Tài liệu bồi dưỡng GV Địa lý lớp 12 (Phần 3)

29 423 0
Tài liệu bồi dưỡng GV Địa lý lớp 12 (Phần 3)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 PHẦN 3 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 A- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. Quan niệm về phương tiện, thiết bị dạy học địa lí a) Thiết bị dạy học là một phần cơ sở vật chất của nhà trường, có tác dụng phục vụ gián tiếp cho việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh (HS) như: phòng bộ môn địa lí, vườn địa lí, các máy móc dùng để rèn luyện kĩ năng cho HS, b) Phương tiện dạy học (PTDH) gồm toàn bộ những phương tiện ít nhiều có tính trực quan, có tác dụng trực tiếp đến sự lĩnh hội tri thức địa lí của HS như các loại bản đồ, tranh ảnh địa lí, các loại bảng số liệu, tranh ảnh, băng video, đĩa CD có nội dung địa lí, - Tên gọi phương tiện trực quan đã có từ lâu, gắn liền với các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống. Chức năng minh họa của phương tiện được coi trọng và được giáo viên (GV) sử dụng nhằm hình thành biểu tượng địa lí cho HS một cách rõ ràng, sinh động. - Các phương tiện trực quan chứa trong bản thân mình dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tìm tòi, phân tích thì các đặc điểm đó mới được bộc lộ. Vì vậy, quan niệm đầy đủ về phương tiện trực quan là PTDH. PTDH là “hình ảnh kép” của PPDH. Mỗi PPDH với đặc trưng là hệ thống các hoạt động của GV và HS nhằm đạt mục đích dạy học- đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động phù hợp. Nội dung dạy học được chứa trong PTDH dưới dạng nguồn tri thức. Do đó có thể nói rằng PTDH chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và PPDH. Quan niệm như vậy là đề cao chức năng nguồn tri thức của PTDH. 2. Khuynh hướng sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay - Xác định các phương tiện tối thiểu cho từng cấp học, lớp học. - Tăng cường các thiết bị và phương tiện có những tính năng sử dụng được ở nhiều cấp, nhiều lớp, nhiều bài khác nhau. VD bản đồ, Atlat,… - Tăng cường các thiết bị và phương tiện nghe nhìn giúp cho việc hình thành ở HS các biểu tượng, các khái niệm, các kĩ năng, kĩ xảo cụ thể và chính xác. VD băng hình địa lí, đĩa CD,… - Tăng cường thiết bị và phương tiện tự làm đơn giản và rẻ tiền. VD các sơ đồ, lược đồ,… 3. Vai trò của thiết bị và phương tiện dạy học địa lí - PTDH là cơ sở để hình thành biểu tượng địa lí cho HS, giúp HS nắm vững kiến thức hơn. - PTDH là cơ sở cho hoạt động trí tuệ của HS, góp phần nâng cao năng lực tư duy cho các em. - PTDH là cơ sở quan trọng để HS rèn luyện các kĩ năng địa lí. Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 1 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 4. Một số nguyên tắc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học địa lí - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học để lựa chọn phương tiện cho phù hợp. - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng loại thiết bị và PTDH. - Đảm bảo tất cả các HS đều quan sát được một cách rõ ràng. - Kết hợp các PTDH một cách nhuần nhuyễn. Phối kết hợp giữa việc sử dụng phương tiện với các phương pháp dạy học theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của HS. - Cần chọn lọc phương tiện dạy, tránh sử dụng quá nhiều PTDH trong một tiết học. - Sử dụng phương tiện phải đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ. - Khai thác tối đa chức năng của các phương tiện sẵn có, tăng cường tự làm các phương tiện đơn giản, rẻ tiền. 5. Quy trình sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí - Xác định nội dung bài dạy học (kiến thức và kĩ năng cần hình thành và bổ sung). - Lựa chọn PTDH. - Xác định các nội dung của bài học có thể khai thác từ PTDH. - Xác định cách thức sử dụng (minh họa hoặc làm nguồn tri thức…) đặt câu hỏi, ra bài tập và dự kiến các chỉ dẫn đối với HS, - Xác định thời điểm sử dụng, PPDH phù hợp với từng phương tiện. - Xem xét và sử dụng PTDH trước khi lên lớp. (Thời điểm sử dụng, cách thức sử dụng PTDH nên ghi rõ trong giáo án. Trong quá trình lên lớp, thực hiện việc sử dụng PTDH như trong giáo án đã đề ra song phải linh hoạt). 6. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị và phương tiện trong dạy học địa lí Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học để lựa chọn phương tiện cho phù hợp. - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng loại thiết bị và PTDH. - Đảm bảo tất cả các HS đều quan sát được một cách rõ ràng. - Kết hợp các PTDH một cách nhuần nhuyễn. Phối kết hợp giữa việc sử dụng phương tiện với các phương pháp dạy học theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của HS. - Cần chọn lọc phương tiện dạy, tránh sử dụng quá nhiều PTDH trong một tiết học. - Sử dụng phương tiện phải đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ. Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 2 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 - Khai thác tối đa chức năng của các phương tiện sẵn có, tăng cường tự làm các phương tiện đơn giản, rẻ tiền. B. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 1. SÁCH GIÁO KHOA 1.1. Quan niệm - Điều 25 Luật Giáo dục đã xác định “Sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”. - Sách giáo khoa (SGK) là sách học chính của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK để sử dụng chính thức, ổn định trong học tập, giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục phổ thông khác. 1.2. Phương pháp sử dụng Nghiên cứu SGK, điền các thông tin vào bảng sau: Tên bài Hình và bảng C.hỏi & B.tập Sơ đồ Tranh ảnh Bản đồ Bảng số liệu Biểu đồ Bảng kiến thức Giữa bài Cuối bài Tổng số - GV tổ chức cho HS làm việc trên cơ sở câu hỏi giữa bài trong quá trình dạy trên lớp. Các câu hỏi giữa bài là công cụ để GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS để HS khai thác các kiến thức từ cả kênh chữ và kênh hình nhằm phát hiện ra các kiến thức cần nắm. - Tổ chức cho HS làm việc với kênh hình trong SGK: Kênh hình trong SGK chứa đựng một lượng kiến thức lớn của bài học. Khám phá, tìm tòi những kiến thức từ kênh hình là nhiệm vụ quan trọng của HS trong bài học. GV không làm thay cho HS mà tổ chức cho HS làm việc theo hình thức cá nhân, nhóm hoặc lớp. Hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc với kênh hình là cơ sở quan trọng cho việc đổi mới PPDH. - GV giảm tối đa việc cung cấp kiến thức theo kiểu “nhồi nhét”, dành thời gian cho HS làm việc với các nguồn tri thức. Dạy học theo sách giáo khoa mới đòi hỏi HS làm việc nhiều với SGK, ngoài ra còn phải làm việc nhiều với các PTDH khác: bản đồ, Atlat, vở bài tập thực hành, máy vi tính, GV cần phải để ra các nhiệm vụ, gắn với các yêu cầu kèm theo các hướng dẫn cụ thể để tất cả các HS đều làm việc được với SGK. - Một số biện pháp hướng dẫn HS làm việc với SGK: Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 3 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 + Ngay từ buổi học đầu tiên, GV cần dành thời gian hướng dẫn các em về cấu trúc, nội dung của SGK, về sự phân bố thời gian cũng như phương pháp học tập, làm việc với SGK. + Trong quá trình dạy học trên lớp: GV hướng dẫn HS khai thác được nội dung của bài học, hiểu được các ý chính và cốt lõi của bài, tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi GV đặt ra. • Đối với kênh chữ: Làm được dàn bài tóm tắt, nắm được trọng tâm, ý chính của từng đoạn. Đối với các câu hỏi, bài tập cần tìm các nội dung cấn thiết để trả lời và giải đáp các bài tập, thực hiện các bài thực hành. • Đối với kênh hình: HS phải biết khai thác các đặc trưng liên quan đến địa lí (trả lời được câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Tại sao ở đó?). + Trong quá học ở nhà, HS cần sử dụng SGK kết hợp với vở ghi để học bài, chuẩn bị bài mới với mức độ tự lực cao hơn. Tóm lại, sử dụng tốt SGK là một trong những điều kiện của dạy học tích cực, phương pháp sử dụng SGK của GV có tác dụng lớn trong việc rèn luyện phương pháp sử dụng SGK của HS. 2. BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 2.1. Quan niệm: Bản đồ giáo khoa địa lí (BĐGKĐL) là bản đồ dùng để dạy học địa lí theo chương trình và SGK đã được quy định trong chương trình. 2.2. Tính chất - Tính khoa học: thể hiện ở độ chính xác về lưới chiếu, sự tương ứng về tỉ lệ của các khoảng cách trên bản đồ và thực địa, hệ thống kí hiệu,… - Tính sư phạm: Nội dung của BĐGKĐL phải phù hợp với nội dung của chương trình, SGK, trình độ, tâm lí lứa tuổi của HS. - Tính trực quan: BĐGKĐL phải có tính khái quát cao, dùng nhiều hình ảnh và PP biểu thị trực quan, đảm bảo cho HS dễ nhận biết đối tượng. - Tính mĩ thuật: yêu cầu bản đồ phải có bố cục hợp lí, màu sắc rực rỡ và hài hòa,… 2.3. Phân loại theo hình thức sử dụng + Bản đồ treo tường + Bản đồ trong SGK (lược đồ) + Atlat: Tập bản đồ thế giới và các châu, Atlat Địa lí Việt Nam + Bản đồ câm + Bản đồ trống 2.4. Phương pháp sử dụng bản đồ - Tăng cường việc sử dụng bản đồ theo hướng nguồn tri thức, bằng cách này GV hình thành và rèn luyện cho HS phương pháp đọc bản đồ “Đọc bản đồ là thông qua Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 4 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 những kí hiệu về bản đồ mà phân tích, nhìn thấy được nét thực tế của khu vực bề mặt Trái Đất được biểu hiện trên bản đồ” (NN. Branxki). Việc đọc bản đồ cần theo trình tự các bước sau: + Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ. + Mô tả đối tượng (hình dáng, kích thước, quan hệ không gian, ). + Xác định mối liên hệ tương hỗ, nhân quả của các đối tượng được thể hiện trên bản đồ và những mối liên hệ tiềm ẩn bên trong bản đồ. - Sử dụng bản đồ trong tất cả các khâu của quá trình dạy học + Trong quá trình thiết kế bài dạy học (soạn giáo án) Xác định mục tiêu, kiến thức cơ bản e lựa chọn bản đồ e xác định phần nội dung của bài học có thể khai thác từ bản đồ e hình dung ra cách thức sử dụng bản đồ (minh họa hoặc hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ- đặt ra các câu hỏi, dự kiến câu trả lời, , cách thức phối hợp các loại bản đồ và kết hợp bản đồ với các PTDH khác). + Trong quá trình lên lớp • GV phải thường xuyên thao tác mẫu. • Đặt câu hỏi gắn với bản đồ, giao cho HS các bài tập có sử dụng bản đồ e tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm với bản đồ để hoàn thành các bài tập hoặc tham gia trả lời các câu hỏi của GV, tổ chức các trò chơi nhỏ gắn với bản đồ e nhằm góp phần thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy cho HS. • Trong các tiết thực hành, các bài thực hành gắn với bản đồ cũng là một trong những con đường quan trọng để rèn luyện kĩ năng bản đồ cho HS. + Sử dụng bản đồ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (kiểm tra bài cũ, đánh giá cuối bài, kiểm tra vấn đáp, viết, ). 2.5. Phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí 12 a) Quan niệm: Atlat địa lí Việt Nam là một tập bản đồ địa lí giáo khoa, trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, nhằm phản ánh các hiện tượng, sự vật địa lí tự nhiên Việt Nam, địa lí dân cư- xã hội Việt Nam. Các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh này được sắp xếp theo một trình tự logic có hệ thống của các bài học trong SGK Địa lí 12. Atlat địa lí Việt Nam được xem là công cụ quan trọng trong dạy học môn Địa lí lớp 12. Nó có tác dụng giúp cho quá trình dạy học cụ thể, trực quan, sinh động hơn. Khi phân tích các bản đồ, biểu đồ cụ thể, chồng xếp so sánh các bản đồ có liên quan sẽ giúp cho việc khai thác kiến thức mới, làm các bài tập thực hành, các bài tập được thuận lợi và dễ dàng hơn. Do đó, việc nắm được các đặc điểm và phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí từ Atlat là điều cần thiết trong dạy học Địa lí 12. b) Phương pháp sử dụng - Các yêu cầu làm việc với Atlat trong dạy học Địa lí 12: Các yêu cầu này rất Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 5 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 đa dạng, song GV cần tập trung hướng dẫn học sinh khai thác Atlat theo những chủ điểm sau: + Trình bày và giải thích vị trí của quốc gia, vùng, tỉnh, trung tâm công nghiệp, và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí. + Trình bày và giải thích về đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam (đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng). + Trình bày và giải thích một số thành phần tự nhiên (địa chất, khoáng sản, địa hình, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, sông ngòi, đất và thực động vật, ); dân cư- xã hội (dân cư, dân tộc, đô thị hóa, ). + Trình bày và giải thích về sự đa dạng của tài nguyên, một số thiên tai. + Trình bày và giải thích về một miền tự nhiên, so sánh các miền