Về CT - SGK Toán THPT so với trước có đưa nội dung xác suất-thống kê, có giảm một số tiểu tiếtvới sự rút gọn đáng kể các nội dung + độ khó của bài tập toán, song do thời lượng thực hiện
Trang 1TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV
Môn: Toán
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Trang 2TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV
Môn: Toán Cấp: THPT
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta vừa trải qua 20 năm đổi mới về Chính trị - Kinh tế - Xã hội Khởi nguồncho sự đổi mới ấy là các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, theo phương châm:Nhận thức mới – Tư duy mới – Tư tưởng mới – Hành động mới – Kết quả mới; theo nguyênlý: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi trở lại thực tiễn Đổi mới Giáo dục vàĐào tạo cũng theo chủ trương đó, với vòng lặp: nhận thức – tư tưởng – hành động
Đào tạo người lao động Việt Nam thời kỳ đổi mới theo các chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng hội nhập khu vực, quốc tế cần theo xu hướngchuẩn hóa và hiện đại hóa Bởi vậy, trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, triển khai sự đổi mới
ở hai chủ trương: “Chuẩn kiến thức-kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông”, “Tổ chứcdạy học và kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học thông qua phươngpháp dạy học tích cực” Môn Toán chung sức cùng các môn học và hoạt động giáo dục khácgóp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại
Nghiên cứu và thực hiện “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” (gọi tắt là Chuẩn) phải rõ cácquan hệ giữa “Chuẩn” với các lĩnh vực như: “Mục tiêu giáo dục”, “Chương trình”, “Dạy vàHọc”, “Kiểm tra, đánh giá”, “Văn bản chỉ đạo, quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục và Đàotạo liên quan dạy học môn học”, “Trải nghiệm thực tế dạy học” Từ đó, tài liệu này gồm cácnội dung sau:
- Giới thiệu tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 10,
11 và 12 THPT”
- Giới thiệu một số quan điểm thực hiện “Chuẩn”
- Bồi dưỡng năng lực giáo viên thực hiện “Chuẩn” qua tập huấn thực hiện về: lập kếhoạch bài học, soạn giảng (kiến thức mới, luyện tập, ôn tập), soạn đề kiểm tra, đánh giá;phương pháp dạy-học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với năng lực học tập của họcsinh (phù hợp với nhận thức, sự phát triển trí tuệ, tâm sinh lí lứa tuổi); thiết bị và đồ dùng dạyhọc (phần mềm tiện ích Powerpoint, Maple; Máy tính cầm tay)
- Hướng dẫn tập huấn
Do thời gian có hạn mà yêu cầu của việc bồi dưỡng năng lực giáo viên môn Toán nhằmđổi mới - hữu ích - khả thi là rất cao, nên việc biên soạn tài liệu này không tránh khỏi khiếmkhuyết Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 - 2010
CÁC TÁC GIẢ
3
Trang 4Danh mục các từ, cụm từ viết tắt trong văn bản này
BGH: Ban giám hiệu
CNTT: Công nghệ thông tin
Trang 5Mục lục
TrangLời giới thiệu
Trang 6Phần thứ nhất:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ
Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học
Về kĩ năng:
- Biết phân tích, tổng kết, phân loại, ĐG các nội dung trong Chuẩn KT-KN môn Toán để thựchiện vào việc:
+ Thiết kế, xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp
+ KT ĐG chất lượng học tập môn học của HS
- Biết tổ chức, điều khiển các tiết dạy môn Toán trên lớp theo định hướng đổi mới PPDH, tăng
- ĐG được trình độ HS để xác định khối lượng KT-KN phù hợp, tích hợp dạy học phân hóa trongdạy môn học
- Dự kiến được câu hỏi-bài tập phù hợp đối tượng
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PP, kĩ thuật dạy học, PT, đồ dùng dạy học mới
- Kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng trình bày trước đám đông
- Kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học
3 Nội dung tập huấn
- Giới thiệu nội dung Chuẩn KT-KN môn Toán
Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn KTKN của môn Toán Áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua các tình huống điển hình trong dạy học môn Toán, như: Dạy học kiến thứcmới, dạy học bài tập, dạy học ôn tập và KT ĐG,… nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp vàgiải quyết vấn đề cho HS; vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực đơn lẻ hoặc tích hợp, như:
-1 Kỹ thuật tư duy: Động não; Lược đồ tư duy
2 Kỹ thuật đặt câu hỏi: 5W1H
6
Trang 73 Kỹ thuật học hợp tác: Kỹ thuật “bể cá”; Kỹ thuật “ổ bi”
4 Kỹ thuật thảo luận nhóm: Kỹ thuật XYZ
5 Kỹ thuật học độc lập: SQ3R
6 Kỹ thuật ĐG nhanh: Kỹ thuật tia chớp; Kỹ thuật “3 lần 3”
7 Một số kỹ thuật khác: Tranh luận, ủng hộ – phản đối; Thông tin phản hồi trong quá trìnhdạy học; Điền khuyết; Đặt tiêu đề; PP liên tưởng
- Hướng dẫn tổ chức KT, ĐG theo Chuẩn KT-KN
- Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương
4 Giới thiệu tài liệu tập huấn
Nội dung tài liệu tập huấn được trình bày theo định hướng: Thông tin – Nhận thức – Hànhđộng (kĩ thuật thực hiện) – Kết quả (bài soạn, đề KT), tương thích với mong đợi sự phát triển nhậnthức, trí tuệ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ
KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM
TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1 Lý do biên soạn tài liệu
1.1 Quản lý, chỉ đạo dạy – học
Chế độ làm việc của GV phổ thông
Theo quy định mới nhất về chế độ làm việc do Bộ GD-ĐT vừa ban hành, thời gian làm việccủa GV phổ thông là 42 tuần/năm, trong đó có 35-37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáodục, tùy theo CT giáo dục tiểu học hoặc giáo dục trung học
Theo đó, định mức tiết dạy của GV THPT là 17 tiết/tuần GV làm công tác chủ nhiệm, phụtrách phòng học bộ môn, tổ trưởng bộ môn, GV tham gia công tác Đảng, đoàn thể, kiêm nhiệm cáccông việc khác được giảm 2-4 tiết/tuần
Nhưng để đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT quy định mỗi GV không được kiêmnhiệm quá hai chức vụ trong cùng một thời gian
GV làm công tác thanh tra thì một buổi làm việc được tính bằng 5 tiết định mức, GV dạy mônchuyên được tính 3 tiết định mức GV được huy động làm công tác hướng dẫn, tập huấn chuyên mônthì một tiết giảng dạy bằng 1,5 tiết định mức
Với quy định trên, những GV phải dạy thừa giờ sẽ được trả tiền phụ cấp làm thừa giờ
Năng lực dạy học
Bộ trưởng Bộ GDĐT vừa kí ban hành Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, Quy định Chuẩn nghềnghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2009
Dưới đây xin tóm tắt Chuẩn về năng lực dạy học, nêu tại Điều 6, gồm 8 tiêu chí:
1 Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõmục tiêu, nội dung, PPDH phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm HS và môi trường giáo dục; phốihợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS
2 Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp
lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn
7
Trang 8Sử dụng các PT dạy học làm tăng hiệu quả dạy học
6 Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lànhmạnh
7 Quản lý hồ sơ dạy học
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định
8 Kiểm tra, ĐG kết quả học tập của HS
KT, ĐG kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan,công khai và phát triển năng lực tự ĐG của HS; sử dụng kết quả KT ĐG để điều chỉnh hoạt động dạy
và học
1.2 Thực tế dạy học
+ Tỷ lệ HS THPT yếu kém về học lực chiếm khoảng 30-60%
Sáng 31-3(năm nào), tại thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã diễn ra Hội thảo 15 sở Giáodục- Đào tạo miền núi phía bắc, với chủ đề "Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục", do Thứtrưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển chủ trì
15 tỉnh miền núi phía Bắc với địa bàn dàn trải rộng là vùng cao, trung du, hải đảo, khí hậukhắc nghiệt, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn; tỷ lệ đồng bào dân tộc cao, tỷ
lệ đói nghèo cả vùng cao chiếm gần 30%, cao nhất trong toàn quốc Trong 15 tỉnh có đến 34/62 huyệnnghèo (chiếm 54,8%) Từ đó, đã tác động rất lớn đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo củacác địa phương
Qua ĐG kết quả học kỳ 1 năm 2009 -2010, tỷ lệ HS yếu kém về học lực còn cao, nhất là bậcTHPT; ở một số tỉnh tỷ lệ này trên 30%, cá biệt có tỉnh 50% - 60% Nhiều HS vùng cao, vùng đồngbào dân tộc có nhu cầu ra lớp nhưng hiện tại các điều kiện như nơi ăn ở các em còn nhiều khó khăn;
tỷ lệ HS thuộc diện nghèo cao so với các vùng khác cũng là nguyên nhân trở ngại để huy động HS ralớp và nâng cao chất lượng giáo dục trong vùng
+ Bảng kê kết quả tốt nghiệp THPT các năm 2007, 2008 và 2009 của các tỉnh có kết quả thi ởhai hoặc ba năm duới 80%
Trang 91.3 Dạy, học và thi TNTHPT môn Toán
Tính đến nay, việc thực hiện đại trà CT phân ban đã sang năm thứ tư, đã có hai khóa HS tốtnghiệp THPT theo CT đó Một số nhận xét về ưu- khuyết xung quanh việc dạy – học – thi môn Toánnhư sau:
1 CT, SGK Toán THPT của nước ta không khác nhiều so với các nước khác.
SGK Toán THPT được biên soạn theo tinh thần của CT GDPT Chú trọng sự chính xác khoahọc SGK Toán THPT nâng cao bao hàm nội dung SGK Toán THPT Cụ thể, SGK Toán THPT(chuẩn, nâng cao) đảm bảo các yếu tố:
- Hiện đại: Đưa xác suất – thống kê;
- Hội nhập: Đưa số phức, đưa máy tính cầm tay;
- Kế thừa: Không tích hợp, không đảo thứ tự logic nội dung từng chủ đề kiến thức-kĩ năng;
- Đảm bảo tính liên môn: Đưa đạo hàm xuống lớp 11 để chuẩn bị cơ sở toán cho HS học mônVật lý lớp 12
Điểm mới của SGK môn Toán THPT (chuẩn, nâng cao):
- Sách viết công phu, các định lý được chứng minh chính xác Các tác giả đã bỏ nhiều côngsức sưu tầm các bài tập và tìm tòi lịch sử đời sống cũng như phát minh của nhiều nhà toán học khiếncho việc học toán trở nên hấp dẫn In ấn trình bày đẹp, ít sai sót
- Có chú ý dẫn dắt đến khái niệm mới, chú ý giúp HS tích cực học tập (qua câu hỏi giữa bài);
- Có những câu giới thiệu mục đích của chương, có bài đọc thêm;
- Có đáp số, có hướng dẫn giải bài tập, có câu hỏi trắc nghiệm
2 Về CT, SGK môn Toán THPT dư luận xã hội không có ý kiến lớn Một số cho rằng HS của ta khi
học theo học CT - SGK Toán THPT nêu trên, sang Mỹ thì tiếp cận và học toán tốt, nhưng sang Châu
Âu thì có một số hạn chế mà nguyên nhân cơ bản là ở trong SGK của ta còn chưa nhiều những bàitoán có yếu tố kỹ thuật, ứng dụng thực tế,
Về CT - SGK Toán THPT so với trước có đưa nội dung xác suất-thống kê, có giảm một số tiểu tiếtvới sự rút gọn đáng kể các nội dung + độ khó của bài tập toán, song do thời lượng thực hiện CT bịchiết giảm gần một phần ba so với trước, do thực tế dạy (theo thói quen, theo yêu cầu của cha mẹ HS
và do đề thi tuyển sinh CĐ - ĐH) GV vẫn giao cho HS làm thêm các bài tập khó với số lượng lớn gấp
hai, ba lần so với số lượng bài tập có trong SGK, vẫn duy trì các nội dung giải toán gắn với: định lí
đảo của dấu tam thức bậc hai, tính giới hạn nhờ qui tắc Lôpitan, tính tọa độ tiếp điểm của tiếp tuyến với đường cong nhờ nghiệm kép, tìm cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng, tính vectơ pháp tuyến của
9
Trang 10mặt phẳng nhờ định thức cấp 3, viết phương trình mặt phẳng nhờ chùm mặt phẳng, v.v đã tạo nên sự
quá tải trong dạy học toán
Cũng như các nước, yếu tố quyết định sự thành bại của CT - SGK là người GV; CT- SGK viết chuẩn
mà GV dạy không chuẩn, thì không thể có hiệu quả và chất lượng giáo dục mong muốn; Chúng ta cầnphải có GV truyền được cái hồn, cái thần của CT - SGK cho HS, dạy cách nghĩ, dạy cách học, từ đóphát triển trí tuệ cho HS và tạo ra năng lực và bản lĩnh người lao động cho nền KT – XH công nghiệphóa, hiện đại hóa Thực tế, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã có những chỉ đạo giảm sức ép về thờilượng khi thực hiện CT-SGK như chuyển từ 35 tuần lên 37 tuần, tích hợp một số môn , song vẫn chỉ
là giải pháp tình thế
Việc thực hiện CT - SGK cần gắn liền với ĐG ĐG việc học của HS căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ
năng là qui định pháp lý, những bài đọc thêm nhất thiết không được hỏi trong KT và thi cử; cần có sự
ĐG khuyến khích những HS có năng lực và ham muốn học lên thể hiện ở việc giải toán bởi nhữngkiến thức không có trong CT - SGK
Trong CT - SGK còn có nhiều phần sơ sài, nhiều phần bị lược bỏ không được học ở bất kỳ chỗ nào
Đề nghị, những phần lược bỏ, nhưng có nhiều ứng dụng thực tế cần được phục hồi như: tính chấtđường phân giác của tam giác; ba đường cônic; tam diện thuận, nghịch; chiều và độ dài của tíchvectơ; Vấn đề lồi, lõm, điểm uốn trong khảo sát hàm số; Áp dụng tích phân tính độ dài dây cung, tínhdiện tích tròn xoay Nếu thiếu sự phục hồi này thì HS ban KHTN sẽ hổng về kiến thức cơ bản khi tiếpthu giáo trình đại học, những kỹ sư khó trở thành những tổng công trình sư
Phần CT, SGK lớp 11 có hơi nặng so với sự tiếp thu của HS; Bởi vậy, cần có sự hoán đổi giữa chủ đềxác suất-thống kê với chủ đề hàm số lũy thừa, mũ, logarit; để phần giải phương trình, hệ phương trìnhđược nối liền; còn phần xác suất cần được dạy ở lớp 12, ứng với thời điểm HS đủ năng lực tiếp thu.Hình bìa sách, hình 104b trang 126 của Hình học lớp 10 nâng cao cần thay, vì dây cáp cầu thõngxuống không phải theo hình parabol mà theo hình dây xích
Xem lại chứng minh trường hợp 2 của định lý về “sự bằng nhau của hai tứ diện” của sách Hình học 12nâng cao
Thực hiện CT, SGK cần chú ý tới đặc điểm thời đại CNTT, sao cho có thời lượng cho những vấn đềcần học và cho HS tự thân trải nghiệm để học suy nghĩ, tự học, học suốt đời; cần chú ý tới sự liênthông với cấp học tiếp theo để tránh lặp và tránh nặng, những nội dung học ở đại học nên trả lại bậcđại học để tránh sự biên soạn sơ sài ở cấp phổ thông, tăng cường nội dung giáo dục kỹ năng sống ởtừng môn học
CĐ cũng không phân biệt rõ việc học theo CT nào, từ đó thực hiện CT cho các đối tượng đặc biệt (HSvùng khó, HS năng khiếu ), những kiến thức nâng cao ở từng môn học phải được cân nhắc dạy phânhoá bằng hình thức tự chọn
Trong SGK cần cân nhắc sự hợp lý trong phân tách câu hỏi với hoạt động Nên chăng các tình huốnghoạt động không cần cho ở dạng câu hỏi mà chỉ dùng thống nhất là các hoạt động thôi
Sử dụng thuật ngữ trong đề bài: Nếu yêu cầu “tính” thì chỉ chấp nhận giá trị đúng, nếu yêu cầu “giải”phương trình hoặc hệ phương trình thì chỉ chấp nhận nghiệm đúng; Nếu yêu cầu “tính gần đúng” thìcần quy định lấy đến chữ số thập phân thứ mấy hoặc tính góc đến phút (hay giây)
CT-SGK đã tương thích thế giới, đa phần GV trách nhiệm tâm huyết, nhưng sản phẩm HS vẫn bất cập
yêu cầu xã hội, sự học chểnh mảng, bỏ học vẫn là vấn nạn, phải chăng là ở kỹ thuật dạy và học chưa
cập nhật thời đại CNTT, trong lĩnh vực này hầu như không có sự chuyển giao từ Viện nghiên cứu, từ
các dự án cho các vụ chức năng chỉ đạo tổ chức thực hiện
3 HS ban Khoa học xã hội và nhân văn, học theo SGK toán chuẩn (chữ chuẩn không ghi lên bìa sách,
chỉ ngầm hiểu) HS ban KHTN, học theo SGK toán nâng cao (chữ nâng cao có ghi lên bìa sách) HS
ban Cơ bản nếu chọn học nâng cao môn Toán thì cũng học theo SGK toán nâng cao; ngoài số tiết
10
Trang 11trong CT, mỗi tuần phải thêm từ 1 tiết đến 1,5 tiết, dạy các “chủ đề tự chọn”; GV, HS chọn theo BGH.Chủ đề tự chọn chia làm hai loại: Chủ đề tự chọn bám sát và chủ đề tự chọn nâng cao Kèm theo đó làtài liệu, là cách thức quản lí số tiết học này CT tự chọn có mục đích tăng thêm thời lượng cho mônToán và bù đắp được những lỗ hổng kiến thức còn để lại sau các giờ học chính thức Phân phối CT docác Sở Giáo dục chỉ đạo thực hiện; Một số Sở giáo dục cho phép tổ chuyên môn từng trường phổthông có thể điều chỉnh số tiết trên mỗi bài học cho phù hợp với năng lực tiếp thu của HS trườngmình.
4 Trong mỗi chủ đề, mỗi kiến thức thuộc môn Toán, các lớp 10, 11 và 12, Chuẩn KT-KN đều nêu rõ
“kết quả cần đạt” cho HS; nhưng định hướng đó chưa thể hiện trong một vài phần của SGK toán, nếunhư sau mỗi bài học, sau mỗi chương đều ghi rõ yêu cầu tối thiểu về nội dung trọng tâm, về PP, về kỹnăng làm toán v.v… sẽ định hướng và làm yên tâm người dạy, người học; GV tránh được hoặc khôngdám tự yêu cầu cao trong các giờ học chính thức, dẫn đến dạy thêm – học thêm “đi mây về gió”, làmcho HS khi tiếp xúc bài toán cơ bản nhất, bám sát kiến thức nhất, thì không làm được
5 Sự chênh lệch giữa khung CT chuẩn và nâng cao, hơn kém nhau về lượng kiến thức và mức độ rèn
luyện kỹ năng cho cả ba khối lớp 10, 11 và 12, cần làm rõ hơn , không nên nêu chung ở mức 10 – 20
% như hiện nay, từ đó, GV có thể soạn giáo án chung cho cả hai CT toán, tạo điều kiện GV thoát lyđược hai bộ SGK toán hiện hành, tránh được hiện trạng HS học theo ban nào thì buộc phải dạy theoSGK ban đó
6 Có thể khẳng định rằng việc học ở ta hiện nay là học để thi Thi là kết quả cuối cùng và là khâu
quan trọng; rất tiếc là nó đứng gần như độc lập trong việc ĐG kết quả học tập của HS “Thi thế nào,dạy và học thế ấy”, phân tích đề thi tốt nghiệp THPT môn toán năm 2009, cũng như các năm trước đó,hoặc ngay cả đề thi tuyển sinh đại học môn Toán, có những điểm bất cập và thiếu nhất quán:
- Đề thi quá “súc tích” bằng những bài toán đòi hỏi sự thực hành các phép tính đơn điệu, thiếu sựsáng tạo từ phía người thi Bao năm như vậy, đã hằn một lối ra đề, dẫn đến những giờ dạy toán, mà cảthầy và trò cứ chăm bẵm các thao tác tính toán HS không thích GV dừng lại giải thích định nghĩa,chứng minh định lí …tâm lí HS đại trà có những biến thái mới, tạm gọi “tâm lí bấm nút”, Khoảngcách giảng dạy trên lớp giữa lí thuyết và thực hành xa nhau đến mức khó chấp nhận
- Đề thi hầu không có câu ứng dụng toán học vào thực tiễn, trong khi việc ứng dụng không phải ít.Điều này đã làm cho GV toán gần như bỏ hết các phần ứng dụng (nếu có) sau các bài học Kết cục làhọc toán mà không biết gì lịch sử toán, nét đẹp của toán Toán bắt nguồn từ đâu, toán dùng vào việcgì? Có thể nói rất phản giáo dục Đã gặp thực tế HS trung bình về toán, sau tốt nghiệp THPT và vàinăm đi làm thợ thì không còn nhớ được về đạo hàm, tích phân, giải phương trình lượng giác
- Đề thi “súc tích” dẫn đến đáp án “gọn gàng” và đến bài làm của thí sinh thì chỉ còn thuần cácphép tính, thiếu lập luận, thiếu logic, thiếu dẫn nhập … Có những bài làm của thí sinh chiếu theo đáp
án được 8 điểm chẳng hạn, nhưng quá nghèo nàn về ngôn ngữ, lập luận Nếu cứ tiếp tục ra đề thi toánnhư thế này thì khó lòng tránh được sự quay cóp của thí sinh, bởi chỉ ghi nguệch ngoạc đôi dòng nhờ
“coppy” là có điểm
- Đề thi thiếu sự dẫn dắt, định hướng, tức là phớt lờ hẳn lí thuyết đưa đến phương cách làm bàitoán Do đó, một mặt thí sinh thiếu điểm tựa trong khi làm bài, mặt khác làm cho những giờ dạy toán
ở trường phổ thông khô khan, thiếu sinh khí, chỉ phục vụ cho nhóm nhỏ HS có năng khiếu toán
7 Tồn tại tình trạng GV toán bậc THPT dạy ở mức cho HS giải được toán giải toán chưa vượt lên cho
HS hiểu, sáng tạo
ĐG chung về thực tế dạy học môn Toán mấy năm gần đây có một số GV cố dạy làm sao cho
hết nội dung trong SGK, không giám bỏ bất kì nội dung nào của SGK dẫn đến tình trạng quá tải, HSkhông hứng thú học tập CT GDPT đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và GV phổthông Tuy nhiên, nhiều GV vẫn không sử hoặc sử dụng không có hiệu quả Tình trạng ôm đồm, quátải về nội dung kiến thức trong các giờ học ở trường phổ thông đang diễn ra Trong quá trình dạy học
11
Trang 12nhiều GV trong tổ bộ môn chưa thống nhất trong việc dạy như thế nào? Dạy những nội dung gì? Rènluyện những kĩ năng gì đối với HS dẫn đến tình trạng chưa thống nhất với nhau về kiến thức và kĩnăng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học Trong KT, ĐG kết quả học tập của HS, GVtrong tổ bộ môn cũng chưa thống nhất hoàn toàn trong việc KT nội dung kiến thức về khối lượngcũng như mức độ kiến thức của các đơn vị KT-KN Trong dự giờ GV của GV bộ môn cũng như cáccấp quản lý giáo dục cũng chưa thống nhất trong tiêu chí ĐG GV về KT-KN của giờ dạy.
