tiểu luận thực trạng của các ngân hàng thương mại việt nam

51 970 0
tiểu luận  thực trạng của các ngân hàng thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Thực trạng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam 1 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Mục lục 2 Nội dung: thực trạng và giải pháp 5 I. Vốn và các vấn đề về vốn 5 1. Vốn tự có 5 1.1. Tổng quan 5 1.2. Thực trạng 6 1.3. Giải pháp 11 1.3.1. Đối với NHTM 11 1.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước 11 2. Vốn pháp định 12 2.1. Khái niệm 12 2.2. Thực trạng 12 2.3. Ứng xử NHTM 13 3. Huy động vốn và lãi suất huy động vốn 13 3.1. Thực trạng 13 3.2. Nguyên nhân 17 3.3. Giải pháp 18 4. Cổ phiếu và trái phiếu 19 4.1. Cổ phiếu 19 4.1.1. Thực trạng 19 4.1.2. Giải pháp 20 4.2. Trái phiếu 20 4.2.1. Khái niệm trái phiếu 20 4.2.2. Thực trạng 21 4.2.3. Giải pháp 21 II. Hoạt động tín dụng của ngân hàng 22 1. Rủi ro tín dụng 22 1.1. Khái niệm chung 22 1.1.1. Tín dụng, tín dụng ngân hàng 21 2 1.1.2. Rủi ro tín dụng 21 1.2. Rủi ro gắn với hoạt động của ngân hàng thương mại 22 1.2.1. Các hình thức rủi ro tín dụng 22 1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 23 1.2.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng 23 a. Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng 23 b. Khách hàng không gian lận 23 1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 23 1.2.2.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 24 a. Môi trường kinh tế 24 b. Môi trường pháp lý 24 1.2.2.4. Nguyên nhân từ môi trường xã hội 25 1.3. Giải pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng 25 1.3.1. Nghiên cứu khách hàng 25 1.3.2. San sẻ rủi ro 26 1.3.3. Thực hiện bảo đảm rủi ro tín dụng 26 1.3.4. Giám sát và cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế 27 1.3.5. Hạn chế tín dụng 27 1.3.6. Đa dạng hóa đầu tư 27 2. Lợi nhuận thu được của các ngân hàng thương mại 27 III. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 28 1. Dịch vụ ngân hàng qua Internet 29 2. Dịch vụ thẻ ATM 30 IV. Mạng lưới 31 1. Mạng lưới NHTM ở Việt Nam 31 2. Giải pháp cho hệ thống NHTM ở Việt Nam 38 V. NHTM VN cạnh tranh với NHTM nước ngoài 39 1. Việt Nam gia nhập WTO: cơ hội và thách thức 39 2. Cạnh tranh với NHTM NNg: thách thức lớn đối với NHTM VN 41 2.1. Năng lực tài chính 41 2.2. Năng lực công nghệ 43 3 2.3. Nguồn nhân sự 43 2.4. Năng lực quản lý điều hành 44 2.5. Mạng lưới hoạt động 44 2.6 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm 44 3. Giải pháp cạnh tranh 45 3.1. Tiếp tục tăng cường năng lực tài chính 45 3.2. Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng 46 3.3. Chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực 47 3.4. Tăng cường năng lực quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế 47 3.5. Mở rộng mạng lưới ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm 48 3.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ NH và dịch vụ NH 48 Kết luận…………………………………………………………………….50 4 LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng thương mại( NHTM) là một chủ đề hiện đang được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Nhưng trước tiên chúng ta cần hiểu NHTM là gì? Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của Ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Hơn 20 năm sau khi đổi mới đất nước, hệ thống Ngân hàng Thương mại đã góp vai trò không nhỏ trong sự phát triển nền kinh tế nước nhà: Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Thứ ba, tín dụng Ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, các Ngân hàng Thương mại nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cũng như trong quản lý. Do đó chúng có những thực trạng đáng buồn mà không ít người quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như những hạn chế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, chúng em quyết định chọn đề tài “Thực trạng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Thực tế có nhiều sinh viên cũng như những chuyên gia kinh tế đã nghiên cứu về vấn đề này. Đây là thuận lợi cho chúng em trong quá trình tìm kiếm, thu thập thông tin; kế thừa những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học. Nhưng đó cũng chính là khó khăn khi thời gian có hạn mà trình độ, kiến thức tích lũy cũng như kinh nghiệm nghiêm cứu của chúng em chưa nhiều. Cho nên, bài tiểu luận của chúng em sau đây chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được lời góp ý của cô và các bạn để bài làm được hoàn thiện hơn. Tiểu luận của nhóm 1 sẽ góp phần hữu ích đối với các bạn sinh viên, đặc biệt là lớp Tài chính Ngân hàng K09 để có được một góc nhìn trước hoạt động của các Ngân hàng Thương mại nước nhà. Đồng thời bổ sung thêm nguồn tài liệu học tập cho các bạn học tốt hơn môn học này. 5 NỘI DUNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. THỰC TRẠNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Vốn tự có 1.1. Tổng quan Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian những năm gần đây, khối Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTM CP) đã có những bước tiến ngoạn mục, đóng một vai trò không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành Ngân hàng và nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khi mà cánh cửa hội nhập đang đến “gõ cửa” từng doanh nghiệp và lộ trình của nó đang ngày một rút ngắn về thời gian thì các NHTM nói chung và khối các NHTM CP nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức nhất định. Trong đó vấn đề năng lực tài chính là vấn đề trọng tâm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN VN) đã đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện những chủ trương, chỉ đạo của Nhà nước nhằm giúp các NHTM mở rộng quy mô hoạt động, hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hòa nhập tốt với nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM CP Việt Nam trong thời gian tới là tăng vốn tự có. Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của Ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong qúa trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ (vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi vĩnh viễn), quỹ dự trữ, dự phòng, lợi nhuận không chia và các khoản khác (các tài sản nợ khác theo qui định của NHNN). Với nền kinh tế thị trường, vốn tự có là cơ sở hình thành pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, vốn tự có còn là yếu tố có ý nghĩa quyết định sống còn đến sự hình thành và phát triển lâu dài của Ngân hàng. Giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay đã chứng kiến việc đua nhau tăng vốn của các Ngân hàng cổ phần, nhất là khối các NHTMCP trong nước. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, mặc dầu vốn tự có bình quân của các NHTMCP có tăng nhưng kết quả việc tăng vốn vẫn chưa đáp ứng hết được những mong đợi của các Ngân hàng. Việc tăng vốn tự có nhanh trong một khoảng thời gian ngắn mà không kèm theo những thay đổi chưa chắc đã giúp các NHTMCP nâng cao vị thế và tạo ra những ảnh hưởng tốt đến các quyết định của thị trường, ngược lại có thể tạo thêm nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn lớn hơn. Để rõ hơn về thực trạng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, dưới đây là một số kết quả đã đạt được của các NHTM trong thời gian qua, bên cạnh đó là những mặt còn hạn chế, nguyên nhân và giải pháp để từng bước khắc phục những hạn chế đó. 1.2. Thực trạng Điểm đáng nổi bật trên thị trường tài chính thời gian qua là Nghị định 141/2006/NĐ-CP, đến cuối năm 2010 vốn điều lệ của các NHTM CP phải đạt 3.000 tỷ 6 đồng. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đều rất nỗ lực để hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình tăng vốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách quan như bối cảnh nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng chưa có dấu hiệu thực sự khả quan. Bên cạnh đó, việc Chính phủ có chủ trương hạn chế các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính cũng là một khó khăn lớn cho các TCTD cổ phần có cổ đông hiện hữu là các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, một số TCTD cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thời gian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đúng thời hạn quy định. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề xuất giãn lộ trình tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng đối với các ngân hàng thương mại đến 31-12-2011 theo như đề xuất của ngân hàng Nhà nước. Cho đến thời điểm có quyết định gia hạn, có khoảng 17 trên tổng số hơn 40 Ngân hàngcác tổ chức tín dụng vẫn chưa thể hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141. Mặc dù lộ trình tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận ngay từ cuối tháng 9, vẫn có khá nhiều nguyên nhân khiến việc thực hiện kế hoạch gặp nhiều khó khăn ở một số Ngân hàng. Để tăng vốn điều lệ, các Ngân hàng chủ yếu huy động từ 3 nguồn chính: phát hành ra công chúng qua thị trường chứng khoán, phát hành cho các cổ đông hiện hữu và phát hành cho các cổ đông chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước khiến thị trường chứng khoán trong năm trồi sụt và ảm đạm, các cổ đông hiện hữu là các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước hay Ngân hàng lớn của nhà nước bị hạn chế góp vốn cho các hoạt động ngoài lĩnh vực chính, thậm chí còn bị yêu cầu thoái vốn từ các tổ chức tài chính, trong khi kinh tế thế giới phục hồi chậm lại khiến sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài không còn mặn mà. Các nguồn huy động này còn đặc biệt khó khăn hơn nữa đối với các Ngân hàng nhỏ, chưa có thương hiệu và còn đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Ước tính còn khoảng 10 nghìn tỷ đồng mà các Ngân hàng này cần phải huy động thêm nếu muốn thực hiện đúng quy định, điều mà khó có thể hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại của năm 2010. Rõ ràng, việc giãn thời gian tăng vốn điều lệ là không thể tránh khỏi, nếu Ngân hàng Nhà nước không muốn những biến động khó kiểm soát trong hệ thống tài chính trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước năm 2010 vẫn chưa ổn định. Ví dụ, ở thời điểm hiện tại, việc sát nhập những Ngân hàng nhỏ và năng lực điều hành kém có thể sẽ là giải pháp mang lại nhiều xáo trộn, Ngân hàng Nhà nước khó giám sát phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. 7 Vậy, việc gia hạn thêm thời gian cho các NHTM hoàn thành lộ trình tăng vốn điều lệ theo Nghị định là một việc làm mang lại lợi ích hay gây khó khăn cho các NHTM? Để trả lời cho câu hỏi đó, ta cần xét đến tác động của nó trong ngắn hạn và dài hạn. Trước hết, trong ngắn hạn, tác động dễ thấy nhất của quyết định gia hạn trên thị trường chứng khoán là do không còn áp lực tăng vốn, hiện tượng phát hành ồ ạt thêm cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu của các Ngân hàng và áp lực bán tháo cổ phiếu Ngân hàng để cổ đông có tiền cho những đợt tăng vốn sẽ không còn. Ngoài ra, những dòng vốn từ công chúng hay cổ đông hiện hữu, thay vì phải được huy động vào hệ thống Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng vốn điều lệ, thì nay có thể tìm đến thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Cộng với tâm lý không còn quá bi quan với cổ phiếu ngành Ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ hưởng lợi từ việc hoãn hạn chót tăng vốn. Mặc dù các Ngân hàng vẫn phải tăng vốn cho đến 31/12/2011, nhưng với số vốn bổ sung thêm chỉ còn 10 nghìn tỷ đồng, hiện tượng cổ phiếu ngành Ngân hàng bị pha loãng có thể sẽ không tái diễn, khi các Ngân hàng có tới một năm để thu xếp các nguồn vốn cần thiết, trong kỳ vọng chính sách tiền tệ có thể không còn quá thắt chặt vào quý 2 năm 2011. Trong khi đó, các Ngân hàng quy mô nhỏ có thể quẳng gánh lo tăng vốn điều lệ trong ngắn hạn để tập trung khả năng và nguồn lực để giải quyết những vấn đề nội tại như đảm bảo các điều kiện an toàn theo Thông tư 13, đảm bảo thanh khoản cho thời điểm cuối năm và giáp Tết, hoàn thành các chỉ tiêu tín dụng và lợi nhuận và củng cố khả năng cạnh tranh trong bối cảnh lãi suất gia tăng. Một phần nguồn tiền của các cổ đông hiện hữu, bên cạnh đầu tư vào thị trường chứng khoán, cũng có thể tìm đến hệ thống Ngân hàng như những khoản đầu tư tiết kiệm, và theo đó, sức ép thanh khoản đáp ứng nhu cầu vốn cuối năm của hệ thống sẽ được giảm nhẹ, cuộc đua lãi suất có thể vì thế mà bớt đi căng thẳng. Tuy nhiên, việc hoãn tăng vốn điều lệ đến một năm có thể phải trả giá trong dài hạn. Không phải vô cớ mà Ngân hàng Nhà nước muốn các Ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ năm 2010 là 3.000 tỷ đồng, và có lộ trình tăng lên 5 nghìn tỷ (năm 2012) và 10 nghìn tỷ (năm 2015). Một hệ thống tài chính gồm quá nhiều Ngân hàng quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu luôn là một rủi ro đến an toàn hệ thống. Những hiện tượng như cuộc đua lãi suất bắt nguồn từ những Ngân hàng nhỏ do tình trạng khát vốn, cho vay lãi suất cao trong khi khả năng quản trị điều hành kém, vay ngắn hạn trên thị trường liên Ngân hàng để cho vay dài hạn và đẩy lãi suất liên Ngân hàng tăng cao là những ví dụ cho thấy việc tồn tại song song những Ngân hàng có quy mô khác biệt lớn có thể gây bất ổn đến hệ thống như thế nào. 8 Việc trì hoãn tăng vốn trong vòng 1 năm tới cũng đồng nghĩa với việc những hiện tượng trên nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tái diễn, và theo đó, nỗ lực giảm lãi suất và bình ổn thị trường vốn sẽ còn gặp rất nhiều cam go. Ngoài ra, quy định hệ số an toàn vốn CAR trong Thông tư 13 sẽ tiếp tục là cản trở các Ngân hàng không thể tăng mạnh được tài sản đã điều chỉnh rủi ro, nếu phần tử số - vốn tự có - vẫn ở quy mô thấp. Do đó, mức lãi suất đầu ra ở các Ngân hàng, đặc biệt các Ngân hàng nhỏ, sẽ tiếp tục gặp khó trong quá trình điều chỉnh giảm. Hơn nữa, động thái gia hạn thêm với thời gian tương đối dài là không cần thiết, khi các Ngân hàng nhỏ đã có rất nhiều nỗ lực để tăng vốn điều lệ trong suốt năm qua, và số vốn mà các Ngân hàng còn thiếu thực ra không quá lớn, nếu có với quy mô và khả năng của cả hệ thống tài chính. Và cuối cùng nhưng chắc chắn chưa phải là hồi kết, những quan ngại “kinh niên” về tính nhất quán và hiệu lực của các quy định hay chính sách của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ám ảnh thị trường. Niềm tin, điều tối quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả và theo đó ảnh hưởng đến ổn định trong dài hạn, vẫn tiếp tục là điều phải chờ đợi. Vấn đề cơ bản của quy định về vốn điều lệ của một Ngân hàng không hẳn ở chỗ một nền kinh tế có quá nhiều hay quá ít Ngân hàng, hay Ngân hàng quá nhỏ. Mấu chốt của vấn đề vốn điều lệ là đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính, nên việc tăng vốn theo quy định cần thực hiện đồng bộ với các giải pháp như phân loại và quản lý nợ theo chuẩn mực quốc tế thì mới đạt mục đích đề ra. Một hệ thống tài chính an toàn khi các Ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR – capital adequacy ratio) cao, nói cách khác có đủ vốn để “chịu trận” khi lỗ. Nếu vốn thấp mà lỗ nặng, Ngân hàng sẽ phá sản và vì đặc thù của loại hình kinh doanh này sẽ rất dễ kéo toàn hệ thống sụp đổ theo, liên luỵ cho cả nền kinh tế. Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, capital adequacy ratio – CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các Ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của Ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Điều quan trọng là hệ số này phụ thuộc vào hai yếu tố: tử số là vốn điều lệ và mẫu số là tổng tài sản. Như vậy để tăng độ an toàn cho một Ngân hàng hay toàn bộ hệ thống, nhà quản lý hoặc chặn không cho Ngân hàng tăng tổng tài sản quá cao hoặc yêu cầu Ngân hàng phải tăng vốn. Việc NHNN yêu cầu các Ngân hàng tăng vốn tối thiểu lên 3.000 tỉ đồng có thể coi là một vế của kế hoạch tăng hệ số an toàn vốn cho toàn hệ thống, nhưng chỉ yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu là không đủ và có thể còn làm tăng rủi ro. + Thứ nhất, nếu Ngân hàng tăng vốn điều lệ đồng thời tăng tổng tài sản thì hệ số an toàn vốn có thể không tăng. Đây là khả năng rất dễ xảy ra vì một Ngân hàng khi đi huy động vốn điều lệ họ không thể nói tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 9 của Ngân hàng này sẽ giảm, như thế không ai bỏ tiền mua cổ phiếu của Ngân hàng đó. Để ROE không giảm trong khi hệ số an toàn vốn tăng, Ngân hàng buộc phải tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), một điều không dễ trong hoàn cảnh hoạt động Ngân hàngViệt Nam còn rất khó khăn như hiện nay. Liệu có ai tin một Ngân hàng không mấy tên tuổi có ROA cao hơn hẳn mặt bằng chung của toàn hệ thống? Ngược lại, để thu hút nhà đầu tư trong khi hàng loạt Ngân hàng đang phải cạnh tranh nhau huy động vốn, các Ngân hàng nhỏ sẽ phải quảng cáo ROE cao, cổ tức cao, bằng cách âm thầm giảm bớt hệ số an toàn vốn (tăng đòn bẩy – leverage). Nghĩa là cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ sẽ làm hệ thống Ngân hàng rủi ro hơn. + Thứ hai, vấn đề phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đó của các Ngân hàng vẫn còn khoảng cách so với chuẩn mực quốc tế. Cứ giả sử NHNN thành công trong việc tăng hệ số an toàn vốn của toàn hệ thống, nhưng nếu nợ xấu vẫn được giấu kỹ ở đâu đó thì hệ số an toàn vốn mà các Ngân hàng báo cáo chỉ là số ảo, con số thực sẽ thấp hơn nhiều và rủi ro tiềm ẩn cao hơn nhiều. Tạm thời bỏ qua các khoản nợ xấu trong lịch sử, việc yêu cầu tăng vốn điều lệ sẽ buộc các Ngân hàng phải chạy đua tăng ROE/ROA như đề cập ở trên để cạnh tranh thu hút vốn. Trường hợp này rủi ro nợ xấu sẽ tăng lên, do vậy không giải quyết được vấn đề phân loại và theo dõi nợ xấu. Yêu cầu tăng vốn điều lệ (để tăng hệ số an toàn vốn) do đó không giải quyết được bài