tự nhiên. + Trình bày và giải thích về một trung tâm công nghiệp, vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp. So sánh các trung tâm công nghiệp, các vùng nông nghiệp. + Trình bày và giải thích về một vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm (nguồn lực, tình hình phát triển kinh tế và phân bố, sự phân hóa nội vùng, các mối liên hệ liên vùng). + Trình bày và giải thích các vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển Đông và các đảo và quần đảo. + Trình bày và giải thích về địa lí tỉnh (thành phố): vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và lao động, đặc điểm kinh tế- xã hội, địa lí một số ngành kinh tế chính. - Để khai thác kiến thức theo những chủ điểm trên, cần lưu ý kĩ thuật sử dụng các trang của Allat Địa lí Việt Nam + Trang mở đầu: Đối với trang này, HS cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat, nắm chắc các kí hiệu chung ở trang mở đầu. + Các trang bản đồ (các trang còn lại): • Làm việc các trang của atlat, HS phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế, nêu đặc điểm của các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc), trình bày sự phân bố của các đối tượng địa lí (khoáng sản, địa hình, đất đai, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị, giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ của các đối tượng địa lí: giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu và sông ngòi, đất và sinh vật, cấu trúc địa chất và địa hình, ), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên, dân cư và kinh tế, ; đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế, trình bày tiềm năng, hiện trạng và hướng phát triển của một ngành, lãnh thổ, phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau, so sánh các vùng kinh tế về các mặt, trình bày các đặc điểm tổng hợp của một lãnh thổ. Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 6 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 • Trong nhiều trường hợp khi nghiên cứu về đặc điểm các ngành kinh tế, đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội để tìm ra nhân tố tạo vùng kinh tế, so sánh các vùng kinh tế để nêu ra những đặc trưng kinh tế của vùng. Giải thích các mối liên hệ và sự phân bố của các đối tượng địa lí, HS phải sử dụng nhiều trang atlat để nghiên cứu một lãnh thổ việc làm đó còn được gọi là chồng xếp bản đồ. 3. BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 3.1. Quan niệm: Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng, trực quan các số liệu thống kê phản ánh tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể, của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí. 3.2. Phân loại biểu đồ - Dựa vào bản chất của biểu đồ: + Biểu đồ cơ cấu: biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của một lãnh thổ + Biểu đồ so sánh + Biểu đồ động thái: phản ánh quá trình phát triển và sự biến thiên theo thời gian của các đối tượng như: sự gia tăng dân số qua các thời kì, sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, sự thay đổi về diện tích, sản lượng lúa qua các năm, + Biểu đồ quy mô và cơ cấu: biểu đồ cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên qua 2 năm khác nhau, + Biểu đồ cơ cấu và động thái: biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành, biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu, (qua ít nhất 4 mốc thời gian). - Dựa vào hình thức thể hiện của biểu đồ: + Biểu đồ tròn. + Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị, biểu đồ hình đường). + Biểu đồ cột (cột đơn, cột nhóm, biểu đồ thanh ngang, tháp tuổi). + Biểu đồ miền (biểu đồ miền thể hiện số liệu tuyệt đối, biểu đồ miền thể hiện số liệu tương đối). + Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường. 3.3. Quy trình thành lập biểu đồ (vẽ biểu đồ) a) Bước 1: Xác định nội dung mà biểu đồ phải thể hiện: + Tiến trình phát triển của một hiện tượng hay một số hiện tượng địa lí (gia tăng dân số, sự thay đổi diện tích và sản lượng lương thực của một lãnh thổ hoặc tốc độ gia tăng của một số sản phẩm công nghiệp qua các năm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa của các ngành vận tải qua các giai đoạn, ). Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 7 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 + Sự tương quan và so sánh quy mô giữa các đại lượng (diện tích và sản lượng lúa giữa các vùng, sản lượng lương thực và mức bình quân lương thực theo đầu người ở hai đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, ). + Cơ cấu của một tổng thể: cơ cấu các ngành trong GDP, cơ cấu dân số theo độ tuổi, + Cả về tiến trình và tương quan về đại lượng qua các năm: Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê qua các năm của nước ta, + Cả về mối tương quan, cơ cấu và tiến trình của đối tượng: Cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm, Cơ sở để xác định nội dung biểu đồ cần thể hiện chính là lời dẫn hay yêu cầu của bài tập, bài thực hành: Vẽ biểu đồ thể hiện b) Bước 2: Xác định loại biểu đồ cần vẽ. Đây là bước rất quan trọng vì nếu xác định sai loại biểu đồ cần vẽ sẽ kéo theo việc vẽ biểu đồ sai yêu cầu, việc nhận xét sẽ khó có thể hoàn thiện. Muốn lựa chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất so với yêu cầu của đề bài cần căn cứ vào một số cơ sở sau: + Khả năng thể hiện của từng loại biểu đồ: Thực tế trên báo chí hay các tài liệu tham khảo có nhiều loại biểu đồ khác nhau nhưng trong chương trình Địa lí phổ thông cũng như các đề thi trong các kì thi tốt nghiệp, thi cao đẳng, đại học và thi học sinh giỏi các cấp thường yêu cầu HS vẽ một trong số các loại biểu đồ sau: hình cột, hình tròn, hình đường (đồ thị), hình miền (hoặc diện), biểu đồ kết hợp cột và đường. Mỗi loại biểu đồ dùng để thể hiện một hoặc nhiều mục đích khác nhau: • Biểu đồ hình cột - Biểu đồ cột đơn: thể hiện rõ qui mô và động thái phát triển của một đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột ghép (cột nhóm) có cùng đơn vị tính: thể hiện rõ sự so sánh qui mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột ghép (cột nhóm) có các đơn vị tính khác nhau: thể hiện rõ sự so sánh qui mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tuyệt đối: thể hiện rõ nhất sự so sánh qui mô của các đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tương đối: thể hiện rõ nhất cơ cấu thành phần của một tổng thể. - Biểu đồ thanh ngang: dạng đặc biệt của biểu đồ cột, không thể hiện cho các đối tượng theo thời gian. Tóm lại, biểu đồ cột thường dùng để thể hiện động thái phát triển của đối tượng, so sánh tương quan độ lớn (quy mô) giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thích hợp nhất trong việc thể hiện sự so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng và động thái phát triển của đối tượng. • Biểu đồ theo đường (đồ thị, đường biểu diễn): Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 8 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 - Biểu đồ có 1 hoặc nhiều đường khác nhau vẽ theo giá trị tuyệt đối: thích hợp nhất trong việc thể hiện tình hình, diễn biến của một hay một số đối tượng địa lí qua một chuỗi thời gian (có số năm nhiều và tương đối liên tục) như: sự thay đổi sản lượng một hoặc một số loại cây trồng qua các năm, sản lượng lương thực trong một thời kì, sự phát triển về dân số và sản lượng lúa qua các thời kì - Biểu đồ có nhiều đường khác nhau vẽ theo giá trị tương đối (%): thích hợp nhất trong việc thể hiện tốc độ tăng trưởng (tốc độ gia tăng, tốc độ phát triển) của một số đối tượng địa lí qua các năm như: diện tích, năng suất và sản lượng lúa, sản lượng của một số ngành công nghiệp, số lượng gia súc, gia cầm của ngành chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng về khối lượng vận chuyển của các ngành giao thông vận tải, • Biểu đồ kết hợp cột và đường: Thích hợp trong việc biểu thị mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau. VD diện tích và sản lượng lúa/ cà phê qua các năm, lượng mưa và nhiệt độ, số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm, • Biểu đồ hình tròn (hoặc vuông): - Biểu đồ hình tròn: có ưu điểm nổi bật trong việc thể hiện cơ cấu của đối tượng tại một mốc thời gian nhất định. - Biểu đồ các hình tròn có bán kính khác nhau: thích hợp trong việc thể hiện cả sự so sánh về quy mô và cơ cấu của đối tượng ở các địa điểm hoặc thời gian khác nhau. => Biểu đồ hình tròn có ưu thế trong việc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể, thể hiện sự so sánh về quy mô, cơ cấu thành phần của đối tượng. • Biểu đồ miền: - Biểu đồ miền theo số liệu tương đối: thể hiện được cả cơ cấu thành phần và động thái phát triển của các thành phần. - Biểu đồ miền theo số liệu tuyệt đối: thể hiện được qui mô và động thái của đối tượng. + Căn cứ vào lời dẫn, bảng số liệu và yêu cầu của bài tập: - Lời dẫn và đặc điểm của bảng số liệu trong bài tập là một trong những cơ sở để xác định loại biểu đồ, VD: + Trong lời dẫn có các từ tình hình, sự thay đổi, diễn biến, tăng trưởng, phát triển, gia tăng, và kèm theo là một chuỗi thời gian qua các năm từ đến => Nên chọn biểu đồ đường biểu diễn. + Trong lời dẫn có các từ qui mô, diện tích, khối lượng, số dân, kim ngạch xuất nhập khẩu, và kèm theo một vài mốc thời gian, thời kì, giai đoạn (vào năm , trong năm , trong các năm , qua các thời kì )=> Nên chọn biểu đồ hình cột + Trong lời dẫn có các từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, phân ra, bao gồm, trong đó, và số năm trong bảng số liệu không quá 3 mốc => Nên chọn biểu đồ hình tròn; thể hiện qui mô và cơ cấu => Chọn biểu đồ tròn có bán kính khác nhau. Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 9 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 + Trong lời dẫn có các từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, phân ra, bao gồm, trong đó, và số năm trong bảng số liệu có từ 4 mốc năm trở nên => Nên chọn biểu đồ hình miền theo số liệu tương đối. Ngược lại, nếu có 1-3 mốc năm hoặc cùng năm nhưng ở các địa điểm khác nhau => Chọn biểu đồ tròn hoặc cột chồng theo giá trị tương đối. - Khi lựa chọn loại biểu đồ cần phân tích kĩ các yêu cầu của đề ra để xác định mục đích thể hiện của biểu đồ: thuộc về động thái phát triển của hiện tượng, so sánh tương quan độ lớn giữa các hiện tượng, thể hiện cơ cấu thành phần của tổng thể hay kết hợp giữa các yêu cầu đó với nhau. => Tóm lại, để lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất cần phải căn cứ vào các yếu tố: khả năng thể hiện của biểu đồ; lời dẫn, đặc điểm của bảng số liệu đã cho và yêu cầu của đề ra. c) Bước 3: Xử lí số liệu (nếu cần) Trên cơ sở loại biểu đồ đã lựa chọn và bảng số liệu trong đã cho, cần xem xét và xác định xem để vẽ biểu đồ theo yêu cầu của đề bài có cần phải xử lí số liệu hay không, nếu có thì tính toán như thế nào? Dưới đây là một số phép tình thường được sử dụng trong quá trình vẽ biểu đồ: • Đối với yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu mà bảng số liệu đã cho tính bằng giá trị tuyệt đối thì cần tính tỉ lệ % của các thành phần trong cơ cấu tổng thể: Đối với biểu đồ hình tròn để vẽ biểu đồ một cách chính xác sau khi xử lí số liệu cần phải tính tỉ lệ % của từng thành phần tương ứng với góc ở tâm (1%= 3,6 0 ). Tuy nhiên, HS không nhất thiết phải ghi phần này vào trong phần bài làm song cần thiết phải ghi cụ thể từng tỉ lệ % vào từng thành phần của biểu đồ tròn (trong phần vẽ biểu đồ). • Đối với yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu và qui mô của các đối tượng qua 2 hoặc 3 năm mà bảng số liệu ở giá trị tuyệt đối thì bên cạnh việc tính tỉ lệ của từng thành phần như trên cần phải tính bán kính hình tròn để thể hiện tương quan về qui mô của đối tượng theo cách sau: Gọi giá trị của năm thứ nhất ứng với hình tròn có diện tích S1 và bán kính R1. Gọi giá trị của năm thứ hai ứng với hình tròn có diện tích S2 và bán kính R2. Ta có công thức tính tương quan bán kính của 2 hình tròn: Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 10 Thành phần A Tổng thể Tỉ trọng của thành phần A (%) = x 100 R2 = R1√ S2 S1 [...]