Bước sang kỷ nguyên mới với sự phát triển và hào nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế từ đó đời sống an sinh xã hội từng bước đi vào ổn định. Song bên cạnh đó những bất cập là điều không thể tránh khỏi và bất bình đẳng giới là một vấn đề như thế, nó vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Theo số liệu thống kê và ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới đã lên đến 7,6 tỉ người (năm 2019). Mỗi ngày có hơn 70.000 nữ thanh thiếu niên kết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2019, dân số đã lên tới hơn 97 triệu người. Trong đó phụ nữ chiếm 50,1% dân số và 52% lực lượng lao động. Tuy nhiên, sự mất bình đẳng nam nữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực vẫn đang là thực tế. Ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng… vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Vấn đề bất bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ được nhà nước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Đây không phải là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng cũng không phải là vấn đề cũ kỹ và có lẽ sẽ không bao giờ là một vấn đề bị coi là “lỗi thời”. Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, và xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này. Đề tài được nhóm nghiên cứu trình bày tâm huyết và khoa học, gồm 3 phần chính: Cơ sở lý thuyết, thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt nam, và giải pháp hoàn thiện.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING - -
BÀI THẢO LUẬN Môn: Xã hội học đại cương
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Thắm
Nhóm thực hiện: 1&6
Lớp học phần: 1927RLCP0421
Đề tài: Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
A GIỚI THIỆU 3
B NỘI DUNG 4
I Khái niệm, quan điểm, cơ sở bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam 4
1 Bất bình đẳng 4
2 Bất bình đẳng giới 7
3 Giới tính thứ 3 (Lưỡng giới) 8
III Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam 10
1 Tỷ lệ giới tính khi sinh 10
Bảng 1: Bảng số liệu SRB ở Việt Nam 2009 - 2016 11
2 Bất bình đẳng giới trong chính trị 11
3 Bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động - việc làm 14
4 Bất bình đẳng trong giáo dục 17
Bảng 2: Tỷ lệ trẻ em bỏ học sớm ở đồng bằng sông Hồng 19
5 Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực khác 20
6 Bất bình đẳng với người đồng tính và chuyển giới (cộng đồng LGBT) 23
7 Kết luận 28
II NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI 29
1 Nguyên nhân tư tưởng, văn hóa, lối sống 29
2 Nguyên nhân kinh tế của bất bình đẳng giới 32
III Giải pháp về bất bình đẳng giới 34
1 Giải pháp bất bình đẳng giới giữa nam và nữ 34
2 Giải pháp bất bình đẳng với giới tính thứ ba 37
IV Thành tựu và thách thức của bất bình đẳng giới 38
1 Thành tựu 38
2 Thách thức 40
C KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 3hội Việt Nam Theo số liệu thống kê và ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số thế
giới đã lên đến 7,6 tỉ người (năm 2019) Mỗi ngày có hơn 70.000 nữ thanh thiếuniên kết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con Ở Việt Nam, theo số liệu thống kênăm 2019, dân số đã lên tới hơn 97 triệu người Trong đó phụ nữ chiếm 50,1% dân
số và 52% lực lượng lao động Tuy nhiên, sự mất bình đẳng nam - nữ trên thế giớinói chung và ở Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực vẫn đang là thực tế Ởnước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới,nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng… vẫn đang diễn ra khá phổbiến Vấn đề bất bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ được nhà nước
ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc Đây không phải là một vấn đềcòn mới mẻ, nhưng cũng không phải là vấn đề cũ kỹ và có lẽ sẽ không bao giờ làmột vấn đề bị coi là “lỗi thời” Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu tình trạng bất bìnhđẳng giới ở Việt Nam hiện nay, và xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tìnhtrạng này
Trang 4Bất bình đẳng xã hội được chia thành 4 loại như sau:
Bất bình đẳng giới: là hình thức bất bình đẳng phổ biến và tồn tại trong nhiềuchế độ xã hội của nhân loại
Bất bình đẳng tuổi tác: được thể hiện trong xã hội khi có sự khác biệt trong vaitrò, quyền lực giữa các cá nhân trong độ tuổi khác nhau
Bất bình đẳng về cơ cấu: được thể hiện trong sự bất bình đẳng về cơ cấu tổchức xã hội – giai cấp, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, cơ cấu xã hội – dân số, cơ cấu
xã hội dân tộc, cơ cấu xã hội lãnh thổ
Bất bình đẳng về thu nhập: là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân cácnhóm trong xã hội trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có hay thu nhập
1.3 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội
1.3.1 Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên
Trang 5Yếu tố tự nhiên (đất đai, thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,…) trướchết là môi trường sống và đảm bảo phần quan trọng cơ hội sống cho con người.Con người sinh ra và tổn tại trong điều kiện, môi trường tự nhiên khác nhau sẽ
có những cơ hội và được “mang đến” những lợi ích khác nhau Những ngườisinh ra trong điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có cơ hội tốt cho sự tiến bộ, ngượclại với điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt sẽ ít có cơ hội hơn
Yếu tố tự nhiên còn tạo nên đặc điểm tự nhiên của con người, của các cánhân như giới tính, thể lực, trí tuệ, tính cách,…Đây là yếu tố tác động, ảnhhưởng lớn và có tính lâu bền đến bất bình đẳng xã hội Tuy nhiên xã hội càngphát triển, tiến bộ những khác biệt và phân biệt về các yếu tố tự nhiên càngđược khắc phục dần
Ví dụ: Giữa vùng đô thị hóa - miền núi có cơ hội tiếp cận tiện ích xã hội làkhác nhau
1.3.2 Sự khác nhau về điều kiện kinh tế
Sự khác biệt về điều kiện kinh tế cũng là một trong những yếu tố tạo nên sựkhác biệt về cơ hội mà mỗi cá nhân hay mỗi nhóm được tiếp cận Khi cá nhân(hay nhóm) có điều kiện kinh tế tốt hơn những cá nhân (hay nhóm) khác trong
xã hội, chủ thể đó sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn
Ví dụ: Về tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế… của các cá nhân trong xã hội
1.3.3 Sự khác nhau về địa vị xã hội
Bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các nhóm xã hội tạo nên vàthừa nhận chúng Nó có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt
và được các nhóm xã hội khác thừa nhận Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể
Trang 6được giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tựgiác thừa nhận sự ưu việt đó.
Ví dụ: Chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng với các nhân viên
1.3.4 Sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị
Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thốngtrị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định vàthu được lợi từ các quyết định đó Bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị cóthể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế về vật chất hoặc địa vị xãhội cao Trên thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt đượcđịa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân có chức vụchính trị cao
Ví dụ: Ủy viên Bộ chính trị, bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những người nông dân
1.3.5 Sự khác nhau về văn hóa
Những giá trị văn hóa cũng có thể góp phần tạo nên sự bất bình đẳng trong
xã hội giữa các cá nhân, các nhóm Có những giá trị văn hóa làm hạn chế khảnăng tiếp cận những cơ hội tốt trong cuộc sống của con người và ngược lại
Ví dụ: Phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trước đây bị quan niệm lànhững người chỉ làm việc trong gia đình, không được tiếp xúc xã hội nên không
có điều kiện, cơ hội để tiến bộ, họ luôn bị trói chặt trong gia đình, phụ thuộc giađình Ngày nay, phụ nữ đã được giải phóng nên họ có cơ hội để phát triển, tiến
bộ, đóng góp nhiều cho xã hội và bình đẳng hơn với mọi người
1.3.6 Sự khác nhau về những cơ hội trong cuộc sống
Trang 7Bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất, của cải, tài sản, thu nhập, lợi íchchăm sóc sức khỏe hay an ninh.
2 Bất bình đẳng giới
2.1 Khái niệm
Giới: Là thuật ngữ dùng để chỉ các đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giớitrong các mối quan hệ xã hội Các đặc điểm này bao gồm vai trò, vị trí, tráchnhiệm của phụ nữ và nam giới trong các mỗi quan hệ xã hội
Giới tính: Là thuật ngữ dung để chỉ sự khác biệt sinh học giữa phụ nữ và namgiới (hay trẻ em trai và trẻ em gái)
Bất bình đẳng giới là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất haytinh thần giữa 2 giới trong xã hội Nó dựa trên sự đánh giá của xã hội về vai trò củagiới, trong đó, nam giới thường được đề cao và có quyền uy hơn nữ giới Đây làdạng bất bình đẳng phổ biến nhất
Ví dụ: Quan niệm cho rằng nội trợ là việc của phụ nữ chứ không phải của đànông
2.2 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng giới
2.2.1 Tư tưởng trọng nam khinh nữ
Đây là một tư tưởng coi trọng nam giới hơn nữ giới Mặc dù hiện nay quyềnphụ nữ được công nhận nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại ở ViệtNam, đặc biệt gắn liền với các tư tưởng tôn giáo và biểu hiện dưới nhiều cấp độkhác nhau Trải qua thời kỳ chi phối lâu dài của học thuyết nho giáo, trong đờisống tinh thần của người Việt Nam là làm sao phải có con trai để nối dõi dòng tộc,
áp lực về con gái, về con lối dõi cứ truyền từ đời này qua đời khác dần dần ngấm
Trang 8vào tâm khảm nhiều người và cứ thế tư tưởng trọng nam khinh nữ có chiều hướnggia tăng.
2.2.2 Quan niệm xã hội
“Công việc nội trợ là thiên chức của phụ nữ ”: Xã hội đánh giá thấp ý nghĩa củacác công việc gia đình làm cho nam giới thiếu động lực chia sẻ công việc gia đìnhvới phụ nữ Vấn đề giải phóng phụ nữ trong gia đình chưa được đạt một cáchtương xứng với yêu cầu đổi mới kinh tế, xã hội, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn Phụ nữ phải phụ thuộc, yếu đuối, thụ động, nam giới là độc lập, mạnh mẽ cónăng lực và là người có quyết định Chồng có quyền dạy vợ, vợ phải nghe theochông Nam là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn, quantrọng trong gia đình; nữ có trách nhiệm nuôi dạy con cái nội trợ trong nhà Tóm lạinam giỏi việc xã hội, nữ phải giỏi việc nhà
2.2.3 Nhận thức xã hội
Nhận thức xã hội về vấn đề này chưa thấu đáo đặc biệt là nhận thức của một số
bộ phận cán bộ, công chức, lãnh đạo, quản lý và nhân dân Mặt nhận thức của nhândân còn hạn chế, công tác tuyên truyền bình đẳng giới còn nhiều hạn chế, chưathiết thực, chưa phù hợp và chưa đi sát vào dân nên hiệu quả còn hạn chế
3 Giới tính thứ 3 (Lưỡng giới)
Khái niệm: Lưỡng tính (còn gọi là đa giới tính) là một hiện tượng về giới tính(nam/nữ) ít gặp trong cuộc sống Thường thì hiện tượng này chỉ phát hiện khi mộtđứa trẻ vào giai đoạn tiền trưởng thành Vào giai đoạn này, đứa trẻ bắt đầu pháttriển hoàn thiện cơ quan sinh dục chính, thì cơ quan sinh dục phụ của chúng cũngbắt đầu hình thành và tồn tại song song với nhau Những người lưỡng tính thực sự,
Trang 9trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh hoàn, rất hiếm Phần lớn các trường hợplưỡng tính thường gặp là lưỡng tính giả.
Trong tiếng Việt người đồng tính luyến ái nam thường được gọi là "người đồngtính nam" hoặc "gay" "bê đê" , người đồng tính luyến ái nữ thường được gọi là
"người đồng tính nữ" hoặc "les" Người đồng tính rất đa dạng về mọi mặt Không
có đặc điểm ngoại hình đặc trưng nào để "nhận dạng" người đồng tính so vớinhững người khác trong xã hội Từ "bóng" hay "bê đê" (từ mang hàm ý thể hiện sựmiệt thị) mà người ta hay dùng để chỉ một người con trai cư xử và hành động nhưcon gái thực ra là nói đến người chuyển giới nữ nhưng chưa có điều kiện phẫuthuật
Nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ đã đang sống trong mối quan hệgắn kết, mặc dù chỉ các hình thức điều tra dân số mới và thuận lợi chính trị tạo điềukiện cho việc bộc lộ, công khai xu hướng tình dục bản thân của họ và thực hiện cácđiều tra nghiên cứu về họ Những mối quan hệ này là tương đương với các mốiquan hệ tình dục khác giớitrên các khía cạnh tâm lý thiết yếu Đồng tính luyến ái
đã từng được ngưỡng mộ cũng như lên án trong suốt quá trình phát triển nhân loạiđược lịch sử ghi lại, tùy thuộc vào hình thức của nó và nền văn hóa mà nó diễnra.Từ cuối thế kỷ XIX đã có một phong trào trên phạm vi toàn cầu theo xu hướngtăng khả năng bộc lộ, công khai thiên hướng tình dục bản thân ở người đồng tính,công nhận pháp lý các quyền lợi hợp pháp cho những người đồng tính, trong đó cóquyền kết hôn và các hình thức kết hợp dân sự, quyền nhận con nuôi và làm cha
mẹ ở người đồng tính, các quyền liên quan đến việc làm, phục vụ trong quân đội,tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sự ra đời của luật chống bắtnạt để bảo vệ trẻ vị thành niên đồng tính
Trang 10III Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Việt Nam đang trong đà phát triển với tốc độ nhanh chóng trong suốt hơn 30năm qua, văn hoá và xã hội đã tân tiến hơn rất nhiều qua từng giai đoạn pháttriển Cùng với sự phát triển đó vẫn còn những vấn đề về bất bình đẳng ví dụnhư: bất bình đẳng về kinh tế, thu nhập, bất bình đẳng về y tế & giáo dục, bấtbình đẳng giữa các vùng miền Nhưng đặc biệt là bất bình đẳng giới
Trong thời gian gần đây, vấn đề bình đẳng giới đang được cả cộng đồngquốc tế đặc biệt quan tâm Bởi vì, trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới đã
và đang diễn ra phổ biến, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế quátrình phát triển kinh tế xã hội Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân làm tăngđói nghèo, cản trở việc chăm sóc sức khỏe dân cư, hạn chế các cơ hội tăng thunhập và gây nên hàng loạt các tổn thất khác cho xã hội Những nước tích cựcthúc đẩy bình đẳng giới thường đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao và pháttriển bền vững hơn Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về
tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộhàng đầu về bình đẳng giới, và là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóngnhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á Tuynhiên, không phải vì những thành tựu đó mà Việt Nam đã đạt được mục tiêubình đẳng giới thực sự Ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới,một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng, bịphân biệt đối xử,… vẫn còn khá phổ biến Để hiểu rõ hơn về vấn đề bất bìnhđẳng giới, ta đi tìm hiểu chi tiết thực trạng đang diễn ra như sau:
1 Tỷ lệ giới tính khi sinh
Tỷ lệ giới tính khi sinh được đo bằng số trẻ sơ sinh trai trên một trăm trẻ sơ sinhgái được sinh ra Tỷ lệ này được xem là bình thường khi có 105 đến 108 bé trai
Trang 11được sinh ra so với 100 bé gái Tỷ số khi sinh có thể coi là một trong các chỉ số
để đo vị thế của phụ nữ ở phía cạnh bất bình đẳng giới, tỷ số này càng cao rõràng nhận thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích con trai hơn con gái và pháthai có sự lựa chọn giới tính Ở Việt Nam tỷ số giới tính khi sinh tăng rất nhanhđược thể hiện như sau:
Bảng 1: Bảng số liệu SRB ở Việt Nam 2014 - 2018
Năm điều
tra
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ giới tính ở Việt Nam rất biết động và nămngoài ngưỡng an toàn trong thời gian hiện nay Điều này cho thấy việc bất bìnhđẳng giới ở Việt Nam đang xảy ra khá phổ biến
2 Bất bình đẳng giới trong chính trị
Trong bộ máy quản lý Nhà nước, phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng,chiếm 27,3% trong Quốc hội và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là: Phụ nữ Việt
Trang 12Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới Nhiều đại biểu phụ nữ đã
có những đóng góp thiết thực và mang tính trí tuệ cao cho các kế hoạch pháttriển đất nước
Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước góp phần thực hiện tốt chương trình bìnhđẳng giới trên các lĩnh vực Trong đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị làmột trong những lĩnh vực nỗi bật và được cộng đồng quốc tế ghi nhận Chiếnlược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020; Luật Bình đẳng giới (năm 2006)
và nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng được ban hành là những bằng chứng
về cam kết chính trị trong việc trao quyền cho phụ nữ Bình đẳng về cơ hội giữanam và nữ trong chính trị đã được khẳng định trong Chiến lược cũng đã đề racác chỉ tiêu cụ thể: chỉ tiêu 1: Phấn đấu tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm
kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồngnhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 -
2020 trên 35%; chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80%, đến năm 2020 đạttrên 95% số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dâncác cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70%
và đến năm 2020 đạt 100% ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trởlên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Đây là cơ sở quan trọng
để toàn Đảng và toàn xã hội tạo điều kiện thúc đẩy việc tăng cường sự tham giacủa phụ nữ với vai trò lãnh đạo, quản lý trong tương lai
Trong khối cơ quan đảng, ở cấp Trung ương, nhiệm kỳ 2005 - 2011, tỷ lệ nữtham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng (kể cả ủy viên dự khuyết) là 10%,tăng so với nhiệm kỳ 2001 - 2005 (8,6%), tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban Bí thưTrung ương Đảng là 20% (2/10 đồng chí) Ở cấp địa phương, tỷ lệ nữ là đạibiểu hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và xã ở các giai đoạn đều tăng
Trang 13Trong hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, vai trò, vị trí của phụ nữ đã
và đang dần được khẳng định và có những đóng góp to lớn vào sự phát triểnchung của đất nước Tuy nhiên, do vẫn còn tồn tại quan niệm cho rằng phụ nữlãnh đạo thì hiệu quả sẽ không cao bằng nam giới nên nguồn lực cán bộ nữtrong hệ thống chính trị có tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn hết sức khiêmtốn, chưa tương xứng với tỷ lệ nữ trong dân số Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có
xu hướng tăng không bền vững và có dấu hiệu giảm trong 2 nhiệm kỳ liên tục(Khóa X đạt 26,2%, khóa XI đạt 27,3%, khóa XII đạt 25,7% và khóa XIII chỉcòn 24,4%) Tỷ lệ cán bộ nam và nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định vẫn cònmột khoảng cách khá xa, quyền quyết định ở các cấp vẫn chủ yếu là cán bộnam Năm 2008, Việt Nam xếp thứ 89 trên tổng số 93 nước xếp hạng về có cácchức danh bộ trưởng là nữ Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ ở cấp xã, thôn làrất thấp Nếu thiếu lực lượng này thì nguồn cán bộ nữ cho những vị trí cấp caohơn trong những năm tới sẽ gặp khó khăn
Phụ nữ là lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đảng cũng hết sức khiêm tốn,chỉ có 8,57% trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 3/16 nữ là ủyviên Bộ Chính trị Đối với cấp tỉnh, huyện và xã cũng chưa đạt đến 20% tỷ lệ là
nữ trong cấp ủy Trên toàn quốc phụ nữ chỉ chiếm 4,5% lãnh đạo các UBND
xã, 4,9% lãnh đạo UBND huyện và 6,4% lãnh đạo UBND tỉnh Ở cấp đảng bộ
cơ sở, tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí chủ chốt còn thấp
Qua số liệu thống kê giới tính trong bộ máy nhà nước, ta thấy tỷ lệ nữ đạibiểu tham gia hội đồng nhân dân các cấp có bước phát triển qua các thời kỳ.Đây là tín hiệu đáng mừng cho nước ta trên con đường xóa bỏ bất bình đẳnggiới Tuy nhiên, tỷ lệ này vấn còn khá thấp so với nam giới Điều này đủ chứngminh một lần nữa khẳng định bất bình đẳng giới trong chính trị vẫn còn xảy ra
Trang 143 Bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động - việc làm
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ởmức cao (83% so với nam giới 85%) Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau làmcho tình hình bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong kinh tế, lao động và việclàm:
3.1 Phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới
Ngày này, thời gian lao động và tạo thu nhập của phụ nữ và nam giới là xấp
xỉ như nhau Tuy nhiên phụ nữ dành thời gian nhiều gấp đôi nam giới cho cáccông việc nhà mà không được trả công Theo thống kê cuộc khảo sát tại hai xãthuộc Nam Định: Công việc trong gia đình (nấu ăn, dọn dẹp) phần lớn đượcphụ nữ đảm nhiệm 90% còn nam giới thì không tham gia nhiều (10%) Nguyênnhân đưa ra đó là công việc bếp núc là của đàn bà Phụ nữ thì phải công, dung,ngôn, hạnh
Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 cho thấy phụ nữtập trung cao trong số những người làm từ 51-61 giờ 1 tuần, thậm chí hơn 61giờ một tuần Điều tra này trong năm 2014 thấy rằng trong khi phụ nữ bỏ rathời gian làm tương đương với nam giới trong các hoạt động kiếm thu nhập thìnam giới lại không chia sẻ công việc nhà ở mức tương đương, khiến cho phụ nữphải chịu gánh nặng công việc không cân bằng
Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ cho biết khi phụ nữ và nam giớilàm việc với số giờ tương đương trong sản xuất kinh doanh, thì phụ nữ sử dụngthời gian nhiều cho việc nhà hơn 2,5 lần so với nam giới ở thành thị và 2,3 lần
so với nam giới ở nông thôn
Trang 15Hầu hết phụ nữ ở tất cả các lứa tuổi đều có tổng thời gian làm việc nhiềuhơn nam giới Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gia đình của họ, thiếuthời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồngcũng như các cơ hội tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng caotrình độ, kỹ năng và sự tự tin do đó khả năng di động xã hội của phụ nữ thấphơn nhiều so với nam giới.
3.2 Khác biệt về thu nhập
Ở nước ta nghiên cứu cho thấy phụ nữ thu nhập thấp hơn nam giới trong mọingành nghề Trung bình năm 2004 một phụ nữ kiếm được 83% so với lươngcủa nam giới ở thành thị và 85% so với lương của nam giới ở nông thôn
Sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong lao động có thể phản ánh sự kết hợpcủa các yếu tố trong đó có sự khác biệt về trình độ văn hoá, chuyên môn, kinhnghiệm và những nguyên nhân khác cộng với sự phân biệt đối xử
3.3 Bất bình đẳng trong cơ hội việc làm
Báo cáo cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam là72%, cao hơn mức trung bình thế giới (49%) Lao động nữ tại Việt Nam chiếm48,4% tổng lực lượng lao động Tuy nhiên tỷ lệ nữ giới tại Việt Nam có việclàm thấp hơn 9% so với nam giới Hiện có 7,8 triệu lao động nữ đang làm việctrong khu vực phi chính thức với điều kiện lao động không bảo đảm Tỷ lệ laođộng nữ trong khu vực phi chính thức phải làm công việc dễ bị tổn thương lêntới 59,6%, trong khi đó ở nam giới là 31,8% Báo cáo cũng chỉ ra, lao động nữđang ở vị thế thấp hơn nam giới trong cơ cấu việc làm Phụ nữ chỉ chiếm 26,1%các vị trí lãnh đạo nhưng lại đóng góp tới 52,1% nhóm lao động giản đơn và66,6% lao động gia đình Điều đó cho thấy vẫn còn rất nhiều rào cản đối vớiphụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển nghề nghiệp so với nam giới
Trang 16Khi doanh nghiệp cắt giảm chi phí, lao động, đối tượng mà chủ doanhnghiệp hướng tới đầu tiên thường là lao động nữ với nhiều lý do sức khỏekhông bảo đảm, không có điều kiện nâng cao tay nghề, dẫn tới năng suất laođộng thấp Báo cáo cũng cho biết, có tới 57,3% số lao động nữ thất nghiệp ởnhóm lao động chưa qua đào tạo và 50,2% trong nhóm đã được đào tạo nghề.Đáng chú ý, tỷ trọng lao động nữ trong nhóm thất nghiệp có trình độ đại học lêntới 55,4% Điều đó cho thấy khả năng tiếp cận việc làm đối với lao động nữ khókhăn hơn nam ở hầu hết các nhóm trình độ Thực tế tại Việt Nam cũng chothấy, lao động nữ phải làm việc trong điều kiện chất lượng thấp hơn lao độngnam Chỉ có 49,8% lao động nữ trong nhóm lao động làm công ăn lương có kýkết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, trong khi ở nam giới là58,8% Ngoài ra, trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, lao động nam
có tỷ lệ ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn lên tới 73,91% trong khivới lao động nữ chỉ là 67,67%
3.4 Điều kiện tiếp cận
Theo một nghiên cứu năm 2015 của Oxfam Việt Nam, các lao động nữ đanglàm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là lao động di cư Chính vì vậy,lao động di cư và con cái họ gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ an sinh xãhội cơ bản Cụ thể có tới 71% lao động nữ di cư không tiếp cận được tới dịch
vụ y tế công tại nơi đến Và 21,2% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi theo cha
mẹ sinh sống tại nơi đến không đi học Đây là con số đáng báo động về tìnhtrạng trẻ không tiếp cận được hệ thống giáo dục Chỉ có 7,7% trẻ em di cư đinhà trẻ công lập, và 12% trẻ em di cư đi học trường mẫu giáo công lập Còn lạiphụ thuộc các nhà trẻ, mẫu giáo tư nhân hoặc các nhóm giữ trẻ tại gia đình
Trang 17Bà Đê-bô-ra Grin-phiu, Phó Tổng giám đốc ILO phụ trách chính sách chobiết, mặc dù các chính sách về bình đẳng giới tại Việt Nam đã đạt được nhiềutiến bộ và có nhiều cam kết nhằm cải thiện hơn nữa tình trạng bất bình đẳnggiới, tuy nhiên, triển vọng về việc làm cho phụ nữ còn lâu mới có thể bình đẳng
