Tap huan doi

168 273 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tap huan doi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ năng tổ chức và thực hành thiết kế hoạt động tập thể trong thanh thiếu niên tại cơ sở Hội đồng huấn luyện tp hải phòng Mục đích - yêu cầu Về kiến thức : Học viên nắm được cơ sở khoa học của quá trình tổ chức các hoạt động tập thể, góp phần hình thành kỹ năng tổ chức cho đội ngũ cán bộ Đoàn. Về kỹ năng : Nắm được qui trình tổ chức, các thao tác cơ bản của kỹ năng tổ chức hoạt động, từ đó vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương cơ sở mình. Về thái độ : Người học hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động tập thể trong thanh thiếu niên, từ đó say mê hứng thú và có thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc tổ chức các hoạt động. I. Đặt vấn đề : 1. ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động tập thể trong công tác Đoàn, Hội , Đội. - Hoạt động tập thể trong công tác Đoàn, Hội, Đội là phương thức hoạt động góp phần quan trọng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh . Thông qua hoạt động và bằng hoạt động thu hút, tập hợp đông đảo thanh thiếu niên vào tổ chức, vào các phong trào và chương trình hành động cách mạng của Đoàn, Hội, Đội. - Hoạt động tập thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng và nguyện vọng chính đáng của mọi đối tượng thanh thiếu nhi ở địa phương, cơ sở. - Thông qua các hoạt động tập thể tạo môi trường rèn luyện thể chất, giáo dục truyền thống, kích thích tính tích cực chính trị x hội của đoàn viên, thanh niên trong việc ã tham gia giải quyết nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. - Hoạt động tập thể giúp cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn phát hiện những nhân tố mới, tích cực trong các đối tượng thanh thiếu nhi để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện làm nòng cốt trong các hoạt động tại địa phương, cơ sở. - Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tập thể trong mọi mặt của đời sống x hội và nhất là trong công tác giáo dục, Mác viết : Chỉ có trong cộng đồng thì ã mỗi cá nhân mới có những phương tiện để phát triển mọi năng khiếu của mình một cách toàn diện và do đó chỉ có trong cộng đồng mới có tự do cho cá nhân . ( Mác- ăngGhen. Hệ tư tưởng Đức ). 2. Thực trạng kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể trong thanh thiếu niên 2.1. Thực trạng: - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII về công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới đ chỉ rõ : Cán bộ cơ sở được trẻ hoá một bước, ã nhiệt tình, say mê đối với công tác thanh thiếu nhi nhưng một bộ phận cán bộ Đoàn còn bất cập về trình độ, kiến thức, Kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động thanh niên còn hạn chế . - Đề án công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới đ đánh giá đội ngũ cán bộ theo ã các đối tượng và lĩnh vực hoạt động như sau : Cán bộ Đoàn khu vực nông thôn có nhiều cố găng khắc phục khó khăn, phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm, song kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn còn hạn chế. Tính năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công tác còn hạn yếu . Cán bộ Đoàn khu vực đô thị nhạy bén với cái mới, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ. Tuy nhiên còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh vận, yếu về khả năng thiết kế các các hoạt động Cán bộ Đoàn khối trường học còn hạn chế về kỹ năng tổ chức hoạt động, tính chủ động trong công tác còn yếu Cán bộ Đoàn khối CNVC và lực lượng vũ trang còn một số hạn chế như kỹ năng hoạt động công tác thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu Cán bộ làm công tác Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh kỹ năng, nghiệp vụ công tác của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại vào Đoàn cấp trên, chưa thể hiện tính chủ động, sáng tạo trong công tác - Kết quả điều tra của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy nhìn chung kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể của cán bộ Đoàn cơ sở còn yếu và thiếu. Trong nhiều lớp tập huấn cán bộ Đoàn cơ sở và tuyển sinh các khoá đào tạo, học viên mới vào trường hầu hết không trả lời chính xác kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên là gì. Vì thế thường lúng túng, khó khăn trong việc tổ chức và tham gia các hoạt động ở cơ sở. Không biết lựa chọn hoạt động nào cho phù hợp, cách thức tổ chức ra sao. Nhiều hoạt động còn hạn chế về nội dung, nghèo nàn về hình thức, công tác tổ chức thiếu chặt chẽ Việc hình thành kỹ năng mang tính tự nhiên, không đầy đủ, chung chung, mới là những kỹ năng ban đầu chỉ có thể tổ chức được những hoạt động tương đối đơn giản. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng : Nguyên nhân của những mặt hạn chế trên là : Do đặc thù cán bộ Đoàn là những cán bộ trẻ, thuyên chuyển nhanh nên không có đủ thời gian để được và tự trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động. Nhiều cán bộ cơ sở tổ chức hoạt động chủ yếu do nhiệt tình, kinh nghiệm, trách nhiệm được phân công mà chưa ý thức được vị trí, vai trò và được trang bị hệ thống lý thuyết về kỹ năng tổ chức hoạt động. Mặt khác, những kinh nghiệm tiếp thu được lại áp dụng một cách máy móc cho công tác thanh thiếu niên được coi là một khoa học, một nghệ thuật. Do tác động của cơ chế thị trường đến mọi mặt của đời sống x hội, trong khi đó ã chính sách đ i ngộ đối với cán cán bộ Đoàn chưa tương xứng với cống hiến, dẫn đến ã không thu hút được nhiều cán bộ giỏi kỹ năng tổ chức hoạt động làm công tác thanh thiếu nhi. Mặt khác, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức các hoạt động tập thể còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đ tác động, làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động ã và làm cho một bộ phận cán bộ thiếu yên tâm công tác, không phát huy hết năng lực của mình. L nh đạo Đảng, chính quyền ở nhiều nơi chưa thực sự quan tâm , đầu tư cho các ã hoạt động tập thể của thanh thiếu niên. Nhận thức của một bộ phận nhỏ cán bộ Đoàn, Hội, Đội về nghề nghiệp, về hoạt động tập thể còn lệch lạc, không an tâm, thiếu tận tâm, tận lực với công việc. 3. Sự cần thiết của việc hình thành, phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động thanh thiếu niên của người cán bộ Đoàn cơ sở. Kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên là một trong những đặc trưng cơ bản của người cán bộ làm công tác thanh niên. Đó là một trong những kỹ năng cơ bản trong hệ thống kỹ năng công tác thanh niên. Cùng với kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng tổ chức hoạt động góp phần khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của người cán bộ. Thực tế đ chứng tỏ nhiều cán bộ Đoàn mất uy tín trước đoàn viên ã thanh niên, gây thất vọng trước l nh đạo là do yếu, thiếu về kỹ năng tổ chức hoạt ã động. Ngược lại rất nhiều cán bộ Đoàn cơ sở được đánh giá cao, có uy tín và được l nh đạo tin tưởng cũng là do nói được, viết được, và tổ chức hoạt động giỏi. Kỹ ã năng tổ chức hoạt động góp phần đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt thanh thiếu niên, giúp người cán bộ tổ chức một cách có hiệu quả các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng của tổ chức mình và mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên thanh niên. Để đánh giá một cán bộ Đoàn giỏi, điều quan trọng không chỉ là tự nguyện, nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tri thức về thanh thiếu niên và công tác thanh niên mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng những tri thức đó vào công tác của mình. Kỹ năng tổ chức hoạt động là một loại kỹ năng cơ bản, không thể thiếu được đối với người cán bộ Đoàn và vì thế việc hình thành và phát triển nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người cán bộ Đoàn cơ sở.Việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động cho cán bộ Đoàn cơ sở trong quá trình công tác, học tập, rèn luyện có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành và phát triển kỹ năng công tác thanh niên và các thuộc tính nhân cách của người cán bộ Đoàn . Bởi công tác thanh niên không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật. Có thể nói kỹ năng tổ chức hoạt động thanh thiếu niên không chỉ cần thiết đối với cán bộ Đoàn cơ sở mà cũng rất quan trọng và không thể thiếu được đối với đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung. Kỹ năng tổ chức hoạt động là phương tiện, công cụ để giúp cho cán bộ Đoàn tổ chức thành công nhiều hoạt động thanh thiếu nhi và rèn luyện nghiệp vụ một cách thuận lợi và có hiệu quả. II. Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể trong thanh thiếu niên 1. Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm và những cách thức hành động đúng đắn vào thực tiễn. Nhờ có sự luyện tập một cách có ý thức, kỹ năng được củng cố, hoàn thiện và tự động hóa dần. Kỹ năng không phải là đặc tính cố hữu, vốn có ở mỗi cá nhân, nó luôn luôn vận động, biến đổi tuỳ thuộc vào mục đích của hoạt động, điều kiện hoạt động, phương thức và tính chất của hoạt động. Cơ sở sinh lý của kỹ năng là do trên bộ n o hình thành sự kết hợp phức ã tạp giữa hai loại liên hệ. Liên hệ thứ nhất - Liên hệ của hệ thống, tín hiệu thứ hai mang tính chất trừu tượng và khái quát, đó là sự tiếp thu những lời hướng dẫn khi hình thành kỹ năng. Liên hệ thứ hai - là mối liên hệ giữa các hệ thống nhằm chuyển từ lời hướng dẫn sang sự định hướng cách nhìn và thực hiện động tác, hay căn cứ vào lời hướng dẫn sang sự định hướng cách nhìn và thực hiện động tác, hay căn cứ vào lời hướng dẫn để kiểm tra động tác đ thực hiện. Trình độ kỹ năng ã đạt được phụ thuộc vào độ nhanh, chính xác và có hệ thống trong việc hình thành hai loại liên hệ ấy. Còn việc hình thành kỹ năng là quá trình tổ chức các mối liên hệ ấy một cách có kết quả. Con đường hình thành kỹ năng thường là sự bắt chước kỹ năng mẫu, bắt chước các gương thật nổi bật, bằng làm thử và luyện tập, song bao giờ cũng phải qua hoạt động, qua thực tiễn.

Ngày đăng: 26/09/2013, 03:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan