1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam

26 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 218,5 KB

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Một số khái niệm Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của họ trong xã hội và trong nền kinh tế. Giới chỉ khác biệt về xã hội và quan hệ về quyền lực giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ rang trong vui chơi, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn và thuận lợi của các giới tính. Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 5 của Luật bình đẳng giới thì: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển của cộng đồng về thành quả của phát triển đó. Bình đẳng giới đề cập tới sự bình đẳng về quyền, trách nhiệm và cơ hội của nam giới và nữ giới, trẻ em gái và trẻ em trai. Theo Luật Bình đẳng giới, thì mọi người, dù là nam giới hay phụ nữ, với tư cách là các cá nhân đều có quyền bình đẳng và cần được tạo cơ hội để phát huy tiềm năng sắn có của mình cũng như có quyền thụ hưởng bình đẳng trong quá trình phát triển chung như: Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực (tài chính, đất đai, thời gian, cơ hội...) Tham gia quyết định những vấn đề liên quan tới việc sử dụng nguồn lực. Tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Thụ hưởng những thành tựu của sự phát triển. Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hướng thụ từ sự phát triển của gia đình của đất nước.

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài

Theo số liệu thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFP), dân

số thế giới đã lên đến 6,5 tỉ người (năm 2005) Mỗi ngày có hơn 70.000 nữthanh thiếu niên kết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con Ở Việt Nam,theo số liệu thống kê năm 2005, dân số đã lên tới hơn 82 triệu người, tăng1,43% so với năm trước đó Trong đó phụ nữ chiếm 51,8% dân số và 52%lực lượng lao động Tuy nhiên, sự mất bình đẳng nam - nữ trên thế giới nóichung và ở Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực vẫn đang là thực tế

Ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một

kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng… vẫnđang diễn ra khá phổ biến Vấn đề bất bình đẳng giới cũng như vấn đề giảiphóng phụ nữ được nhà nước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâusắc

Đây không phải là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng cũng không phải làvấn đề cũ kỹ và có lẽ sẽ không bao giờ là một vấn đề bị coi là “lỗi thời” Khichọn đề tài này tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giới

ở Việt Nam hiện nay, và xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tìnhtrạng này

2 Đối tưởng nghiên cứu của đề tài

Hiện nay với sự phát triển và hào nhập với kinh tế thế giới, kinh tế ViệtNam đã có những bước phát triển vượt bậc từ đó đời sống an sinh xã hộitừng bước đi vào ổn định Song bên cạnh đó bất bình đẳng giới vẫn tồn tạitrong xã hội Việt Nam

Có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề này, mặtkhác như chúng ta cũng nhận thấy, trên các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 2

như đài, báo, truyền hình… luôn đăng tải các nghiên cứu, các cuộc khảo sátcũng như nhiều thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới Rất nhiều ý kiếnkhác nhau về thực trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay, vì vậy tôi xin

đi sâu nghiên cứu về thực trạng bất bình đẳng giới của nước ta hiện nay từ

đó tìm nguyên nhân về hiện tượng bất bình đẳng giới và nêu một số giảipháp nhằm hạn chế hiện tưởng bất bình đẳng giới ở Việt Nam

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Tôi viết muốn làm rõ khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, vànghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay nhằm đưa ranhững giải pháp góp phần làm giảm tình trạng này ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài có sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra xã hộihọc, nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong thờigian từ năm 2005 đến năm 2010

6 Kế cấu nội dung của đề tài

Phần 1 Cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về bất bình đẳng giới

Phần 2 Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian từ năm

2005 đến năm 2010

Phần 3 Một số giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới ở Việt Nam

I PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1 Một số khái niệm

Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của họ trong xã hội và trong nền kinh tế Giới chỉ khác biệt về xã hội và quan hệ về quyền lực giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ rang trong vui chơi, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn và thuận lợi của các giới tính

Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 5 của Luật bình đẳnggiới thì: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đượctạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển củacộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự pháttriển của cộng đồng về thành quả của phát triển đó Bình đẳng giới đề cậptới sự bình đẳng về quyền, trách nhiệm và cơ hội của nam giới và nữ giới,trẻ em gái và trẻ em trai Theo Luật Bình đẳng giới, thì mọi người, dù lànam giới hay phụ nữ, với tư cách là các cá nhân đều có quyền bình đẳng vàcần được tạo cơ hội để phát huy tiềm năng sắn có của mình cũng như cóquyền thụ hưởng bình đẳng trong quá trình phát triển chung như:

- Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực (tài chính, đất đai, thời gian, cơhội )

Trang 4

- Tham gia quyết định những vấn đề liên quan tới việc sử dụng nguồnlực.

- Tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

- Thụ hưởng những thành tựu của sự phát triển

Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện

và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hướng thụ từ sự phát triển của gia đình của đất nước

2 Bất bình đẳng và các thước đo bất bình đẳng giới

Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được

đo bằng các chi tiêu khác nhau Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã đưa ra 2 chỉ số:

- Chỉ số phát triển giới (GDI) Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo bất bình đẳng giới Trong mỗi nước, nếu giá trị của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính càng ít (trường hợp của Na Uy và Singapore-Bảng 4.9) Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI cho thấy sự phân phối không bình đẳng và phát triển con người giữa nam và nữ (Lucxămbua và Ai Cập Xê út) Ngược lại, nếu thứ hạng GDI là cao hơn, cho thấy một sự phân phối bình đẳng hơn về phát triển con người giữa nam và nữ

Trang 5

Bảng 1 So sánh giá trị và xếp hạng theo HDI và GDI

Một số nước chon lọc-năm 1999

Xếp hạng theo HDI cho 162 nước, xếp hạng theo GDI cho 146 nước.

- Thước đo vị thế giới (GEM) Thước đo này tập trung xem xét cơ hộicủa phụ nữ chứ không phải là khả năng (năng lực) của họ Nó chỉ ra sự bấtbình đẳng giới trên 3 khía cạnh

+ Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ

lệ có ghế trong quốc hội của phụ nữ và nam giới

Trang 6

+ Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ

lệ các vị trí lãnh đạo, quản lý do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỷ lệ các

vị trị trong nghành kỹ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm.+ Quyền đối với các nguồn kinh tế - đo bằng thu nhập ước tính của phụ

nữ và nam giới (PPP-USD)

Các nghiên cứu của UNDP về GDI và GEM của các nước đã chỉ ra rằng:

- Sự bình đẳng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụthuộc vào mức thu nhập hoặc giai đoạn phát triển

- Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra các cơ hộicho phụ nữ

- Trong những thập niên qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bặc về sự bấtbình đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của cuộcsống và ở các nước trên thế giới

Vì vậy bình đẳng giới được coi là vấn đề trung tâm của phát triển, là mụctiêu của phát triển, đồng thời là một yếu tố để năng cao khả năng tăng trưởngcủa quốc gia và xóa đói giảm nghèo

Bằng chứng thực tế cho thấy, phát triển kinh tế thế giới và phát triển củacác nước đang phát triển đang mở ra nhiều hướng đi để nâng cao sự bìnhđẳng giới trong dài hạn Tuy nhiên, nếu chỉ có sự tăng trưởng thì sẽ khôngtạo ra được kết quả mong muốn mà còn cần có một môi trường thể chế đểmang lại quyền hạn và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, cần cónhững giải pháp chính sách cho phụ nữ và nam giới, cần có những giải phápchính sách liên quan đến bất bình đẳng giới

Trang 7

II PHẦN 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

Bình đẳng giới là lĩnh vực rộng và có liên quan đến nhiều ngành, nhiềulĩnh vực do vậy là bất bình đẳng giới cũng tồn tại ở nhiều ngành nhiều lĩnhvực Để tìm hiểu hết thực trạng của bất bình đẳng giới là một điều hết sứckhó khăn nhưng nhìn sâu trong một số lĩnh vực thì chúng ta cũng có thể hiểuthực trạng của bất bình đẳng giới đang tồn tại trong xã hội của Việt Namnhư thế nào Sau đây là tìm hiểu về thực trạng bất bình đẳng giới một sốngành:

1 Tỷ số giới tính khi sinh (SRB)

Tỷ lệ giới tính khi sinh được đo bằng số trẻ sơ sinh trai trên một trăm trẻ

sơ sinh gái được sinh ra Tỷ lệ này được xem là bình thường khi có 105 đến

108 bé trai được sinh ra so với 100 bé gái, bởi vì tỷ lệ chết ở trẻ trai thường cao hơn trẻ gái một chút do vậy khi đến tuổi trưởng thành số nam và nữ sẽ cân bằng nhau Tỷ số sinh khi sinh có thể coi là một trong các chỉ số để đo vịthế của phụ nữ ở khía cạnh bất bình đẳng giới, tỷ số này càng cao rõ rang nhận thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích con trai hơn con gái và phá thai

có sự lựa chọn giới tính Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ suất này chênh lệch khỏi mức sinh học bình thường điều này phản ánh những can thiệp có chủ định ở các mức độ khác nhau đến sự mất cân bằng tư nhiên Ở Việt Nam tỷ số giới tính khi sinh tăng rất nhanh trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Trang 8

Bảng 2 Bảng số liệu: SRB ở Việt Nam, 2005 – 2009.

2005 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2005 106.0

2006 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2006 110.0

2007 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2007 111.6

2008 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2008 112.1

2009 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2009 110.5SRB nếu không có sự can thiệp lựa chọn giới tính thường từ 105 đến 108trẻ trai trên trẻ gái Trong ba năm từ 2005 đến 2009 tỷ suất giới tính của ViệtNam gia tăng từ 106 theo điều tra biến động dân số 2005 đến 110.5 vào năm

2009 Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội tạimột số địa phương ở khu vực phía Bắc và Duyên hải cho thấy, có tới 16tỉnh, thành phố có tỷ lệ giới tính khi sinh từ 115 đến 128 nam/100 nữ và 20tỉnh có tỉ lệ 111 nam/100 nữ Nhưng ngay từ kết quả Tổng điều traDân số năm 1999 ở nước ta cũng đã có dấu hiệu mất cân đối giới tính, đặcbiệt ở một số tỉnh, thành phố có tỷ suất vượt quá ngưỡng tự nhiên Điển hình

là Thái Bình: tỷ số 120 nam/100 nữ; Kiên Giang: 125 nam/100 nữ, AnGiang: 128 nam/100 nữ Năm 2010 SRB ở nước ta đang ở vào mức cao,tăng nhanh, liên tục trong 5 năm qua và có thể vượt ngưỡng 115 trẻ trai/100trẻ gái trong vòng ba năm tới Đặc biệt ở nhóm các địa phương vùng đồngbằng Bắc bộ, nơi người dân khao khát sinh con trai và có phương tiện kỹthuật hỗ trợ, tỉ số giới tính khi sinh đã lên đến 130 trẻ trai/100 trẻ gái ở Hưng

Trang 9

Yên, 122 trẻ trai/100 trẻ gái ở Bắc Ninh, 120 trẻ trai/100 trẻ gái ở HảiDương trai dẫn đến kinh tế gia đình khó khăn, nghèo nàn, con cái khôngđược học SRB ra tăng rất nhanh ở Việt Nam là sự chỉ báo về sự mất cânbằng giới tính, kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực, tác động xấu đến chất lượngsống của người dân: làm mất cân bằng nghiêm trọng cơ cấu dân số; các cơ

sở y tế, bói toán hành nghề ăn theo phục vụ nhu cầu sinh con theo ý muốn;tình trạng nạo phá thai nhi khi kết quả siêu âm, chuẩn đoán cho biết là gáigia tăng; xu hướng người chồng có quan hệ với những người phụ nữ khác đểtìm con trai, gây tan vỡ hạnh phúc gia đình ngày càng nhiều; mâu thuẫn, bấthòa, cuộc sống nặng nề ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của nhiều giađình, con cái không được dạy dỗ chu đáo, có suy nghĩ lệch lạc, phát triểnkhông đồng đều, dễ xa vào tệ nạn xã hội; vì cố sinh con hành cũng nhưhưởng các điều kiện sống cần thiết…Vị trí, vai trò của người phụ nữ trong

xã hội chưa thực sự được đề cao, bất bình đẳng giới gia tăng

2 Bất bình đẳng giới trong chính trị

Ngày nay người phụ nữ không chỉ lo việc bếp núc mà phải đi ra ngoài làm việc, cuộc sống nâng cao thì cả chồng cả vợ mới có thể đủ khả năng chăm sóc gia đình và nuôi nấng con cái Tại công sở, người phụ nữ nếu mà được những chức vụ cao, những chức vụ khá quan trọng, thì vấn đề bình đẳng giới tự nhiên bị đặt ra như một rào chắn, hay một vấn đề mà người phụ

nữ đó phải phấn đấu để vượt qua Để khẳng định được mình trong vị trí lãnh đạo và quản lý thì thứ nhất bản thân những phụ nữ đó phải có năng lực, phải

có trình độ, được đồng nghiệp tín nhiệm Thực tế hiện nay nhiều phụ nữ có năng lực và có trình độ Nam giới họ cũng khẳng định về năng lực và trình

độ đó Tuy nhiên do quan niệm cho rằng phụ nữ lãnh đạo thì hiệu quả sẽ

Trang 10

không cao bằng nam giới, nên tỷ lệ phụ nữ có chức vụ cao vẫn còn hạn chế được thể hiện dưới bảng các bảng số liệu sau đây:

Bảng 4: Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp

Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2004.

Bảng 5: Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%)

Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011 Chức

danh

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã Chủ tịch 1,64 5,46 3,46 1,56 3,92 4,09

Phó chủ tịch 8,19 11,42 5,57 26,56 19,64 10,61

Bảng 6: Tỷ lệ nữ cán bộ trong UBND các cấp chia theo giới tính

(%) Các cấp Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011

Tỉnh/thành phố 6,4 93,6 8,61 91,39

Quận/huyện 4,9 95,1 6,40 93,60

Xã/phường 4,54 95,46 3,99 96,01

Nguồn: Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng,

bổ nhiệm cán bộ, công chức, Bộ nội vụ.

Tỷ lệ cán bộ, công chức của nước ta còn rất thấp so với nam giới, hiện

tỷ lệ nữ giới trong Quốc Hội Việt Nam nhiệm kỳ 12 này chiếm 25,8% với

Trang 11

127 đại biểu Điều này phản ánh cơ hội phấn đấu trong công việc của phụ nữthấp hơn rất nhiều so với nam giới, từ tình hình thực tế đã cho thấy sự bấtbình đẳng vẫn còn tồn tại trong hoạt động chính trị Nhưng so với các nướckhác ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ đại biểu nữtrong Quốc hội cao nhất.

3 Bất bình đẳng giới trong giáo dục

Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội.Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai

có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai Khi mức

độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ

nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái Về lâudài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện

và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên

Tại Việt Nam Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với namgiới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục qua các năm không ngừng tăng lên: năm 2002 chiếm 16,7%; năm 2005 chiếm 18%; năm 2008 chiếm 20% so với tổng ngân sách

Trang 12

Mức chi cho giáo dục của Việt Nam cao ngang bằng với một số nước phát triển Kết quả của những ưu tiên này đã thu hẹp khoảng cách giới và việc đầu tư vào con người đã góp phần làm cho Việt Nam đạt được chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao Tỷ lệ phụ nữ

so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể Chênh lệch về

tỷ lệ học sinh nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp Về cơ bản,Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trướcnăm 2015 Có bốn loại hình giáo dục không chính quy, chủ yếu dành cho người lớn, trong đó có phụ nữ Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội họctập đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặc biệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành Giáo dục & Đào tạo đã thực hiện tương đối tốt vấn đề bình đẳng giới Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Đặng Huỳnh Mai đã khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “Chiếm hơn 70% đội ngũ toàn ngành, giới nữ đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo nước nhà” Một số cơ sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạo như Đại học Bách khoa Hà Nội nay đã có nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được công nhận chức danh Phó Giáo sư Đặc biệt, nhiều học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng định vai trò của giới mình bằng cách tích cực học tập và rèn luyện, đạt kết quả xuất sắc Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa là học sinh nữ Còn trong các kỳ thi tốt nghiệp, nhiều sinh viên nữ nhận bằng cử nhân với thành tích xuất sắc: thủ khoa Ở bậc đại học và cao đẳng, tỷ lệ sinh viên, học sinh là nữ đang có xu hướng tăng dần đều qua các năm 2004-2007 (47,79%, 48,49%, 53,32%), trong đó năm học 2006-2007 tỷ

lệ học sinh, sinh viên nữ còn cao hơn tỷ lệ nam học sinh, sinh viên (nữ 53,32%, nam 46,68) (Bảng 7)

Trang 13

Bảng 7: Tỷ lệ học sinh, sinh viên nữ trong các trường cao đẳng, đại học (%)

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo cũng có những hạn chế như: việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng

xa còn nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với các em trai và nam giới, vì phụ

nữ ở những gia đình nghèo và ở những dân tộc thiểu số ít được đi học, thường phải bắt đầu làm việc từ khi còn ít tuổi, trong khi trẻ em trai có nhiều

cơ hội được đến trường hơn So với trẻ em trai, trẻ em gái không được đến trường hoặc phải chịu gánh nặng gấp ba: vừa làm việc nhà, vừa lo học tập ở trường, vừa phụ giúp gia đình làm kinh tế mà không được trả công Gánh nặng kinh tế đặt lên vai phụ nữ ngay từ nhỏ vì thời gian lớn dành cho công việc phụ giúp gia đình nên thời gian dành cho việc học phải giảm xuống

Trên bình diện cả nước, khoảng cách bất bình đẳng giới giữa nam và

nữ đang dãn rộng hơn ở các bậc học sau đại học Mặc dù tỷ lệ nữ có trình độsau đại học của Việt Nam đã cao hơn 30%, nhưng vẫn chỉ bằng 1/2 so với nam giới Đặc biệt, càng ở trình độ học vấn cao thì mức độ bất bình đẳng giới lại càng lớn Tỷ lệ phụ nữ đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư thấp hơn khoảng từ 5 – 18 lần so với nam giới Năm 2007, tỷ lệ phụ nữ được

Ngày đăng: 28/07/2016, 09:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Những biến đổi gần đây về tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Khác
3. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam/ Bằng chứng từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009/ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Khác
4. Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam. Cơ hội, thách thức và các gọi ý chính sách/ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Khác
5. Thực trạng dân số Việt Nam 2008/ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Khác
6. Một số tài liệu trên các trang web sau:- Thongtinphapluatdansu.wordpress.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w