trình hoá) và các yếu tố riêng - cụ thể - tình huống( đòi hỏi sựsáng tạo) Do đó, không thể thực tiễn hoá, đại trà hoá một quan niệm mới vềphương pháp dạy học bằng những khuôn mẫu đúc sẵn bằng các giáo án rậpkhuôn Đổi mới phương pháp dạy học không phải là ngay lập tức thay đổi nhữngphương pháp dạy học hiện có bằng những phương pháp dạy học lạ hoắc, hoàntoàn mới mẻ Cần phải kế thừa những tinh hoa, giá trị của phương pháp dạy họchiện có đồng thời chuyển đổi những gì có thể chuyển đổi ngay, chuẩn bị nhanhchóng tiến tới những bậc thang cao hơn, hiện đại về phương pháp dạy học
4 Thực tế việc sử dụng phương pháp dạy học lịch sử hiện nay ở
trường phổ thông.
a Về giáo viên: Hầu hết giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở các tỉnh miền núi,
trung du là những người có ý thức nghề nghiệp cao, có tinh thần vượt mọi khókhăn, cố gắng vươn lên trong công tác chuyên môn, ham học hỏi, ham hiểu biết.Các giáo viên đều nhận thức được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là vấn
đề quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, đều nhận thấy ưu điểm củaphương pháp dạy học mới và mong muốn được góp sức mình để nâng cao chấtlượng bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trí tuệcao phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và địa phương.Nhiều giáo viên đã tiếp thu tương đối nhanh phương pháp dạy học mới và đã kếthợp sử dụng phương pháp tích hợp để tổng hợp kiến thức các bộ môn (văn, địa,giáo dục công dân, tìm hiểu tự nhiên - xã hội) làm sinh động giờ dạy sử Bêncạnh đó, nhiều giáo viên đã luôn cố gắng học hỏi đồng nghiệp hoặc tự rèn luyệnmình, chịu khó tìm tài liệu tham khảo để nâng cao, mở rộng kiến thức chuyênmôn Một số giáo viên khá giỏi đã thực hiện các giờ dạy vận dụng phương phápmới theo kiểu chuyên đề, ở cấp trường Nhiều giáo viên đã vận dụng các hìnhthức kiểm tra, đánh giá học sinh theo phương pháp mới như: Kiểm tra trắcnghiệm, kiểm tra thông qua các hoạt động của học sinh trong giờ dạy, kiểm trahọc sinh thông qua hình thức làm bài tập, thực hành, tạo điều kiện cho học sinh tựđánh giá Ở các trường vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cónhiều học sinh thuộc dân tộc ít người, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng giáoviên cũng đang cố gắng từng bước đổi mới phương pháp để phù hợp với trào lưuchung và giúp cho học sinh tiếp cận, dần dần thích ứng với cách dạy và học mới.Trong thực tế, qua quá trình thực hiện phương pháp mới đã thể hiện những ưuđiểm nổi bật là: Thông qua bài giảng, giáo viên đã kết hợp linh hoạt các phương
Trang 36pháp dạy học Giáo viên và học sinh hoạt động nhịp nhàng, tránh được tình trạngdạy - học một chiều, học sinh chỉ biết tiếp thu thụ động bài giảng của giáo viên.Với phương pháp dạy học mới giáo viên và học sinh đã thực sự cùng làm việc.Ngoài ra, thầy và trò đã kết hợp tìm tòi, các nguồn tài liệu liên quan đến các sựkiện Lịch sử có trong bài học, tìm hiểu thêm nội dung Lịch sử trong văn thơ, cadao, tục ngữ và những câu chuyện lịch sử làm cho các giờ học sinh động hơn.Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên lịch sử ở trường trung học nói chung, lớp 11 nóiriêng còn nhiều hạn chế bất cập, chưa đáp ứng được những yêu cầu của đổi mớidạy học hiện nay.