Những tồn tại, bất cập nêu trên đòi hỏi phải sớm có hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của
CT GDPT để giải quyết
2 Mục đích biên soạn tài liệu
- Cung cấp thông tin quản lí, chỉ đạo và yêu cầu cụ thể về thống nhất thực hiện bám sát ChuẩnKT-KN môn Toán THPT trong dạy – học ở các trường THPT và các cấp cơ quan quản lý giáo dục,đảm bảo dạy – học chuẩn hóa và phân hóa
- Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn KT-KN trong CT GDPT cũng như tìnhtrạng dạy học quá tải về nội dung kiến thức
- Giúp GV sử dụng kết hợp, có hiệu quả giữa Chuẩn CT GDPT, SGK, SGV và các loại tài liệutham khảo
- Tạo sự thống nhất về mức độ dạy học về KT-KN trong từng mục, bài, chương của lớp học,cấp học theo đối tượng và vùng miền
- Góp phần xây dựng nhận thức và thực hiện đồng bộ, thống nhất về KT, ĐG kết quả học tậpcủa HS trong năm học cũng như trong các kỳ thi tuyển và thi tốt nghiệp các cấp
3 Cấu trúc tài liệu
Tài liệu gồm 3 phần
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và KT, ĐG theo chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tíchcực
Phần thứ ba: Hưỡng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương
4 Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu
- Tài liệu này được xem là một văn bản chỉ đạo của Vụ GDTrH về chuyên môn, nghiệp vụtrong dạy – học và KT, ĐG, dùng cho tất cả các GV và cán bộ chỉ đạo môn Toán THPT đảm bảo nhậnthức: Chuẩn KT-KN của CT GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, KT, ĐG
- Sử dụng kết hợp tài liệu này với các tài liệu CT GDPT, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN
trong CT GDPT, SGK và các loại tài liệu tham khảo khác
- Sử dụng tài liệu này trong việc thiết kế bài giảng, nêu câu hỏi, ra bài tập và thiết kế đề KTbảo đảm yêu cầu bám sát chuẩn KT-KN trong dạy học và KT, ĐG
12
Trang 13Phần thứ hai
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
A.GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN THPT
Các kỹ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của
HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS Các kỹ thuậtdạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuynhiên, chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huytính tích cực của HS
1 Động não
Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấnđộ
độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận Các thành viên được cổ vũ tham giamột cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng)
•Không ĐG và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;
•Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
•Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
•Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Các bước tiến hành
1 Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
2 Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không ĐG, nhận xét.Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
3 Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
4 ĐG:
•Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng
- Có thể ứng dụng trực tiếp;
13
Trang 14- Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;
- Không có khả năng ứng dụng
•ĐG những ý kiến được lựa chọn
•Rút ra kết luận hành động
1.3 Ứng dụng
•Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
•Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
•Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau
1.4 Ưu điểm
•Dễ thực hiện;
•Không tốn kém;
•Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;
•Huy động được nhiều ý kiến;
•Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
1.5 Nhược điểm
•Có thể đi lạc đề, tản mạn;
•Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
•Có thể có một số HS “quá tích cực”, số khác thụ động Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến vànguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹthuật động não
2 Động não viết
2.1 Khái niệm: Động não viết là một hình thức biến đổi của động não Trong động não viết thì những
ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cáchviết trên giấy về một chủ đề Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết Các
em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy.Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối Trong khi đó,các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung Bằng cách đó có thể hình thànhnhững câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa Các HS luyện tập có thể thực hiệncác cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trítuệ
2.2 Cách thực hiện
•Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;
•Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;
•Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ýnghĩ;
•Sau khi thu thập xong ý tưởng thì ĐG các ý tưởng trong nhóm
•Ưu điểm của PP này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm;
•Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao Vì những HS tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ củamình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng;
•Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói Bằng cách đó, thảo luận viết tạo
•Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ
•Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, lạc đề;
•Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập
14
Trang 15•Động não không công khai cũng là một hình thức của động não viết Mỗi một thành viên viết những
ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung
•Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh hưởng bởi các ýkiến khác
•Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong việc viết ý kiến riêng
4 Kỹ thuật XYZ: là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm X là số người
trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người
•Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1
•Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
•Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, ĐG các ý kiến
5 Kỹ thuật “bể cá”: là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp
và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảoluận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HSthảo luận.Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi HS tham gia nhóm quan sát
có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ: đưa ra một câu hỏi đối với nhómthảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm Cách luyện tập này đượcgọi là PP thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận,tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh Trong quá trình thảo luận, những người quansát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau
• Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
• Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
6 Kỹ thuật “ổ bi”: là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm
ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi
HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác Cách thực hiện:
•Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt
•Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ,tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới
Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đềcập về một chủ đề có chứa đựng xung đột Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa
ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau Mục tiêu của tranh luậnkhông phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khácnhau
•Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cầntranh luận Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thànhviên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối
•Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối
15
Trang 16đối với luận điểm tranh luận.
•Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai nhóm Mỗinhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phảnđối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cầnđại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận
•Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và ĐG, kết luận thảo luận
Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, ĐG, đưa ra ý kiến đối vớinhững yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lí hoá quá
Sau đây là những quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi:
•Diễn đạt ý kiến của Ông/Bà một cách đơn giản và có trình tự (không nói quá nhiều);
•Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (không vội vã);
•Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng;
•Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế;
•Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến;
•Chỉ ra các khả năng để lựa chọn Có nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc thu nhận thông tin phản hồitrong dạy học Ngoài việc sử dụng các phiếu ĐG, sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng trong dạyhọc nói chung và trong thu nhận thông tin phản hồi
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó,hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớphọc, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến
•Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
•Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng
•Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
•Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến
•Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt;- 3 điều chưa tốt;- 3 đề nghị cải tiến
•Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi
16
Trang 1711 Lược đồ tư duy
•Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
•Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh mộtnội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùngmột màu Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để
•Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó Cácchữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường
Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
•Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
•Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
•Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
•HS được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
B.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1 Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT-KN trong Chương trình GDPT thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực
1.1 Nguyên tắc chung nhận thức về nội dung nghiên cứu, học tập, tập huấn:
Chuẩn KN của một cấp học, lớp học, môn học là các yêu cầu phổ thông, cơ bản về
KT-KN mà HS cần phải và có thể đạt được sau khi hoàn thành CT giáo dục của từng cấp học, lớp học vàmôn học tương ứng
Chuẩn KT-KN là căn cứ để biên soạn SGK, và các tài liệu hướng dẫn dạy học, KT, ĐG; đồngthời cũng là căn cứ để xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảochất lượng giáo dục
Căn cứ vào chuẩn KT-KN, các cơ quan quản lý giáo dục và các trường xác định mục tiêu KT,
ĐG đối với từng bài KT, bài thi; ĐG kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học; chỉ đạo, quản
lý, thanh tra, KT việc thực hiện dạy học
2 - Giới thiệu chung về Chuẩn KT-KN trong CT GDPT
I Giới thiệu chung về Chuẩn
Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định,
được dùng để làm thước đo ĐG hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó và khi đạt được
17
Trang 18những yêu cầu của chuẩn thì cũng có nghĩa là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạtđộng, công việc, sản phẩm đó.
Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh của chuẩn, chỉ ra những căn cứ để ĐG chất lượng.
Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện Yêu cầu được xem như những điểm kiểm soát và
để ĐG chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình đào tạo
Những yêu cầu cơ bản của Chuẩn:
- Chuẩn phải có tính khách quan, rất ít lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sửdụng chuẩn
- Chuẩn phải có hiệu lực tương đối ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng, không luôn luônthay đổi Tuy nhiên chuẩn phải có tính phát triển, không tuyệt đối cố định
- Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hòa,hợp lý giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra)
- Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và đạt tối đa chức năng định lượng
- Đảm bảo mối liên quan, không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc nhữnglĩnh vực gần gũi khác
II Chuẩn KT-KN trong CT GDPT
Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ trong CT GDPT được thể hiện cụ thể trong CT các môn họchay hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các CT cấp học
Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hóa thành chuẩnKT-KN của CT môn học, CT cấp học
1 Chuẩn KT-KN của CT môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học mà HS
cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun)
Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của đơn vị
kiến thức mà HS cần phải và có thể đạt được
Yêu cầu về KT-KN thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN
Mỗi yêu cầu về KT-KN có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về KT-KN cụ thể, tường minh hơn; bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung KT-KN và mức độ cần đạt về KT-KN (thường
gọi là minh chứng)
2 Chuẩn KT-KN của CT cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của các môn học mà
HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.
