- UBND huyện, UBND tỉnh cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận tiện, nhanh chóng. Thủ tục hành chính đặt ra cho cơ quan nhà nước và người sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện QSDĐ đúng quy định pháp luật và thực hiện một các thống nhất. Trong điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng biến đổi không ngừng và đòi hỏi sự đáp ứng của bộ máy nhà nước ngày càng tiến bộ, phát triển. Do đó, nếu không cải cách thủ tục hành chính thì không thể đáp ứng và phù hợp với yêu cầu thực tế được. Nhất là tại huyện Hiệp Hòa, nhu cầu thực hiện các QSDĐ tăng rất cao, đặc biệt là chuyển nhượng QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục có biện pháp cải cách các thủ tục hành chính hơn nữa.
61
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Kết luận.
- Công tác quản lý Nhà Nước về đất đai ở huyện Hiệp Hoà từng bước đi vào nề nếp.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai đã có hiệu quả, người sử dụng đất đã thực hiện đăng ký biến động sử dụng đất và làm các thủ tục như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Việc thực hiện quyền sử dụng đất tại thị trấn Thắng, xã Danh Thắng và xã Hương Lâm trên địa bàn huyện Hiệp Hòa từ năm 2012 đến tháng 6/2014: chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 735 trường hợp, thừa kế quyền sử dụng đất là 246 trường hợp, tặng cho quyền sử dụng đất là 407 trường hợp.
- Từ kết quả nghiên cứu ở thị trấn Thắng, xã Danh Thắng và xã Hương Lâm về thực hiện quyền sử dụng đất cho thấy việc thực hiện các quyền sử dụng đất ngày càng tăng. Việc thực hiện các QSDĐ chủ yếu là các quyền: quyền chuyển nhượng; quyền thừa kế; quyền tặng cho, quyền thế chấp và quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt, chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện nhiều nhất do giá trị của đất ngày càng tăng. Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở các xã và thị trấn thì khác nhau. Ở thị trấn Thắng, xã Danh Thắng nơi có điều kiện phát triển kinh tế nhanh thì số lượng các trường hợp giao dịch về đất đai diễn ra sôi động hơn ở xã Hương Lâm mới phát triển là xã thuần nông. Trong giai đoạn 2012- tháng 6/2014 tại xã Danh Thắng số trường hợp chuyển nhượng là 295 trường hợp, số trường hợp
62
thừa kế là 102 trường hợp, số trường hợp tặng cho là 173 trường hợp. Tại thị trấn Thắng số trường hợp chuyển nhượng là 263 trường hợp, số trường hợp thừa kế là 81 trường hợp, số trường hợp tặng cho là 141 trường hợp. Đối với xã Hương Lâm số trường hợp chuyển nhượng là 177 trường hợp, số trường hợp thừa kế là 63 trường hợp, số trường hợp tặng cho là 93 trường hợp.
- Để thực hiện tốt QSDĐ tại huyện Hiệp Hòa nói chung và thị trấn Thắng, xã Danh Thắng và xã Hương Lâm nói riêng cần thực hiện tốt 3 nhóm giải pháp đó là: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp tổ chức quản lý, nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy và tăng cường năng lực cán bộ địa chính cấp xã, cấp huyện. Huyện và Tỉnh cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các QSDĐ được thuận tiện, nhanh chóng. Thủ tục hành chính đặt ra cho cơ quan Nhà nước và người sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện QSDĐ đúng quy định pháp luật và thực hiện một cách thống nhất.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu tôi có một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách một cửa, một cửa liên thông tại huyện Hiệp Hòa.
- Cần có chính sách sử dụng đất hợp lý phù hợp để người sử dụng đất thực hiện tốt quyền của mình tại Văn phòng Đăng ký QSDĐ, khai báo biến động tại các cơ quan Nhà nước.
- Cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính, cơ chế chính sách ở địa phương.
- Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.
63
- Nhà nước cần có nhũng biện pháp để người sử dụng đất khi thực hiên các quyền sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để cho cán bộ ngành quản lý đất đai đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị định số73/1993/NĐ - CP ngày 25/11/1993 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 1993.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số79/2001/NĐ - CP ngày 01/11/2001 của Chính phủ sửa đổi một sốđiều của Nghịđịnh số 17/1999/NĐ - CP ngày 29/03/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị QSDĐ, QSDĐ.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004). Nghị định số181/2004/NĐ - CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thihành Luật Đất đai năm 2003.