so với nam giới Bên cạnh đó, các chuyên gia lao động cho rằng những tháchthức và trở ngại dai dẳng đối với phụ nữ sẽ làm giảm khả năng các xã hội xâydựng lộ trình tăng trưởng kinh tế cùng với phát triển xã hội Do đó, xóa bỏkhoảng cách giới trong thế giới việc làm cần được ưu tiên hàng đầu nếu chúng
ta muốn đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gáivào năm 2030
4 Bất bình đẳng trong giáo dục
Giáo dục là một trong những chính sách được ưu tiên ở Việt Nam và Chínhphủ đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáodục Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trungbình của xã hội Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chấtlượng nguồn nhân lực của tương lai Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáodục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình
độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chấtlượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua
sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người
mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái Ngoài ra, trình độcủa người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinhdưỡng đối với con cái Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượngnguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội
sẽ được nâng lên
Trang 18Tại Việt Nam, phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với namgiới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn Ngân sách chi chogiáo dục không ngừng tăng lên năm 2002 chiếm 16.7%, năm 2005 chiếm 18%,năm 2008 đến nay 20% so với tổng ngân sách Kết quả của những ưu tiên này
đã thu hẹp khoảng cách giới và việc góp phần đầu tư vào con người đã làm choViệt Nam đạt chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI)khá cao Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi luật bình đẳng giới đượcthông qua và có hiệu lực, việc thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nóichung và trong quản lý giáo dục đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Vịthế và vai trò của nữ trong hệ thống giáo dục ngày càng được khẳng định rõ nét,thực tế theo thống kê cho thấy:
Số lượng nữ sinh theo học tại bậc trung học phổ thông là 53,8% Đây là tỷ lệrất cao trong khu vực và vượt nhiều nước có kinh tế phát triển hơn Tuy nhiên,càng lên cao, tỷ lệ phụ nữ càng xuống thấp Chẳng hạn, tỷ lệ nữ sinh viên tốtnghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95%, tiến sĩ 25,96%
Năm 2018, Hội đồng chức danh giáo sư đã công bố chức danh giáo sư, phógiáo sư cho 1.131 nhà giáo năm 2017, trong đó có 7 nữ giáo sư và 323 nữ phógiáo sư, chiếm gần 29.2% tổng số Đây là đợt phong tặng có tỷ lệ nữ cao nhất từtrước đến nay, tăng 1.16% so với đợt phong tặng năm 2016 Tính tới nay, cảnước đã có 1.610 phụ nữ được phong tặng giáo sư, phó giáo sư trong đó có 111giáo sư và 1.499 phó giáo sư (Tài liệu của Hội đồng chức danh giáo sư, 2018).Ngoài ra có rất nhiều nữ học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi cấpquốc gia và quốc tế 19 nữ Anh hùng lao động, và nhiều Giải thưởngKovalépscaia Nhiều nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ Ưu tú, nghệ nhân Ngành Giáodục và Đào tạo, Y tế nơi có hơn 60% phụ nữ tham gia từng có nhiều nữ bộ
Trang 19trưởng, thứ trưởng, và nhiều phụ nữ làm cán bộ quản lý các cấp Vụ, Viện, Sở,Phòng, Ban, các trường và các đơn vị.
Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên nữ hay nữ giáo sư tiến sĩ vẫn thấp hơn nam rấtnhiều ví dụ trong năm 2017 tỉ lệ nữ giáo sư, phó giáo sư thấp hơn nam là41,6%
Phần lớn tỷ lệ nữ ở các cấp bậc học vẫn còn thấp hơn so với nam giới nhất là ởnhững vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số Cuộc nghiêncứu Việt Nam - Hà Lan về để tài trẻ em nữ bỏ học sớm ở đồng bằng sông Hồngcho biết:
ít có thời gian, cơ hội để tham gia vào các khoá tập huấn nâng cao tay nghề haycác khoá học nâng cao trình độ học vấn So với trẻ em trai, trẻ em gái khôngđược đến trường hoặc phải chịu gánh nặng gấp ba: vừa làm việc nhà, vừa lo họctập ở trường, vừa phụ giúp gia đình làm kinh tế mà không được trả công Gánhnặng kinh tế đặt lên vai phụ nữ ngay từ nhỏ vì thời gian lớn dành cho công việcphụ giúp gia đình nên thời gian dành cho việc học phải giảm xuống
Trang 20Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục có tầm quan trọng to lớn đốivới sự phát triển của đất nước Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết:’’ Giáo dụcmột người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cảmột thế hệ Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳnggiới trong giáo dục’’ Chính vì vậy cần khắc phục nhanh chóng tình trạng bấtbình đẳng giới trong giáo dục hiện nay để xã hội Việt Nam phát triển ngày càng
đi lên
5 Bất bình đẳng trong gia đình
Trong các gia đình, ít nhiều vẫn còn tồn tại các hiện tượng bất bình đẳnggiới như: chưa ghi nhận đúng vai trò của nữ giới, sự phân công lao động tronggia đình chưa hợp lý, vẫn còn tồn tại vấn đề phân biệt đối xử giữa nam và nữ,bạo hành phụ nữ có hạn chế nhưng vẫn còn xảy ra…Hiện tượng này càng diễn
ra trầm trọng hơn tại các vùng nông thôn nghèo, vùng có đông đồng bào thiểu
số Đa phần phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc thường ít được đi họcnên không tiếp cận được tiến bộ xã hội, phụ nữ ít có “tiếng nói” trong gia đình,ngoài làm những công việc trong gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái,… phụ
nữ còn phải làm ruộng, làm thuê, buôn bán nhỏ,… để kiếm thêm thu nhập tronggia đình Đôi lúc, phụ nữ còn phải chịu nạn bạo hành trong gia đình, bị ngượcđãi từ chồng, gia đình chồng,… nhưng những phụ nữ ấy vẫn chấp nhận camchịu, không tự giải thoát cho mình Nguyên nhân chính là do xã hội còn tồn tạinhững thành kiến, định kiến về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xãhội, do tư tưởng “gia trưởng của người đàn ông trong gia đình”, tư tưởng “trọngnam khinh nữ”,…Ngày nay xã hội rộng mở hơn, trong gia đình phụ nữ đã cótiếng nói hơn, và cũng được chồng san sẻ những gánh nặng việc nhà
6 Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực khác
Trang 216.1 Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản
Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng nông thôn,vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một sốnước trong khu vực Mức giảm tỷ lệ tử vong sản phụ trong nhiều năm qua cònchậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số Tỷ lệ nữ có bảohiểm y tế (tính trong số người khám chữa bệnh) tăng lên qua các năm, tuy nhiêncòn thấp hơn nam giới
6.2 Trong các hoạt động dân số và kế hoạch hóa gia đình
Vai trò của nam giới tham gia KHHGĐ còn hạn chế, phụ nữ được coi là ngườiphải chịu trách nhiệm thực hiện KHHGĐ Dĩ nhiên, việc mang thai và sinh đẻ
là thiên chức của người phụ nữ Song trên thực tế, mang thai khi nào và sinhbao nhiêu con lại thường do người chồng hoặc gia đình chồng quyết định, cóhay không sử dụng biện pháp tránh thai để giãn khoảng cách sinh hoặc khôngsinh con cũng thường do người chồng, gia đình chồng quyết định
6.3.Trong vị thế xã hội và sở hữu tài sản
Nam giới chiếm ưu thế trong kiểm soát đất đai và các tài sản giá trị cao Hầuhết các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mang tên chủ hộ là namgiới Tình trạng này có thể khiến phụ nữ bị mất quyền sở hữu trong trường hợp
ly hôn hay hưởng thừa kế Nam giới thường ra quyết định về đầu tư kinh doanhcủa hộ gia đình và việc sử dụng thu nhập Hạn chế trong sở hữu tài sản làmgiảm khả năng tiếp cận của phụ nữ tới các cơ hội tín dụng và đầu tư…
7 Bất bình đẳng với người đồng tính và chuyển giới (cộng đồng LGBT)