2.1 Chuẩn KT-KN ở CT các cấp học, đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về KT-KN mà HS cần và
có thể đạt được sau khi hoàn thành CT giáo dục của từng lớp học và cấp học Các yêu cầu này cho thấy
ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục củacấp học
2.2 Việc thể hiện Chuẩn KT-KN ở cuối CT cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học saumỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lý, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng GV
2.3 CT cấp học đã thể hiện Chuẩn KT-KN không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh
vực học tập Trong văn bản về CT của các cấp học, Chuẩn KT-KN được biên soạn theo tinh thần:
a) Chuẩn KT-KN không được viết cho từng môn học riêng biệt mà viết cho từng lĩnh vực học tậpnhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêucủa cấp học
b) Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong CT cấp học là Chuẩn của cấp học, tức
là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về
sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đề ra
18
Trang 193.1 Chuẩn được chi tiết, tường minh bởi các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về KT-KN
3.2 Chuẩn có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ
thể này
3.3 Chuẩn KT-KN là thành phần của CT GDPT
Trong CT GDPT, Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá
ở các chủ đề của CT môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập; đồng thời, Chuẩn KT-KN vàyêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của CT mỗi cấp học
Chuẩn KT-KN là thành phần của CT GDPT đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, KT, ĐG theo chuẩn sẽtạo nên sự thống nhất trong cả nước; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dungnặng nề, quá cao so với chuẩn vào dạy học, KT, ĐG; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học
thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức KT, ĐG và thi theo chuẩn.
IV Các mức độ về KT-KN
Các mức độ về KT-KN được thể hiện cụ thể, tường minh trong Chuẩn KT-KN của CT GDPT
nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn
kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,
KT-KN phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp;
nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức
Mức độ cần đạt được về kiến thức, theo cách phân loại của S.Bloom, có thể xác định theo 6 mức
độ sau đây:
1 Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông
tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyếtphức tạp Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉcần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một kháiniệm, một sự vật, một hiện tượng
Ở mức này HS có thể phát biểu đúng một định nghĩa, định lý, định luật nhưng chưa giải thích vàvận dụng được chúng
Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu:
Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lý, định luật, tính chất
Nhận dạng (không cần giải thích) được các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đốitượng trong các tình huống đơn giản
Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đó biết giữa các yếu tố, các hiện tượng
2 Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật;
giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng vẫn là mức độ thấp nhất củaviệc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm,thông tin mà HS đó học hoặc biết Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng nàysang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xuhướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng)
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu:
Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, định lý, định luật, tính chất, chuyển đổi được từhình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang công thức, ký hiệu,
số liệu và ngược lại)
Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lý,định luật
Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó
19
Trang 20 Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc logic.
3 Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới (vận dụng
hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra); là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức,
sử dụng PP, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập hoặc của thực tiễn.Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu trên
Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu:
So sánh các phương án giải quyết vấn đề
Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được
Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lý, định luật,tính chất đó biết
Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huốngmới, tình huống phức tạp hơn
4 Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể
hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng
Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhậnbiết và hiểu được nguyên lý cấu trúc của các bộ phận cấu thành Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì
nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thức cấu trúc của thông tin, sự vật, hiện tượng
Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các yêu cầu:
Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề
Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể
Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng
Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành
5 Tổng hợp: Là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác
nhau và trên cơ sở đó tạo lập một hình mẫu mới
Yêu cầu tạo ra được một chủ đề mới, một vấn đề mới Một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ
đồ phân lớp thông tin) Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi sáng tạo, đặcbiệt là trong việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới
Có thể cụ thể hoá mức độ tổng hợp bằng các yêu cầu:
Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh
Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ cụ thể
Phát hiện các mô hình mới đối xứng, biến đổi, đối ngẫu hoặc mở rộng từ mô hình đó biết banđầu
6 Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin, như bình xét, nhận định, xác định được giá
trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một PP Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiếnthức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng Việc ĐG dựa trêncác tiêu chí nhất định Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài(phù hợp với mục đích)
Yêu cầu xác định được các tiêu chí ĐG (người ĐG tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí) vàvận dụng được để ĐG Đây là mức độ cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các yếu tố của mọimức độ nhận thức trên
Có thể cụ thể hoá mức độ ĐG bằng các yêu cầu:
Xác định được các tiêu chí ĐG và vận dụng để ĐG thông tin, hiện tượng, sự vật, sự kiện
ĐG, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định
Phân tích những yếu tố, dữ kiện đó cho để ĐG sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện
Nhận định nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ
Các công cụ ĐG có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa
ra một nhận định chính xác về năng lực của người được ĐG về chuyên môn liên quan
20
Trang 21Tuy nhiên, đối với HS phổ thông nước ta, Chuẩn chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận
biết, thông hiểu và vận dụng
V Chuẩn KT-KN của CT GDPT vừa là căn cứ vừa là mục tiêu của dạy học, KT, ĐG, thi
Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ của CT GDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, phù hợp
của CT GDPT; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục
1 Chuẩn KT-KN là căn cứ:
- Biên soạn SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học, KT, ĐG, đổi mới PPDH, đổi mới KT, ĐG
- Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, KT thực hiện dạy học, KT, ĐG, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồidưỡng cán bộ quản lý và GV
- Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục
- Xác định mục tiêu KT, ĐG đối với từng bài KT, bài thi; ĐG kết quả giáo dục từng môn học, lớphọc, cấp học
2 Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của CT GDPT “ này biên soạn theo hướng chi tiết
các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của chuẩn KT-KN bằng các nội dung chọn lọc trong SGK
và theo cách nêu trong mục II
Tài liệu này giúp các các bộ chỉ đạo chuyên môn, cán bộ quản lý giáo dục, GV, HS nắm vững vàthực hiện đúng theo chuẩn KT-KN
3 - Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KT-KN đồng thời với đổi mới PPDH
3.1 Yêu cầu chung
a) Căn cứ chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêucầu cơ bản và tối thiểu về KT-KN, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK;mức độ khai thác sâu KT-KN trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS
b) Sáng tạo về PPDH phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS Chú trọng rèn luyện
PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tựtin trong học tập cho HS
c) Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành thông quaviệc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việctheo nhóm
d) Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nộidung bài học với thực tiễn cuộc sống
e) Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả PT, TB dạy học được trang bị hoặc do GV, HS
tự làm; quan tâm ứng dụng CNTT trong dạy học
f) Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trìnhhọc tập; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức ĐG và tăng cường hiệu quả việc ĐG
3.2 Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục
a) Nắm vững chủ trương đổi mới GDPT của Đảng, Nhà nước Nắm vững mục đích, yêu cầu, nộidung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của ngành, trong CT, SGK, PPDH, sử dụng
PT, TBDH, hình thức tổ chức dạy học và ĐG kết quả giáo dục
b) Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KT-KN trong CT GDPT, đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH
c) Có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệuquả; thường xuyên, KT, ĐG các hoạt động dạy, học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn KT-KNđồng thời với tích cực đổi mới PPDH
21
Trang 22d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắcnhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát chuẩn KT-KN.
3.3 Yêu cầu đối với GV
a) Bám sát chuẩn KT-KN để thiết kế bài giảng; mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơbản, tối thiểu về KT-KN Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; việc khai thácsâu KT-KN phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS
b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng,phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện
cụ thể của lớp, trường và địa phương
c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủđộng, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốnkiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ
tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân
d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩnăng; hướng dẫn sử dụng các TBDH; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thóiquen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
e) Sử dụng các PP và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp vớiđặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượngdạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương
4 - Yêu cầu KT, ĐG bám sát chuẩn KT-KN
ĐG kết quả học tập của HS thực chất là việc xem xét mức độ đạt được về nhận thức thông quahoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học, bài học.Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hóa thành các chuẩn KT-KN; từ các chuẩn này, khi tiến hành
KT, ĐG kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm KT được đầy đủ cả vềđịnh tính và định lượng kết quả học tập của HS
d) ĐG hoạt động dạy học không chỉ ĐG thành tích học tập của HS mà còn bao gồm ĐG quá trìnhdạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học Chú trọng KT, ĐG hành động, tình cảm của HS: nghĩ và
làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp Chú trọng PP, kỹ thuật lấy thông
tin phản hồi từ HS để ĐG quá trình dạy học
e) ĐG kết quả học tập của HS, thành tích học tập của HS không chỉ ĐG kết quả cuối cùng mà chú
ý cả quá trình học tập Tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí ĐG kết quả học tập vớiyêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trongviệc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp Căn cứ và đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục
ở mỗi cấp học, cần có qui định ĐG bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hoặc ĐG chỉ bằng nhậnxét của GV
22
Trang 23f) Từng bước nâng cao chất lượng đề KT, thi đảm bảo vừa ĐG được đúng chuẩn KT-KN, vừa có
khả năng phân hóa cao Đổi mới ra đề KT 15 phút, 1 tiết, học kỳ theo hướng KT KT-KN cơ bản, nănglực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian quy định
g) Áp dụng các PP phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề KT, thi Kết hợpthật hợp lý giữa các hình thức KT, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, họcvẹt, ghi nhớ máy móc; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức
4.2 Các tiêu chí của KT, ĐG
a) Đảm bảo tính toàn diện: ĐG được các mặt KT-KN, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS b) Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong ĐG,phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục
c) Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, PT tổ chức KT, ĐG phải phù hợp vớiđiều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học
d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của
HS, cơ sở giáo dục; cần đảm bảo dải phân hoá rộng, đủ cho phân loại đối tượng
e) Đảm bảo hiệu quả: ĐG được tất cả các lĩnh vực cần ĐG HS, cơ sở giáo dục, thực hiện đượcđầy đủ các mục tiêu đề ra
Thảo luận:
Câu hỏi 1: Nội dung trình bày trên có giải đáp được việc nghiên cứu, học tập và thực hiện
“Chuẩn” không? Đã phản ánh được các quan hệ: “Chuẩn” với “Mục tiêu giáo dục”, “CT”, “Dạy
và Học”, “KT, đánh gía”, với “Văn bản chỉ đạo qui phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT” ? Qua thực
tế công tác của bản thân, bạn thấy còn có những vấn đề nào cần làm rõ?
Câu hỏi 2: Theo bạn sự giống nhau, khác nhau cơ bản giữa “Chuẩn” và “Năng lực dạy học” là gì?
Câu hỏi 3: Qua thực tế học tập của HS, dạy học của bản thân và sự hiểu biết về “Chuẩn”, bạn có
dự định gì thực hiện để tác động chuyển biến chất lượng dạy học bộ môn?
1.2 Dạy học theo chuẩn KT-KN trong CT GDPT thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực, đối với từng lớp học, theo quan điểm chỉ đạo sau
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHUNG PHÂN PHỐI CT THPT
Khung Phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho các lớp cấp THPT từ năm học
2009-2010
1 Về khung Phân phối CT
KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của CT (chương, phần, bài học, môđun, chủđề, ), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượngtiến hành KT định kì tương ứng với các phần đó
Thời lượng nói trên quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp tổ chức dạy học 1 buổi/ngày
(thời lượng dành cho KT là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu) Tiến độ thực hiện CT khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho
tất cả các trường THPT trong cả nước Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiếtcho từng bài của môn học và hoạt động giáo dục, bao gồm cả chủ đề tự chọn nâng cao (nếu có) chophù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THPT thuộc quyền quản lí Các trường THPT
có điều kiện bố trí GV và kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức (trong đó có các trường học nhiềuhơn 6 buổi/tuần), có thể đề nghị để Sở GDĐT phê chuẩn điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học
cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).
23
Trang 242 Về Phân phối CT dạy học tự chọn
a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử
dụng SGK NC hoặc sử dụng SGK biên soạn theo CT chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao(CĐNC) của môn học đó CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản Thời lượng dạy họcCĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho CT chuẩn và CT NC môn học đótrong Kế hoạch giáo dục THPT Các Sở GDĐT quy định cụ thể PPCT dạy học các CĐNC cho phùhợp với mạch kiến thức của SGK biên soạn theo CT chuẩn môn học đó Tài liệu CĐNC sử dụng cho
GV và HS
b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu KT-KN, không
bổ sung kiến thức NC mới Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn
học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở
đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp
Bộ GDĐT ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV, để tham khảo, không ban hành tài liệuCĐBS lớp 11, 12 GV chuẩn bị kế hoạch bài giảng CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn
c) Việc KT, ĐG kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo quy định tại Quy
chế ĐG, xếp loại HS Trung học cơ sở và HS THPT của Bộ trưởng Bộ GDĐT
Lưu ý: Các bài dạy CĐNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm KT
(dưới 1 tiết) riêng nhưng không có điểm KT 1 tiết riêng, điểm CĐNC, CĐBS môn học nào tính chomôn học đó
3 Đổi mới PPDH và đổi mới KT, ĐG
a) Chỉ đạo đổi mới PPDH:
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV;
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câuhỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiếnthức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên vềghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
+ Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý CNTT, sử dụng các
PT nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nộidung từng bài học;
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyếnkhích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm;
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS học lực yếu kém
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của
GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địaphương, hội thi GV giỏi các cấp
b) Đổi mới KT, ĐG:
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KT, ĐG là:
+ GV ĐG sát, đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự ĐGnăng lực của mình;
+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức TNKQtrong KT, ĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của
Bộ GDĐT
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế ĐG, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT banhành, tiến hành đủ số lần KT thường xuyên, KT định kỳ, KT học kỳ cả lý thuyết và thực hành
24
Trang 25NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN TOÁN
GV thực hiện chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với HS trong CT môn Toán ban hành theoquyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, KPPCT của Bộ GDĐT và PPCT của Sở GDĐT
Về nội dung dạy, học và KT, ĐG phải chú trọng:
Căn cứ theo chuẩn KT-KN trong CT GDPT môn Toán của Bộ GDĐT
Những KT-KN cơ bản và PP tư duy mang tính đặc thù của toán học phù hợp với định hướng củacấp học THPT
Tăng cường tính thực tiễn và tính sư phạm, không yêu cầu quá cao về lí thuyết
Giúp HS nâng cao, phát huy năng lực tư duy trừu tượng và hình thành cảm xúc thẩm mĩ, khả năngdiễn đạt ý tưởng qua học tập môn Toán
Tận dụng ưu thế của từng PPDH, chú trọng sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
Coi trọng cả cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng lẫn vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Thiết kế bài giảng, đề KT, ĐG cần theo khung đã hướng dẫn trong các tài liệu bồi dưỡng thực hiện
CT và SGK của Bộ GDĐT ban hành, trong đó đảm bảo quán triệt các yêu cầu đổi mới PPDH đã nêu ởtrên phần I.3 về soạn giảng và KT, ĐG
Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và thông qua việc dự giờ thămlớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụmtrường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp
góp phần thực hiện chuẩn hoá và thực hiện dạy học phân hóa.
Bộ GDĐT đã hướng dẫn, khuyến khích GV áp dụng linh hoạt CT và SGK theo đặc điểmvùng, miền và đối tượng HS, nhưng không ít GV vẫn lúng túng khi áp dụng CT, vận dụng SGK trongdạy học cho các đối tượng HS khác nhau
Bởi vậy, tổ chức dạy học KT, ĐG theo chuẩn KT-KN cần đảm bảo tổ chức, hướng dẫn HShọc tập trong hoạt động, để từng đối tượng HS đều đạt được Chuẩn đó và phát triển được các năng lựccủa cá nhân bằng những giải pháp phù hợp Cụ thể: Việc thực hiện chuẩn KT-KN của CT GDPT môn
Toán cần theo các quan điểm: sát thực, trực quan, đúng chuẩn và đổi mới.
SÁT THỰC:
- Sát với nội dung chuẩn, với thực tế đối tượng và điều kiện giảng dạy, với thời lượng cho phép;biên soạn đủ dạng các bài luyện tập tương đương với các ví dụ nêu trong chuẩn nhằm giúp HSrèn luyện kĩ năng giải toán đạt chuẩn và phân hoá theo mức độ yêu cầu của CT chuẩn và CTnâng cao Thực hiện chuẩn gắn với CT tự chọn của bộ môn
25
Trang 26- Chú trọng các ví dụ và bài toán có nội dung thực tiễn đời sống và gắn với các môn học khác(làm cho HS thấy rõ Toán học gắn với cuộc sống và làm quen với việc áp dụng tri thức Toánhọc để giải các bài toán thực tế, các bài toán của môn học khác, như Vật lí, Hoá học, Sinh học,
…)
TRỰC QUAN:
- Tiếp cận chuẩn chủ yếu bằng trực quan, dựa trên kiến thức có sẵn, nhằm giảm tính hàn lâm,giảm các nội dung nặng nề, đơn giản hoá những vấn đề phức tạp, nhưng không làm mất tínhchính xác và suy luận có lý mà Chuẩn đề ra
- Dạy và học KT-KN theo Chuẩn trên cơ sở dẫn dắt từng bước từ những ví dụ và mô tả kháiniệm một cách rõ ràng, tránh áp đặt thiếu tự nhiên
ĐÚNG CHUẨN:
- Đúng KT-KN, mức độ phức tạp của dạng, loại toán minh hoạ, những lưu ý nêu trong chuẩn
- Trước hết đảm bảo đạt chuẩn và phân hoá theo mức độ yêu cầu của CT chuẩn và CT nâng cao;hạn chế các ví dụ và bài tập phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật và mẹo mực nội dung khô cứng thiếu tựnhiên, khó tiếp thu, giảm bớt số lượng công thức cần nhớ Đảm bảo sự gọn, chặt chẽ và hệthống KT-KN mà chuẩn nêu
- Tăng cường tính chủ động của HS trong giờ học
ĐỔI MỚI:
- Đổi mới về PPDH và KT, ĐG
- Theo chỉ đạo dạy và học của Bộ GDĐT: Đổi mới KT, ĐG theo Chuẩn, đổi mới công cụ KT,
ĐG, đổi mới thời lượng, đổi mới thứ tự thực hiện KT-KN mà Chuẩn nêu, đổi mới PT dạy học
để đổi mới PPDH tăng cường tính chủ động của HS trong giờ học, giúp HS tích cực, hứng thúhọc tập Tìm tòi sáng tạo những cách để đưa nội dung học tập một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, tựnhiên mà vẫn chính xác Cần đa dạng hoá các hoạt động thực hiện chuẩn (ôn lại kiến thức, giớithiệu kiến thức mới, học trước ở nhà, làm tại lớp, chia theo đề tài thực hiên cá nhân hay nhómnhỏ, áp dụng ngay kiến thức vừa học, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, sử dụng máy tính cầmtay để giải toán …)
- Chuẩn KT-KN của CT Trung học Phổ thông môn Toán giúp HS tự học, tự KT KT-KN củabản thân theo các yêu cầu cơ bản, tối thiểu của KT-KN môn toán mà HS cần phải có và phảiđạt được qua học tập HS tự học, tự KT theo Chuẩn KT-KN qua học, KT các khái niệm cơbản, các kĩ năng cơ bản, các công thức cần nhớ, các PP giải, các dạng toán, ví dụ minh hoạ tương ứng với các chủ đề của CT; tự nghiền ngẫm nội dung học tập theo một yêu cầu, phongcách riêng và với tốc độ phù hợp Tự học không những giúp HS tự thân nắm nội dung học mộtcách chắc chắn và bền vững mà còn xác định PP học tập và kĩ năng vận dụng tri thức, rènluyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo; tự thân bù đắp cho mình những lỗ hổng về kiếnthức đáp ứng với yêu cầu của CT (Qua các hoạt động học tập: Xây dựng kế hoạch, tập trungsức lực và thời gian cho nội dung trọng tâm, nội dung còn khuyết hoặc chưa rõ, tránh dàn trải,phân tán Nỗ lực, tự lực nắm nội dung học tập thông qua: đọc, tóm tắt tổng hợp, so sánh, phânloại; tự làm bài tập, đề KT Tranh thủ sự giúp đỡ của thầy, cô giáo, của bạn bè và của cha mẹ,anh em trong gia đình, trong dòng họ)
26
Trang 27b)VỚI GV
- Về dạy và học
+ Từ khâu lập kế hoạch bài học, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của HS đến KT,
ĐG kết quả học tập của HS nhất thiết phải căn cứ vào chuẩn KT-KN
+ Từ các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học để lựa chọn các giải pháp thích hợp nhằm giúptừng đối tượng HS đạt được chuẩn KT-KN bằng sự cố gắng “vừa sức” với từng đối tượng HS đó.+ Từ kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho những HS đã đạt chuẩn và có nhucầu phát triển năng lực cá nhân trong môn học hoặc lĩnh vực học tập
+ Thực hiện đầy đủ, đúng mức những nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất của CT môn học Đây
là một trong những điều kiện để đảm bảo mức chất lượng cơ bản và thực hiện sự bình đẳng về cơhội học tập có chất lượng cho mọi đối tượng HS
+ Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng HS, hạn chế tiến tới xoá bỏ hiện tượng dạy họcvượt quá sự cố gắng của HS, tạo ra sự “quá tải” và căng thẳng không cần thiết cho số đông HS hoặchiện tượng dạy học “dưới tầm nhận thức” của số đông HS, làm cho HS mất hứng thú trong học tập.Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng HS sẽ giữ được ổn định lâu dài, tạo cho HS sự tựtin và hứng thú trong học tập, góp phần rất quan trọng để nâng cao dần chất lượng GDPT
+ Hình thành học vấn phổ thông toàn diện, làm cơ sở vững chắc để phát triển các năng lực cá nhântheo nhu cầu và thế mạnh của từng đối tượng HS
+ Thực hiện nghiêm túc CT GDPT nhưng không “cứng nhắc”, “đồng loạt”, “bình quân” mà rất linhhoạt theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng HS, góp phần tạo thế ổn định để nâng caodần chất lượng GDPT
+ Dạy học theo Chuẩn KT-KN thực chất là thực hiện chuẩn hoá trình độ của HS, đòi hỏi HS ít nhấtcũng phải đạt được chuẩn KT-KN của các môn học bắt buộc trong CT GDPT Việc chuẩn hoá trình
độ học tập của HS lại đòi hỏi phải chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng học tập ở mức độchuẩn, trong đó cần phải có những hỗ trợ đặc biệt cho bộ phận HS có hoàn cảnh khó khăn
- Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ để soạn bài, tiến hành dạy học, ôn tập và dựa trên đó để KT, ĐG
kết quả học tập của HS Vừa chuẩn hoá vừa phân hóa đặc điểm vùng, miền cho các đối tượng HS
khác nhau; ĐG theo đề tự luận, đề TNKQ hoặc đề hỗn hợp gồm cả bài toán tự luận lẫn bài toánTNKQ Ôn tập nhằm hệ thống hoá kiến thức đã học, hoàn thiện kĩ năng giải bài tập, qua ôn tập bổ khuyếtcho những phát hiện thiếu sót về KT-KN về suy luận toán học thiếu căn cứ lôgic hoặc chưa hợp lí; nhờ đótạo cho từng HS vững tin vào năng lực bản thân có thể đạt kết quả tốt trong các kì KT, ĐG, thi cử
- Việc ôn tập môn Toán cần đạt tới hiểu được bản chất và vận dụng được các nội dung học; khi ôn tậpkhông nên quá chú ý vào việc tìm những thủ thuật ghi nhớ được nhiều, dĩ nhiên, nhớ là cơ sở cần nhưngkhông đủ cho việc giải các bài toán; bởi vì việc nắm vững các cách giải các dạng loại bài toán cơ bản mớichỉ cho nhiều khả năng đạt kết quả tốt trong KT, thi cử Việc ôn tập giúp ta nhớ nội dung học tốt hơn vàthực sự hữu ích cho việc giải các bài toán Sự quan trọng của việc ôn tập là ở chỗ: giúp HS hệ thống lại
và rút ra những điều cơ bản, chủ yếu, khái quát hoá của những KT-KN đã học để thấy được sự tươngđồng, tương ứng, đồng dạng, biến đổi về hình, khái niệm, PP, dạng toán trong CT môn học của toàncấp học hay của một lớp
GV hướng dẫn ôn tập, cần quán triệt rõ: những cách ôn tập đều là những biểu hiện cụ thể của việc hệthống hoá kiến thức theo hướng làm rõ cấu trúc của từng phần, từng chương, từng mạch kiến thức, từng chủ
đề hay toàn thể của CT; làm rõ vị trí của mỗi kiến thức và quan hệ giữa các kiến thức; tránh việc hệ thốnghoá nặng tính hình thức như liệt kê các công thức, các định lí, các dạng toán đã học theo đúng khuôn mẫu
và trình tự như trong SGK Cùng với việc hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức, GV giúp HS sắp xếp cácbài tập và phân chia thành các dạng loại bài tập để nắm vững cách giải chung cho từng dạng loại chính,đồng thời nhắc lại và ghi ra được những kiến thức, định lí, công thức, suy luận đã học ở lớp dưới, naythường phải sử dụng nhiều để giải toán Trong tình hình thực tế hiện nay, GV cần tổ chức dạy và học chu
27
Trang 28đáo ngay từ đầu năm học, ôn tập đều đặn sau từng chương, mục, giúp HS tự giải các câu hỏi và bài tập nêutrong Chuẩn KT-KN; tuyệt nhiên không làm thay.
GV cần phải linh hoạt trong dạy, có thể dẫn dắt HS tiếp cận KT-KN trình bày theo PP khác, cáchkhác hoặc thay bởi ví dụ khác tuỳ theo đối tượng, vùng miền để thực hiện chuẩn phù hợp với mức độnhận thức của mỗi loại đối tượng Trong dạy học cũng như KT, ĐG cần lưu ý tới công cụ máy tínhcầm tay để giảm tải về phần tính toán cũng như đổi mới cả trình bày lời giải lẫn khâu ra đề và đáp ántương ứng yêu cầu tính đúng hoặc tính gần đúng; khích lệ những HS có cách giải đúng bởi những KT-
KN của bản thân nỗ lực học tập
- Về ĐG
- Thực hiện:
+ Các hình thức KT, ĐG kết quả của HS: ĐG thường xuyên (KT miệng, KT viết 10 hay 15 phút,
KT bài làm ở nhà của HS), ĐG định kì (KT cuối chương, KT giữa học kì, KT cuối học kì, KT cuối nămhọc)
+ Các đề KT học kỳ, cuối năm nên ra theo hình thức tự luận; Các đề KT khác được ra theo các hìnhthức: tự luận, TNKQ hoặc kết hợp tự luận với TNKQ
+ Kết hợp hài hoà việc ĐG theo bài làm tự luận và bài làm trắc nghiệm
+ Đề KT, ĐG cần phù hợp với mức độ yêu cầu của chương trình và có chú ý đến tính sáng tạo, phânhoá HS
+ Đảm bảo chất lượng tiết trả bài cuối kì, cuối năm, ĐG được năng lực toán học của từng HS theoChuẩn KT-KN môn Toán
- Các loại bài KT trong một học kì:
+ KT miệng: 1 lần /1 HS
+ KT 15’: 3 bài (Đại số, Giải tích: 1 bài Hình học: 1 bài Thực hành toán: 1 bài)
+ KT 45’: 3 bài (Đại số, Giải tích: 2 bài Hình học: 1 bài)
+ KT 90’: vào cuối học kì I và học kì II (gồm Đại số, Giải tích và Hình học)
Lưu ý: Phân bố các bài KT 45’ vào cuối chương hoặc cách nhau khoảng từ 10 đến 15 tiết
c)VỚI CƠ QUAN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- Với các cơ quan, cán bộ quản lí giáo dục thì nội dung chuẩn KT-KN là căn cứ tối thiểu để ĐG, KTviệc dạy và học
- Ở vùng thuận lợi, HS cần được tăng cường chất lượng học tập qua việc tiếp cận các nguồn thôngtin, các PT công nghệ để củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức
- Trong thanh tra, KT dạy và học cần quán triệt tinh thần:
+ Khuyến khích GV sáng tạo linh hoạt trong mỗi bài học, tiết học; GV có thể trình bày nội dungkiến thức bài dạy như đã nêu trong cuốn sách, tuy nhiên có thể linh hoạt trong cách trình bày (cóthể trình bày theo PP khác, cách khác hoặc thay bởi ví dụ khác nhưng có cùng mức độ nhậnthức); KT (hoặc ra đề thi) đúng theo yêu cầu mức độ đã đề cập trong chuẩn KT-KN với những bàitoán khác có cùng mức độ nhận thức;
+ Cần lưu ý tới công cụ máy tính cầm tay giảm tải về phần tính toán để đổi mới cả trình bày lờigiải lẫn khâu ra đề và đáp án tương ứng yêu cầu tính đúng hoặc tính gần đúng;
+ Khích lệ những HS có cách giải đúng nhờ những nỗ lực học tập của bản thân
d)KHUNG PHÂN PHỐI CT
CT CHU N ẨN
kì
Số tiết Nội dung
Nội dung
tự chọn
28
Trang 29một học kì
(Số tiết theo môn của CT bắt buộc)
Lí thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập KT
Xem hướng dẫn chi tiết
Đại số: 30 tiết Hình học:21tiết
ĐS>:48 tiết Hình học:24tiết
ĐS>:30 tiết Hình học:21tiết
Giải tích:48 tiết Hình học:24tiết
Giải tích:30 tiết Hình học:21tiết
CT NÂNG CAO
kì
Số tiết một học kì
tự chọn Ghi (Số tiết theo môn chú
của CT bắt buộc) Lí
thuyết Bài tập
Thực hành
Ôn
Xem hướng dẫn chi tiết
Hình học:24tiết 3
1
Mệnh đề Tập hợp
Mệnh đề và mệnh đề chứa biến Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học.
Tập hợp và các phép toán trên tập hợp: hợp, giao, hiệu của hai tập hợp Các
2 Hàm số bậc nhất và bậc hai
3
Phương trình Hệ phương trình
Đại cương về phương trình, hệ phương trình: các khái niệm cơ bản Phương
trình quy về bậc nhất, bậc hai Phương trình bậc nhất hai ẩn; hệ phương
trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
10
4 Bất đẳng thức Bất phương trình
Bất đẳng thức Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân, bất
đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối Dấu của nhị thức bậc nhất Bất phương
trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, hai ẩn Dấu của tam thức bậc
hai Bất phương trình bậc hai Bất phương trình quy về bậc hai.
15
29
Trang 30TT Nội dung Số tiết Ghi chú
5
Thống kê
Thống kê: Bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số-tần suất
ghép lớp Biểu đồ hình cột tần số, tần suất; đường gấp khúc tần số, tần suất;
biểu đồ hình quạt Số trung bình cộng, số trung vị và mốt Phương sai và độ
lệch chuẩn.
7
6
Góc lượng giác và công thức lượng giác
Góc và cung lượng giác, giá trị lượng giác của chúng Công thức cộng.
Công thức nhân đôi Công thức biến đổi tích thành tổng Công thức biến
đổi tổng thành tích.
6
7
Vectơ
Vectơ Tổng, hiệu hai vectơ Tích vectơ với một số Trục, hệ trục tọa độ.
Toạ độ của điểm và toạ độ của vectơ.