5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
(2012), Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang(2012),
Số liệu thống kê đất đai năm 2012 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.
8. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 1980, 1992 (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 1987 (1992),
Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.
10.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Đất đai 2001 (2002), NXB Bản Đồ, Hà Nội
11.Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Luật Đất đai 2003(2004),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2007), Bộ luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
65
Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Khoa Quản lý Tài nguyên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về công tác chuyển Quyền sử
dụng đất tại xã huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang.)
Họ tên người được phỏng vấn: ... Địa chỉ: Thôn ……… xã ……… huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang
Nghề
nghiệp:………. Xin Ông, Bà và gia đình cho biết ý kiến của mình về công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương mình theo luật đất đai hiện hành bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây (Tích cực vào các phương án mà ông (bà) cho là đúng):
1. Những hiểu biết cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất Câu 1: Chuyển quyền sử dụng đất của ai?
a) Của bộ quản lý b) Của người dân
66
d) Cả a, b và c
Câu 2: Có vào nhiêu hình thức chuyển đổi quyến sử dụng đất ? a) 6
b) 7 c) 8 d) 9
Câu 3: Đất tham gia chuyển quyền sử dụng đất có cần điều kiện gì không ? a) Không cần điều kiện gì
b) Chỉ cần đất không có tranh chấp
c) Có một trong các điều kiện do nhà nước quy định d) Có đầy đủ các điều kiện do nhà nước quy định e) Cả a, b và c
Câu 4: Người chuyển quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với nhà nước ? a) Khai báo việc chuyển quyền
b) Làm đầy đủ thủ tục c) Nộp thuế chuyển quyền d) Cả b và c
Câu 5: Người nhận chuyể quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì với Nhà nước ?
a) Không có nghĩa vụ gì b) Khai báo đầy đủ thông tin c) Làm đầy đủ thủ tục
d) Làm đầy đủ thủ tục và nộp lệ phí trước bạ
2. Những hiểu biết về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất 2.1. Hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất
Câu 6: Chuyển đổi quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào ? a) Là việc đổi đât lấy tiền giữa các chủ thể sử dụng đất b) Là việc nhường quyền sử dụng đất cho chủ thể khác c) Là việc bán đất
67
d) Là việc đổi đất lấy đất giữa các chủ sử dụng đất
Câu 7: Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm vào mục đích gì ? a) Tổ chức lại sản xuất
b) Khắc phục tình trạng manh mún đất đai c) Khắc phục tình trạng phân tán đất d) Tự điều tiết đất đai theo nhu cầu xã hội
Câu 8: Dồn điền đổi thửa có phải là hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất hay không ?
a) Phải
b) Là góp vốn băng quyền sử dụng đất c) Là chuyển nhượng quyền sử dụng đất d) Là chuyển mục đích sử dụng đất
2.2. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Câu 9: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào ?
a) Là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác trên cơ sở có giá trị b) Là việc bán đất
c) Là việc cho thuê đất
d) Là việc nhường quyền sử dụng đất cho người khác trong một thời gian nhất định
Câu 10: Người nhận quyền sử dụng đất phải có nghĩa vụ gì đối với người chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
a) Phải trả các khoản chi phí băng tiền hoặc hiện vật mà họ bỏ ra để có được quyền sử dụng đất.
b) Phải trả các chị phí đầu tư để làm tăng giá trị của đất đó. c) Cả a và b
d) Không có nghĩa vụ gì.
Câu 11: Hộ gia đình cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước trong trường hợp nào ?
a) Khi họ dung đất đó đêt cho người khác thuê để sản xuất nông nghiệp b) Khi họ trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp
68
c) Khi họ nhận đất đó để bán cho người khác sản xuất nông nghiệp d) Khi họ dùng đất đó để nghiên cứu cho viếc sản xuất nông nghiệp
2.3. Hình thức cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất Câu 12: Cho thuê và cho thuê lại có cần hợp đồng hay không ?
a) Chỉ cần hợp đồng hai bên thỏa thuận
b) Không cần hợp đồng chỉ cần thỏa thuận băng lời c) Phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật
d) Chỉ cần hơp đồng có xác định của tổ trưởng dân phố
Câu 13: Thuê và thuê lại quyền sử dụng đất khác nhau ở điểm nào ? a) Không khác nhau
b) Khác nhau ở nguồn gốc đất cho thuê c) Khác nhau ở người cho thuê
d) Khác nhau ở người nhận thuê
Câu 14: Đất mà người sử dụng đất cho thuê lại là đất có nguồn gốc từ đâu ? a) Đất đã thuê của Nhà nước
b) Đất được Nhà nước giao
c) Đất nhận chuyển nhượng củ người khác
d) Đất được Nhà nước công nhận trước khi có Luật Đất đai
2.4. Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất
Câu 15: Quyền thừa kế QSDĐ được hiểu như thế nào ?
a) Là việc người sử dụng đất chuyển nhượng QSDĐ cho bố, mẹ, anh. Chị, em
b) Là việc người sử dụng đất chuyển nhượng QSDĐ cho con cái c) Là việc người sử dụng đất tặng, cho QSDĐ ch con cái
d) Là việc người sử dụng đất khi chết để lại QSDĐ của mình cho người khác theo di chúc hoăc theo pháp luật
Câu 16: Quyền thừa kế QSDĐ được ưu tiên thực hiện theo ?> a) Theo di chúc
69
b) Theo pháp luật c) Cả a và b
d) Hoặc là a hoặc là b
Câu 17: Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì khi ấy quyền thừa kế sẽ được chia như thế nào ?
a) Toàn bộ đất thừa kế sẽ bị thu hồi b) Chia theo pháp luật
c) Chia cho người có công với người để lại quyền thừa kê d) Chia đều
2.5 Hình thức tặng cho quyền sử dụng đất
Câu 18: Hình thức tặng cho quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào ? a) Là việc bố mẹ chuyển nhượng QSDĐ cho con cái của mình
b) Là việc người sử dụng đất chuyển nhượng QSDĐ cho anh, chị, em của mình
c) Là việc người sử dụng đất nhường QSDĐ cho người khác trong thời gian nhất định
d) Là việc người sử dụng đất chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ tình cảm mà người sử dụng đất không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả
Câu 19: Tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra trong mối quan hệ nào ? a) Chỉ trong quan hệ huyết thống.
b) Bố mẹ với con cái c) Anh chị em ruột
d) Thường là quan hệ huyết thống, ngoài ra còn có các quan hệ khác nữa
Câu 20: Tặng cho quyền sử dụng đất có phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất hay thuế thu nhập hay không ?
a) Không phải nộp b) Có phải nộp
c) Tùy từng trường hợp cụ thể d) Nộp 50%
70
2.6. Hình thức thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất
Câu 21: Thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất được hiểu như thế nòa ? a) Là việc người sử dụng đất cho người khác mượn QSDĐ trong một thời
gian nhất định
b) Là việc người sử dụng đất cho người thuê đất trong một thời gian nhất định c) Là việc người sử dụng đất mang QSDĐ của mình đến thế chấp cho một
tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào đó theo quy định của pháp luật để vay tiền hoặc mua chịu hàng hóa trong một thời gian nhất định của pháp luật để vay tiền hoặc mau chịu hàng hóa trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận
d) Là việc người sử dụng dất QSDĐ của mình cho người khác mượn mình không dùng tới.
Câu 22: Luật Đất đai năm 2003 quy định mọi đối tượng tham gia thế chấp, Bảo lãnh giá trị quyền sử dụng đất trong phạm vi nào ?
a) Không giới hạn
b) Được thế chấp ở mọi tổ chức tín dụng c) Chỉ thế chấp tại các tôt chức kinh tế
d) Chỉ ở các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam
Câu 23: Trường hợp hộ gia đình cá nhân trong nước có thể được thế chấp, bảo lãnh giá trị quyền sử dụng đất tại đâu ?
a) Các tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam b) Các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam c) Cả a, b
d) Được thế chấp ở cac tổ chức tín dụng của Việt Nam
2.7. Hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
Câu 24: Theo luật đất đai năm 2003 thì góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất được thực hiện giữa mấy đối tác ?
71
a) Chỉ 2 đối tác b) 3 đối tác
c) 2 hay nhiều đối tác d) Nhiều nhất là 3 đối tác
Câu 25: Góp vốn bằng giá trị QSDĐ được coi là chuyển nhượng QSDĐ khi ? a) Hình thành pháp nhân mới
b) QSDĐ vẫn của người sử dụng đất khi góp vốn c) QSDĐ không của ai cả
d) Không hình thành pháp nhân mới
Câu 26: Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất còn được quy định trong luật nào? a) Luật dân sự
b) Luật kinh tế c) Luật hình sự
d) Luật kinh doanh bất động sản