bài tiểu luận ''''thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam''''

25 10.7K 28
bài tiểu luận ''''thực trạng bất bình đẳng giới ở việt nam''''

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo số liệu thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFP), dân số thế giới đã lên đến 6,5 tỉ người (năm 2005). Mỗi ngày có hơn 70.000 nữ thanh thiếu niên kết hôn và khoảng 40.000 phụ nữ sinh con. Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2005, dân số đã lên tới hơn 82 triệu người, tăng 1,43% so với năm trước đó. Trong đó phụ nữ chiếm 51,8% dân số và 52% lực lượng lao động. Tuy nhiên, sự mất bình đẳng nam - nữ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực vẫn đangthực tế. nước ta hiện nay, tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng… vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Vấn đề bất bình đẳng giới cũng như vấn đề giải phóng phụ nữ được nhà nước ta, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Đây không phải là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng cũng không phải là vấn đề cũ kỹ và có lẽ sẽ không bao giờ là một vấn đề bị coi là “lỗi thời”. Khi chọn đề tài này tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giới Việt Nam hiện nay, và xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này. 2. Đối tưởng nghiên cứu của đề tài Hiện nay với sự phát triển và hào nhập với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc từ đó đời sống an sinh xã hội từng bước đi vào ổn định. Song bên cạnh đó bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề này, mặt khác như chúng ta cũng nhận thấy, trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình… luôn đăng tải các nghiên cứu, các cuộc khảo sát cũng như nhiều thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới. Rất nhiều ý kiến khác nhau về thực trạng bất bình đẳng giới nước ta hiện nay, vì vậy tôi xin đi sâu nghiên cứu về thực trạng bất bình đẳng giới của nước ta hiện nay từ đó tìm nguyên nhân về hiện tượng bất bình đẳng giới và nêu một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tưởng bất bình đẳng giới Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tôi viết muốn làm rõ khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, và nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới nước ta hiện nay nhằm đưa ra những giải pháp góp phần làm giảm tình trạng này Việt Nam . 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. 6. Kế cấu nội dung của đề tài Chương 1. Cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về bất bình đẳng giới. Chương 2. Thực trạng bất bình đẳng giới Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. Chương 3. Một số giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới Việt Nam. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Một số khái niệm Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Nó được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của họ trong xã hội và trong nền kinh tế. Giới chỉ khác biệt về xã hội và quan hệ về quyền lực giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ rang trong vui chơi, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn và thuận lợi của các giới tính. Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 5 của Luật bình đẳng giới thì: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển của cộng đồng về thành quả của phát triển đó. Bình đẳng giới đề cập tới sự bình đẳng về quyền, trách nhiệm và cơ hội của nam giới và nữ giới, trẻ em gái và trẻ em trai. Theo Luật Bình đẳng giới, thì mọi người, dù là nam giới hay phụ nữ, với tư cách là các cá nhân đều có quyền bình đẳng và cần được tạo cơ hội để phát huy tiềm năng sắn có của mình cũng như có quyền thụ hưởng bình đẳng trong quá trình phát triển chung như: - Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực (tài chính, đất đai, thời gian, cơ hội ) - Tham gia quyết định những vấn đề liên quan tới việc sử dụng nguồn lực. - Tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội - Thụ hưởng những thành tựu của sự phát triển. Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hướng thụ từ sự phát triển của gia đình của đất nước. 2. Bất bình đẳng và các thước đo bất bình đẳng giới Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằng các chi tiêu khác nhau. Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã đưa ra 2 chỉ số: - Chỉ số phát triển giới (GDI). Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo bất bình đẳng giới. Trong mỗi nước, nếu giá trị của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính càng ít (trường hợp của Na Uy và Singapore-Bảng 4.9). Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI cho thấy sự phân phối không bình đẳng và phát triển con người giữa nam và nữ (Lucxămbua và Ai Cập Xê út). Ngược lại, nếu thứ hạng GDI là cao hơn, cho thấy một sự phân phối bình đẳng hơn về phát triển con người giữa nam và nữ. Bảng 1. So sánh giá trị và xếp hạng theo HDI và GDI Một số nước chon lọc-năm 1999 Tên nước HDI GDI Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Na Uy 0.939 1 0.937 1 Xingapo 0.876 26 0.871 26 Lucxămbua 0.924 12 0.907 19 Ai Cập Xê Út 0.74 68 0.719 75 Thái Lan 0.757 66 0.757 58 Xrilanka 0.735 81 0.732 70 Việt Nam 0.682 101 0.680 89 Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2001- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. Xếp hạng theo HDI cho 162 nước, xếp hạng theo GDI cho 146 nước. - Thước đo vị thế giới (GEM). Thước đo này tập trung xem xét cơ hội của phụ nữ chứ không phải là khả năng (năng lực) của họ. Nó chỉ ra sự bất bình đẳng giới trên 3 khía cạnh. + Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ lệ có ghế trong quốc hội của phụ nữ và nam giới. + Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ lệ các vị trí lãnh đạo, quản lý do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỷ lệ các vị trị trong nghành kỹ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm. + Quyền đối với các nguồn kinh tế - đo bằng thu nhập ước tính của phụ nữ và nam giới (PPP-USD). Các nghiên cứu của UNDP về GDI và GEM của các nước đã chỉ ra rằng: - Sự bình đẳng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụ thuộc vào mức thu nhập hoặc giai đoạn phát triển. - Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra các cơ hội cho phụ nữ. - Trong những thập niên qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bặc về sự bất bình đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống và các nước trên thế giới. Vì vậy bình đẳng giới được coi là vấn đề trung tâm của phát triển, là mục tiêu của phát triển, đồng thời là một yếu tố để năng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia và xóa đói giảm nghèo. Bằng chứng thực tế cho thấy, phát triển kinh tế thế giới và phát triển của các nước đang phát triển đang mở ra nhiều hướng đi để nâng cao sự bình đẳng giới trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự tăng trưởng thì sẽ không tạo ra được kết quả mong muốn mà còn cần có một môi trường thể chế để mang lại quyền hạn và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, cần có những giải pháp chính sách cho phụ nữ và nam giới, cần có những giải pháp chính sách liên quan đến bất bình đẳng giới. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 Bình đẳng giới là lĩnh vực rộng và có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do vậy là bất bình đẳng giới cũng tồn tại nhiều ngành nhiều lĩnh vực. Để tìm hiểu hết thực trạng của bất bình đẳng giới là một điều hết sức khó khăn nhưng nhìn sâu trong một số lĩnh vực thì chúng ta cũng có thể hiểu thực trạng của bất bình đẳng giới đang tồn tại trong xã hội của Việt Nam như thế nào. Sau đây là tìm hiểu về thực trạng bất bình đẳng giới một số ngành: 1. Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) Tỷ lệ giới tính khi sinh được đo bằng số trẻ sơ sinh trai trên một trăm trẻ sơ sinh gái được sinh ra. Tỷ lệ này được xem là bình thường khi có 105 đến 108 bé trai được sinh ra so với 100 bé gái, bởi vì tỷ lệ chết trẻ trai thường cao hơn trẻ gái một chút do vậy khi đến tuổi trưởng thành số nam và nữ sẽ cân bằng nhau. Tỷ số sinh khi sinh có thể coi là một trong các chỉ số để đo vị thế của phụ nữ khía cạnh bất bình đẳng giới, tỷ số này càng cao rõ rang nhận thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích con trai hơn con gái và phá thai có sự lựa chọn giới tính. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ suất này chênh lệch khỏi mức sinh học bình thường điều này phản ánh những can thiệp có chủ định các mức độ khác nhau đến sự mất cân bằng tư nhiên. Việt Nam tỷ số giới tính khi sinh tăng rất nhanh trong những năm gần đây được thể hiện như sau: Bảng 2. Bảng số liệu: SRB Việt Nam, 2005 – 2009. Năm điều tra Nguồn Thời gian điều tra SRB 2005 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2005 106.0 2006 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2006 110.0 2007 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2007 111.6 2008 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2008 112.1 2009 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2009 110.5 SRB nếu không có sự can thiệp lựa chọn giới tính thường từ 105 đến 108 trẻ trai trên trẻ gái. Trong ba năm từ 2005 đến 2009 tỷ suất giới tính của Việt Nam gia tăng từ 106 theo điều tra biến động dân số 2005 đến 110.5 vào năm 2009. Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội tại một số địa phương khu vực phía Bắc và Duyên hải cho thấy, có tới 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giới tính khi sinh từ 115 đến 128 nam/100 nữ và 20 tỉnh có tỉ lệ 111 nam/100 nữ. Nhưng ngay từ kết quả Tổng điều tra Dân số năm 1999 nước ta cũng đã có dấu hiệu mất cân đối giới tính, đặc biệt một số tỉnh, thành phố có tỷ suất vượt quá ngưỡng tự nhiên. Điển hình là Thái Bình: tỷ số 120 nam/100 nữ; Kiên Giang: 125 nam/100 nữ, An Giang: 128 nam/100 nữ. Năm 2010 SRB nước ta đang vào mức cao, tăng nhanh, liên tục trong 5 năm qua và có thể vượt ngưỡng 115 trẻ trai/100 trẻ gái trong vòng ba năm tới. Đặc biệt nhóm các địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi người dân khao khát sinh con trai và có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, tỉ số giới tính khi sinh đã lên đến 130 trẻ trai/100 trẻ gái Hưng [...]... nữ Việt Nam đến 2010 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VIỆT NAM 1 Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới Việt Nam Thứ nhất, trọng nam khinh nữ là một tư tưởng trong đó coi nam giới là quan trọng hơn phụ nữ; tồn tại nhiều nơi trên thế giới Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được công nhận nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn một số nước, đặc biệt là gắn liền với các tư tưởng... mức bình đẳng giới càng cao thì thành quả tăng trưởng kinh tế càng phục vụ tốt cho công tác giảm nghèo vì xã hội đó cớ sự công bằng ai cũng có quyền và cơ hội để phát triển và hưởng thụ sự phát triển của xã hội Vì thế bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng để phát triển bền khi nghiên cứu “ Thực trạng bất bình đẳng giới Việt Nam trong thời gian từ 2005 đến 2010” tôi muốn nêu lên được thực trạng bất. .. của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới, từ tình hình thực tế đã cho thấy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trong hoạt động chính trị Nhưng so với các nước khác khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội cao nhất 3 Bất bình đẳng giới trong giáo dục Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội.Nếu chúng ta giả định rằng,... Trên bình diện cả nước, khoảng cách bất bình đẳng giới giữa nam và nữ đang dãn rộng hơn các bậc học sau đại học Mặc dù tỷ lệ nữ có trình độ sau đại học của Việt Nam đã cao hơn 30%, nhưng vẫn chỉ bằng 1/2 so với nam giới Đặc biệt, càng trình độ học vấn cao thì mức độ bất bình đẳng giới lại càng lớn Tỷ lệ phụ nữ đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư thấp hơn khoảng từ 5 – 18 lần so với nam giới. .. thường có tỷ số giới tính nam - nữ gần với mức bình thường nhất là 105, trong khi với nhóm dân số giàu thì con số này lên đến 112 2 Giải pháp khắc phục hạn chế bất bình đẳng giới Chính phủ cần sớm nghiên cứu, ban hành chiến lược, chính sách và mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với các nguyên tắc bình đẳng giới Chính phủ... thực trạng bất bình đẳng giới từ đó muốn mọi người có cách nhìn đúng đắn về quyền bình đẳng và bảo vệ quyền đó của phụ nữ, cũng như mỗi chúng ta sẽ xóa bớt khoảng cách bất bình đẳng giới vì một xã hội phát triển hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Kinh tế phát triển Trường kinh tế quốc dân/ Nhà xuất bản Lao động- xã hội Hà Nội năm 2005 2 Những biến đổi gần đây về tỷ số giới tính khi sinh Việt Nam Quỹ... Nam Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam 3 Mất cân bằng giới tính khi sinh Việt Nam/ Bằng chứng từ tổng điều tra dân số và nhà năm 2009/ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam 4 Tận dụng cơ hội dân số vàng Việt Nam Cơ hội, thách thức và các gọi ý chính sách/ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam 5 Thực trạng dân số Việt Nam 2008/ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam 6 Một số tài liệu trên các... năm Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục 4 Bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động – việc làm Việt Nam là một trong... phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới của các cấp Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ chức, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những... đã được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội Bình đẳng giới có mối quan hệ mật thiết với nạn đói nghèo và không chỉ riêng vấn đề đói nghèo của phụ nữ Bất bình đẳng vừa là nguyên nhân của tình trạng đói nghèo, lạc hậu, vừa là rào cản chính đối với phát triển . tượng bất bình đẳng giới và nêu một số giải pháp nhằm hạn chế hiện tưởng bất bình đẳng giới ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tôi viết muốn làm rõ khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng. tin về vấn đề bất bình đẳng giới. Rất nhiều ý kiến khác nhau về thực trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay, vì vậy tôi xin đi sâu nghiên cứu về thực trạng bất bình đẳng giới của nước. giới. Chương 2. Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. Chương 3. Một số giải pháp hạn chế bất bình đẳng giới ở Việt Nam. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN

Ngày đăng: 26/06/2014, 14:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan