Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật phát triển,điều kiện lao động được cải thiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm loại bỏ một sốquy định cấm bất hợp lý đối với phụ nữ cải thiện điều kiện
Trang 1LỜI CẢM ƠN
“Kinh tế và Chính sách phát triển vùng” thực sự là môn học đầy thú vị và hàmchứa nhiều mảng kiến thức thực tế Chúng em vô cùng hạnh phúc và hứng thú khiđược học, được nghe thầy Đào Duy Minh giảng về môn học này Thông qua môn học,chúng em có thể hiểu được sự phát triển của một vùng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu
tố khách quan và chủ quan, đồng thời sự phát triển của vùng (quốc gia hay lãnh thổ)nào đó không chỉ dựa vào sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế mà chính là sựphối hợp hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường Đây cũng là vấn đề nan giải màđòi hỏi lãnh đạo ở các cấp địa phương,các ngành chú trọng khi đưa ra một chính sáchphát triển vùng Ngoài ra các doanh nghiệp, cộng đồng người dân nên quan tâm đếnđiều này khi thực hiện việc kinh doanh, các hoạt động trong cuộc sống Trong quátrình phát triển của một vùng sẽ có rất nhiều các yếu tố, các vấn đề nảy sinh đòi hỏilãnh đạo các cấp các ngành đề ra các hướng giải pháp xử lí thích hợp Một trong cácvấn đề nổi trội hiện nay là vấn đề về “Bình đẳng giới”
Bất bình đẳng giới là chủ đề rất được quan tâm trên thế giới hiện nay Nhómchúng em rất vui khi được thầy tin tưởng giao cho nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu vàbáo cáo về đề tài này Trên cơ sở đề tài mang tính mở cao cùng với sự góp ý giúp đỡcủa thầy, nhóm đã giới hạn phạm vi nghiên cứu và chọn tên đề tài : “Thực trạng bấtbình đẳng giới ở Việt Nam trong những năm gần đây Một số định hướng và giảipháp” Trong quá trình thực hiện, nhóm chúng em đã gặp không ít khó khăn về việcthu thập số liệu, các thông tin liên quan đến bất bình đẳng giới hiện nay Tuy nhiênđược sự động viên kịp thời cũng như sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy đã giúpchúng em hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn Chúng em vô cùng biết ơn sự ân cần, nhiệttình giúp đỡ của thầy và cho nhóm em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy
Tuy nhiên, bài báo cáo sẽ không tránh khỏi một số sai sót, nhóm mong thầycùng với tất cả các bạn thông cảm và góp ý chân thành để nhóm có thể hoàn thiện bàimột cách tốt nhất Nhóm xin cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm chia sẻ của các bạn về đềtài
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 8
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8
1.2.1 Mục tiêu chung 8
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 8
1.3 Phương pháp nghiên cứu 9
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 9
1.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
1.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh 9
1.3.3.2 Phương pháp phân tích kinh tế 9
1.3.4 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 9
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 9
1.4.1 Đối tượng nhiên cứu đề tài 9
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài 10
1.5 Kết cấu đề tài 10
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.1 Cơ sở lý luận 11
1.1.1 Một số khái niệm về giới, bình đẳng giới và bất bình đẳng giới 11
1.1.1.1 Giới 11
1.1.1 Bình đẳng giới 11
1.1.1.3 Bất bình đẳng giới 11
1.1.2 Bất bình đẳng và các thước đo bất bình đẳng giới 12
1.1.3 Các đặc điểm của bình đẳng giới 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 13
1.2.1 Bất bình đẳng giới trên thế giới 13
1.2.2 Bất bình đẳng giới ở Việt Nam 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 17
GIAI ĐOẠN 2009-2011 17
2.1 Tổng quan tình hình dân số ở Việt Nam 17
2.2 Những quy định của pháp luật liên quan đến bất bình đẳng ở nước ta hiện nay .17
2.3 Đánh giá tình hình chung về bất bình đẳng giới (BBĐG) của Việt Nam qua giai đoạn 2009-2011 21
Trang 32.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới 23
2.4.1 Tư tưởng định kiến 23
2.4.2 Tính chất công việc 23
2.4.3 Nhận thức xã hội 24
2.5 Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011 25
2.5.1 Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) 25
2.5.2 Bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo 29
2.5.2.1 Tỷ lệ biết chữ 29
2.5.2.2 Tỷ lệ đi học 31
2.5.2.3 Chưa từng đi học 32
2.5.2.4 Giáo viên 32
2.5.3 Bất bình đẳng trong lĩnh vực chính trị 33
2.5.3.1 Nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 34
2.5.3.2 Nữ tham gia lãnh đạo 37
2.5.4 Bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 38
2.5.4.1 Hôn nhân 39
2.5.4.2 Bạo lực gia đình 40
2.5.5 Lĩnh vực y tế 42
2.5.5.1 Tình trạng tử vong của trẻ em 43
2.5.5.2 Tình trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản 44
2.5.6 Kinh tế, lao động và việc làm 47
2.5.6.1 Tham gia lực lượng lao động 47
2.5.6.2 Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm 49
2.5.6.3 Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động làm công ăn lương 50
2.7 Thách thức trong bất bình đẳng giới ở Việt Nam giai đoạn 2009-2011 52
2.8 Tác động của bất bình đẳng giới đối với Việt Nam 53
2.8.1 Đối với xã hội 53
2.8.2 Đối với kinh tế 54
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 56
3.1 Một số định hướng 56
3.1.1 Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới 56
3.1.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới 56
3.1.3 Nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ cán bộ các cấp, nữ ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 56
Trang 43.1.4 Hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương
có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới 57
3.2 Một số giải pháp về bất bình đẳng 58
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới 58
3.2.1.1 Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý 58
3.2.1.2 Đối với cộng đồng dân cư 59
3.2.1.3 Đối với bản thân giới nữ 60
3.2.1.4 Các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới 61
3.2.1.5 Trong các cấp học phổ thông 62
3.2.1.6 Trong gia đình 62
3.2.2 Các giải pháp nâng cao nhận thức bình đẳng giới 64
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
3.1 KẾT LUẬN 66
3.2 KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SRB: Tỷ số giới tính khi sinh
LLLĐ: Lực lượng lao động
HĐND: Hội đồng nhân dân
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
TCTK: Tổng cục thống kê
BBĐG: Bất bình đẳng giới
GII: Chỉ số bình đẳng giới
GDI: Chỉ số phát triển giới
GEM: Thước đo vị thế giới
SDD: Suy dinh dưỡng
TĐTDS: Tổng điều tra dân số
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1 : Biểu đồ thể hiện tỷ số giới khi sinh (SRB) của Việt Nam giai đoạn 2005 -
2011 26
Biểu đồ 2 : Tỷ số giới tính khi sinh phân chia theo thành thị/nông thôn giai đoạn 2006 - 2011 28
Biểu đồ 3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo thành thị, nông thôn, nhóm dân tộc và giới tính năm 2010 30
Biểu đồ 4: Tỷ lệ đi học chung cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông 31
theo thành thị, nông thôn và giới tính năm 2009 31
Biểu đồ 5: Trẻ em 6-14 tuổi chưa bao giờ tới trường phân theo giới tính phân theo vùng năm 2009 32
Biểu đồ 6: Tỷ lệ giảng viên cao đẳng, đại học phân theo giới tính giai đoạn 2001-2010 33
Biểu đồ 7: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong giai đoạn 1997- 2011 34
Biểu đồ 8: Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ba cấp trong giai đoạn 1989-2016 36
Biểu đồ 9: Tỷ lệ lãnh đạo quản lý theo giới tính trong giai đoạn 2007-2010 37