8
Tích vô hướng của hai véc tơ và ứng dụng
Tích vô hướng của hai vectơ Ứng dụng vào tam giác (định lí cosin, định lí
sin, độ dài đường trung tuyến, diện tích tam giác, giải tam giác).
12
9
PP toạ độ trong mặt phẳng
Phương trình đường thẳng (phương trình tổng quát, phương trình tham số).
Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc
với nhau Khoảng cách và góc Phương trình đường tròn, phương trình tiếp
tuyến của đường tròn Elíp (định nghĩa, phương trình chính tắc, hình dạng).
12
Lớp 10 nâng cao
Ghi chú: Dưới đây những chỗ in đậm, nghiêng là phần khác biệt với chương trình chuẩn
1
Mệnh đề Tập hợp
Mệnh đề và mệnh đề chứa biến Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học.
Tập hợp và các phép toán trên tập hợp: hợp, giao, hiệu của hai tập hợp Số
Đại cương về phương trình, hệ phương trình: các khái niệm cơ bản.
Phương trình quy về bậc nhất, bậc hai Phương trình bậc nhất hai ẩn; hệ
phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn Một số hệ phương trình bậc hai một
ẩn và hai ẩn.
16
4
Bất đẳng thức Bất phương trình
Bất đẳng thức Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân, bất
đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối Dấu của nhị thức bậc nhất Bất
phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, hai ẩn Dấu của tam
thức bậc hai Bất phương trình bậc hai Một số hệ bất phương trình bậc
hai Bất phương trình quy về bậc hai.
23
5
Thống kê
Thống kê: Bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số-tần suất
ghép lớp Biểu đồ hình cột tần số, tần suất; đường gấp khúc tần số, tần
suất; biểu đồ hình quạt Số trung bình cộng, số trung vị và mốt Phương sai
và độ lệch chuẩn.
9
6
Góc lượng giác và công thức lượng giác
Góc và cung lượng giác, giá trị lượng giác của chúng Công thức cộng.
Công thức nhân đôi Công thức biến đổi tích thành tổng Công thức biến
đổi tổng thành tích.
11
30
Trang 31TT Nội dung Số tiết Ghi chú
7
Vectơ
Vectơ Tổng, hiệu hai vectơ Tích vectơ với một số Trục, hệ trục tọa độ.
Toạ độ của điểm và toạ độ của vectơ.
Tích vô hướng cúa của hai véc tơ và ứng dụng
Tích vô hướng của hai vectơ ứng dụng vào tam giác (định lí cosin, định lí sin,
độ dài đường trung tuyến, diện tích tam giác, giải tam giác).
9
9
PP toạ độ trong mặt phẳng
Phương trình đường thẳng (phương trình tổng quát, phương trình tham số).
Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc
với nhau Khoảng cách và góc Phương trình đường tròn, phương trình tiếp
tuyến của đường tròn Elíp, hypebol, parabol (định nghĩa, phương trình
chính tắc, hình dạng) Đường chuẩn của ba đường cônic.
21
Lớp 11
Cả năm 123 tiết Đại số và Giải tích 78 tiết Hình học 45 tiết
1
Hàm số lượng giác Phương trình lượng giác
Các hàm số lượng giác (định nghĩa, tính tuần hoàn, sự biến thiên, đồ thị.
Phương trình lượng giác cơ bản Phương trình bậc hai đối với một hàm số
lượng giác Phương trình asinx + bcosx = c Phương trình thuần nhất bậc
hai đối với sinx và cosx.
Tổ hợp Khái niệm về xác suất
Quy tắc cộng, quy tắc nhân Chỉnh hợp, hoán vị, tổ hợp Nhị thức Niu-tơn.
Phép thử và biến cố Xác suất của biến cố.
Giới hạn của dãy số, giới hạn của hàm số Một số định lí về giới hạn của
dãy số, hàm số Các dạng vô định Hàm số liên tục Một số định lí về hàm
số liên tục.
14
5
Đạo hàm
Đạo hàm Ý nghĩa hình học và ý nghĩa cơ học của đạo hàm Các quy tắc
tính đạo hàm Đạo hàm của hàm số lượng giác Vi phân Đạo hàm cấp hai.
13
6
Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
Phép biến hình trong mặt phẳng, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm,
phép tịnh tiến, phép quay, phép dời hình, hai hình bằng nhau Phép đồng
Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Quan hệ song song
Hình học không gian: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Vị trí
tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian Đường thẳng và mặt
phẳng song song Hai mặt phẳng song song Hình lăng trụ và hình hộp.
Phép chiếu song song Hình biểu diễn của hình không gian.
13
8
Vectơ trong không gian Quan hệ vuông góc trong không gian
Vectơ và phép toán vectơ trong không gian Hai đường thẳng vuông góc.
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Phép chiếu vuông góc Định lí ba
đường vuông góc Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng Góc giữa hai mặt
phẳng Hai mặt phẳng vuông góc Khoảng cách (từ một điểm đến một
đường thẳng, đến một mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng song
song, giữa hai mặt phẳng song song, giữa hai đường thẳng chéo nhau.
Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương Hình chóp, hình
chóp đều và hình chóp cụt đều.
15
31
Trang 32Lớp 11 nâng cao
Ghi chú: Dưới đây những chỗ in đậm, nghiêng là phần khác biệt với chương trình chuẩn
1
Hàm số lượng giác Phương trình lượng giác
Các hàm số lượng giác (định nghĩa, tính tuần hoàn, sự biến thiên, đồ thị.
Phương trình lượng giác cơ bản Phương trình bậc hai đối với một hàm số
lượng giác Phương trình asinx + bcosx = c Phương trình thuần nhất bậc hai
đối với sinx và cosx Một số phương trình lượng giác đơn giản khác.
Tổ hợp Khái niệm về xác suất
Phép thử và biến cố Định nghĩa xác suất Các qui tắc tính xác suất Biến
ngẫu nhiên rời rạc.
Đạo hàm ý nghĩa hình học và ý nghĩa cơ học của đạo hàm Các quy tắc tính
đạo hàm Đạo hàm của các hàm số lượng giác Vi phân Đạo hàm cấp cao.
14
6
Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
Phép biến hình trong mặt phẳng, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm,
phép tịnh tiến, phép quay, phép dời hình, hai hình bằng nhau Phép đồng
Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Quan hệ song song
Hình học không gian: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Vị trí
tương đối giữa hai đường thẳng trong không gian Đường thẳng và mặt
phẳng song song Hai mặt phẳng song song Hình lăng trụ và hình hộp Phép
chiếu song song Hình biểu diễn của hình không gian.
14
8
Vectơ trong không gian Quan hệ vuông góc trong không gian
Vectơ và phép toán vectơ trong không gian Hai đường thẳng vuông góc.
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Phép chiếu vuông góc Định lí ba
đường vuông góc Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng Góc giữa hai mặt
phẳng Hai mặt phẳng vuông góc Khoảng cách (từ một điểm đến một
đường thẳng, đến một mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng song
song, giữa hai mặt phẳng song song, giữa hai đường thẳng chéo nhau Hình
lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương Hình chóp, hình chóp
đều và hình chóp cụt đều.
15
Lớp 12
Cả năm 123 tiết Đại số và Giải tích 78 tiết Hình học 45 tiết
1 Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số Cực trị của hàm số Giá trị lớn
nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số Đường tiệm cận đứng, đường tiệm
cận ngang của đồ thị hàm số Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của
hàm số
(trong đó có 16
tiết ôn tập, KT, trả bài và tổng
32
Trang 33TT Nội dung Số tiết Ghi chú
ôn thi tốt nghiệp)
2
Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit
Luỹ thừa Hàm số luỹ thừa Lôgarit Hàm số mũ Hàm số lôgarit.
Phương trình mũ và phương trình lôgarit Bất phương trình mũ và
Khối đa diện
Khái niệm về khối đa diện Khối đa diện lồi và khối đa diện đều Khái
niệm về thể tích của khối đa diện
(trong đó có 6
tiết ôn tập, KT, trả bài và tổng
ôn thi tốt nghiệp)
6 Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu
7
PP toạ độ trong không gian
Hệ toạ độ trong không gian Phương trình mặt phẳng Phương trình
đường thẳng trong không gian.
18
Lớp 12 nâng cao
Học kì II: 18 tuần (68 tiết) 44 tiết 24 tiết
Ghi chú: Dưới đây những chỗ in đậm, nghiêng là phần khác biệt với chương trình chuẩn
1
Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
Tính đơn điệu của hàm số Cực trị của hàm số Giá trị lớn nhất và giá
trị nhỏ nhất của hàm số Đồ thị của hàm số Phép tịnh tiến hệ toạ độ.
Đường tiệm cận của đồ thị hàm số Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị
của một số hàm đa thức Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của một số
hàm phân thức hữu tỷ Một số bài toán thường gặp về đồ thị.
ôn thi tốt nghiệp)
2
Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit
Luỹ thừa với số mũ hữu tỉ Luỹ thừa với số mũ thực Lôgarit Số e và
lôgarit tự nhiên Hàm số mũ và hàm số lôgarit Hàm số luỹ thừa.
Phương trình mũ và lôgarit Hệ phương trình mũ và lôgarit Bất
phương trình mũ và lôgarit.
23
3
Nguyên hàm, Tích phân và ứng dụng
Nguyên hàm Một số PP tìm nguyên hàm Tích phân Một số PP tính
tích phân Ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng Ứng dụng
tích phân để tính thể tích vật thể
18
4
Số phức
Số phức Căn bậc hai của số phức và phương trình bậc hai Dạng
lượng giác của số phức và ứng dụng.
14
5
Khối đa diện
Khái niệm về khối đa diện Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng
nhau của các khối đa diện Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa
diện Các khối đa diện đều Thể tích của khối đa diện
50 tiết
(trong đó có 6
tiết ôn tập, KT, trả bài và tổng
ôn thi tốt nghiệp)
PP toạ độ trong không gian
Hệ toạ độ trong không gian Phương trình mặt phẳng Phương trình
đường thẳng
19
33
Trang 34CT TỰ CHỌN NÂNG CAO ĐỐI VỚI CT CHUẨN
1 Mục tiêu
a) Kiến thức: Làm cho HS nắm vững hơn chuẩn KT-KN của CT chuẩn và trên cơ sở đó tiếp cận
chuẩn KT-KN của CT nâng cao
b) Kĩ năng: Tăng cường rèn luyện kĩ năng giải toán Thông qua việc rèn luyện đó, HS được củng cố
một số kiến thức đã học trong CT chuẩn và tìm hiểu một số kiến thức mới trong CT nâng cao
c) Thái độ: Làm cho HS tự tin, hứng thú, kiên trì, sáng tạo trong học tập môn Toán.
Không nên quá cứng nhắc trong phân phối thời gian cho các chủ đề tự chọn Tùy tình hình cụ thể mà
bố trí bổ sung thêm phần tổng kết hay nhấn mạnh một số chủ đề khác
Nếu GV được đồng thời dạy theo CT chuẩn và dạy chủ đề tự chọn nâng cao thì sẽ sẽ linh hoạt hơntrong việc phân phối thời gian cho các chủ đề tự chọn
11
Mỗi chủ đề: lựa chọn nội dung trong SGK NC hoặc tài liệu chủ
đề tự chọn nâng cao do Bộ GDĐT ban hành
2 Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học
2.1 Quan hệ giữa Chuẩn KT-KN, SGK và CT GDPT
WHERE
Chuẩn
là gì?
Cấu trúc, nội dung?
WHAT
Ban hành khi nào?
Thời điểm thực hiện, sửa
WHEN
Tại sao phải thực hiện?
WHY
Thực hiện như thế nào?
HOW
Ai thực hiện?
Ai kiểm tra?
WHO
Trang 35Câu hỏi 4: Hãy nêu những điểm mà bạn thấy cần làm rõ về: ý tưởng, tính pháp qui, cấu trúc, hữu
ích, khả thi, điểm vênh với CT, SGK?
Bạn có thể trả lời theo gợi ý sau: phân tích nguyên nhân; tổng hợp từ những hiểu biết về thuân lợi, khókhăn, giải pháp chỉ đạo thực hện, những kinh nghiệm thực tế của bản thân để làm rõ lý do, ý nghĩa,quan hệ, yêu cầu nghiên cứu học tập thực hiện “Chuẩn”; Bạn càng chi tiết hóa nội dung từng nhánhtrong lược đồ thì am hiểu về “Chuẩn” càng sâu rộng hơn và nội dung ghi lược đồ càng trù mật, khi đóbạn thấy hứng khởi, tích cực nghiên cứu, học hỏi “Chuẩn” vơí kỹ thuật học này
Câu hỏi 5: Bạn đồng tình, phản đối hay có ý kiến khác về các vấn đề sau:
- Dạy và học theo Chuẩn KT-KN tạo ra sự thống nhất về mục tiêu và kết quả giữa quá trình dạy của
GV, quá trình học của HS và quá trình quản lý, thi cử và ĐG kết quả học tập của HS GV biết đượccái đích tối thiểu về KT-KN mà mình cần trang bị cho HS, HS biết được cái đích cuối cùng mình cầnhọc tập và rèn luyện để đạt tới, cơ quan quản lý có căn cứ để ra đề thi, KT, ĐG phù hợp với việc dạy
và học
- Dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong CT Giữa các đốitượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ Vì thế không lo việc bỏ sótkiến thức khi đi thi
- Trong quá trình dạy học và ôn tập theo CT GDPT cấp THPT và chuẩn KT-KN do Bộ GD-ĐT quyđịnh, ngoài SGK, GV và HS có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp Tuy nhiên, Bộ GD-ĐTkhông có chủ trương yêu cầu bắt buộc GV và HS phải sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào GV, HS
và gia đình hoàn toàn có quyền tự lựa chọn tài liệu phù hợp giúp cho việc ôn tập để thi tốt nghiệpthuận lợi
35
Trang 36- Tài liệu dạy học theo Chuẩn KT-KN không phải là việc cắt xén bớt nội dung CT, SGK mà là hướngdẫn cách để chọn lọc kiến thức nào ở SGK để dạy HS theo những “mức độ” tương ứng với khả năngtiếp thu của từng đối tượng HS Ví dụ, cũng một nội dung kiến thức, nhưng yêu cầu tối thiểu đối với
HS trung bình chỉ cần “thông hiểu”, còn HS khá hơn sẽ được rèn luyện kỹ năng vận dụng hay sángtạo
Cái mà người thầy cần hướng đến không phải cung cấp cho HS những nội dung viết trong sách mộtcách máy móc mà chỉ sử dụng SGK như là PT để đạt được mục tiêu dạy học ở những mức độ khácnhau mà cơ bản là dạy HS cách học
Do nhiều GV lúng túng với cách dạy theo chuẩn KT-KN và chỉ quen dạy hết nội dung SGK nênchúng ta mới ban hành hướng dẫn cụ thể, trong đó nêu rất cụ thể bốn mức độ trong cùng một nội dungkiến thức, tương ứng với các đối tượng HS
- Bộ GD-ĐT đã ban hành bộ tài liệu Dạy học theo Chuẩn KT-KN đối với cả bậc giáo dục tiểu học và
trung học Trong đó có việc GV không cần dạy hết những gì trong SGK, tức là GV có thể thoát ly
mở rộng hơn
Đề thi tốt nghiệp, thi đầu cấp, hay thi tuyển sinh đại học đều phải đảm bảo nguyên tắc “căn cứ vàochuẩn KT-KN”, nhưng cùng một nội dung, tùy mục tiêu của mỗi kỳ thi sẽ có cách hỏi khác nhau, kể
cả trong một đề thi cũng có những câu hỏi để KT các mức độ: thông hiểu, vận dụng, sáng tạo
- Cấu trúc đề thi năm 2010 chỉ có những điều chỉnh liên quan đến quy định đối với HS (chọn mộttrong hai phần riêng), nhưng không ảnh hưởng gì đến phạm vi, cách thức ra đề thi cũng như việc ôntập của HS Đề thi ra trên cơ sở Chuẩn KT-KN nên HS học CT nào (chuẩn hoặc nâng cao) nên bámsát yêu cầu về Chuẩn KT-KN của CT đó, trong đó chú trọng những phần “giao thoa” giữa hai CT
2.2 Sử dụng Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu tiết dạy
– Biết tính đơn điệu của hàm số
– Biết mối liên hệ giữa sự đồng biến, nghịch biến của một hàm số và dấu đạo hàm cấp một củanó
Trang 37– Biết thực hiện các phép toán cộng, trừ, nhân hai số phức ở dạng đại số dựa theo quy tắc cộng,
– Biết thực hiện phép chia hai số phức dựa vào phép nhân với số phức liên hợp
Bài: KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN
Chuẩn KT-KN cần đạt
Về kiến thức:
– Biết khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt, khối đa diện
– Biết khái niệm về hình đa diện và khối đa diện
– Biết khái niệm hai khối đa diện bằng nhau
– Biết khái niệm tích vectơ (tích có hướng của hai vectơ).
– Biết phương trình mặt cầu
Về kĩ năng:
– Tính được toạ độ của tổng, hiệu của hai vectơ, tích vectơ với một số; tính được tích vô hướngcủa hai vectơ
– Tính được khoảng cách giữa hai điểm có toạ độ cho trước
– Xác định được toạ độ tâm và tìm được độ dài bán kính của mặt cầu có phương trình cho trước.– Viết được phương trình mặt cầu
– Tính được tích có hướng của hai vectơ Tính được diện tích hình bình hành, thể tích khốihộp bằng cách dùng tích có hướng của hai vectơ
2.3 Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn KT-KN
Ví dụ minh họa
37
Trang 38Ví dụ 1.
Chủ đề: Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Chuẩn KT-KN cần đạt
Một số phương trình lượng giác thường gặp (Phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số
lượng giác; Phương trình asinx +bcosx =c; Một số phương trình lượng giác khác).
Về kiến thức: Biết được dạng và cách giải phương trình: bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng
giác; asinx+bcosx = c; phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx; phương trình dạng
giản)
Về kĩ năng Giải được phương trình thuộc các dạng nêu trên.
- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn
1 Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác
Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác có dạng: at + b = 0, trong đó a, b là các hằng
số (a 0) và t là một trong các hàm số lượng giác.
Cách giải: Biến đổi, đưa phương trình về phương trình lượng giác cơ bản
2 Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác
Phương trình asin 2 x + bsinx + c = 0, (a 0):
Đặt t = sinx, t 1, đưa về phương trình bậc hai đối với t: at 2 + bt + c = 0 Giải phương trình tìm t
rồi từ đó tìm x ( lưu ý điều kiện t 1 để có thể loại ngay các giá trị t không thích hợp).
Phương trình atan 2 x + btanx + c = 0, (a 0): Đặt t = tanx.
Phương trình acot 2 x + bcotx + c = 0, (a 0): Đặt t = cotx.
3 Phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx:
asinx + bcosx = c (1) (a 0, b 0)
PP chung để giải:
Sử dụng công thức biến đổi asinx + bcosx = a2 b2 sin(x+ ), đưa phương trình (1) về phương
trình lượng giác cơ bản sin(x + ) = 2c 2
2 2
11
t t
phương trình bậc hai đối với t.
4 Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx:
Phương trình asin 2 x + bsinxcosx + ccos 2 x = 0, trong đó a, b, c là các hằng số, với a 0 hoặc b
0 hoặc c 0.
đưa phương trình về phương trình đối với cotx.
* Chú ý: Đối với phương trình asin 2 x + bsinxcosx + ccos 2 x = d, (a, b, c, d R, a 2 + b 2 + c 2 0) ta
có thể quy về giải phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx bằng cách viết d dưới dạng
Trang 39- Biết được limsin 1
đơn giản
- Tính được đạo hàm của một số hàm số lượng giác
- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn
Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song (Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng;
Hai đường thẳng song song)
Về kiến thức:
- Biết được khái niệm hai đường thẳng: trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau trong không gian;
- Biết (có chứng minh) định lí: “Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song
song mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng song song (hoặc trùng) với một trong hai đường đó”
Về kĩ năng:
- Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng
- Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song
- Biết dựa định lí trên xác định giao tuyến hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản
- Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn
Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
1 Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian
Cho hai đường thẳng a và b trong không gian
Trường hợp 1: Có một mặt phẳng chứa a và b.
Khi đó, xảy ra một trong ba khả năng sau :
1) a và b cắt nhau tại điểm M, ta kí hiệu a b = M ;
2) a và b song song với nhau, ta kí hiệu a //b hoặc b // a ;
Trang 403) Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng(nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
4) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau
3 Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học
1 Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh hoạ cho chuẩn KT-KN
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1.
Chủ đề: Một số phương trình lượng giác thường gặp
1 Giải phương trình: 5sinx + 2cosx = 4
Giải:
Kiến thức kĩ năng vận dụng:
x
2 2
Chuyển về phương trình bậc hai đối với sinx hoặc cosx
Cụ thể, với điều kiện: cosx 0, ta có phương trình:
Dễ thấy phương trình này vô nghiệm, suy ra phương trình đã cho vô nghiệm
b) KT-KN vận dụng:
3 Tim giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số:
40