- Thứ nhất: Để tiếp cận với phương pháp dạy học và SGK mới, khó khănđầu tiên có thể nói đến đó là năng lực trình độ và kiến thức chuyên môn của giáoviên chưa đạt yêu cầu Hầu hết giáo viên chưa được trang bị một cách vững vàngkiến thức lịch sử, chưa tinh thông nghề nghiệp
Khi tiếp cận và thực hiện SGK và thiết bị dạy học mới giáo viên đã bộc lộmột số hạn chế sau:
+ Đối với giáo viên đã đào tạo lâu năm, là những người có tay nghề vữngvàng, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có ý thức nghề nghiệp, yêu nghề,mến trẻ nhưng do thời gian được đào tạo đã lâu, một phần kiến thức bị rơi rụng,
bị mai một, không có điều kiện tiếp xúc với các tài liệu nghiên cứu mới, không cóđiều kiện cập nhật thông tin, không có điều kiện tự bồi dưỡng bổ sung kiến thức
Vì vậy, khi tiếp xúc với SGK mới và phương pháp mới giáo viên gặp nhiều khókhăn SGK mới kiến thức được viết tinh giản, nên khi sử dụng phương pháp mớiđòi hỏi người giáo viên phải vừa có kiến thức sâu, vừa phải hiểu rộng, phải cómột tư duy nhanh nhạy, sắc bén thì mới kết hợp đựơc các thao tác: Truyền đạtkiến thức, hướng dẫn học sinh học tập và sử dụng thiết bị dạy học hợp lý
Số giáo viên trẻ, là đội ngũ giáo viên có trình độ, có kiến thức chuyên môn,tiếp cận với phương pháp mới nhanh nhưng kinh nghiệm thực tế còn hạn chế,chưa làm chủ được phương pháp, chưa biết kết hợp vận dụng kiến thức vào giảngdạy trong việc thực hiện SGK và phương pháp dạy học mới
- Thứ hai: Nhiều giáo viên do trình độ chuyên môn hạn chế nên chưa xácđịnh được đơn vị kiến thức cơ bản trong từng mục, từng bài còn ôm đồm kiếnthức, khi cần giải thích cho học sinh thường bị bí từ, lúng túng; một số giáo viêndùng từ chưa hợp lý
- Thứ ba: Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế.Giáo viên thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về phần kinh tế - văn hoá, chưa hiểu cáckhái niệm lịch sử, chưa có nguồn tài liệu phong phú phục vụ cho bài giảng
Trang 37- Thứ tư: giáo viên không được tiếp thu kiến thức SGK mới một cách có hệthống Việc tập huấn thay sách còn nhiều hạn chế Do vậy, giáo viên không chủđộng được phương pháp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp Trongkhi đó, phương pháp dạy học mới đưa vào áp dụng thời gian còn ngắn nên bản thângiáo viên chưa nhuần nhuyễn, chưa chủ động về kiến thức và phương pháp mới,còn tham kiến thức, dài dòng Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm viêc, giáoviên còn ít công nhận kết quả làm việc của học sinh, còn lạm dụng cho học sinhđọc nhiều Việc cập nhật thông tin còn hạn chế nên giáo viên chưa hướng dẫn họcsinh liên hệ được với thực tiễn
- Việc thiếu đồ dùng dạy học cũng làm cho giáo viên phải mất nhiều thờigian chuẩn bị Một số giáo viên sử còn phải dạy kèm các môn khác, như địa,nhạc, thể dục nên khó đầu tư trọn vẹn cho môn sử
- Mặc dù, giáo viên rất có ý thức tìm tòi các tài liệu hỗ trợ cho phươngpháp dạy học mới và tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết nhưng trên thịtrường có một số tài liệu không đủ độ tin cậy vẫn được xuất bản, nên làm chogiáo viên rất lúng túng
Việc tổ chức hình thức học tập theo nhóm, thảo luận theo nhóm cho họcsinh cũng là một việc rất khó khăn của giáo viên Bởi vì, từ trước đến nay, họcsinh quen lối học thụ động: thầy đứng ra tổ chức lớp học, thầy hỏi học sinh trảlời, thầy điều khiển cho học sinh học tập Với phương pháp dạy học mới, giáoviên hoặc phải đặt câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời; hoặc giáo viên phảihướng dẫn cho học sinh tự đặt câu hỏi để các bạn trả lời, sau đó cho các bạn họcsinh khác nhận xét và bổ sung ý kiến Để thực hiện yêu cầu này học sinh chỉ cóthể đặt được những câu hỏi đơn giản, có câu hỏi còn tối nghĩa, làm cho các bạntrong lớp khó tìm câu trả lời, làm mất thời gian của tiết học Trong giờ học, họcsinh khá thường chăm làm việc, nhưng học sinh trung bình và yếu thì ỷ lại Nếu
tổ chức được hết các đối tượng học sinh làm việc thì thời gian một tiết họcthường không đủ Đó là chưa kể đối tượng học sinh vùng 3 (vùng cao, vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn) lại càng không quen với làm việc tự học trênlớp Khi áp dụng phương pháp mới nếu giáo viên không biết lựa chọn kiến thức
và câu hỏi, bị phụ thuộc quá nhiều vào SGK, đặt nhiều câu hỏi sẽ dẫn đến tìnhtrạng học sinh bị rối trí không nhận thức nổi bài, còn giáo viên thì mất thời gian,cháy giáo án
- Việc hướng dẫn học sinh chỉ bản đồ và trình bày trên lược đồ cũng là mộtvấn đề rất nan giải đối với giáo viên hiện nay Học sinh phần lớn chưa biết đọcbản đồ, chưa biết sử dụng ký hiệu trên lược đồ, bản đồ nên khi trình bày thường
Trang 38chỉ sai hoặc dùng ký hiệu lung tung, có khi còn quên hoặc ngược bản đồ, lược đồ,làm cho mục tiêu của bài không đạt được.
- Do việc chỉ đạo, quản lý của các cấp chưa thông thoáng, còn cứng nhắcnên giáo viên vẫn còn lệ thuộc vào SGK và phương pháp cũ, chưa dám sáng tạotrong các khâu dạy học Giáo viên vẫn sợ bị quy kết vi phạm quy chế chuyên môn giáo viên còn ngại tổ chức ngoại khoá cho học sinh, ngại đưa học sinh đi thamquan di tích lịch sử, nhà bảo tàng, đi dã ngoại Bên cạnh đó, các nhà trườngcũng chưa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được linh động tổ chức học giờ bộmôn theo các hình thức học tập mới
b Về phía học sinh:
Mặc dù phương pháp mới có nhiều ưu điểm, song học sinh ở các tỉnh miềnnúi nhận thức chậm, ít có điều kiện đọc sách tham khảo, không hứng thú Chonên, việc giảng dạy của giáo viên các bộ môn nói chung, của giáo viên bộ mônlịch sử nói riêng gặp rất nhiều khó khăn Học sinh khó tiếp cận với kênh hình vàlược đồ, không chịu tìm tòi, học hỏi những kiến thức ngoài SGK Thường họcsinh chỉ quen học những điều được ghi chép trong vở, chưa biết kết hợp các thaotác nghe, ghi Thực hiện phương pháp dạy học mới việc ghi chép ít đi, nên họcsinh lơ là, ỷ lại không nắm được kiến thức cơ bản, đây là vấn đề khó khăn nhấttrong việc áp dụng phương pháp mới hiện nay Trên thực tế phương pháp dạy họcmới đã phát huy tác dụng tích cực, có hiệu quả đối với những học sinh khá, giỏi
và học sinh ở các vung thành phố, thị xã Còn các trường tuyến huyện việc pháthuy tính tích cực của học sinh qua phương pháp học mới chỉ dừng ở bước làmquen và thích ứng dần dần
Ở một số trường do học sinh không có SGK nên việc khai thác, sử dụngkênh hình của giáo viên rất hạn chế Phương pháp hướng dẫn, khuyến khích họcsinh chủ động làm việc không phát huy được
Nhiều học sinh chưa quen với hình thức học tập theo nhóm, thảo luậnnhóm, chưa quen hình thức kiểm tra trắc nghiệm nên số thì hấp tấp, số lại rụt rè, engại sợ sai Học sinh còn bỡ ngỡ với phương pháp mới, phụ thuộc nhiều vào giáoviên, rất ngại hỏi thầy, hỏi bạn
Về thời gian: Học sinh mỗi ngày học 4 đến 5 môn Bộ môn nào cũng yêu cầurất cao Chỉ có một buổi chiều hoặc buổi tối (khoảng 4 giờ đồng hồ để học bài) họcsinh phải đảm bảo thuộc bài cũ, làm bài tập, đọc và chuẩn bị trước bài mới, đọc vàtìm tài liệu tham khảo Đối với học sinh ở các thành phố, thị xã đã rất vất vả, còn đốivới học sinh nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người thì khó có thể thực hiệnđựơc Vì ngoài giờ học trên lớp học, sinh còn là lao động sản xuất đảm bảo đoàn thể
Trang 39khác của nhà trường và rất ít thời gian để học bài.
Ngoài những khó khăn nêu trên cần phải kể đến những yếu tố ảnh hưởng,chi phối không ít đến việc vận dụng, thực hiện phương pháp mới vào quá trìnhdạy học bộ môn Đó chính là những sơ xuất, khiếm khuyết của SGK, sách giáoviên và thiết bị dạy học mới
IV Một số phương pháp tích cực cần được vận dụng trong dạy
1.1 Sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài giảng
Trước khi soạn giáo án, cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong sách giáokhoa, xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung, tinh thần mà tác giảmong muốn ở học sinh về từng mặt kiến thức, tư tưởng, kỹ năng Khi đã có cáinhìn toàn cục, khái quát, cần đi sâu từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản củamục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài Mỗi bài
có từ 2 đến 3 đề mục nhỏ, có mối liên quan chặt chẽ với nhau Song không nêndàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà xácđịnh phần nào lướt qua, phần nào là trọng tâm Mỗi bài cần phải xác định rõ phầnđóng góp cụ thể về mặt nội dung, tư tưởng, kỹ năng, kỹ xảo, tức là ở cuối bài,giáo viên phải xác định được cần cung cấp kiến thức gì, giáo dục tư tưởng, tìnhcảm gì, kỹ năng nào cần rèn luyện cho học sinh?
Ví dụ, khi dạy bài " Nhật Bản giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX", giáo viênchỉ cần tập trung tổ chức, hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội vững chắc nhưng kiếnthức cơ bản sau: - Đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đã lâmvào tình trạng khủng hoảng, bế tắc Các nước tư bản phương Tây đe doạ xâmchiếm Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn hoặc canh tân cải cách, hoặc bị các nước
đế quốc xâm lược
- Sau khi lên ngôi, Mút Suhitô (Minh Trị) đã tiến hành cải cách: Về kinh tế
đã thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến,phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông Vềchính trị, xoá bỏ chế độ Mạc Phủ, đưa quý tộc tư sản hoá, đại tư sản lên cầmquyền Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học, kỹ
Trang 40thuật; cử học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây Về quân sự, tổ chức và huấnluyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ, xây dựng quân đội chínhquy, phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí đạn dược Kết quả chỉtrong vòng hơn 20 năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng
ở Nhật Bản Vì vậy Nhật Bản chống lại được sự xâm lược của các nước tư bản,giữ vững được độc lập, trở thành một đế quốc hùng mạnh
Sau cuộc Minh Trị duy tân, Nhật Bản trở thành một nước đế quốc thể hiện ở sựtập trung công nghiệp, hình thành các tư bản độc quyền, thi hành chính sách hiếuchiến xâm lược
Như vậy, sách giáo khoa là điểm tựa để người giáo viên xác định kiến thức
cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh trong giờ , là sự gợi ý
để lựa chọn phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tínhtích cực hoạt động độc lập của học sinh
1.2 Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp.
Trong giờ học, học sinh chăm chú theo dõi bài giảng, tái tạo lại hình ảnhcủa sự kiện lịch sử, biết ghi chép, làm cho tư duy của các em phát triển Tính tíchcực hoạt động học tập của học sinh sẽ được biểu hiện qua nét mặt, ánh mắt, cácthao tác của các giác quan Qua quan sát lớp học, theo dõi thái độ của học sinh,giáo viên sẽ phát hiện đươc học sinh có tích cực hoạt động tư duy hay không, từ
đó mà điều chỉnh các thao tác sư phạm cho phù hợp
Học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi đối chiếu, so sánh vớisách giáo khoa, thậm chí nhiều học sinh không ghi theo bài giảng của giáo viên
mà lại chép trong sách giáo khoa Vì vậy, bài giảng của giáo viên không nên lặplại ngôn ngữ trong sách giáo khoa mà nên diễn đạt bằng lời của mình
Một biện pháp thường hay sử dụng khi giảng dạy ở trên lớp là học sinh đọcsách giáo khoa rồi tự các em tóm tắt, kể lại những nội dung cơ bản Thôngthường, những kiến thức ít phức tạp, không đòi hỏi phải giải thích hay phân tíchnhiều của giáo viên thì nên sử dụng biện pháp này Đó là các kiến thức về diễnbiến của một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh hay tiểu sử của một nhân vật mà các
em quen biết
Những đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa phải được sử dụng triệt để Nếu
nó đề cập đến những kiến thức khó, phức tạp thì giáo viên lấy làm nguồn tư liệudùng để miêu tả hoặc kể chuyện Nếu dễ, có thể cho học sinh tự học hoặc một emđọc to cho cả lớp cùng nghe Điều quan trọng là không nên làm một cách hìnhthức mà phải kiểm tra khả năng cảm thụ, nhận thức của học sinh như thế nào sau