Thành tựu và thách thức của bất bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Trang 34 - 39)

1.1. Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XII thông qua vào ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 năm 2007 với mục tiêu là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới , tạo cơ hội như nhau có nam và nữ trong phát triển kinh tế-xã hội , phát triển nguồn lực , thiết lập quan hệ củng cố hợp tác , hỗ trợ giữa nam , nữ trong mỗi lĩnh vực đời sống xã hội.

Từ 3% ở Quốc hội khoá I tăng lên 24,4% ở khoá VIII (2011-2016) và tỉ lệ này là 26,72% với 133 nữ đại biểu Quốc hội trên tổng số 496 đại biểu ở khoá

XIV (2016-2021). Hay trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nhiều địa phương tỉ lệ phụ nữ trúng cử vượt dự kiến.

1.2. Bên cạnh thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị thì bình đẳng giới trong lao động cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể , năm 2017, tỉ lệ nữ giới tham gia lao động chiếm 48,4% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên.

Và với tỉ lệ tham gia lực lượng lao động lên đến 73% trong tổng số ohuj nữ trong độ tuổi lao động, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam đang đi làm nhiều hơn hẳn so với phần lớn các quốc gia trên thế giới.Tỷ lệ này cũng cao hơn mức trung bình thế giới (49%) và cao hơn mức trung bình Đông Á – Thái Bình Dương (59%).

Tỉ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh ở nước ta đạt 31,6%

thuộc nhóm cao nhất khu vực Đông Nam Á.

1.3. Về giới tính thứ 3, còn có một số thành tựu nổi bật đáng kể đến như:

Bước tiến trong tiến trình xóa bỏ sự kì thị của xã hội dành cho người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBT (Đồng tính nam-nữ, song tính, chuyển giới) nói chung . Tiến trình LGBT tại Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn:

Trước năm 2008” đồng tính” là khái niệm mơ hồ với nhiều người và thường được nhắc đến gắn liền với các tệ nạn xã hội . Sau một vài đám cưới đồng giới diễn ra vào những năm 1997-1998 , Luật Hôn nhân và Gia đình đã được sửa đổi vào năm 2000. Trong đó khoản 5 điều 10 ghi rõ “Cấm hôn nhân giữa những người cùng giới ” . Tại thời điểm đó hầu hết người đồng giới phải che giấu xu hướng tính dục của bản thân, họ bị xã hội kì thị , xa lánh.

Năm 2008 đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với cộng đồng LGBT Việt . Nhận được sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam , Viện Nghiên cứu Kinh tế -

Xã hội và Môi trường đã triển khai một dự án với mục đích xóa bỏ kì thị và định kiến của xã hội đối với người đồng tính ở Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu nổi bật tạo lập nhóm mang tên “Nhóm Chia sẻ và Kết nối Thông tin” hoạt động ổn định từ năm 2008-2011. Năm 2012-2013 đánh dấu sự lớn mạnh và bùng nổ của cộng đồng LGBT tại Việt Nam với nhiều sự kiện lớn được diễn ra như “Yêu là Yêu”, “ Thức tỉnh đón Cầu vồng” và VietPride 2013. Những năm sau đó cộng đồng LGBT ngày càng lớn mạnh ,họ đã trải qua những định kiến và kì thị để sẵn sàng đấu tranh cho quyền của mình, họ tự hào khi cùng nhau truyền cảm hứng cho những người bạn trong cộng đồng , tự hào vì quyền tự do của mỗi cá nhân được sống với chính giới tính thật không cần bất kì sự đánh giá nào của người khác. Quyền của LGBT tại Việt Nam: tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm tình dục đồng tính; ngày 1 tháng 1 năm 2015, một chỉnh sửa mới từ luật Hôn nhân và Gia đình sẽ không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, coi như hủy bỏ luật cấm năm 2000. Tuy nhiên theo Điều 8 về “Điều kiện hôn nhân ’’có ghi “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính’’.

Như vậy những người cùng giới vẫn có thể chung sống nhưng không được coi là hôn nhân do đó không được áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình nếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống; ngày 24 tháng 11 năm 2015 , Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền , nghĩa vụ liên quan. Luật có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2017, Điều 37 bộ luật quy định :“ Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật . Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền , nghĩa vụ đăng kí thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan’’. Như vậy, Việt Nam chính thức cho phép chuyển đổi giới tính.

2. Thách thức 2.1. Về kinh tế

Chênh lệch thu nhạp giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn tồn tại , cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới , lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam , là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực.

Hiện nay bình quân thu nhập nữ vẫn thấp hơn nam giới.

2.2. Về chính trị - xã hội

Tỉ lệ nữ giới làm công tác quản lý , lãnh đạo tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thấp.

2.3. Trong gia đình

Phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu, vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con , nuôi con và chăm sóc con cái, kế hoạch hoá gia đình. Ngoài ra phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình , nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao đông , xâm hại tình dục 2.4. Thách thức về bất bình đẳng với giới tính thứ ba.

Thứ nhất, cộng đồng LGBT vẫn phải đối mặt với những định kiến và kỳ thị ở gia đình, trường học và nơi làm việc. Định kiến dư luận vẫn siết chặt cộng đồng LGBT. Theo kết quả khảo sát trên hơn 3000 người LGBT do Trung tâm ICS và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tiến hành năm 2014, tỉ lệ những người trong cộng đồng LGBT bị kì thì trong các môi trường công cộng như gia đình trường học, công sở,.. vẫn rất cao ( từ 20-50%) với nhiều hình thức như: Bị nói xấu, trêu chọc, mắng chửi, ép thôi việc và thậm chí là bị bạo lực. Rất ít những người trong cộng đồng LGBT dám công khai thật

giới tính của mình, vì sợ nhưng áp lực từ xã hội. Phần lớn người LGBT, Để được chấp nhận giới tính thực sự của mình, nhiều người chuyển giới đã chọn giải pháp che giấu gia đình, bởi vừa thương bố mẹ, vừa sợ phản ứng tiêu cực từ gia đình và xã hội.

Thứ hai, tại Việt Nam, cộng đồng LGBT không được hỗ trợ đầy đủ về mặt chính sách và pháp luật. Nên đa số người LGBT vẫn đang phải che giấu bản dạng giới của mình và không có được sự trợ giúp tâm lý, pháp lý và sức khỏe khi cần thiết.

Thứ ba, do việc chuyển giới bị nghiêm cấm nên người chuyển giới đang phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe, tính mạng, và bất bình đẳng trong giao dịch dân sự. . Do không được tiếp cận các dịch vụ y tế liên quan nên người chuyển giới đang tự chịu nhiều rủi ro về tài chính, sức khỏe, thậm chí tính mạng. Người chuyển giới cũng gặp phải khó khăn trong các giao dịch dân sự như đi lại, ngân hàng, sở hữu tài sản do có thể hiện giới khác với giới tính sinh học và tên gọi của mình.

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w