...2009 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 Thay số vào ta sẽ tính được những thông số cần thiết, cho R1 bằng một đại lượng nhất định (VD R1 = 2 cm), ta sẽ tính được R2, • Đối với yêu cầu vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm mà bảng số liệu đã cho là số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau, thì phải tính tốc độ tăng... cách giữa các cột trên trục này phải phù hợp với tỉ lệ khoảng cách giữa các mốc năm trong bảng số liệu nhất là khi biểu đồ phản ánh động thái phát triển của đối tượng Thời gian luôn được tính theo chiều từ trái qua phải Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 12 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 Ngược lại nếu trục hoành thể hiện yếu tố thời gian là thời kì hay giai đoạn hoặc chỉ về không... yêu cầu đối với việc thiết kế và sử dụng Bài giảng điện tử Địa lí trên phần mềm MS Power Point 2003 Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 28 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 - Thiết kế kiểu dáng của Slide: Có nhiều cách tạo nền cho Slide: Tạo nền từ Design Template hoặc từ Background Trong đó, việc tạo nền từ Background cho phép GV có thể tạo ra các nền màu riêng theo ý định của mình... đồ tròn: Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Biểu đồ miền: Biểu đồ đường: Page 14 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 - Ghi tên biểu đồ: Tên biểu đồ được đặt theo yêu cầu trong đề bài và phải phản ánh được 3 khía cạnh: cái gì, ở đâu, khi nào Tên biểu đồ có thể ghi ở phần trên hoặc dưới biểu đồ (Trong các đề tài nghiên cứu khoa học, tên biểu đồ được quy định đặt ở phía trên) g) Bước 6: Nhận... thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1998- 2007 Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 17 2009 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2 Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn nói trên Bài tập 4: Cho bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007 (Đơn vị tính: nghìn ha) Tổng diện tích Đất nông... tế của nước ta trong giai đoạn nói trên Bài tập 6: Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn (Đơn vị : %) Giai đoạn Tỉ lệ gia tăng Giai đoạn Tỉ lệ gia tăng 1926- 1931 0,69 1965- 1970 3,24 1936- 1939 1,09 1976- 1979 2,16 Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 18 2009 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 1943- 1951 0,50 1989- 1999 1,70 1954- 1960 3,93 2002- 2005 1,32... Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 20 2009 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT 1 Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu trong bài thực hành 23- SGK, hãy: a) Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm... học và sách giáo Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 23 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 khoa (SGK) bộ môn Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến trình độ HS để từ đó có thể chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học, cấu trúc lại nội dung bài giảng mà không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà tác giả SGK đã dày công xây dựng B3) Multimedia hóa kiến thức Đây là bước quan trọng nhất cho... và gửi thư đến địa chỉ do người dùng chỉ định - Tạo liên kết cho đối tượng + Chọn đối tượng chứa liên kết + Nháy chuột phải lên đối tượng đó xuất hiện bảng chọn tắt, chọn Hyperlink … xuất hiện hộp thoại: + Mục link to - tạo liên kết đến: Existing file or Web page: Liên kết các tệp hoặc các trang Web đã có Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 27 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 Current... tại các điểm tọa độ ứng với mốc năm Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 13 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 (mỗi kí hiệu cho một đường); ghi giá trị tại mỗi điểm nút (trong trường hợp biểu đồ có nhiều đường biểu diễn mà các đường này lại nằm sát nhau thì không cần ghi) • Biểu đồ miền * Biểu đồ miền theo số liệu tương đối: - B1: Kẻ một hình chữ nhật nằm ngang (cạnh 4/6) + Cạnh đáy tương . TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 PHẦN 3 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 A- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. Quan niệm về phương tiện, thiết bị dạy học địa lí a). luyện các kĩ năng địa lí. Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 1 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 4. Một số nguyên tắc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học địa lí - Phải. việc với SGK: Bùi Văn Tiến-Tổng hợp và biên soạn Page 3 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ LỚP 12 2009 + Ngay từ buổi học đầu tiên, GV cần dành thời gian hướng dẫn các em về cấu trúc, nội dung

Ngày đăng: 09/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan