Nguyên nhân tư tưởng, văn hóa, lối sống

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

II. NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Nguyên nhân tư tưởng, văn hóa, lối sống

Xã hội phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ. Người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong định kiến giới đã hình thành nên tính gia trưởng của nam giới khiến cho họ tăng thêm cho mình uy quyền ngoài xã hội và uy lực trong gia đình khi đối xử với phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam chịu tác động sâu sắc và lâu dài của những quan niệm truyền thống (chủ yếu là của Nho giáo) về gia đình nên sẵn sàng hy sinh cả sự tiến bộ và hạnh phúc của mình để làm tròn vai trò chăm sóc gia đình. Phụ nữ không có thời gian (cho mình) và không được tin tưởng, thường chịu nhiều định kiến và ít có cơ hội.

Trong gia đình truyền thống, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con những nguyên mẫu về các quan niệm và hành vi mong đợi được cho là thích hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và nữ giới. Chẳng hạn, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới là dịu dàng, nam giới là mạnh mẽ, quyết đoán. Xã hội phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ. Do vậy, phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ, là người phụ thuộc không quan tâm đến việc họ có thu nhập cao hay thấp; nam giới trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo đức, là chỗ dựa về tinh thần của phụ nữ và trẻ em, là người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng. Người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong định kiến giới đã hình thành nên tính gia trưởng của nam giới khiến cho họ tăng thêm cho mình uy quyền ngoài xã hội và uy lực trong gia đình khi đối xử với phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam chịu tác động sâu sắc và lâu dài của những quan niệm truyền thống (chủ yếu là của Nho giáo) về gia đình nên sẵn sàng hy sinh cả sự

tiến bộ và hạnh phúc của mình để làm tròn vai trò chăm sóc gia đình. Phụ nữ không có thời gian (cho mình) và không được tin tưởng, thường chịu nhiều định kiến và ít có cơ hội. Có rất nhiều trường hợp, người vợ ở nhà nội trợ bị coi là ăn bám, không có tiếng nói trong gia đình và việc bếp núc, nội chợ, chăm sóc con cái là việc của phụ nữ. Nhưng ngược lại, có nhiều trường hợp chính người phụ nữ phải tự bươn chải, lo toan cuộc sống gia đình. Vấn đề kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong gia đình.

Quan niệm trên chính là những định kiến giới đã tồn tại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những định kiến giới đó đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại phổ biến trong xã hội.

Nguyên nhân về bất bình đẳng giới khi sinh. Điều đó đã và đang đặt ra những thách thức đối với người phụ nữ, đặc biệt trong gia đình trẻ.

Thử nhìn vào quá trình phát triển của một con người để phân tích.Từ khi lọt lòng, rất nhiều bé gái đã bị nhận sự ghẻ lạnh, mặc cảm, thậm chí không có cơ hội ra đời, từ phía bố mẹ, họ hàng vì mình không phải là con trai. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng đến mức độ yêu thương, chăm sóc, trò chuyện mà các em gái nhận được từ người bố và những người họ hàng. Áp lực sinh con trai nối dõi trong gia đình là một vấn đề không mới, nó tồn tại trong xã hội Việt Nam từ rất lâu.

Đến thời đại ngày nay, mặc dù đã được tiếp cận với những tư tưởng hiện đại về bình đẳng giới nhưng bên trong mỗi mãi ấm vẫn luôn tồn tại một đợt sóng ngầm đến từ bố mẹ chồng, từ người chồng của mình. Áp lực ấy tác động đến cuộc sống của người phụ nữ. Mặc dù, theo khoa học, vấn đề sinh con trai hay con gái đều phụ thuộc vào người đàn ông. Nhưng thực tế, vẫn có những câu chuyện đau lòng về vấn đề sinh con nối dõi. Người phụ nữ không sinh được con trai bị coi là người “không biết đẻ”, có thể phải chấp nhận để chồng có con với

người khác, chịu sự kì thị của gia đình chồng... Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bé gái được sinh ra từ gia đình mong muốn có con trai sẽ cảm thấy mặc cảm, thiếu tự tin trong xã hội. Đến tuổi đi học nếu gia đình khó khăn về kinh tế, gia đình thường chọn giải pháp trẻ em gái nghỉ học để trẻ em trai được đến trường. Khi nghỉ học trẻ em gái thường được mong đợi tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập trực tiếp hoặc làm công việc gia đình như nấu cơm, trông em, lấy nước, lấy củi để cha mẹ đi làm kiếm thu nhập. Việc tham gia lao động quá sớm sẽ tước mất cơ hội pát triển tối đa năng lực trí tuệ, thể chất và tinh thần của các em. Phụ nữ cũng không được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực chính trị hay trở thành lãnh đạo, bởi theo quan niệm của nhiều xã hội, đó vẫn là vai trò của nam giới. Khi phụ nữ tham gia vào những lĩnh vực này, họ sẽ mất đi vẻ “nữ tính ”, những chuẩn mực đó đã khiến các em gái tập trung phát triển các kĩ năng để sau này làm một người nội trợ giỏi hơn là chú ý đến những kĩ năng để sau nàu kiếm được việc làm tốt hay đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Ở Việt Nam, năm 2006, trung bình cứ 100 bé gái thì tương ứng có tới 110 bé trai được sinh ra, chính thức được xác định là mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) và từ đó, con số này cứ tăng dần, đến năm 2017, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn ở mức 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái. Có những nơi tỷ số giới tính khi sinh rất cao, lên đến trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí có những xã, số bé trai sinh ra gấp đôi so với số bé gái.

Về sự phân công lao động trong gia đình giữa người vợ và người chồng.

Hầu hết, hiện nay trong gia đình, người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, thời gian làm việc của phụ nữ là 13h, trong khi nam giới là khoảng 9h. Sự chênh lệch này, chủ yếu là do ngoài công việc hàng ngày, người phụ nữ phải đảm nhận thêm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, giáo dục con cái...

Mặc dù, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; khoảng 80%

trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi.

Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nữ chiếm hơn 30% và 17,1%

tiến sỹ là nữ giới.

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w