toán an toàn cho hệ thống. + Thứ ba, khi các Ngân hàng không đáp ứng đủ điều kiện về vốn điều lệ, thì buộc phải sáp nhập. Về mặt số học, đây là giải pháp sai lầm vì hai Ngân hàng có hệ số an toàn vốn thấp sau khi sáp nhập hệ số này không thể tăng dù vốn điều lệ tăng. Kể cả nếu bỏ qua hệ số an toàn vốn, liệu rủi ro hệ thống có giảm đi khi các Ngân hàng nhỏ sáp nhập lại với nhau không? NHNN lập luận rằng với số Ngân hàng ít đi họ sẽ giám sát chặt chẽ hơn và bản thân các Ngân hàng sẽ cẩn thận hơn và điều hành tốt hơn là những Ngân hàng nhỏ manh mún hiện nay. Trước hết cần xác định, Ngân hàng càng lớn thì hoạt động và sản phẩm càng phức tạp, NHNN sẽ càng khó giám sát và kiểm tra để phòng ngừa hay ngăn chặn rủi ro. Ngoài vấn đề quá lớn để thất bại (too-big-to-fail), nhiều nhà kinh tế như Krugman, Johnson đã cảnh báo hiện tượng “quá lớn để quản lý” (too-big-to-regulate). Nghĩa là Ngân hàng lớn sẽ có nhiều cách để “lách luật”, hoặc tệ hơn nữa là tìm cách ảnh hưởng tới quá trình làm luật và các chính sách để có lợi cho mình. Lập luận cho rằng các Ngân hàng nhỏ hiện nay thiếu chuyên môn và hoạt động quá liều lĩnh có một phần chính xác. Tuy nhiên giải pháp sáp nhập các Ngân hàng nhỏ và/hoặc buộc tăng vốn điều lệ không giải quyết được nguyên nhân căn bản. Chuyên môn và nghiệp vụ Ngân hàng không phải là điều quá khó để các Ngân hàng nhỏ có thể học được (với sự giúp đỡ của NHNN). Việc điều hành những Ngân hàng nhỏ có 1 – 2 chi nhánh đơn giản hơn nhiều so với một Ngân hàng lớn có chi nhánh toàn quốc và cả ở nước ngoài. Việc tăng chuyên môn phụ thuộc vào sự đào tạo, giúp đỡ, giám sát của NHNN nhiều hơn là vào việc sáp nhập. Các Ngân hàng nhỏ sau khi sáp nhập với nhau không có nghĩa đội ngũ nhân viên và lãnh đạo tự nhiên có trình độ chuyên môn tăng lên. 10 [...]... Cụng Thng Vit Nam 3000 MDB 13/11/2009 3000 Trustbank 02/06/2010 18712 VietinBank (tờn c l 13/03/2011 IncomBank) Ngõn hng 100% vn nc ngoi v Ngõn hng Vit nc ngoi: Stt Tờn ngõn hng Vn iu l t VND Tờn giao dch ting Anh, tờn vit tt 1 ANZ Bank Australia And Newzealand Bank 2 Deutsche Bank Vit Nam Deutsche Bank AG, Vietnam 3 Ngõn hng Citibank Vit Nam 4 HSBC (Vit Nam) Standard Chartered Vit 5 Nam Citibank 3000... Chartered Bank (Vietnam) Limited, Standard Chartered 35 6 Shinhan Vit Nam 3000 Shinhan Vietnam Bank Limited SHBVN 7 Hong Leong Vit Nam 3000 Hong Leong Bank Vietnam Limited - HLBVN 1000 BIDC 8 Ngõn hng u t v Phỏt trin Campuchia Ngõn hng Doanh 9 Nghip v u T Crộdit Agricole Ca-CIB 10 Mizuho 11 Tokyo-Mitsubishi UFJ 12 Sumitomo Mitsui Bank 13 Commonwealth Bank Ngõn hng liờn doanh ti Vit Nam: Stt Tờn ngõn... 09/06/2010 14 Ngõn hng Kiờn Long 3000 KienLongBank 12/2010 15 Ngõn hng Nam 3000 Nam A Bank 31/12/2010 16 Ngõn hng Nam Vit 1000 NaViBank 31/12/2009 17 Ngõn hng Vit Nam 4000 VPBank 03/08/2010 1 10 Ngõn hng Du khớ Ton Cu 33 Thnh Vng 18 Ngõn hng Nh H Ni 3000 Habubank, HBB 31/12/2009 Ngõn hng Phỏt Trin Nh TPHCM 3000 HDBank 28/12/2010 20 Ngõn hng Phng Nam 3049 Southern Bank, PNB 19/07/2010 21 Ngõn hng Quõn i 7300... trin (Nh nc): STT Vn iu l (t ng) Tờn ngõn hng Tờn giao dch tingAnh 1 Ngõn hng Chớnh sỏch Xó hi Vit Nam 15 000 VBSP 2 Ngõn hng phỏt trin Vit Nam 10 000 VDB 3 Ngõn hng u t v phỏt trin Vit Nam 14 374 BIDV 4 Ngõn hng phỏt trin nh ng bng sụng Cu Long 3 000 MHB 5 Ngõn hng nụng nghip v phỏt trin nụng thụn Vit Nam 20 707 Agribank Ngõn hng thng mi c phn: STT Tờn ngõn hng Vn Tờn giao dch ting iu l Anh, tờn vit... 31/12/2010 5 Ngõn hng ụng Nam 5400 SeABank 31/12/2010 6 Ngõn hng i Dng 5000 Oceanbank 31/08/2010 7 Ngõn hng Nht 2000 Ficombank 12/11/2010 8 Ngõn hng An Bỡnh 3830 ABBank 12/2010 9 Ngõn hng Bc 3000 NASBank, NASB 11/06/2010 3018 GP.Bank 31/12/2010 11 Ngõn hng Gia nh 3000 GIADINHBANK, G 30/08/2010 DB 12 Ngõn hng Hng Hi Vit Nam 5000 Maritime Bank, MSB 01/10/2010 13 Ngõn hng K Thng Vit Nam 6932 Techcombank... Ngõn hng Si Gũn Thng Tớn 9179 Sacombank 28/05/2010 27 Ngõn hng Si Gũn-H Ni 3500 SHBank, SHB 01/9/2010 28 Ngõn hng Vit Nam Tớn Ngha 3399 Vietnam Tin Nghia Bank 31/12/2009 29 Ngõn hng Vit 3000 VietABank, VAB 26/07/2010 30 Ngõn hng Bo Vit 3000 BaoVietBank, BVB 31/11/2010 31 Ngõn hng Vit Nam Thng Tớn 3000 VietBank 23/09/2010 32 Ngõn hng Xng du Petrolimex 2000 Petrolimex Group Bank, PG Bank 1/3/2010 34 33... nh u t quan tõm n c phiu ngnh ny C phiu ngnh Ngõn hng lỡnh xỡnh trong mt thi gian di ó khin th trng chng khoỏn (TTCK) Vit Nam cha th cú mt t súng ln trong nm 2010 Nhiu s liu cho thy c phiu Ngõn hng (CPNH) ang c giao dch mc giỏ hp dn nhng vn khụng thuyt phc nh u t mua vo TTCK Vit Nam hin ti vn cha phn ỏnh ht ton b giỏ tr ca cỏc Ngõn hng vỡ nhiu CPNH vn cha niờm yt y Vi mt th trng m nh u t, cỏc cụng... ngõn hng thng mi Vit Nam H thng ngõn hng thng mi VN ó chớnh thc ỏnh du s ra i v phỏt trin khong trờn 15 nm (t 1990 n nay) Tri qua chng ng trờn, h thng NHTM VN ó khụng ngng phỏt trin v quy mụ (vn iu l khụng ngng gia tng, mng li chi nhỏnh), cht lng hot ng v hiu qu trong kinh doanh Tớnh n nay mng li ngõn hng thng mi ó ph khp qun huyn v hỡnh thnh c trong cỏc trng hc trờn ton lónh th Vit Nam H thng NHTM nc... ginh riờng cho nhúm khỏch hng VIP v cn VIP vi nhiu u ói nh cú quy giao dch u tiờn, u ói v lói sut, thi gian, a im thc hin giao dch, c mt i ng nhõn viờn chuyờn nghip nht Ngõn hng phc v Hay Ngõn hng Vit Nam Thnh Vng (VPBank) chớnh thc ra mt VP SUPER - b sn phm ti khon trn gúi bao gm cỏc tin ớch Ngõn hng hin i v li ớch hp dn VP Super c xỏc nh l mt sn phm ni tri mang tớnh cnh tranh c bit, l sn phm u tiờn... ca doanh nghip trc i tỏc v ch n Vỡ thc cht nhng ngnh ngh nh kinh doanh tin t tớn dng, kinh doanh bo him, kinh doanh chng khoỏn trờn th gii nhiu quc gia cng ó v ang ỏp dng mc vn phỏp nh, cho nờn Vit Nam cng khụng l ngai l 2.2 Thc trng Theo Ngh nh 10/2011/N-CP v vic sa i, b sung mt s iu ca Ngh nh s 141/2006/N-CP ngy 22 thỏng 11 nm 2006 v ban hnh Danh mc mc vn phỏp nh ca cỏc t chc tớn dng Theo ú, t . cũng như những hạn chế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, chúng em quyết định chọn đề tài Thực trạng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu. Thực tế có nhiều sinh viên. Tiểu luận: Thực trạng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam 1 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Mục lục 2 Nội dung: thực trạng và giải pháp 5 I. Vốn và các vấn đề về vốn 5 1. Vốn. sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp thị; Các Ngân hàng thương mại Việt nam cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Tất cả nhằm mục đích làm tăng uy tín của Ngân hàng - điều này

Ngày đăng: 25/06/2014, 06:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

  • 1.2.2.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

  • 1.2.2.4. Nguyên nhân từ môi trường xã hội

  • 1.3. Các giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng

    • 1.3.1. Nghiên cứu khách hàng

    • 1.3.2. San sẻ rủi ro

    • 1.3.3. Thực hiện bảo đảm tín dụng

    • 1.3.4. Giám sát và cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế

    • 1.3.5. Hạn chế tín dụng

    • 1.3.6. Đa dạng hóa đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan