Giải pháp về bất bình đẳng giới

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

1. Giải pháp bất bình đẳng giới giữa nam và nữ

Để phụ nữ có quyền bình đẳng hơn, cần chú trọng các giải pháp như tạo thêm việc làm có thu nhập cho phụ nữ, đảm bảo di cư an toàn và đầu tư vào y tế, giáo dục chất lượng cao.

Với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em, con gái trong gia đình, phụ nữ cần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; phân công hợp lý, hướng dẫn và động viên nam trong gia đình chia sẻ công việc gia đình, đối sử công bằng với các thành viên nam nữ.

Với vai trò là công dân, phụ nữ và hội viên phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao nhập thức, hiểu biết về bình đẳng giới; tích cực tham gia các hoạt động vì bình đẳng giới của Hội phụ nữ các cấp; lên án ngăn chặn các hành vi phân biệt đối sử về giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.

Tạo công ăn việc làm cho phụ nữ để tăng khả năng tự trang trải và chăm lo cuộc sống, từ đó phụ nữ sẽ không bị phụ thuộc vào đàn ông, nâng cao tính tự trọng trong cuộc sống.

Thời gian tới, nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, chính phủ sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tới mọi tầng lớp nhân dân và bản thân người phụ nữ.Xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông,cá mô hình về bình đẳng giới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Thứ hai, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới; Cần phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi cac chỉ tiêu về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương không đạt được.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới . Triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc tiế tục thực hiện nghị quyết 11-NQ/TW ngày 24/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước; triển khai nội dung công tác BĐG theo nghị quyết hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và về công tác dân số trong tình hình mới; chỉ đạo Tổng kết 10 năm thi hành Luật bình đẳng giới, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Quốc hội cho trình dự án Bộ luật Lao động (đã sửa đổi) vào năm 2019 trong đó bổ sung, sửa đổi những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho công tác bình đẳng giới.

Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ với kinh tế, tập trung 3 nội dung cơ bản: đẩy mạnh bình đẳng giới vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững,đổi mới và bao trùm; nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ; thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực.

Thứ năm,quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tiềm năng và cán bộ làm tham mưu công tác bình đẳng giới. Ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tự trau dồi, nâng cao trình độ và tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội góp phần nâng cao quyền năng của phụ nữ nói chung và tăng cường sự tha, gia của phụ nữ vào các vị trí quản lí, lãnh đạo. Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, iến bộ và hạnh phúc.

Bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tư giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường giúp cho thanh thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ

thống, giúp các em ý thức được trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình sau này.

2. Giải pháp bất bình đẳng với giới tính thứ ba

Cần đưa vấn đề giới tính thứ 3 vào trong giáo dục ngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường tránh những suy nghĩ sai lệch về giới tính thứ 3.

Tuyên truyền cho mọi người đặc biệt là người thân của những người giới tính thứ ba nhận thức được sự bình đẳng của giới tính thứ ba với hai giới tính còn lại.

Truyền thông cần đưa tin một cách chính xác về vấn đề giới tính thứ ba tránh người dân có những cái nhìn sai lệch kì thị những người thuộc giới tính thứ ba.

Tổ chức các hoạt động xã hội để cho giới tính thứ ba hòa nhập với cộng đồng.

Nhà nước cần bạn hành những điều luận quy định đảm bảo quyền lợi trên tất cả các lĩnh vực cho những người giới tính thứ ba.

Một phần của tài liệu Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w