Biểu đồ 10: Tỷ lệ nữ cán bộ chủ chốt cấp xã theo vùng năm 2006 38
Biểu đồ 11: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo vùng năm 2010 39
Biểu đồ 12: Tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi có chồng hoặc chung sống với người khác như vợ chồng theo thành thị, nông thôn và nhóm dân tộc qua năm 2006 và 2010 40
Biểu đồ 13: Tỷ lệ phụ nữ có chồng từng bị chồng gây bạo lực trong đời theo loại hình bạo lực năm 2010 41
Biểu đồ 14: Tỷ lệ phụ nữ có chồng từng bị chồng gây bạo lực tinh thần trong đời theo nhóm tuổi năm 2010 41
Biểu đồ 15: Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi theo thành thị, nông thôn và giới tính năm 2010 44
Biểu đồ 16: Tỷ lệ phụ nữ khám thai từ 3 lần trở lên giai đoạn 2010-2011 46
Biểu đồ 17: Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo khu vực và giới tính giai đoạn 2010 - 2011 48
Biểu đồ 18: Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm giai đoạn 2010 - 2011 49
Biểu đồ 19: Thu nhập bình quân hàng tháng (nghìn đồng) của lao động làm công ăn lương theo loại hình kinh tế năm 2011 51
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 : Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011 26Bảng 2 : So sánh tỉ số giới tính khi sinh chia theo thành thị/ nông thôn qua các năm 27Bảng 3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính giai đoạn 2009 -2011 29Bảng 4: Kết quả tỷ lệ nữ tham gia đại biểu quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016: 35Bảng 5: Tỉ lệ tử vong trẻ em giai đoạn 2009 - 2012 43Bảng 6: Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi theo thành thị, nông thôn và giới tính năm 2010 43Bảng 7: Những kết quả đạt được trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ 45Bảng 8:Tỉ lệ phụ nữ khám thai từ 3 lần trở lên giai đoạn 2010 – 2011 46Bảng 9: Tỉ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo giới tính, thành
thị/nông thôn giai đoạn 2009 - 2011 47Bảng 10: Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm thời kỳ 2009 – 2011 49Bảng 11: Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động làm công ăn lương từ 15 tuổi trở lên giai đoạn 2009 - 2011 50Bảng 12: Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động làm công ăn lương theo loại hình kinh tế năm 2011 51
Trang 8Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây vấn đề bình đẳng giới đang được cả cộng đồng quốc tếđặc biệt quan tâm Bởi vì thực trạng bất bình đẳng giới đã và đang diễn ra phổ biến,đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế quá trình phát triển kinh tế-xã hộicủa nhiều nước trên thế giới
Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân làm tăng đói nghèo, cản trở việc chămsóc sức khỏe dân cư, hạn chế các cơ hội làm tăng thu nhập và gây nên hàng loạt tổnthất cho xã hội Theo số liệu thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFP), dân sốthế giới đã tăng lên rất nhiều Trong đó, phụ nữ chiếm 51.8% dân số và 52% lực lượnglao động Tuy nhiên, sự mất bình đẳng giữa nam và nữ trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng trong nhiều lĩnh vực vẫn đang là vấn đề nóng gây xôn xao dư luận Ởnước ta hiện nay, tuy bước vào thời đại mới nhưng những định kiến cũ như “Trọngnam khinh nữ”, “Đàn bà chỉ cần ở nhà sinh con trai và lo việc bếp núc là đủ”… vẫncòn rất phổ biến Cứ như thế người phụ nữ dần dần không còn khả năng thể hiện nănglực của bản thân trong các hoạt động xã hội
Do vậy, nhóm quyết định chọn đề tài về bất bình đẳng giới ở Việt Nam Đâykhông phải là đề tài “mới mẻ” cũng không phải “ cũ kĩ” nhưng cũng không bao giờ làvấn đề “lỗi thời” bởi đây là vấn đề đang có nhiều tranh cãi và là vấn đề “nóng” của dưluận hiện nay Chọn đề tài này, nhóm muốn một phần nào đó đi sâu vào đánh giá thựctrạng bất bình đẳng giữa nam và nữ ở Việt Nam trong các lĩnh vực, đồng thời cũng đề
ra được những định hướng, giải pháp cần thiết để hạn chế hiện tượng này Vì vậy, đề
tài nhóm quyết định nghiên cứu là:“Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong những năm gần đây Một số định hướng và giải pháp”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam Đề ra địnhhướng và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Namgóp phần thúc đẩy tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, gia tăng việc làm,tạo cơ hội để bình đẳng trong các lĩnh vưc cho cả nam và nữ
Trang 9- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới ởViệt Nam.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
+ Các thông tin từ mạng internet và sách báo các thông tin về tình trạng bất bìnhđẳng giới ở Việt Nam
+ Các báo cáo của Tổng cục thống kê, dân số,
+ Các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan nhằm củng cố thêm kiến thức vàtăng thêm sự hiểu biết về tình tạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
+ Thu thập số liệu, thông tin từ các bài báo, đồ án,các Bộ Luật liên quan đến LuậtBình đẳng giới đánh giá tình trạng bất bình đẳng của nam-nữ trong các lĩnh vực đờisống kinh tế-xã hội
1.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Ecxel
1.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
1.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh
Đề tài dùng thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích các tỷ lệ sinh, bấtbình đẳng của nam-nữ trong lao động, thu nhập, việc làm, cuộc sống, Các chỉ tiêuđược dùng là các chỉ số tuyệt đối, số tương đối Thống kê, so sánh lý thuyết với thựctiển để đưa ra các chính sách, biện pháp phù hợp hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới
1.3.3.2 Phương pháp phân tích kinh tế
Từ các số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và đánh giá để làm nổibật vấn đề: đánh giá tình hình thực trạng bất bình đẳng ở Việt Nam, từ đó đưa ra cáckết luận có căn cứ khoa học
1.3.4 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Chủ nghĩa Mác-LêNin kết hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trong việc xây dựng và thi hành pháp luật bình đẳng giới
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Đối tượng nhiên cứu đề tài
Hiện nay với sự phát triển và hòa nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt nam đã
có những bước tiến mới đời sống an sinh dần đi vào ổn định và được nâng cao nhưngtình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn tồn tại trong xã hội Việt nam
Có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này và phương tiện thông tinđại chúng cũng vậy nhưng bất bình đẳng vấn là một vấn đề mang tính bức xúc cao Do
đó, nhóm quyết định đi sâu vào nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng ở Việt Nam và đềxuất giải pháp hạn chế hiện tượng này
Trang 101.4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
-Về không gian: Ở Việt Nam
-Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn gần đây đặc biệt giai đoạn 2009-2011
1.5 Kết cấu đề tài
Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong những năm gần đâyđặc biệt giai đoạn 2009-2011
Chương III: Định hướng và giải pháp
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
rõ ràng trong vui chơi, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn và thuận lợi của các giới tính
1.1.1 Bình đẳng giới
- Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 5 của Luật bình đẳng giới thì:Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơhội phát huy năng lực của mình so với sự phát triển của cộng đồng, của gia đình vàhưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển cộng đồng về thành quả của pháttriển đó Bình đẳng giới đề cập tới sự bình đẳng về quyền, trách nhiệm và cơ hội củanam giới và nữ giới, trẻ em gái và trẻ em trai
-Theo Luật Bình đẳng giới, thì mọi người dù là nam giới hay là nữ giới, với tưcách là các cá nhân đều có quyền bình đẳng và cần được tạo cơ hội để phát huy tiềmnăng sẵn có của mình cũng như có quyền thụ hưởng bình đẳng trong quá trình pháttriển chung như:
+Tiếp cận và sử dụng các nguồn lưc (tài chính, đất đai, thời gian, cơ hội,…)
+Tham gia quyết định những vấn đề liên quan tới việc sử dụng nguồn lực
+Tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
+Thụ hưởng những thành tựu của sự phát triển
1.1.1.3 Bất bình đẳng giới
-Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơhội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hưởng thụ
từ sự phát triển của gia đình, của đất nước
-Bất bình đẳng giới có nghĩa là: phụ nữ và nam giới không có sự công bằng vềquyền lợi, trách nhiệm, và không bình đẳng về tiếp cận cơ hội và ra quyết định
Trang 12-Bất bình đẳng giới không có nghĩa là phụ nữ và nam giới phải như nhau, mà là
sự giống nhau và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhận và đánh giámột cách bình đẳng
1.1.2 Bất bình đẳng và các thước đo bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằngcác chỉ tiêu khác nhau Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triểnLiên hiệp quốc (UNDP) đã đưa ra 3 chỉ số:
- Chỉ số bình đẳng giới (GII- Gender Inequality Index) Giá trị đo lường đượctính trong khoảng từ 0-1 GII càng tiệm cận điểm 0 thì mức độ bất bình đẳng càngthấp, tức càng bình đẳng và càng tiệm cận điểm 1 thì mức độ bất bình đẳng càng cao
- Chỉ số phát triển giới (GDI) Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong cáckhía cạnh tương tự như HDI (Tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điềuchỉnh các kết quả đó theo bất bình đẳng giới Trong mỗi nước, nếu giá trị của GDIcàng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính càng ít
- Thước đo vị thế giới (GEM) Thước đo này tập trung xem xét cơ hội của phụ nữ chứkhông phải là khả năng (năng lực) của họ Nó chỉ ra sự bất bình đẳng giới ở 3 khía cạnh
+ Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định- được đo bằng tỷ lệ cóghế trong quốc hội của phụ nữ và nam giới
+ Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định- được đo bằng tỷ lệ các vịtrí lãnh đạo, quản lý do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỷ lệ các vị trí trong ngành
kỹ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm
Các nghiên cứu của UNDP về GDI và GEM của các nước đã chỉ ra rằng:
- Sự bình đẳng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụ thuộc vàomức thu nhập hay giai đoạn phát triển
- Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra các cơ hội cho phụ nữ
- Trong những thập niên qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc về sự bất bìnhđẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt cuộc sống ở nước ta vàcác nước trên thế giới
1.1.3 Các đặc điểm của bình đẳng giới
- Tính ngang quyền: Để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ cần được tạo điều kiện
và cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- Tính ưu đãi: Do đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản của phụ nữ có sự khácbiệt, để đạt được bình đẳng giới cần có sự đối xử ưu đãi, khuyến khích đặc biệt và hợp
lý đối với phụ nữ
Trang 13- Tính linh hoạt: Sự đối xử ưu đãi với phụ nữ cần được điều chỉnh linh hoạt trong từnghoàn cảnh lịch sử cụ thể, không mang tính bất biến Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật phát triển,điều kiện lao động được cải thiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm loại bỏ một sốquy định cấm bất hợp lý đối với phụ nữ cải thiện điều kiện việc làm cho phụ nữ.
- Tính phân loại: Bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế của phụ nữ vànam giới trong xã hội mà còn được xem xét giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc các thànhphần xã hội khác nhau, trong phạm vi quốc gia và trên thế giới
Vây, bình đẳng giới cần được hiểu dưới các khía cạnh:
Thứ nhất, bình đẳng giới không chỉ có ý nghĩa cơ học là số lượng của phụ nữ vànam giới tham gia trong tất cả các hoạt động là như nhau Bình đẳng giới còn có nghĩa
là nam và nữ giới được công nhận và được hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội
Thứ hai, bình đẳng giới không có nghĩa là nhìn nhận nam giới và nữ giới giống
y hệt nhau mà giữa chúng chỉ có sự tương đồng và nhiều điểm khác biệt tự nhiên
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1Bất bình đẳng giới trên thế giới
Bất bình đẳng không bao giờ là vấn đề lỗi thời, cũng không bao giờ là vấn đề cũbởi nó luôn chứa đựng nhiều bất xúc của dư luận Có thể nói: “Không ở nơi nào màphụ nữ và nam giới lại có quyền bình đẳng về kinh tế, xã hội và pháp luật” kể cả cácnước phát triển Sự không tương xứng về quyền giữa nam và nữ diễn ra khá phổ biếntrong các quy định pháp luật, luật tục, thực tiễn của cộng đồng và gia đình ỞBotswana, Chilê, Namibia và Swaziland, phụ nữ chịu sự cai quản vĩnh viễn của ngườichồng và không có quyền quản lý tài sản Ở một số nước Châu Phi, phụ nữ có chồngkhông được sở hữu đất đai, người đàn ông có quyền đòi hỏi vợ phải đóng góp sức laođộng nhưng người vợ lại không có quyền đó đối với chồng mình Ở Bôlivia,Goatemala và Siry, đàn ông có thể cấm vợ mình làm việc ở bên ngoài Ở Ai Cập vàGiócđani, phụ nữ phải được chồng cho phép nếu muốn đi đây đi đó Ở một số nướcArập, phải có sự đồng ý của người chồng thì người vợ mới xin được hộ chiếu nhưngngược lại thì không Ngay cả những nước phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng vềchính trị và pháp luật như đã quy định trong hiến pháp thì người phụ nưc cũng khôngđược hưởng quyền đó một cách trọn vẹn Ở một số vùng như Đông Á và Thái BìnhDương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, châu Âu và Trung Á, tỷ lệ tiểu học của các bégái đạt 100% hoặc gần 100%, tỷ lệ nữ sinh trung học bình quân hiện nay đã cao hơnnam giới và xét trung bình, số năm đi học của phụ nữ đã bằng khoảng 90% của namgiới Về tài sản, ở Bangladesh, tài sản của người đàn ông khi lấy vợ trung bình trị giákhoảng 82.000 taka, còn phụ nữ chỉ có 6.500 taka Ở Etiopia, tổng tài sản kể cả đất đai
và vật nuôi mà người đàn ông mang theo khi lấy vợ trung bình giá trị 4.200 birr và
Trang 14người phụ nữ thì chưa đến 1.000 birr Điều này làm người phụ nữ trên thế giới dầnkhông có địa vị kinh tế trong gia đình và kèm theo đó là chịu sự tác động của ngườiđàn ông Ở các nước đang phát triển, việc đứng tên và làm chủ đất đai phần lớn thuộc
về nam giới Tại nhiều nơi ở han Sahara, phụ nữ chỉ có quyền đất đai thông qua hônnhân và chỉ được đảm bảo khi hôn nhân còn tồn tại và khi ly hôn thì quyền sở hữuchấm dứt Ở Nigeria, các nông trại mà người phụ nữ được làm chủ chỉ bằng 1/3 diệntích mà nam giới làm chủ (0,8 ha và 2,4 ha) Ở các nông trại và doanh nghiệp nếungười phụ nữ điều hành và làm chủ vốn được đầu tư thường rất ít Ở Kenya, các hộ giađình do phụ nữ làm chủ hộ sở hữu chưa bằng một nữa số nông cụ mà các hộ gia đình
do nam giới làm chủ hộ sở hữu, 92% phụ nữ sử dụng phương pháp canh tác thủ công,32% nam giới sử dụng kỹ thuật cơ giới và gia súc kéo Ở Malauy, phân bón mà nữ sởhữu chỉ bằng một nữa của nam Về việc làm, ở các nước phát triển hay đang phát triển,phụ nữ thường hiện diện trong các ngành nghề lĩnh vực dịch vụ, văn phòng, bán hàngcòn nam giới xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất, các vị trí hành chính và quản lýđược trả lương cao Mức thù lao phụ nữ nhận được thường thấp hơn nam giới Chênhlệch thu nhập theo thống kê mới nhất năm 2011 thu nhập hai giới phổ biến trongkhoảng 0.6-0.75 Trong số các nước phát triển, tỷ lệ thu nhập của nữ so với nam biếnthiên từ 43% ở Nhật Bản (1993-1994) đến 87% ở Đan Mạch (1995) Ở các nước đangphát triển, tỷ lệ đó thay đổi từ 43% ở Nicagagoa (1991) đến 90% ở Thái Lan (1989) và101% ở Chi Lê (1996) Với những đặc điểm điều kiện khác nhau thì ở Hàn Quốc mứclương phụ nữ bằng 51% mức lương nam giới Về mặt chính trị, do địa vị kinh tế-xãhội của người phụ nữ yếu kém hơn nam giới đã hạn chế sự tham gia của người phụ nữvào các lĩnh vực chính trị với tư cách là những đại biểu tích cực Cụ thể năm 2011 trênthế giới phụ nữ trong cơ quan lập pháp phổ biến trong khoảng từ 10-20%, tập trungchủ yếu ở Châu Âu, châu Mỹ và Châu Á còn Châu Phi-khu vực có nền kinh tế kémphát triển thì tỉ lệ này rất thấp, phổ biến từ 0-10% Ở Đông Á, tỷ lệ trung bình số ghếtrong Quốc hội do phụ nữ nắm giữ là gần 20% Ở Châu Âu và Trung Á, tỷ lệ này giảmnhanh chóng từ 25% xuống 7% trong những năm gần đây Sỡ dĩ như vậy vì ở Đông
Âu bãi bỏ quy định 25-33% số ghế trong Quốc hội cho phụ nữ và ở một số khu vực tỷ
lệ này không quá 10%
Như vậy, ở thế giới tình trạng bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnhvực Điều này dẫn đến nhiều hạn chế đối với người phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực đểthể hiện khả năng của mình
1.2.2 Bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề bất bình đẳng diễn ra vẫn còn khá nhiều song nước ta đã có nhiềubiện pháp kịp thời giúp đẩy nhanh quá trình bình đẳng giới và đạt được nhiều thành công
Trang 15Theo “Báo cáo phát triển con người, 2011” do UNDP công bố mới đây chothấy, Việt Nam xếp thứ 128 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số phát triển conngười (HDI-Human Development Index) nhưng lại xếp thứ 48 trên thế giới về chỉ sốbất bình đẳng giới So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 7/11nếu xét vềchỉ số HDI, nhưng nếu xét về chỉ số GII, Việt Nam lại đứng thứ 3, sauSingapore và Malaysia Như vậy, mặc dù chỉ số phát triển con người của Việt Namvẫn còn hạn chế nhưng mức độ bình đẳng giới của Việt Nam luôn thuộc những nướchàng đầu khu vực
Theo Tổ chức Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-Parliamentary Union) tỷ lệphụ nữ trong cơ quan lập pháp của Việt Nam là 25,8% đứng thứ 40 trong tổng số 188nước trên thế giới (số liệu tính đến ngày 30/11/2011 trên cơ sở báo cáo của cơ quanlập pháp các nước) Không chỉ chiếm tỷ lệ cao trong cơ quan lập pháp, phụ nữ ViệtNam còn tham gia, nắm giữ những vị trí quan trọng và đóng góp tích cực trong các cơquan hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chínhtrị xã hội nghề nghiệp…
Ở Việt Nam phụ nữ cũng có một tổ chức chính trị riêng của mình đó là HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam (thành lập ngày 20/10/1930) hoạt động vì sự bình đẳng,phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực xã hội:
Theo “Báo cáo phát triển con người, 2011” của UNDP, trình độ học vấn củaphụ nữ Việt Nam (từ 25 tuổi trở lên) đã hoàn thành chương trình giáo dục cấp 2 trở lên
là 24,7% so với 28% là của nam giới Mức độ chênh lệch giữa nam và nữ còn khánhiều nhưng vẫn có thể giải quyết được
Theo Kết quả chủ yếu của Điều tra Dân số-KHHGĐ 1/4/2011 của Tổng cụcThống kê (TCTK) thì tỷ lệ biết chữ của nam giới là 96,2% và của nữ giới là 92,2% (từ
15 tuổi trở lên) Trang Wikipedia dẫn nguồn từ website Quốc hội thì tại Việt Nam, cứ
100 cử nhân có 36 nữ, 100 thạc sĩ có 34 nữ, 100 tiến sĩ có 24 nữ Như vậy trong cáclĩnh vực xã hội tình trạng bất bình đẳng diễn ra đã thấp hơn rất nhiều so với các nămtrước đó
Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 của TCTK thì tỷ lệ nữ tham gialao động là 46,6% trong tổng số lao động Như vậy, tỷ lệ nữ Việt Nam tham gia laođộng vẫn thấp hơn so với nam giới nhưng không đáng kể
Ở Việt Nam có trên 20% tổng số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chủ yếuthuộc về khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản Nhiềutấm gương phụ nữ trẻ làm kinh tế giỏi không những chỉ làm giàu cho bản thân mà cònđóng góp được nhiều cho xã hội
Trang 16Theo UNDP thì tại Việt Nam nếu nam giới kiếm được 1$ thì nữ giới sẽ kiếmđược 0,69$ (số liệu năm 2007) Khi phụ nữ có việc làm, họ sẽ có thu nhập và mangđến sự tự chủ về kinh tế, sự chia sẻ các quyết định trong gia đình và các cơ hội bìnhđẳng hơn đối với phụ nữ
Có thể thấy ở Việt Nam tình trạng bất bình đẳng đang dần được cải thiện khánhiều nhưng trong một số lĩnh vực thì tình trạng bất bình đẳng vẫn còn như trong cânbằng cuộc sống gia đình,… vì vậy nhà nước, các cơ quan ban ngành có chức năng cầnphải đưa ra và thực hiện tốt hơn nữa các chính sách và biện pháp giúp cải thiện vấn đềbất bình đẳng vẫn đang còn tồn tại ở Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009-2011
2.1 Tổng quan tình hình dân số ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp nướcCộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào
và Vương quốc Cam-pu-chia, phía đông và nam giáp Biển Đông Việt Nam có hơn 85triệu người thuộc 54 nhóm dân tộc khác nhau Ở nước ta, nếu năm 1975, tổng dân sốxấp xỉ 47 triệu người thì đến năm 2011 dân số trung bình cả nước ước tính 87,84 triệungười, tăng 1,04% so với năm 2010, bao gồm: Dân số nam 43,47 triệu người, chiếm49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,1%; dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%,tăng 0,99 Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân sốViệt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050 ViệtNam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới
Tuy nhiên có một hiện tượng nhân khẩu học gần đây thu hút sự quan tâm củacác nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu và cả xã hội là hiện tượngmất cân bằng giới khi sinh, đã và đang diễn ra ở Việt Nam từ những năm đầu của thế
kỷ 21 Tỷ số giới tính khi sinh(TSGTKS), được tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên
100 trẻ em gái đã tăng lên trong những năm qua, cho thấy một sự can thiệp cố ý làmthay đổi tỷ lệ cân bằng tự nhiên giữa số lượng trẻ em trai và trẻ em gái sinh ra trong xãhội TSGTKS bình thường dao động trong khoảng từ 103-106 Qua 3 cuộc Tổng điềutra Dân số trước đây, TSGTKS đã tăng từ 105 (1979) lên 106 (1989) lên 107 (1999)nhưng từ năm 2006 đến nay, TSGTKS tăng cao và nhanh liên tục, từ 110 (2006) lên
111 (2007) và 112 (2008) đến 2012 chỉ số này ở mức 112,3.Tình trạng mất cân bằnggiới tính khi sinh ngày càng nghiêm trọng Các chuyên gia quốc tế đã nhận xét,TSGTKS tăng ở những nước có nền văn hóa tương đồng (ưa thích sinh con trai hơncon gái) như Việt Nam nhưng chưa có nước nào lại có tốc độ gia tăng nhanh như ởnước ta Nếu không có giải pháp tích cực sự mất cân bằng giới tính này sẽ để lại những
hệ lụy nặng nề, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai vàtác động xấu đến trật tự an ninh xã hội.Đây là vấn đề xã hội được đặc biệt quan tâm
2.2 Những quy định của pháp luật liên quan đến bất bình đẳng ở nước ta hiện nay
Bình đẳng giới và quyền phụ nữ là quyền hiến định.Nguyên tắc bình đẳng đã được
khẳng định ngay trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 “tất cả các công dân Việt Nam đều
Trang 18ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá” và “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” và được tái khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 “công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá và gia đình Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ”.
Nội dung bình đẳng giới cũng được quy định trong các Luật và Bộ luật điều chỉnh
cáclĩnh vực của đời sống xã hội Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 quy định “công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời gian cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đề có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội”.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 còn
quy định rõ “số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng”.
Trong lĩnh vực y tế, theo Luật Bảo vệ sức khỏe khỏe nhân dân năm 1989,
“công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế” và một trong những nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám, chữa bệnh là “bình đẳng, công bằng và không
kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh”.
Về giáo dục, “mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy
định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là “vợ chồng bình đẳng”.
Trong lĩnh vực lao động, Bộ luật Lao động quy định “mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”.
Bộ luật Lao động còn có một chương dành riêng cho lao động nữnhằm bảo vệsức khỏe sinh sản của họtrong khi làm việc Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29tháng 11 năm 2006 đánh dấu bước phát triển về thể chế và hệthống hóa trách nhiệmcủa Nhà nước Việt Nam bằng việc tăng cường bình đẳng giới trong đời sống cá nhân
và xã hội Dưới đây là những nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới năm 2006 vàcác văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật này Những nội dung chitiết sẽ được trình bày trong những phần tiếp theo của Tài liệu
a) Luật Bình đẳng giới
Trang 19Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực củađời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơquan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới và được áp dụngđối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chínhtrị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam; cũng như
cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cánhân nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
Luật Bình đẳng giới có 6 Chương với 44 Điều, cụ thể như sau:
Chương I gồm 10 Điều(từ Điều 1 đến Điều 10)về những quy định chung, gồmphạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, các nguyên tắc cơ bản vềbình đẳng giới, nội dung và cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và các hành vi
bị nghiêm cấm
Chương II gồm 8 Điều (từ Điều 11 đến Điều 18) về bình đảng giới trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, gồm: chính trị; kinh tế; lao động ; giáo dục vàđào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế và gia đình
Chương III gồm 6 Điều (từ Điều 19 đến Điều 24) vềcác biện pháp bảo đảmbình đẳng giới, gồm các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, lồng ghép vấn đề bìnhđẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, giáo dục, truyềnthông về giới và bình đẳng giới và nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
Chương IV gồm 10 Điều (từ Điều 25 đến Điều 34) về trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức,gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới
Chương V gồm 8 Điều (từ Điều 35 đến Điều 42) về thanh tra, giám sát và xử
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng xác định những điểm cốt yếu trong chínhsách của Nhà nước Việt Nam về bình đẳng giới, bao gồm:
Trang 20- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội nhưnhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển
- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điềukiện đểnam, nữ chia sẻ công việc gia đình
- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cảntrởthực hiện mục tiêu bình đẳng giới
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúcđẩy bình đẳng giới
- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộcthiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điềukiện cần thiếtđể nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương
mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước
b) Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới
Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ qui
định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhànước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới với
4 Chương, 18 Điều
Nghị định số 48/2009/ NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủvề các
biện pháp bảo đảm bình đẳng giớ với 6 Chương, 23 Điều
Nghị định số 55/2009/ NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ qui
định xửphạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới với 5 Chương, 29 Điều
c) Các văn bản, chiến lược, chính sách khác liên quan đến Bình đẳng giới
Chương trình hành động của chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị
quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ) với mục tiêu nâng cao
nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước ởTrung ương và địa phương đối với công tác phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới nhằmphấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ họcvấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá,tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnhvực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình Phấn đấu để nước ta là mộttrong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực
Trang 21Chiến lược quốc qia về bình đẳng giớigiai đoạn 2011-2020 (được phê duyệt tại
Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)với Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữanam và nữvề cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước và các mụctiêu cụ thể, gồm:
Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnhđạo,nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị;
Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm;tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu sốđối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động;
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sựtham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụchăm sóc sức khỏe;
Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin;
Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏbạo lực trên cơ sở giới
Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng
(11)Điều 6 Luật Bình đẳng giới
2.3 Đánh giá tình hình chung về bất bình đẳng giới (BBĐG) của Việt Nam qua giai đoạn 2009-2011
Theo số liệu thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFP), dân số thế giới
đã lên đến hơn 6,7 tỉ người (năm 2009) Mỗi ngày có hơn 70.000 nữ thanh thiếu niênkết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm
2009, dân số đã lên tới hơn 85 triệu người, tăng 9,6 triệu so với 10 năm trước đó
Trang 22Trong đó phụ nữ chiếm 51,8% dân số và 52% lực lượng lao động Tuy nhiên, sự mấtbình đẳng nam - nữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnhvực vẫn đang là thực tế Ở nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bướcvào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng vẫn đangdiễn ra khá phổ biến Vấn đề bất bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữđược nhà nước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc Đây không phải làmột vấn đề còn mới mẻ, nhưng cũng không phải là vấn đề cũ kỹ và có lẽ sẽ không baogiờ là một vấn đề bị coi là “lỗi thời”.
Khoảng cách giới vẫn còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực quan trọng như:chính trị, kinh tế, lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, gia đình.Phụ nữ vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới Định kiến giới, tưtưởng “trọng nam coi thường nữ” vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở khu vực nông thôn,miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân chính gây nên tình trạng bất bình đẳng giới nói chung và đặc biệt là mấtcân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn diễn rakhá phổ biến.v.v
Kết quả phân tích số liệu Tổng điều tra 2009 đã chỉ ra rằng tỷ số giới tính khisinh ở Việt Nam đã tăng tới mức 110,6 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái vào năm 2009,cao hơn đáng kể so với chuẩn sinh học bình thường dao động trong khoảng 104-106trẻ em trai cho 100 trẻ em gái
Từ năm 2011, dấu hiệu gia tăng tỷ lệ sinh con trai từ số liệu các cuộc điều tradân số hàng năm của Tổng cục Thống kê (TCTK)vẫn không hề giảm Tỷ số khi sinh
có thể coi là một trong các chỉ số để đo vị thế của phụ nữ ở khía cạnh bất bình đẳnggiới, tỷ số này càng cao càng rõ ràng nhận thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích contrai hơn con gái và phá thai có sự lựa chọn giới tính Bất kể một sự thay đổi đáng kểnào của tỷ suất này chênh lệch khỏi mức sinh học bình thường điều này phản ánhnhững can thiệp có chủ đích ở các mức độ khác nhau đến sự mất cân bằng tự nhiên ỞViệt Nam tỷ số giới tính khi sinh tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2011
Theo đánh giá của các chuyên gia vào năm 2009 thì Việt Nam cũng có rất nhiềukhả năng đạt được mục tiêu xóa bỏ khoảng cách về giới ở bậc giáo dục tiểu học vàtrung học Tuy nhiên, sân chơi vẫn chưa bằng phẳng, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phảiđối mặt với những thách thức và trở ngại.Tỷ lệ tham gia của phụ nữ ở một số ngành,nghề quá cao, nhưng ở một số ngành nghề khác lại quá thấp.Nam giới được hưởng lợinhiều hơn từ những công việc đi kèm với quyền lực và quyền gia quyết định.Ngoài ra,vấn đề bạo lực gia đình và tình dục vẫn phổ biến.Theo Liên Hiệp Quốc năm 2011 ítnhất cứ ba phụ nữ thì có một người có thể bị đánh, bị ép quan hệ tình dục hoặc làm
Trang 23nhục trong đời Tỉ lệ phá thai thuộc hàng cao nhất thế giới- trung bình một phụ nữ ViệtNam có 3,32 lần phá thai trong đời Người ta thấy có vết nứt kinh tế và xã hội phân rẽngười phụ nữ nông thôn với người thành thị, trong khi nạn mại dâm và buôn người vẫn
là “tệ nạn xã hội” chưa giải quyết
Những bất cập này dường như cho thấy rằng các quan niệm phương Tây vềbình đẳng giới- được định nghĩa bởi những mô hình phát triển và được thực hiện bởimột chính phủ quyết tâm gia nhập thế giới công nghiệp hóa - thật xa lạ trước hiện thực
xã hội của người phụ nữ Việt Nam
2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới
2.4.1 Tư tưởng định kiến
Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng trong đó coinam giới là quan trọng hơnphụ nữ, tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được côngnhận nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số nước, đặc biệt là gắn liềnvới tư tưởng tôn giáo và biểu hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau.Học thuyết Nho giáochi phối mội thời gian dài trong đời sống tinh thần của người Việt Nam là làm sao phải
có con trai để nối dõi dòng tộc, áp lực về con nối dõi cứ truyền từ đời này qua đời khácdần dần ngấm vào tâm khảm của nhiều người và cứ thế tư tưởng trọng nam khinh nữngày càng có chiều hướng gia tăng
Tư tưởng trọng nam khinh nữ ở nước ta dược lý giải dựa trên ảnh hưởng của tưtưởng Nho giáo và nhận thức của người dân về thực tiễn cuộc sống: người đàn ông cótrách nhiệm nối dõi dòng họ, sẽ trông nom chăm sóc mồ mã tổ tiên,không có con trai làmột điều bất kính với tổ tiên dòng họ Nam giới là nguồn lao động chính,kế thừa tài sảncủa gia đình và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già Khi hệ thống phúc lợi xã hộiđối với người già còn chưa phát triển, nhất là tại các vùng nông thôn,mà dân số Việt Namhầu hết sinh sống tại các vùng nông thôn, con cái chăm sóc cha mẹ lúc về già vẫn là hếtsức quan trọng.Người già đa phần vẫn phải dựa vào gia đình.Những suy nghĩ,cách hànhxử,sự dạy dỗ có liên quan đến phân biệt,định kiến giới của ông, bà, cha, mẹ, anh, chịchính là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc hình thành quan niệm về giới của mỗi thànhviên trong gia đình Do đó nếu trong gia đình có những định kiến giới thì những định kiếnnày sẽ được lặp lại ở các thế hệ tiếp theo.Mặt khác chúng ta đã duy trì được mức sinh thấpkéo dài liên tục trong nhiều năm Nhưng từ đó cũng xuất hiện mâu thuẫn, các gia đìnhmuốn chỉ có 1-2 con thì trong đó phải có con trai Vì thế mới có chuyện cố tình đẻ con traicho bằng được Nhưng nguyên nhân trực tiếp là mong muốn có con trai của các gia đình
Ngoài ra phụ nữ số đen, số xấu, đem lại không may cho người khác như “ra ngõgặp gái” Họ còn được coi là người có giá trị thấp “Một trăm con gái không bằng mộtcái… con trai”, “đàn ông miệng rộng thì sang,đàn bà miệng rộng tan hoang cửa
Trang 24nhà”… Trong những hoàn cảnh như vậy người phụ nữ sẽ không đủ tự tin để vươn lênnhư nam giới và sự cam chịu của người phụ nữ càng là điều dễ hiểu
2.4.2 Tính chất công việc
Nguyên nhân quan trọng nhất cản trở phân chia bình đẳng công việc trong giađình ở Việt Nam là quan niệm xã hội: “Công việc nội trợ là thiên chức của Phụ nữ”.Không những thế,xã hội còn đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình làm chonam giới thiếu động lực trong việc chia sẽ công việc gia đình với phụ nữ.Vấn đề giảiphóng phụ nữ trong gia đình chưa được đặt một cách tương xứng với yêu cầu đổi mớikinh tế, xã hội, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Phụ nữ phải phụ thuộc, yếu đuối,thụ động, nam giới là độc lập, mạnh mẽ có năng lực và là người ra quyết định Chồng
có quyền dạy vợ, vợ phải nghe theo chồng Nam là trụ cột trong gia đình, có quyềnquyết định những việc lớn quan trọng trong gia đình, nữ có trách nhiệm nuôi dạy concái, nội trợ trong nhà Nam giỏi việc xã hội,nữ phải giỏi việc nhà
Do đặc tính của công việc một số ngành nghề đòi hỏi phải có sức khỏe như việcđánh bắt cá ngoài khơi,các nghành công nghiệp nặng,khai thác khoáng sản,xây dựng…ngược lại có những ngành lao động nữ cao hơn nam giới Trên bình diện toàn bộ nền kinh
tế, lao động nữ gần như cân bằng với nam giới (chiếm 48,6% tổng số lao động) Nhiềungành đã có tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng Những ngành có tỷ lệ phụ nữ làm việc cao là:Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất vàdịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (87,8%), Giáo dục và đào tạo (68,8%), Dịch vụ lưutrú và ăn uống (68,2%) Một số ngành có tỷ lệ lao động nữ thấp là: Vận tải kho bãi(9,2%), Xây dựng (11,0%), Sản xuất và phân phối điện, khí đốt (17,6%)
(Nguồn biểu 2.5 tỷ trọng lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên theo giới tính
và ngành nghề kinh tế, 1/9/2009.)
2.4.3 Nhận thức xã hội
Nguyên nhân căn bản dẫn tới hiện tượng bất bình đẳng giới là nhận thức xã hội
về vấn đề này chưa thấu đáo, đặc biệt là nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức,lãnh đạo, quản lý và nhân dân Mặt nhận thức của nhân dân còn hạn chế, công táctuyên truyền bình đẳng giới còn nhiều hạn chế, chưa thiết thực, chưa phù hợp và chưa
đi sát vào dân, nên hiệu quả nâng cao nhận thức của nhân dân còn hạn chế Mặt khác,
trong Báo cáo về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam qua các bằng chứng từ
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, trình độ học vấn của người mẹ quan hệ tương
hổ chặt chẽ với tỷ số giới tính khi sinh,người phụ nữ càng có học thức cao thì càng cókhả năng và điều kiện lựa chọn sinh con trai Cụ thể, nhóm các bà mẹ có trình độ tiểuhọc và thấp hơn có tỷ lệ đẻ con trai là 107/100(số nam/nữ), trong khi nhóm trung họcphổ thông và học nghề là 111/100 và con số này ở nhóm chị em có trình độ cao đẳng
Trang 25trở lên là gần 114/100 Nhóm phụ nữ có học thức cao thường cũng là nhóm giàu nhất,
có mức sinh thấp, đồng thời cũng có điều kiện tiếp cận thông tin, công nghệ để lựachọn giới tính của con, nên có tỷ lệ đẻ con trai cao hơn
2.5 Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011
Bình đẳng giới là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, được cộngđồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động giải quyết để đạt được
sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phầnthực hiện công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và phát triển bền vững
Bình đẳng giới là lĩnh vực rộng và có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
do vậy là bất bình đẳng giới cũng tồn tại ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau Đểtìm hiểu hết thực trạng của bất bình đẳng giới là một điều hết sức khó khăn tuy nhiênnhìn sâu vào một số lĩnh vực thì chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào về thựctrạng bất bình đẳng giới đang tồn tại trong xã hội của Việt Nam Sau đây là thực trạngbất bình đẳng giới ở một số tiêu chí tiêu biểu:
2.5.1Tỷ số giới tính khi sinh (SRB)
Tỷ số giới tính khi sinh được đo bằng số trẻ sơ sinh trai trên một trăm trẻ sơsinh gái được sinh ra của một thời kỳ Tỷ lệ này được xem là bình thường khi có 103đến 105 bé trai được sinh ra so với 100 bé gái và nhìn chung ổn định qua thời gian vàkhông gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người Tỷ số giới khisinh có thể coi là một trong các chỉ số để đo vị thế của phụ nữ ở khía cạnh bất bìnhđẳng giới, tỷ số này càng cao rõ ràng nhận thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích contrai hơn con gái và phá thai có sự lựa chọn giới tính Bất kỳ một sự thay đổi đáng kểnào của tỷ suất này chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những canthiệp có chủ ý ở các mức độ nào đó và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tựnhiên, đe dọa sự ổn định dân số toàn cầu Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khisinh của Việt nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của cácnhà lập chính sách, các cơ quan thông tin đại chúng cũng như các nhà nghiên cứutrong và ngoài nước Sau đây là tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam trong những nămgần đây:
Trang 26Bảng 1 : Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
ĐVT: %
Năm điều
tra
(Nguồn: Báo cáo Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, 1/4/2011)
(Nguồn: Điều tra dân số hàng năm)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam trong giai đoạn2005-2008 không ngừng tăng lên Năm 2005 tỷ số giới tính khi sinh là 106 bé trai trên
100 bé gái được sinh ra thì tỷ số này năm 2008 là 112,1 tăng 6,1 Nhưng đến năm 2009
Trang 27tỷ số giới tính khi sinh giảm xuống còn 110,5 bé trai trên 100 bé gái Đây là một dấuhiệu đang mừng nhưng sự giảm xuống này chưa được bao lâu thì lại tăng lên vào năm
2010 và tăng hơn nữa vào năm 2011(năm 2011 tỷ số này tăng đến 111,9) Từ năm
2009 đến nay, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về hệ lụy của sự mất cân bằng giới tínhkhi sinh nhưng tình trạng này duờng như chưa hề được khắc phục, mỗi năm tỷ số giớitính khi sinh tăng khoảng 0,7 điểm phần trăm SRB nếu không có sự can thiệp lựachọn giới tính thường từ 103 đến 105 bé trai trên bé gái nhưng ở Việt Nam thì tỷ sốgiới tính khi sinh đều vượt quá mức tự nhiên Lý giải điều này do các nguyên nhân:
- Việt Nam được xem là quốc gia có sự ưa thích về giới dẫn đến sự mất cân bằnggiới tính Giá trị văn hóa truyền thống đã được lưu truyền qua các thể chế (gia đìnhphụ hệ, cộng đồng làng xã), trong khi đó ưa thích con trai cũng phụ thuộc vào nhữngchuyển biến kinh tế xã hội gần đây ở Việt Nam
- Tiếp cận công nghệ lựa chọn giới tính Việt Nam được đánh giá là nước có sự mấtcân bằng giới tính xảy ra khá muộn so với nhiều nước trên thế giới nhưng xảy ra với tốc
độ nhanh và diễn biến phức tạp Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giới tính ở Việt Namdiễn ra trùng với sự bùng nổ khoa học - công nghệ trên thế giới, giai đoạn này thế giới ghinhận sự tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực y tế, các bà mẹ mang thai có thể tiếp cận với máymóc thiết bị hiện đại trong việc chẩn đoán, sàng lọc trước sinh Mặc dù việc lựa chọn giớitính bị cấm ở Việt Nam nhưng không thể loại bỏ được những tư tưởng đó trong suy nghĩcủa nhiều sản phụ Việc họ sẵn sàng “vứt bỏ” đi đứa con họ không mong muốn diễn rathầm lặng và không ai có thể phạt họ được là điều dễ thấy Và tâm lý ưa thích con trai vẫn
là sự lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ Việt Nam
Đáng chú ý là giữa thành thị và nông thôn tỷ số giới tính khi sinh có sự khác biệt rõ rệt
Bảng 2 : So sánh tỉ số giới tính khi sinh chia theo thành thị/ nông thôn
qua các năm
ĐVT:%Năm
Khu vực
Số lượng(+/-)
Tỷ lệ(%)
Số lượng(+/-)
Tỷ lệ(%)
Trang 28Biểu đồ 2 : Tỷ số giới tính khi sinh phân chia theo thành thị/nông thôn giai đoạn
2006 - 2011
(Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình)
Tỉ số giới tính khi sinh ở thành thị và nông thôn nhìn chung đều có xu hướng tănglên rõ rệt Cụ thể là năm 2006 SRB ở là 109,0 thì đến năm 2011 tỉ số này tăng lên đến114,2, còn ở nông thôn năm 2006 SRB là 110,1 đã tăng lên 111,1 vào năm 2011 Tỷ sốgiới tính khi sinh vượt quá mức tự nhiên là hệ quả của quan niệm thích con trai dẫn đếnhành vi lựa chọn giới tính thai nhi ở các cặp vợ chồng khi mang thai Việc sử dụng siêu
âm để biết giới tính thai nhi hiện rất phổ biến Tỷ lệ phụ nữ mang thai biết giới tính thainhi trước khi sinh tăng đều qua các năm, đặc biệt là ở nông thôn Chẳng hạn, năm 2006 tỷ
lệ này ở nông thôn là 56,6% thì năm 2011 là 74,8%, các tỷ lệ tương ứng ở thành thị là83,1% và 82,5% Khi mang thai, hầu hết phụ nữ có tâm lý muốn biết sớm giới tính thainhi Trên phạm vi cả nuớc, có một tỷ lệ rất ít phụ nữ mong muốn mình sẽ sinh con gái(11%), tỷ lệ phụ nữ muốn sinh con trai cao gần gấp ba lần số phụ nữ muốn sinh con gái(31%).Lựa chọn giới tính thai nhi sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về xã hội dothiếu phụ nữ và mất cân bằng giới tính của dân số trong tương lai Chiến lược quốc gia vềBình đẳng giới đề ra chỉ tiêu là tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/
100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020 Đây là một trong những lĩnh
Trang 29vực cần đặc biệt quan tâm với các biện pháp giáo dục và y tế kiên quyết nhằm phấn đấuđạt chỉ tiêu nói trên trong thời gian tới.
2.5.2 Bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo
Giáo dục đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển năng lực
và khẳng định bản thân của mỗi cá nhân, nam cũng như nữ Bình đẳng giới trong giáodục đào tạo đã được Nhà nước và xã hội quan tâm thực hiện thông qua nhiều chươngtrình và hoạt động cụ thể
Tại Việt Nam Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giớitrong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn Ngân sách nhà nước chi cho giáodục qua các năm không ngừng tăng lên: năm 2002 chiếm 16,7%; năm 2005 chiếm18%; năm 2008 chiếm 20% so với tổng ngân sách Mức chi cho giáo dục của ViệtNam cao ngang bằng với một số nước phát triển Kết quả của những ưu tiên này đã thuhẹp khoảng cách giới và việc đầu tư vào con người đã góp phần làm cho Việt Nam đạtđược chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao
Thành tựu chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là tỷ lệ biết chữ cao, tỷ lệ
nữ đi học cao hơn nam ở một số bậc học, tỷ lệ nữ giảng viên đại học tăng nhanh Tuynhiên, thách thức đặt ra là tỷ lệ biết chữ của nữ ở nhóm nghèo khá thấp, tỷ lệ nam họctrung học phổ thông tăng chậm, tỷ lệ nam thôi học cao hơn nữ Số liệu dưới đây sẽ chothấy rõ hơn những vấn đề này
2.5.2.1 Tỷ lệ biết chữ
Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể Chênhlệch về tỷ lệ học sinh nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp Về cơ bản, ViệtNam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2015
Bảng 3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính giai đoạn
2009 - 2011
ĐVT:%Giới tính
( Nguồn: TCTK, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 2010)
Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở nước ta khá cao và tăng dần quacác năm Năm 2009 tỷ lệ biết chữ của nam là 94,5 thì đến năm 2011 là 96,2%, còn đối
Trang 30với nữ thì tỉ lệ này tương ứng là 90,8% và 92,2% Tuy nhiên, tỷ lệ nữ biết chữ vẫn thấphơn so với nam, cụ thể năm 2009 tỷ lệ biết chữ của nam từ 15 tuổi trở lên là 94,5% thì
tỷ lệ này đối với nữ là 90,8% thấp hơn nam là 3,7 % Đến năm 2011 chênh lệch này là4% Như vậy nữ giới vẫn bị thiệt thòi hơn nam giới trong học vấn Số liệu trên cũngcho thấy tỷ lệ biết chữ của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong các thập kỷ qua,đồng thời sự chênh lệch về tỉ lệ biết chữ giữa nam và nữ cũng không đáng kể (nhỏ hơn4,5%) Điều này cho thấy kết quả thành công của sự nghiệp giáo dục không chỉ thểhiện ở tỷ lệ biết chữ tăng nhanh, mà cả mục tiêu bình đẳng giới cũng được bảo đảm
(Nguồn: TCTK, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 2010)
Biểu đồ 3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo thành thị, nông thôn,
nhóm dân tộc và giới tính năm 2010
Qua biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ biết chữ giữa nam giới và nữ giới là khác nhaugiữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc với nhau Tỉ lệ biết chữ của nam giớiluôn cao hơn nữ giới Tỉ lệ biết chữ của nam giới năm 2010 ở thành thị là 98,1%, còn
ở nữ giới là 96,1% Ơ nông thôn tỉ lệ chênh lệch này là 5,4% Sự khác biệt giữa nam
và nữ về tỷ lệ biết chữ thể hiện rõ nhất ở đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể, tỷ lệ biếtchữ của nam dân tộc thiểu số là 86,1%, nữ là 73,6%, chênh lệch đến 12,5% Tỷ lệtương ứng ở dân tộc Kinh là 97,7% và 94,7% Điều này cho thấy nam giới luôn đượcchú trọng học hành hơn nữ giới kể cả ở thành thị, nông thôn, dân tộc Kinh hay cho đếncác dân tộc thiểu số
Trang 31cơ sở và tăng cao hơn ở trung học phổ thông Do vậy cần quan tâm xác định các biệnpháp phù hợp nhằm thúc đẩy tỷ lệ em trai đi học trung học cơ sở và trung học phổthông trong thời gian tới
62.4 71.8
54.9
(Nguồn: TCTK, Tổng điều tra Dân số và nhà ở 2009)
Biểu đồ 4: Tỷ lệ đi học chung cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
theo thành thị, nông thôn và giới tính năm 2009
Tỷ lệ đi học chung cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ giới caohơn ở nam giới ở cả thành thị và nông thôn Ở thành thị tỷ lệ nữ đi học THCS là93,4% còn nam là 92,2%, ở nông thôn tỷ lệ này tương ứng là 88,1% và 87,4% Còn ởcấp THPT thì tỷ lệ nam đi học ở thành thị là 71,8%, nữ là 77% Sự chênh lệch về tỷ lệ
đi học còn khác nhau ở thành thị và nông thôn Tỉ lệ đi học cấp trung học cơ sở và cấptrung học phổ thông ở thành thị cao hơn ở nông thôn Điều này cho thấy ở thành thịcác gia đình có cuộc sống khá giả hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho con đi học hơn là ởnông thôn
Trang 32Tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học giữa các vùng có sự chênh lệch lớn Đáng chú
ý là trừ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nơi tỷ lệ trẻ em gái chưa bao giờ đến trường thấphơn trẻ em trai, tương ứng là 1,3% và 2,1% và Đồng bằng sông Hồng, nơi tỷ lệ trẻ emgái và trai chưa bao giờ đến trường xấp xỉ nhau, tương ứng 0,5% và 0,6%, còn lại tất
cả các vùng khác, tỷ lệ trẻ em gái chưa bao giờ đến trường đều cao hơn trẻ em trai.Đặc biệt, vùng Tây Bắc có tỷ lệ chưa đến trường cao nhất và chênh lệch giới tính lớnnhất, cụ thể ở trẻ em gái là 18,3% và trẻ em trai là 12,7% Nguyên nhân vùng Tây Bắc
có tỷ lệ chưa đến trường cao nhất là do ở miền núi Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn,nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông đi lại khó khăn Ởđây lại tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, ý thức của bà con chưa cao, bà conlại chưa tiếp cận được những nhu cầu cơ bản nên trẻ em đến trường học rất ít
2.5.2.4 Giáo viên
Trang 33(Nguồn: TCTK, Niên giám Thống kê 2011)
Biểu đồ 6: Tỷ lệ giảng viên cao đẳng, đại học phân theo giới tính giai đoạn 2001-2010
Tỷ lệ nam giảng viên cao đẳng, đại học cao hơn nhiều so với nữ giới Năm
2001 tỷ lệ nam giảng viên cao đẳng, đại học là 60,7% trong khi đó tỷ lệ này đối với nữgiới là 39,3 %, chênh lệch 21,4%, gấp 1,54 lần Tuy nhiên sự chênh lệch này đang dần
bị thu hẹp theo hướng tích cực Năm 2010, tỷ lệ nam giảng viên cao đẳng, đại học là52,6%, còn nữ là 47,4%, khoảng cách này đã giảm xuống còn 5,2% Mặt khác tỷ lệ nữgiảng viên cao đẳng đại học đang ngày càng tăng lên Năm 2001 tỷ lệ nữ giảng viêncao đẳng, đại học là 39,3% thì đến năm 2010 tỉ lệ này là 47,4% Qua 10 năm từ 2001-
2010 đã tăng lên 8,1% Đây là một điều rất đáng mừng thể hiện vai trò của nữ giớingày càng quan trọng Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Đặng Huỳnh Mai đã khẳngđịnh vai trò to lớn của giới nữ: “Chiếm hơn 70% đội ngũ toàn ngành, giới nữ đóng vaitrò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo nước nhà” Một số cơ
sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạo như Đại học Bách khoa Hà Nộinay đã có nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệuNhà giáo nhân dân, được công nhận chức danh Phó Giáo sư
2.5.3 Bất bình đẳng trong lĩnh vực chính trị
Giới nữ tham gia lãnh đạo quản lý là một trong những chỉ tiêu quan trọng về sựtiến bộ xã hội và bình đẳng giới Những năm qua, chỉ tiêu này đã được cải thiện rõ rệt.Ngày càng có nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội -nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác đã do các cán bộ, công chức nữ đảmnhiệm Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới nhưng tỷ lệ trung bình phụ nữ tham giatrong cơ quan lập pháp của các nước chỉ chiếm 16%, đại sứ tại Liên hợp quốc là 9% và
Trang 347% trong nội các chính phủ các nước Trong số hơn 190 quốc gia trên thế giới, chỉ có
7 quốc gia có người đứng đầu chính phủ (Tổng thống hoặc Thủ tướng) là phụ nữ
Về thành tựu Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á – TháiBình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25% Số đại biểu nữ giữ các trọngtrách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên trong những khóa gầnđây Trong những nhiệm kỳ gần đây, chúng ta có nữ ở vị trí Phó Chủ tịch nước và PhóChủ tịch Quốc hội
Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ lệ nữ lãnh đạo ở các ngành các cấp nói chung cònthấp Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và các mục tiêu thiênniên kỷ của Việt Nam đề ra chỉ tiêu tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt 30%, nữ đạibiểu Hội đồng nhân dân các cấp đạt từ 28-30% Trên thực tế, tỷ lệ nữ đại biểu Quốchội nhiệm kỳ 2007-2011 là 25,7%, không đạt chỉ tiêu đề ra Tỷ lệ nữ tham gia Hộiđồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2011 ở cấp tỉnh, thành phố là 23,9%, cấp quận, huyện
là 23% và cấp xã, phường là 19,5%, cũng chưa đạt chỉ tiêu đề ra
2.5.3.1 Nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Biểu đồ 7: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong giai đoạn 1997- 2011
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của nước ta còn thấp(nhiệm kì 1997-2002 là 26,2%, nhiệm kỳ gần đây nhất 2011-2016 tỷ lệ này là 24,4%).Điều này thể hiện sự chênh lệch về giới lớn trong đại biểu Quốc hội Từ nhiệm kì năm
2002 đến nay tỷ lệ nữ đại biểu Quốc Hội đang có xu hướng giảm xuống Nhiệm kỳ2002-2007 tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội là 27,3% nhưng đến nhiệm kỳ 2011-2016 thì tỷ
lệ này giảm xuống còn 24,4% Giảm xuống 2,9% Quốc hội khóa 2011-2016 hiện nay
có 122 nữ trong tổng số 500 đại biểu, đạt tỷ lệ 24,4% Đây là tỷ lệ nữ đại biểu Quốchội thấp nhất trong 4 khóa gần đây, tính từ năm 1997