1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Gia công quốc tế là một hình thức phân công lao động quốc tế đồng thờilà một phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi trong
có lâu và hiện nay đang phát triển một cách mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ,đem lại lợi ích về nhiều mặt cho đất nước.
Song do cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với hoạt động nàychưa được thống nhất và đồng bộ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnhgiữa các doanh nghiệp kinh doanh gia công gây thiệt hại cho nền kinh tế.Đồng thời những tồn tại vướng mắc trong khi thực hiện quản lý hoạt động giacông xuất khẩu đã gây nhiều cản trở cho sự phát triển của phương thức kinhdoanh này ở nước ta, tạo sơ hở cho một số doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế,gây thất thu cho ngân sách, làm rối loạn thị trường nội địa,
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động giacông quốc tế ở Việt Nam và chế độ quản lý Nhà nước nhằm đưa ra nhữngbiện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động gia công hàng xuấtkhẩu là rất cần thiết.
Vì vậy trong thời gian thực tập ở Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại, đượcnghiên cứu về tình hình gia công hàng xuất khẩu ở nước ta, cùng với nhữngkiến thức đã được đào tạo ở trường em đã chọn đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU”
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, phân tích vai trò của kinhdoanh gia công trong buôn bán quốc tế cũng như kinh nghiệm tiến hành giacông hàng xuất khẩu của một số nước trên thế giới và khu vực để làm cơ sở lýluận cho việc tiếp tục phát triển phương thức kinh doanh này ở Việt Nam.Mặt khác đánh giá thực trạng hoạt động gia công hàng xuất khẩu ở nước ta vàchế độ quản lý Nhà nước, đưa ra phương hướng chung và những giải pháp cụthể nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độnggia công quốc tế.
Trang 2Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động gia công hàng xuất khẩu của các doanhnghiệp ở trong nước, không nghiên cứu hoạt động thuê nước ngoài gia cônghàng hoá cho Việt Nam Và đề tài đi sâu nghiên cứu chế độ quản lý Nhà nướcđối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu ở tầm vĩ mô.
Bằng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lý luậnvà thực tiễn thông qua các giáo trình, tài liệu, các báo cáo tổng kết, chuyên đề,các ý kiến phát biểu của các cán bộ, chuyên viên của Bộ Thương mại, Hảiquan, Em đưa ra các phần cơ bản của đề án như sau:
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA CÔNG HÀNG XUẤTKHẨU.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIACÔNG HÀNG XUẤT KHẨU.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNGHÀNG XUẤT KHẨU.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi của cán bộ, chuyên viên ở Vụ Đầu tư - Bộ Thương mại
Do kinh nghiệm thực tế chưa có, kiến thức có hạn em mong muốn nhậnđược những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Trang 3CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
1-/VAI TRÒ CỦA GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂNCỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
1.1 Vị trí của hoạt động gia công hàng xuất khẩu trong thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế ngày nay phát triển mạnh mẽ, nó diễn ra trên phạmvi toàn thế giới Đây là một tất yếu khách quan trong đời sống kinh tế, xã hộicủa nhân loại Thương mại quốc tế giúp cho các nước mở rộng các quan hệkinh tế, chính trị để phát triển nhanh hơn; đặc biệt là nó giúp cho mỗi nướcmở rộng được khả năng tiêu dùng của nước mình, họ có thể tiêu dùng đượctất cả các mặt hàng tốt nhất, rẻ nhất, độc đáo nhất, Do nhận thức được vaitrò lớn của thương mại quốc tế mà mỗi nước đều ra sức tăng cường quan hệbuôn bán với các nước khác trên thế giới Nội dung của thương mại quốc tế làsự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước bằng việc nhập khẩu hàng hoá đểđáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hàng hoá đáp ứng cho nhu cầukhách hàng nước ngoài Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta baogồm:
- Tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnhhàng hoá.
- Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ.
- Gia công, chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho nước ngoài hoặcthuê nước ngoài gia công, chế biến.
- Đại lý mua bán hàng hoá, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhậpkhẩu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Như vậy, gia công là một trong những hình thức buôn bán quốc tế và nóđược thực hiện khá phổ biến nhất là đối với Việt Nam.
Gia công đem lại lợi ích rất lớn cho cả hai bên:
* Đối với bên đặt gia công (Bên thuê gia công).
Lợi ích lớn nhất đối với bên thuê gia công là giảm được chí phí sản xuấtdo tận dụng được nguồn nhân lực và một phần nguyên vật liệu thường là với
Trang 4giá rẻ ở nước nhận gia công Chính lợi ích này quyết định xu hướng chuyểndần các ngành sản xuất đòi hỏi nhiều nhân công, nhiều công đoạn tỉ mỷ từ cácnước có nền kinh tế phát triển sang các nước mới phát triển có nguồn laođộng dồi dào Bằng phương thức thuê gia công, các nhà kinh doanh ở cácnước công nghiệp phát triển đã tiết kiệm đến mức tối đa chi phí đầu vào chosản xuất, đó là chí phí về tiền công, chí phí về phụ liệu rẻ hơn rất nhiều so vớitrong nước của họ.
Mặt khác là bên đặt gia công còn có thể chủ động điều chỉnh được nguồnhàng để phục vụ yêu cầu kinh doanh của mình một cách có lợi nhất Người đithuê gia công thường có thế mạnh là họ có thị trường tiêu thụ, khi những thịtrường này phát sinh nhu cầu lớn thì người thuê gia công vẫn có thể đáp ứngđược nhu cầu thị trường bằng cách đặt gia công mà không cần phải bỏ thêmvốn đầu tư mở rộng sản xuất Như vậy, họ vẫn giữ được thị trường tiêu thụ,tiết kiệm được vốn đầu tư mà vẫn thu về được lợi nhuận lớn.
Trong quá trình thuê gia công, bên đặt gia công còn có thể tạo thêm thịtrường tiêu thụ hàng hoá của mình ngay tại nước nhận gia công.
* Đối với bên nhận gia công.
Việc nhận gia công cho nước ngoài đem lại rất nhiều lợi ích cho nướcnhận gia công Thể hiện ở các mặt sau:
- Giải quyết được những khó khăn ban đầu của các nước này khi thamgia vào thị trường thế giới và việc thực hiện chiến lược ngoại thương củamình.
- Khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào trong nước; giảiquyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội; gópphần cải thiện đời sống cho người lao động.
- Giải quyết được khó khăn về vốn đầu tư và kỹ thuật, làm tiền đề để xâydựng các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ trong nước, dầndần làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần tỉ trọng hàng đãqu chế biến, giảm tỉ lệ hàng là nguyên liệu thô chưa qua chế biến, tăng hiệuquả hoạt động xuất khẩu.
- Khắc phục được khó khăn về thị trường tiêu thụ, không phải chịunhững rủi ro khi tìm kiếm thị trường nước ngoài Đồng thời sử dụng được
Trang 5mạng lưới và kinh nghiệm tiêu thụ hàng hoá của nước đặt gia công, nhờ đómà có khả năng thâm nhập được vào thị trường mới.
- Nhờ gia công hàng xuất khẩu mà có thể kết hợp xuất khẩu được một sốvật tư, nguyên liệu sẵn có trong nước, phát triển thêm nguồn hàng; khai thácđược triệt để nguồn nhân lực nhàn rỗi mang tính mùa vụ.
- Trang bị và khai thác được máy móc, thiết bị tiên tiến, quy trình côngnghệ mới mà không mất nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm.
- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, giảm sự mất cânđối trong thanh toán quốc tế,
Chính vì hoạt động này đem lại nhiều lợi ích như vậy nên phương thứckinh doanh gia công trên thị trường quốc tế ngày càng phát triển, không chỉvới những nước kinh tế đang phát triển quan tâm mà cả những nước côngnghiệp phát triển cũng vẫn sử dụng để có được lợi ích mà phương thức giacông đem lại.
1.2 Khái quát về gia công hàng xuất khẩu.
1.2.1 Khái niệm về gia công.
Gia công thương mại là một phương thức kinh doanh trong đó một bên(gọi là bên nhận gia công) nhận nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của mộtbên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến, cải tiến, lắp ráp thành phẩmgiao lại cho bên đặt gia công và nhận một khoản thù lao gọi là phí gia công.
Nội dung gia công gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế,lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hoá, theo yêu cầu bằng nguyên vật liệucủa bên đặt gia công.
Đặc điểm của phương thức này là hoạt động sản xuất gắn liền với tiêuthụ hàng hoá, bên đặt gia công là nơi cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũngchịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoá.
Luật Thương mại Việt Nam (thông qua tại kỳ họp Quốc hội ngày10/5/1999) đưa ra khái niệm về gia công với thương nhân nước ngoài nhưsau:
Gia công với thương nhân nước ngoài là việc gia công trong thương mạitheo đó bên đặt gia công, bên nhận gia công là thương nhân có trụ sở chínhhoặc nơi cư trú thường xuyên tại các nước khác nhau nhưng phải có một bênlà thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Trang 6Như vậy, phạm vi hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài bao gồm:- Thương nhân Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.- Thương nhân Việt Nam thuê thương nhân nước ngoài gia công ở nướcngoài.
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động thuê nước ngoàigia công còn rất ít, hầu như nói đến gia công quốc tế ở Việt Nam người ta chỉchú trọng đến gia công hàng hoá cho nước ngoài hay còn gọi là gia công hàngxuất khẩu.
Ta có khái niệm về gia công hàng xuất khẩu sau:
Gia công xuất khẩu ở Việt Nam là một hành vi thương mại mà người đặtgia công - chủ hàng nước ngoài giao cho người nhận gia công - doanh nghiệpViệt Nam nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, để sản xuất, chế biến, lắp ráp rasản phẩm mới, hoặc bán thành phẩm theo mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật do ngườiđặt gia công quy định, sau đó xuất trả chủ hàng nước ngoài, hoặc bên nước ngoàikhác do bên đặt gia công chỉ định Doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công đượctrả một khoản tiền gọi là phí gia công theo thoả thuận giữa hai bên.
Theo quy định của Luật pháp Việt Nam thì hiện nay doanh nghiệp nhậngia công cho nước ngoài ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp đã có giấyphép kinh doanh xuất nhập khẩu, hoặc chưa có giấy phép kinh doanh xuấtnhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theoquy định của Luật Đầu tư của Nhà nước Việt Nam.
1.2.2 Các hình thức gia công chủ yếu.
Có rất nhiều cách phân loại Sau đây là các cách phân loại chủ yếu:
1.2.2.1 Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu để gia công:
Có hai hình thức:
+ Giao nguyên liệu, thu thành phẩm.
Bên đặt gia công giao nguyên liệu, bán thành phẩm và các yêu cầu vềmẫu mã cho bên nhận gia công sau thời gian chế tạo, sản xuất sẽ thu hồi thànhphẩm và trả phí gia công.
Với hình thức này thì quyền sở hữu về nguyên vật liệu, hàng hoá vẫnthuộc về bên đặt gia công trong suốt thời gian sản xuất, người đặt gia côngphải lo tiêu thụ sản phẩm Bên nhận gia công có lợi là không phải bỏ tiền mua
Trang 7nguyên vật liệu, nếu biết sử dụng một cách tiết kiệm so với định mức tiêu haonguyên vật liệu thì còn được hưởng phần nguyên liệu dôi ra Tuy nhiên, bênnhận gia công sẽ bị phụ thuộc nhiều vào bên thuê gia công về tiến độ sảnxuất, thị trường tiêu thụ, dễ bị động trong tổ chức sản xuất và phí gia côngthường thấp, hiệu quả kinh tế kém.
+ Bán nguyên liệu, thu thành phẩm.
Bên thuê gia công giao nguyên liệu, thường là nguyên liệu chính có tínhtiền, bên nhận gia công tổ chức sản xuất rồi giao thành phẩm cho bên thuê giacông và nhận về tiền sản phẩm bao gồm cả tiền công và tiền nguyên vật liệu.
Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu thuộc về bên nhậngia công.
Sử dụng hình thức này người thuê gia công không phải chịu chi phí ứngtrước về nguyên vật liệu, ít chịu rủi ro trong quá trình sản xuất.
Bên nhận gia công có thể chủ động trong khâu sản xuất, có thể đưa thêmmột số nguyên vật liệu phụ sẵn có trong nước, giảm chí phí sản xuất Kết quảlà thu được số tiền nhiều hơn kiểu làm thuê thông thường.
1.2.2.2 Căn cứ vào giá cả gia công
Có hai hình thức:
+ Hợp đồng thực chi, thực thanh: trong đó bên nhận gia công thanh toán
với bên đặt gia công toàn bộ những chí phí thực tế của mình cộng với tiền thulao gia công.
+ Hợp đồng khoán: trong trường hợp này người ta xác định một giá định
mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chí phí định mức và thu lao định mức Dùchí phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa thì hai bên vẫnthanh toán với nhau theo giá định mức.
1.2.2.3 Căn cứ vào các bên tham gia hợp đồng gia công.
Có hai hình thức.
+ Hình thức gia công hai bên: mối quan hệ giữa bên thuê gia công và
bên nhận gia công được xác định trong một hợp đồng gia công.
+ Hình thức gia công nhiều bên hay gia công chuyển tiếp: theo hình
thức này thì sản phẩm gia công của đơn vị trước là nguyên liệu gia công củađơn vị sau Việc giao nhận giữa bên nhận gia công và bên thuê gia công có
Trang 8thể phải qua nhiều nước hoặc nhiều tổ chức gia công khác nhau trong cùngmột nước.
Hình thức này đã có từ lâu, về cơ bản cũng giống như hình thức giaonguyên liệu, nhận thành phẩm nhưng có khác nhau về chủ thể trong mối quanhệ gia công Bên đặt gia công vẫn là một bên trong hợp đồng, còn bên nhậngia công có thể là nhiều đối tượng khác nhau Đối tượng thực hiện gia côngchuyển tiếp này phải được bên đặt gia công chỉ định.
Bên đặt gia công lựa chọn hình thức này nhằm mục đích tận dụng tối đanăng lực, tay nghề của mỗi nước; giảm chi phí vận chuyển đồng thời.
Dù áp dụng hình thức gia công nào thì mối quan hệ giữa hai bên vẫnđược xác định trong hợp đồng gia công trong đó quyền và nghĩa vụ của cácbên được quy định cụ thể.
1.3 Lợi ích của gia công hàng xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam.
Việc gia công hàng hoá cho nước ngoài được Nhà nước ta khuyến khíchvà tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ, không phải chỉ do xu thế phát triển củaphân công lao động quốc tế, do lợi ích của bản thân phương thức này đem lạimà còn do lợi thế của nước ta trong việc phát triển kinh tế đối ngoại nóichung trong đó có hoạt động gia công hàng xuất khẩu Đó là những lợi thế:
- Vị trí địa lý: Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Châu Á là nơi cónhiều tiềm năng phát triển kinh tế cao và năng động Vị trí của Việt Nam nằmtrên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế từ các nước: Singapore, Trung
Phi, Ven biển Việt Nam có nhiều cảng sâu, khí hậu tốt, ít bão và sương mù,tàu bè nước ngoài có thể cập bến an toàn quanh năm Việt Nam còn nằm trêntrục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc qua Campuchia,
nằm ở vị trí trung tâm của các thủ đô và thành phố trong vùng nên việc đi lạivà vận chuyển rất thuận lợi.
- Nguồn lao động dồi dào: theo điều tra dân số mới đây thì hiện nay dân
số nước ta là trên 81 triệu người với tỉ lệ tăng là 2%/năm, trong đó có khoảng40 triệu người đang ở độ tuổi lao động Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chínhsách về phát triển kinh tế để giải quyết công ăn việc làm nhưng hiện nay tỉ lệthất nghiệp vẫn còn khá cao (khoảng 10-15% số người trong độ tuổi laođộng) Giá nhân công ở nước ta xếp vào một trong những nước trẻ nhất thế
Trang 9giới, khoảng 0,16 USD/1 giờ lao động trong khi đó ở Nhật Bản là 13 USD/1giờ lao động Trong đội ngũ lao động có trên 700 người có trình độ đại học vàtrên đại học, ngoài ra có khoảng 30 vạn lao động được đào tạo ở các trườngtrung cấp và dạy nghề hàng năm Đó là nguồn lao động có khả năng tiếp thuvà vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giớivào các hoạt động sản xuất kinh doanh và sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: so với các nước trên thế giới và khu vực thì
nước ta thuộc loại có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiệnthuận lợi cho các ngành sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu.
- Ngoài ra nước ta còn là một thị trường lớn, yêu cầu của dân cư trongthị trường này chưa tới mức khắt khe nên khả năng thâm nhập thị trườngtương đối dễ Điều này khiến các thương nhân nước ngoài tăng cường buônbán với Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường hoặc thông qua việc đặt gia côngđể dần dần chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài các lợi thế trên Việt Nam còn có các chính sách ưu đãi về thuếquan, các Hiệp định bảo hộ đầu tư đối với một số mặt hàng như dệt, may mặc,giầy dép đã thúc đẩy các bạn hàng tìm đến Việt Nam để tranh thủ lợi thế nàyđể có đựoc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) nhằm giảm được mứcthuế nhập khẩu khi xuất sản phẩm sang thị trường các khối nước phát triểnnhư EU, Canada, Mỹ,
2-/NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ.
2.1 Đặc điểm của hợp đồng gia công quốc tế.
Cũng như các hoạt động giao dịch trong thương mại, việc gia công hànghoá cho nước ngoài được thực hiện thông qua việc ký kết một hợp đồng.
Là một dạng của hợp đồng giao dịch ngoại thương, nó cũng có nhữngđặc tính cơ bản của một hợp đồng kinh tế.
Việc ký kết phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, hai bên cùng có lợi vàphải tuân thủ sự điều chỉnh của hệ thống các quy phạm pháp luật.
Hợp đồng gia công quốc tế được hình thành bởi yếu tố nước ngoài Điềunày tạo nên tính chất phức tạp của hợp đồng gia công và nó có những đặcđiểm riêng như: về chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, đồng tiền thanhtoán, nguồn luật điều chỉnh.
Trang 10- Chủ thể hợp đồng gia công cho nước ngoài có thể là cá nhân hoặc phápnhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau vì vậy mà các bên tham giaquan hệ chịu sự điều chỉnh của các hệ thống pháp luật khác nhau căn cứ vàonơi đăng ký kinh doanh.
- Đối tượng của hợp đồng gia công cho nước ngoài là nguyên vật liệu,bán thành phẩm, các loại sản phẩm gia công được chuyển dịch qua biên giớinên các đối tượng này phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý vàchịu các nghĩa vụ về thuế xuất, nhập khẩu đồng thời phải tuân thủ các điềuước quốc tế về quyền và nghĩa vụ giao hàng.
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng gia công quốc tế mang đặc điểmcủa hợp đồng kinh doanh xuất, nhập khẩu; nó được thoả thuận khi ký kết hoạtđộng và luôn là ngoại tệ với một trong hai bên hoặc cả hai bên, đồng tiềnthanh toán thường là một ngoại tệ mạnh.
- Nguồn luật điều chỉnh: phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luậtquốc gia, hệ thống luật pháp quốc tế gồm các công ước, hiệp ước quốc tế, cáctập quán thương mại quốc tế,
Với những đặc điểm trên, ta có thể nhận thấy rõ những khác biệt cơ bảncủa hợp đồng gia công quốc tế so với các hợp đồng kinh tế thông thường Cóthể nói, đặc điểm tiêu biểu nhất chỉ ra bản chất của hợp đồng gia công quốc tếcũng như khẳng định tính đặc biệt của loại hợp đồng này trng kinh doanh xuấtnhập khẩu đó là: quan hệ hợp đồng này là làm thuê để nhận thu lao, ở đây sứclao động là hàng hoá.
Với tính chất là hợp đồng làm thuê cho nước ngoài, hợp đồng gia côngcho nước ngoài thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ sức lao động - một hoạt độngđem lại lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia và phù hợp với xu hướng phân cônglao động, và chuyên môn hoá ngày càng cao của nền kinh tế thế giới.
2.2 Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng gia công quốc tế.
Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thoả thuận bằng văn bản giữabên đặt gia công và bên nhận gia công có trụ sở đóng ở các nước khác nhaunhằm mục đích sản xuất, chế biến, lắp ráp sản phẩm cho bên đặt gia công quyđịnh trên cơ sở nguyên vật liệu do bên đặt gia công giao trước để sau đó bênnhận gia công được nhận một khoản thu lao nhất định.
Trang 11Để tránh những tranh chấp xảy ra, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cácbên tham gia ký kết hợp đồng thì một hợp đồng gia công phải bao gồm cácđiều khoản sau:
2.2.1 Điều khoản về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là đối tượng của hợp đồng gia công thường bao gồmtoàn bộ nguyên vật liệu để chế biến, sản xuất sản phẩm gia công, nhưng cókhi chỉ là nguyên liệu chính Điều khoản này bao gồm: tên, loại nguyên liệu,quy cách; phẩm chất; số lượng; giá cả nguyên vật liệu; định mức nguyên vậtliệu; sự bảo đảm số lượng và chất lượng nguyên vật liệu.
- Tên nguyên vật liệu được ghi tỷ mỷ, chi tiết, dễ hiểu không dùng tiếngđịa phương thay cho tên khoa học, để tránh nhầm lẫn, tránh tranh chấp có thểxảy ra.
- Quy cách phẩm chất của nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng đểquyết định chất lượng của thành phẩm sản xuất ra Vì vậy phải được quy địnhtỷ mỷ, chi tiết để tránh sự tranh chấp sảy ra Trên thực tế hầu hết các tranhchấp về hợp đồng đều xuất phát từ vấn đề quy cách, phẩm chất.
Thông thường nguyên vật liệu mà người đặt hàng giao phảo phù hợp vớimẫu chuẩn hay sự mô tả trong tài liệu kỹ thuật.
- Số lượng nguyên vật liệu phải được tính toán chính xác dựa trên yêucầu về số lượng thành phẩm định gia công, định mức tiêu hao nguyên vật liệucho một đơn vị sản phẩm và tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cho phép trong giacông Định mức tiêu hao nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả của việcgia công hàng xuất khẩu và là cơ sở để cơ quan hải quan xác đinh tỷ lệ giữanguyên vật liệu nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu để quản lý, tránh trườnghợp lợi dụng để nhập khẩu nguyên liệu trốn thuế Định mức này thường đượccăn cứ vào tài liệu kỹ thuật của bên đặt gia công đưa ra hoặc căn cứ vào quátrình sản xuất thử.
Nhìn chung định mức này phải sát với thực tế về điều kiện sản xuất vàtay nghề của công nhân Không thể lấy định mức tiêu hao nguyên vật liệu ởmột nước có cơ sở máy móc hiện đại, tay nghề cao, áp dụng vào một nướcmà trình độ khoa học, kỹ thuật máy móc, và tay nghề còn non yếu Định mứcsau khi hai bên đã thống nhất một cách thích hợp sẽ được dùng làm chuẩn choquá trình sản xuất cũng như thanh quyết toán nguyên phụ liệu sau này Nếubên nhận gia công trong quá trình sản xuất biết quản lý và sử dụng tốt nguyên
Trang 12vật liệu, không làm thất thoát, hư hao giảm được định mức tiêu hao sảnphẩm thì sẽ được hưởng số nguyên vật liệu dôi ra đó, ngược lại thì phải bồithường cho bên đặt gia công.
- Giá cả nguyên vật liệu.
Trong trường hợp người đặt hàng giao nguyên vật liệu không tính tiềnthì điều khoản giá cả nguyên vật liệu nhiều khi không cần thiết trong các loạihoạt đồng gia công Tuy vậy cũng có nhiều hợp đồng quy định cụ thể giá cảnguyên vật liệu làm cơ sở để giải quyết những tranh chấp trong trường hợpnguyên vật liệu bị tổn thất, hư hỏng.
Đối với những hình thức mua đứt bán đoạn nguyên vật liệu thì hai bênsẽ căn cứ vào giá nguyên vật liệu trong nước của nước đặt hàng có tham khảogiá quốc tế cho từng loại nguyên vật liệu, sau đó thống nhất với nhau giá cảcủa từng loại nguyên vật liệu Việc xác định giá nguyên vật liệu làm cơ sở đểtính toán giá cả của thành phẩm sau khi đã gia công.
2.2.2 Điều khoản về thành phẩm.
Thành phẩm là đối tượng chính của hợp đồng gia công, số lượng thànhphẩm dựa trên yêu cầu của người đặt gia công và khả năng sản xuất của ngườinhận gia công.
Quy cách phẩm chất của thành phẩm được quy định theo hai cách:
- Trước khi tiến hành sản xuất bên nhận gia công phải tiến hành sản xuấtthử sản phẩm theo yêu cầu mẫu mã của người đặt hàng đưa ra nếu sản phẩmđó được bên đặt gia công chấp thuận nó sẽ trở thành mẫu đối, mỗi bên sẽ giữmột bản để làm chuẩn.
- Dựa vào sự mô tả trong tài liệu kỹ thuật, việc quy định này phải đòi hỏitỷ mỷ, cụ thể, chính xác để tránh sự hiểu lầm của 2 bên Tốt hơn cả là kết hợpcả hai cách xác định quy cách phẩm chất trên.
2.2.3 Điều khoản về giá gia công.
Giá gia công phụ thuộc vào từng loại mặt hàng, tính chất phức tạp của sảnphẩm và mặt bằng giá chung của từng thời điểm Giá gia công bao gồm: chiphí nhân công + lãi định mức + chí phí hành chính của bên nhận gia công Cóhai loại giá phổ biến là CMP (Cutting Making Packaging) pha cắt, chế tạo,đóng gói; và CMT (Cutting Making and Trimming) pha cắt, chế tạo, chỉnhtrang.
Trang 13Thông thường giá gia công thể hiện phần chí phí lao động và các chí phítrực tiếp làm ra sản phẩm có so sánh với mức chí phí lao động bình quân trênthế giới Điều khoản này thường gây tranh cãi nhiều nhất trong đàm phán kýkết hợp đồng vì bên thuê bao giờ cũng muốn ép giá gia công xuống mức thấpnhất còn bên nhận gia công lại muốn đòi giá cao hơn Tuy nhiên trường hợpbên nhận gia công do thiếu việc làm nên sẵn sàng chấp mức giá gia công thấp.
2.2.4 Điều khoản về phương thức thanh toán.
Trong hoạt động gia công hàng xuất khẩu phương thức thanh toán có thểđược tiến hành theo hai cách: thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng cách đổi hàng.Trong trường hợp thanh toán bằng phương thức đổi hàng phải được sự đồng ýcủa Bộ Thương mại đối với loại hàng hoá thanh toán, do đó các bên ít áp dụnghình thức này (nếu là trường hợp trừ dần vào máy móc, thiết bị sản xuất thì bênnhận gia công phải nộp thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đó).
Thông thường trong hợp đồng gia công thường áp dụng phương thứcthanh toán L/C hoặc phương thức nhờ thu.
2.2.5 Quy định về tài liệu kỹ thuật.
Bên đặt gia công phải cung cấp cho bên nhận gia công toàn bộ tài liệucùng các điều kiện kỹ thuật như mẫu, bảng thông số, kích cỡ, sách hướng dẫnkỹ thuật, trong một thời hạn thích hợp Có như vậy thì bên nhận gia côngmới đảm bảo tiến hành sản xuất đúng tiến độ quy định trong hợp đồng.
2.2.6 Điều khoản về bao bì, đóng gói, ký mã hiệu.
- Thông thường bên đặt hàng cung cấp bao bì và giá bao bì được tínhgộp vào giá hàng.
- Đóng gói hàng hoá cũng được quy định cụ thể đối với từng loại hàng vídụ như hàng may mặc bao bì bên trong thường là túi PE còn bao bì bên ngoàilà thùng Cacton.
- Ký mã hiệu là những chữ, con số, ký hiệu đặc trưng để phân biệt hàngnày với hàng khác Bởi vậy để hàng hoá giao đúng cho người nhận, trong hợpđồng phải quy định rõ nội dung ký mã hiệu ghi trên bao bì.
2.2.7 Điều khoản về giao hàng.
Thời gian giao sản phẩm tuỳ thuộc vào yêu cầu kinh doanh của bên đặtgia công, bên nhận gia công không phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ giao
Trang 14hàng do nguyên nhân bên đặt gia công không giao đầy đủ và đồng bộ nguyênvật liệu dùng cho gia công.
2.2.8 Điều khoản khiếu nại.
Đây là điều khoản quy định thời hạn khiếu nại và thời hạn trả lời khiếu nại.Trong một khoảng thời gian nhất định nếu một trong hai bên có yêu cầukhiếu nại thì phải thực hiện quyền khiếu nại trong thời gian đó Nếu quá hạntrả lời khiếu nại mà bên bị khiếu nại không giải quyết thì bên khiếu nại có thểkiện ra trọng tài kinh tế.
Trong thực tiễn, do những hợp đồng gia công thường có giá trị lớn nênviệc đưa ra trọng tài kinh tế rất tốn kém vì vậy các bên thường cố gắng giảiquyết các tranh chấp trên cơ sở thoả thuận một mức tiền phạt hợp lý (theoLuật Thương mại, khoản tiền nộp phạt này tối đa là 8%).
2.2.9 Điều khoản về điều kiện có hiệu lực và thời hạn có hiệu lực củahợp đồng.
Điều khoản này quy định các điều kiện và thời hạn hợp đồng bắt đầu cóhiệu lực và hết hiệu lực.
Ngoài những điều khoản trên, hợp đồng gia công còn có thể có nhữngđiều khoản khác để phục vụ quá trình thực hiện hợp đồng (ví dụ như điềukhoản về nghĩa vụ bảo quản máy móc thiết bị của bên đặt gia công trongtrường hợp bên nhận gia công thuê máy móc thiết bị của bên đặt gia công).Những điều khoản này có thể quy định hoặc không quy định tuỳ theo hợpđồng cụ thể vì không phải là điều khoản bắt buộc.
Tóm lại để một hợp đồng gia công hàng xuất khẩu được ký kết và thựchiện theo đúng pháp luật, đem lại lợi ích cho các chủ thể, khi ký kết hợp đồngcác chủ thể phải đưa ra được các hợp đồng với nội dung cụ thể, đầy đủ trên cơsở sự thoả thuận bình đẳng Chỉ có một bản hợp đồng cụ thể mới là cơ sởvững chắc cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế.
3.VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGGIA CÔNG XUẤT KHẨU.
Cơ quan Nhà nước có chức năng hoạch định chính sách, tạo hành langpháp lý để các doanh nghiệp thực hiện gia công xuất khẩu theo đúng phápluật như Luật thương mại, các văn bản pháp luật, thông tư hướng dẫn thi hànhLuật thương mại, các văn bản khác có liên quan.
Trang 15Mục tiêu chủ yếu của Việt Nam là tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanhchóng để nâng cao mức sống dân chúng và thực hiện công nghiệp hoá hướngvề xuất khẩu Như vậy gia công hàng xuất khẩu là hoạt động nằm trong địnhhướng phát triển của đất nước vì có liên quan đến cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Để đảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nướcđưa ra thì phải có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước theođặc thù của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực.
Việt Nam là nước đang phát triển, ngành công nghiệp của ta còn ở trìnhđộ thấp do đó đối với hoạt động gia công xuất khẩu ở nước ta mang đặc thùriêng là:
- Nguyên phụ liệu chủ yếu do nước ngoài cung cấp.
- Trong nhiều trường hợp máy móc, thiết bị cũng do bên đặt gia côngcung cấp dưới hình thức thông qua hợp đồng mượn hoặc thuê máy móc, thiếtbị Hết thời hạn gia công (thường thường từ 3 đến 5 năm) bên nhận gia côngcó trách nhiệm tái xuất trả lại cho bên đặt gia công.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nêu trên, vai trò quản lý Nhà nướchướng vào hai nội dung cơ bản sau:
+ Khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung và gia côngxuất khẩu nói riêng, ngày 28/10/2000 Nhà nước đã ban hành Quyết định số1291/2000/QĐ-BTM về quy chế quản lý sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu.Doanh nghiệp nào xuất khẩu mặt hàng mới (chủng loại mặt hàng) sản xuất tạiViệt Nam, lần đầu tiên được bán ra thị trường nước ngoài và được bổ sungvào danh mục mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, hoặc đối với những mặthàng đã có trong danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam (khôngphải là mặt hàng mới) nhưng nếu doanh nghiệp xuất khẩu được vào một haynhiều thị trường là nơi lần đầu tiên nhập hàng đó của Việt Nam thì nhưngtrường hợp này được xét thưởng như ở mục 5.1 của Quyết định trên.
+ Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước để hạn chế,ngăn chặn những hành vi sai phạm luật pháp Việt Nam và các công ước quốctế Những sai phạm cơ bản, điển hình trong hoạt động gia công đó là:
a Từ phía đặt gia công.
Dưới danh nghĩa là cho bên Việt Nam “mượn” hoặc “thuê thiết bị”, bênđặt gia công lợi dụng đưa thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu sang Việt Nam Sau
Trang 16khi hết hạn hợp đồng gia công không tái xuất mà chuyển giao cho bên ViệtNam dưới dạng thanh lý.
Dưới hình thức nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu lợi dụngđưa hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện vào để kiếm lời.
b Từ phía bên nhận gia công.
- Cố tình nhập khẩu hàng lậu, hàng cấm và hàng nhập khẩu có điều kiện.- Gian lận trong định mức gia công, số nguyên liệu và sản phẩm dư thừađem bán tại Việt Nam gây rối loạn thị trường.
- Ngoài ra còn có sai phạm về “nhãn mác xuất xứ” hàng sản xuất tại ViệtNam nhưng lại cố tình đóng nhãn mác xuất xứ ở nước khác,
Xuất phát từ những thực tế khách quan trên đòi hỏi phải có sự quản lý vàđiều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Quá trình quản lý hoạt động gia công xuất khẩu chia ra làm 2 giai đoạn:- Trước đây, giai đoạn chưa phân cấp (1997-1998).
+ Bộ Thương mại duyệt hợp đồng gia công.
+ Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm kiểm soát hàng nhập khẩu và xuấtkhẩu (sản phẩm).
+ Các phòng xuất nhập khẩu khu vực (trực thuộc Bộ Thương mại).
Bộ Thương mại có chức năng thẩm định, duyệt các hợp đồng gia công,trực tiếp quản lý giám sát hoạt động gia công bằng cách thường kỳ cho cácchuyên viên đến tận nơi các doanh nghiệp làm hàng gia công để xem xét tìnhhình Tổ chức các buổi tổng kết để thu thập ý kiến đóng góp của các doanh
Trang 17nghiệp, các cơ quan để từ đó giải quyết những khó khăn vướng mắc tronghoạt động gia công.
Soạn thảo ban hành các văn bản điều hành về hoạt động gia công và cáchoạt động khác.
Như vậy Bộ Thương mại có nhiệm vụ trực tiếp giải quyết những khókhăn vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý điều hành hoạt động giacông Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc quản lý trong lĩnh vựcnày Phối kết hợp với các cơ quan, các Bộ chuyên ngành có liên quan để cùngquản lý.
4-/CÁC CÔNG CỤ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ.
Hiện nay công cụ và biện pháp quản lý chủ yếu vẫn là định mức nguyênvật liệu và các chính sách về thuế, chính sách phân bổ hạn ngạch.
4.1 Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng tiêu hao nguyên liệu, phụliệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, nhưng không cấu thànhtrên sản phẩm không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đó là lượng nguyên, phụ liệu, vậttư hao hụt trong quá trình sản xuất Tỉ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượngnguyên liệu, trình độ công nhân, máy móc thiết bị và các nguyên nhân khác.
4.2 Chính sách về thuế.
Người ta dùng công cụ thuế xuất nhập khẩu để quản lý hoạt động giacông, thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gia công xuất khẩu, thuế nhập khẩuđối với việc nhập khẩu nguyên, phụ liệu, vật tư và máy móc thiết bị.
4.3 Hạn ngạch.
Tháng 12/2000 quy chế mới về hạn ngạch - đấu thuần một phần hạnngạch đã được áp dụng thử nghiệm ở một số doanh nghiệp may của Hà Nội.Hạn ngạch giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh từng bướchoà nhập vào thị trường thế giới Hạn ngạch là một công cụ tốt trong quản lýnhưng ngược lại nó cũng có nhiều nhược điểm trong trường hợp phân bổ hạnngạch không đúng.
Thuế và định mức là hai công cụ cơ bản và quản lý hữu hiệu nhất tronghoạt động gia công.
Trang 185-/MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIA CÔNG HÀNGXUẤT KHẨU.
Hiệu quả quản lý được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hiệuquả của hoạt động gia công Khi quản lý tốt thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quảcủa kinh doanh sẽ tăng lên và ngược lại Các chỉ tiêu này có thể được chia ralàm hai loại chỉ tiêu là: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
5.1 Một số chỉ tiêu định tính.
5.1.1 Chỉ tiêu về giải quyết khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ.
Nếu công tác quản lý tốt sẽ giải quyết được khó khăn về vốn cho các doanhnghiệp thông qua những chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.
Những chính sách khuyến khích phát triển về thị trường, nâng cao chấtlượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường Như vậy khi thịtrường tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì cũng đồng nghĩa với công tác quản lý cóhiệu quả.
5.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội.
Thể hiện ở việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đội ngũcông nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi.
5.2 Chỉ tiêu về định lượng.
5.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng thể hiện quy mô sản xuất tăng lên Điềunày chứng tỏ Nhà nước có các chính sách phát triển theo hướng mở rộng quymô.
5.2.2 Thu nhập của các doanh nghiệp.
Hiệu quả quản lý thể hiện gián tiếp thông qua hiệu quả về mặt kinh tếnhư là lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp được phảnánh thông qua hai chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
P = D - (Z + Th T0)DZ = P/Z
DD = P/DDV = P/V
Trang 19D : là doanh thuTh : các loại thuế
Cơ sở pháp lý của hoạt động gia công hàng xuất khẩu.
Ngày 2/8/1996 Tổng cục Hải quan ban hành quy chế tạm thời về chế độkiểm tra, giám sát và quản lý đối với hàng gia công xuất khẩu, nhập khẩu kèmtheo Quyết định số 90/TCHQ-GSQL sau một thời gian triển khai thực hiệnngày 8/4/1997 Tổng cục Hải quan đã ban hành Quy chế về quản lý đối vớihàng gia công xuất khẩu kèm theo Quyết định số 126/TCHQ-QĐ Nhưng từkhi có Luật thương mại được Quốc hội thông qua có quy định về vấn đề giacông hàng xuất khẩu thì Chính phủ ban hành Nghị định 57/2000/NĐ-CP ngày31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về các vấn đề xuất nhậpkhẩu hàng hoá, gia công và đại lý mua bán với nước ngoài Để hướng dẫnthực hiện Nghị định 57/NĐ-CP Bộ Thương mại có Thông tư 18/2000/TT-BTM, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57 Quyđịnh chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giacông và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Hiện nay thông tư 18 và thông tư 03 là hai văn bản chính thức điều chỉnhhoạt động gia công.
Thông tư 18 quy định các vấn đề:
1 Thương nhân gia công hàng hoá với nước ngoài.
a Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế có hoặc khôngcó đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được gia cônghàng hoá với thương nhân nước ngoài; được trực tiếp nhập khẩu, xuất khẩumáy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, phế phẩm, phế liệu và sản phẩm giacông theo hợp đồng.
Trang 20b Đối với doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2 Về gia công hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấmnhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.
a Thương nhân Việt Nam chỉ được ký hợp đồng gia công hàng hoáthuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừngxuất nhập khẩu sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.
b Hồ sơ gửi về Bộ Thương mại gồm:
- Văn bản đề nghị của thương nhân, trong đó nêu rõ biện pháp quản lýhàng gia công.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3 Về nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công.
a Đối với nguyên phụ liệu vật tư mua tại Việt Nam.
- Nguyên liệu, phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩuchỉ được mua tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng gia công khi được BộThương mại cho phép.
- Nguyên phụ liệu vật tư thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu có điềukiện chỉ được mua tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng gia công trong phạmvi số lượng hoặc giá trị ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép củacơ quan có thẩm quyền.
b Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu.
Nguyên liệu, phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩuchỉ được nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công khi được Bộ Thương mạicho phép.
4 Thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công.
Bên nhận gia công được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằngsản phẩm gia công nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a Sản phẩm không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc tạmngừng nhập khẩu.
Trang 21b Sản phẩm gia công thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiệnthì bên nhận gia công chỉ được nhận trong phạm vi hoặc giá trị ghi tại văn bảnphân bố hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
c Phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm gia công thanh toán thaytiền gia công.
5 Thanh lý hợp đồng gia công.
Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc, thiết bị, mượn theo hợpđồng; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu (gọi chung làvật tư, hàng hóa gia công) được giải quyết như sau:
a Bộ Thương mại:
Giải quyết việc mua bán, tặng đối với vật tư hàng hoá gia công thuộcdanh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và nhập khẩu cóđiều kiện.
b Cơ quan hải quan:
- Giải quyết việc tái xuất, chuyển sang thực hiện hợp đồng gia côngkhác, tiêu huỷ đối với vật tư hàng hoá.
Về thủ tục nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thông tư 03 quyđịnh cụ thể như sau:
1 Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công:
Chậm nhất là 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập khẩu, lô hàngđầu tiên cho hợp đồng, doanh nghiệp phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng vớicơ quan Hải quan.
Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp hợp đồng gia công trong thời giankhông quá 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quanphải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu lạimột bản để theo dõi.
2 Thủ tục nhập khẩu.
2.1 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư:
Doanh nghiệp phải làm hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan đối vớinguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu để gia công Tiến hành lấy mẫu nguyênphụ liệu, trừ những trường hợp do tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu đượcnhư (gia công vàng bạc, đá quý, ), còn các trường hợp khác khi kiểm hoá hải
Trang 22quan phải lấy mẫu nguyên phụ liệu chính để làm cơ sở đối chiếu khi làm xuấtkhẩu sản phẩm Mẫu hàng phải được cán bộ hải quan và đại diện doanhnghiệp cùng lấy Mẫu được niêm phong hải quan và giao cho doanh nghiệpbảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
2.2 Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị tạm nhập.
Máy móc thiết bị tạm nhập phục vụ gia công, sau khi kết thúc hợp đồngphải tái xuất tra cho bên gia công, trở các thiết bị, dụng cụ bị tiêu hao hoặc bịhỏng không còn sử dụng được và những trường hợp khác được Bộ Thươngmại cho phép.
Khi nhập máy móc thiết bị này thì được miễn thuế nhập khẩu.
Trong qua trình sử dụng, nếu máy móc thiết bị hư hỏng, doanh nghiệp cónhu cầu đưa ra nước ngoài để sửa chữa, thì được phép làm thủ tục tạm xuất,tái nhập miễn thuế.
3 Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công.
Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, hải quan tiến hành đối chiếunguyên liệu mẫu nhập khẩu với nguyên liệu cấu thành tên sản phẩm.
4 Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác.
4.1 Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, cùng đơn vị hảiquan quản lý: bên nhận gia công chỉ cần có văn bản thông báo cho cơ quanhải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công về việc chuyển nguyên phụ liệu, vậttư đó kèm theo văn bản thoả thuận giữa hai bên.
4.2 Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, nhưng hợp đồng dođơn vị hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác quản lý: làm thủ tục như sản phẩmgia công chuyển tiếp.
4.3 Cùng đối tác thuê gia công nhưng khác đối tác nhận gia công: làmthủ tục như hàng gia công chuyển tiếp.
5 Thủ tục giao nhận gia công chuyển tiếp.
Về nguyên tắc, việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phảichịu sự quản lý của hải quan, nhưng hải quan không trực tiếp làm thủ tục choviệc giao nhận Các doanh nghiệp liên quan tự tổ chức giao nhận theo cácbước quy định của hải quan Giám đốc doanh nghiệp giao, nhận chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc giao nhận đúng, đủ sản phẩm.
Trang 23Thủ tục giao nhận phải được lập thành 4 phiếu chuyển tiếp có ký tênđóng dấu của hải quan bên giao sau đó giao cho bên nhận một bản, hải quanbên nhận 1 bản, bên giao một bản, hải quan bên giao một bản để theo dõi.Phiếu chuyển tiếp này được coi là chứng từ để thanh toán hợp đồng gia côngsau này.
6 Thuê thương nhân khác gia công.
Doanh nghiệp nhận gia công với nước ngoài được thuê thương nhânkhác gia công Doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng gia công thương nhânnước ngoài là người trực tiếp làm các thủ tục về xuất, nhập khẩu, thanh khoảnhợp đồng, và làm các nghĩa vụ khác.
7 Thủ tục xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư gia công.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, theo yêu cầu của bên thuêgia công, bên nhận gia công được xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư cho bênthuê gia công Thủ tục xuất trả như thủ tục xuất khẩu một lô hàng.
8 Thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng.
Doanh nghiệp phải lập hồ sơ thanh khoản.
Giám đốc doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công chịu trách nhiệm trướcpháp luật về định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu,phụ liệu, vật tư đã thoả thuận trong hợp đồng và khai báo hải quan.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, hải quan không kiểm trađịnh mức từng mã hàng Nhưng khi có căn cứ chứng tỏ định mức ghi tronghợp đồng không chính xác thì hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức Nếuphát hiện sai phạm, giám đốc doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Thời gian thanh khoản: chậm nhất 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồnggia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản Quá thời hạn sẽbị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của pháp luật.
9 Thủ tục giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bịtạm nhập phục vụ gia công sau khi kết thúc hợp đồng.
9.1 Hải quan giải quyết các vấn đề.- Tái xuất trả cho bên gia công.
- Chuyển sang hợp đồng gia công khác.- Tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.
Trang 24Các trường hợp trên đều được miễn thuế.
- Bán hoặc tặng lại, cho tại Việt Nam những nguyên phụ liệu, vật tưmáy móc thiết bị không thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, tạmngừng nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện.
9.2 Các trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại:- Bán tại thị trường Việt Nam.
- Biếu tặng tại Việt Nam.
10 Thủ tục tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm.
Các loại phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công được sự giám sát củahải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, trường hợp việc tiêu huỷ ảnh hưởngđến môi trường, phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường địaphương.
11 Thủ tục biếu tặng.
Bên được tặng làm thủ tục nhập khẩu tại hải quan nơi theo dõi hợp đồnggia công và phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai hải quan.
- Văn bản tặng của bên đặt gia công.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại (nếu hàng biếu tặngthuộc danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện).
Trang 251.1 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại.
Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lýNhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm các hoạt động xuấtnhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại, ) thuộcmọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mạicủa các tổ chức và cá nhân người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Trong một thời gian dài (1945-2000) Bộ Thương mại đã có quá trìnhhình thành và phát triển gắn liền với công cuộc phát triển kinh tế của đấtnước Theo Nghị định 95CP ngày 14/2/1995 quy định về chức năng, nhiệmvụ của Bộ Thương mại gồm 6 điều nêu rõ phạm vi hoạt động và cơ cấu tổchức của Bộ Thương mại Trong Điều 2 của Nghị định quy định rõ các nhiệmvụ, quyền hạn của Bộ Thương mại như sau:
1- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các
quy chế về quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu:
+ Quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanhxuất nhập khẩu đối với các tổ chức kinh tế theo sự phân cấp của Chính phủ.
+ Cấp giấy phép nhập khẩu cho các tổ chức liên doanh với nước ngoàitheo Luật đầu tư.
+ Quản lý Nhà nước về các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ và quảng cáothương mại, giới thiệu hàng hoá và xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan về việc xét duyệt các chương trình,dự án đầu tư gián tiếp về thương mại.
+ Xét cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam được cử đại diện, lập côngty chi nhánh ở nước ngoài hoặc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới.
Trang 26+ Xét cho phép các tổ chức kinh tế ở nước ngoài lập văn phòng đại diệnhoặc chi nhánh công tác tại Việt Nam.
+ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ các cơ quan đại diện kinh tế - thương mạicủa Việt Nam ở nước ngoài.
2- Soạn thảo, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền
của Bộ các quy chế quản lý các hoạt động thương mại và dịch vụ thương mạitrong nước; các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế, thương mại đối vớimiền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người.
3- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ trong các hoạt động thương mại.
4- Tổ chức tiếp nhận, xử lý, cung cấp các loại thông tin kinh tế thương
mại trong nước và thế giới phục vụ cho sự chỉ đạo của Chính phủ và các tổchức kinh tế.
5- Quản lý Nhà nước về công tác đo lường và chất lượng hàng hoá trong
các hoạt động thương mại thuộc mọi lĩnh vực do Bộ Thương mại phụ tráchtrên thị trường cả nước.
6- Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở địa
phương về nghiệp vụ chuyên môn.
Như vậy, Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện việc thống nhất quản lýNhà nước về thương mại.
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Vụ đầu tư.
Vụ đầu tư là một tổ chức thuộc Bộ Thương mại được hình thành và pháttriển như một tất yếu khách quan khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thịtrường Vụ đầu tư có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong lĩnh vực của mìnhgiúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềthương mại, các hoạt động có liên quan đến thương mại.
Vụ đầu tư được thành lập vào năm 2000 có nhiệm vụ chủ yếu là quản lýđầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm hoạt động thẩm định và cấpgiấy phép cho các dự án đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam Khi Uỷ ban Nhànước về hợp tác và đầu tư (SCCI) được thành lập thì Vụ đầu tư không cònchức năng cấp giấy phép chỉ có chức năng thẩm định các dự án đầu tư Từ khicó Quyết định 91/TTg ngày 13/11/1994 về quản lý nhập khẩu máy móc thiết
Trang 27bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp nên Vụ đầu tư có nhiệm vụ thẩmđịnh và phê duyệt các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị.
Từ năm 1997, Vụ đầu tư có thêm chức năng thẩm định, duyệt các hợpđồng gia công với nước ngoài Cuối 1999, Vụ đầu tư có nhiệm vụ thẩm địnhvà phê duyệt các kế hoạch xuất nhập khẩu của các dự án đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam (nhiệm vụ này chuyển từ Vụ xuất nhập khẩu sang) Như vậy, trêncơ sở chức năng, quyền hạn chung của Bộ Thương mại, theo Quyết định số1646 - TM/TCCB ngày 31/12/1996 của Bộ Thương mại quy định chức năng,nhiệm vụ của Vụ đầu tư như sau:
1 Hướng dẫn các bên (Việt Nam và nước ngoài) chọn đối tác đầu tư, dự
án đầu tư.
2 Thẩm định, góp ý kiến với Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư
(nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư) và Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dựán đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài.
3 Thẩm định và phê duyệt các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị
bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp (theo quy định của Chính phủ).
4 Kiểm tra và tổng hợp các dự án đầu tư trong ngành để báo cáo Bộ
trưởng và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ngoài ra, Vụ đầu tư còn được bổ xung một số nhiệm vụ sau:
A Theo Quyết định số 499 TM/TCCB ngày 9/6/1997 bổ xung nhiệm vụ
là giúp Bộ thẩm định, cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam thực hiện cáchoạt động gia công sản phẩm hàng hoá cho nước ngoài.
B Theo Quyết định số 833 TM/TCCB ngày 17/10/1999 của Bộ trưởng
Bộ Thương mại về chuyển giao một số nhiệm vụ từ Vụ xuất nhập khẩu sang:1 Cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2 Quản lý hoạt động và tổng hợp tình hình xuất nhập khẩu của các xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu tổ chức của Vụ đầu tư như sau:Phân công lãnh đạo gồm có: 1 Vụ trưởng
2 Vụ phó.
Trang 28- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ về mọi hoạt động củaVụ, do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
- Các Vụ phó chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ và Vụ trưởng về phầnviệc được giao.
SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC CÁC BỘ PHẬN TRONG VỤ
Hàng ngày, tất cả các văn bản gửi đến Vụ đều phải qua văn thư của Bộ.Chuyên viên phụ trách hành chính sau khi tiếp nhận và phân loại trình lãnhđạo phụ trách Tất cả các khâu trên đều được xử lý trong ngày để chuyển đếnchuyên viên phụ trách Tuỳ theo từng loại văn bản sẽ có quy trình xử lý riêngtheo quy định để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.
Toàn bộ kết cấu tổ chức bộ máy của Vụ phù hợp với chức năng, nhiệmvụ được phân công và phù hợp với quy mô của một Vụ quản lý trực thuộc Bộ.
2-/ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨUTRONG THỜI GIAN QUA.
2.1 Thời gian từ 1992 trở về trước.
Thời gian này hoạt động gia công cho nước ngoài mới bắt đầu phát triển,mặt hàng chưa phong phú chủ yếu là gia công ở một số ngành như: may mặc,thêu ren, dệt thảm, công nghiệp nhẹ như sản xuất dụng cụ cầm tay, cho LiênXô (cũ) và các nước XHCN ở Đông Âu.
Th m nh ẩm định định các d án ự án đầu đầu u
t ư theo Lu t ật
u t nc Đầu ư ư ớc ngo i t i Vi t ài tại Việt ại Việt ệt
Nam v Lu t ài tại Việt ật khuy n khích ến khích
u t đầu ư trong nư ớc c
Theo dõiqu n lý duy tản lý duyệtệt các h p ợp đồng đồng ng gia công h ng ài tại Việt
xu t kh uất khẩuẩm định
Theo dõi qu n ản lý duyệtlý duy t các ệt
h p ợp đồng đồng ng nh p kh u ật ẩm định máy móc,thi t ến khích
b thu c v n ịnh ộc vốn ốn ngân sách theo
Quy t ến khích định nh 91/TTg
Theo dõi qu n ản lý duyệtlý các k ến khích ho ch xu t ại Việt ất khẩunh p kh u ật ẩm định c a các doanh ủa các doanh
nghi p có ệt v n ốn đầu ư u t nư ớc c ngo iài tại Việt
B ph nộc vốn ật t ng h pổng hợpợp đồng h nh chínhài tại Việt
B ph n 1ộ phận 1ận 1B ph n 2ộ phận 1ận 1B ph n 3ộ phận 1ận 1B ph n 4ộ phận 1ận 1B ph n 5ộ phận 1ận 1V TRỤ TRƯỞNGƯỞNGNG
Trang 29Quy mô cũng như năng lực sản xuất trong các ngành còn nhỏ bé, trangthiết bị lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ vì vậy chỉ gia công những hàngkhông đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao Ví dụ như trong ngành may trước năm 1975trên miền Bắc chỉ có 6 xí nghiệp may Trung ương ngoài phục vụ nhu cầutrong nước, các xí nghiệp này chủ yếu gia công may quần áo bảo hộ lao độngcho Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc.
Sau khi đất nước thống nhất, một số ngành công nghiệp trong nước cóđiều kiện phát triển mạnh như may mặc, giày dép, chế biến nông sản, Ngoàinhiệm vụ sản xuất chế biến đáp ứng nhu cầu trong nước các xí nghiệp còn nhậngia công cho nước ngoài Bên cạnh thị trường truyền thống là các nước khuvực 2, chúng ta đã mở rộng thị trường sang các nước khu vực 1 như Pháp, TâyĐức, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Các hợp đồng gia công may xuất khẩu cho ThuỵĐiển, Canada; hợp đồng dệt thảm len, tẩy bóng cho Tây Đức; hợp đồng thêuga, gối, khăn trải bàn, làm ren venise cho Pháp, Thuỵ Sỹ, đã xuất hiện ngàycàng nhiều và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong kim ngạch xuất khẩu của cáccông ty xuất nhập khẩu ở địa phương Hoạt động gia công xuất khẩu đã thu hútmột lực lượng lao động khá lớn, mở mang thêm nhiều ngành mới, tạo khả năngthâm nhập vào một số thị trường mà trước đây ta chưa có điều kiện vào được.Thời kỳ 1986-1992, nước ta đã ký 7 chương trình hợp tác với các nước XHCN(trước đây) trị giá khoảng 2.000 triệu Rúp chuyển nhượng trong đó có chươngtrình hợp tác gia công công nghiệp nhẹ trị giá 1.020 triệu Rúp chuyển nhượngchiếm 50% về trị giá các chương trình hợp tác Nhờ có chương trình hợp táccông nghiệp nhẹ (chủ yếu là may mặc, dệt kim, khăn bông, may mũi giày).Nhờ có chương trình này mà nước ta đã có hàng trăm nhà máy tham gia giacông, tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động Song sau 5 năm thực hiện(1986-1992) chương trình chỉ đạt 35% Đó là do các xí nghiệp tham giachương trình có máy móc, thiết bị quá cũ, lạc hậu, cơ chế chỉ đạo điều hành lúcbấy giờ còn yếu kém chưa chú trọng nhiều đến hiệu quả kinh doanh Đến năm1992 đã có một số nước như Nhật Bản, CHLB Đức đưa vào những dây truyềnhiện đại tổ chức sản xuất tốt, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứngđược yêu cầu thị trường thế giới Nhưng đến thời điểm này thì Liên Xô và cácnước Đông Âu có sự biến động lớn về chính trị, chế độ XHCN của Liên Xô bịsụp đổ, khối các nước XHCN tan dã vì vậy chương trình hợp tác trên khôngthực hiện được nữa Ngành gia công công nghiệp nhẹ đứng trước nguy cơ tanvỡ, và nạn thất nghiệp xảy ra Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta tiếnhành đổi mới cơ chế quản lý và chuyển hướng phát triển nền kinh tế.
Trang 302.2 Từ khi Nhà nước thực hiện chính sách “mở cửa” nền kinh tế.
Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triểnvà mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại với chiến lược hướng mạnh vàxuất khẩu, hoạt động gia công hàng xuất khẩu đã có bước phát triển mạnh cảvề quy mô và tốc độ Bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế góp phần tăngnhanh kim ngạch xuất khẩu và mở rộng ngành hàng xuất khẩu; hoạt động giacông hàng xuất khẩu còn đem lại hiệu quả xã hội rất lớn, đặc biệt là vấn đềgiải quyết việc làm cho người lao động.
Tính đến hiện nay hoạt động gia công đã đạt được những kết quả đángkể, thể hiện ở một số mặt sau:
2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu hàng gia công.
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của kim ngạch xuất nhập khẩu quahơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, kim ngạchxuất nhập khẩu hàng gia công cũng tăng lên không ngừng; thể hiện qua bảngsau:
BẢNG 1: KIM NGẠCH XUẤT HÀNG GIA CÔNG QUA CÁC NĂM
n v : USD.Đơn vị: USD ịnh
Kim ngạch xuất
hàng gia công 462.468.598 1.206.044.621 2.309.333.418 2.783.301.167 2.210.106.996
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng gia công đạt khoảng2,574 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm.Trong đó một số mặt hàng chính như: may, thêu đạt 817,43 triệu USD chiếm51,5%, hàng giày dép các loại đạt 500 triệu USD chiếm 27,2% tăng 28% vềsố lượng và 66% về giá trị so với năm 1997 Kim ngạch xuất khẩu hàng giacông vẫn tăng đều đặn qua các năm 1999, 2000, các mặt hàng chủ yếu tronggia công và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu vẫn là dệt may,giày dép Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng gia công giảm xuống Sở dĩcó điều này xảy ra là do các doanh nghiệp cũng như chủ trương của Nhà nướccó sự chuyển hướng phương thức kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp đãrất nõ lực trong việc chuyển hướng phương thức kinh doanh như: may 10 hiệnnay đã bắt đầu chuyển dần từ phương thức kinh doanh gia công thuê sang sản
Trang 31xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm của may 10 đã được thị trường thế giới chấpnhận; giầy Thượng Đình cũng là một ví dụ tương tự.
BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG CÁC NƯỚC
n v : tri u USDĐơn vị: USD ịnh ệt
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Mặc dù gia công hàng may mặc hiện nay, đang đứng đầu về số lượng vàgiá trị hợp đồng gia công xuất khẩu nhưng thực tế tăng về số lượng và giá trịtuyệt đối còn tỷ trọng giảm dần qua các năm Nguyên nhân dẫn đến việc giảmlà do quy mô sản xuất gia công tất cả các mặt hàng đều được mở rộng.
Về thị trường hàng may mặc, Việt Nam đã thâm nhập được vào hầu hếtcác thị trường trên thế giới (minh hoạ qua bảng trên) Điều này chứng tỏ taynghề lao động ở nước ta đã được thị trường thế giới chấp nhận.
2.2.2 Về thị trường.
Những năm trước đây, do mặt hàng nhận gia công còn nghèo nàn, côngnghệ sản xuất đơn giản, chúng ta chỉ có một số khách hàng gần như: Đài Loan,Hàn Quốc, Nhật Bản, Nhưng vài năm gần đây thị trường hàng gia công đãmở rộng cả về đối tượng đặt gia công và chủng loại hàng hoá gia công.
- Về khách hàng: bên cạnh các khách hàng gần và quen biết kể trên vài
năm gần đây đã có nhiều khách hàng mới từ các nước: Pháp, Đức, Italia, HàLan, Malaysia, Canada, Hoa Kỳ, Thể hiện qua bảng sau:
Trang 32BẢNG 3: THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG ĐẶT GIA CÔNG
Khu vực
Trị giá phígia công
Tỉ trọng%
Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Philippine,
Bắc Á và Đông Á (Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc 5 14,71 607.368.000 80,52Bắc Âu (Nauy, Thuỵ Điển)235,292.052.0000,27
Đông Âu (Ba Lan, CH Séc, Nga)38,825.960.0000,79Bắc Mỹ và Caribê (Canada, Mỹ, Cuba)38,8216.227.0002,15Châu Úc (Ôxtraylia, Niudilân)25,885.158.0000,68
Khu chế xuất (Tân Thuận, Cần Thơ)
Nguồn: Bộ Thương mại
Qua bảng cơ cấu thị trường khách hàng cho thấy khách hàng từ khánhiều các nước đặt gia công tại nước ta tại nước ta cụ thể là đã lên tới 32
thể là các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, họđặt hàng với khối lượng lớn cụ thể là trị giá phí gia công thu về chiếm 80,52%trong tổng thu nhập từ phía gia công.
B NG 4: S LẢNG 4: SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊ Ố LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊ ƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊNG VÀ GIÁ TR H P Ị HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊ ỢNG VÀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊ ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊNG GIA CÔNG THEO THỊ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊTRƯỜNG CÁC NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN HẾT NĂM 2000 (MỘT SỐ THỊNG CÁC NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN HẾT NĂM 2000 (MỘT SỐ THỊC T 1996 Ừ 1996 ĐẾN HẾT NĂM 2000 (MỘT SỐ THỊ ĐẾN HẾT NĂM 2000 (MỘT SỐ THỊN H T N M 2000 (M T S THẾN HẾT NĂM 2000 (MỘT SỐ THỊ ĂM 2000 (MỘT SỐ THỊ ỘT SỐ THỊ Ố LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊ Ị HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THEO THỊ
TRƯỜNG CÁC NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN HẾT NĂM 2000 (MỘT SỐ THỊNG LỚC TỪ 1996 ĐẾN HẾT NĂM 2000 (MỘT SỐ THỊN)
NướcSố lượng hợp đồngGiá trị hợp đồng(1.000 USD)theo giá trị %Tỷ trọng
Trang 33tập trung ở khu vực Bắc và Đông Á nhưng khách hàng tiêu thụ những sảnphẩm gia công này thì lại là thị trường các nước thuộc EU, Canada, Mỹ, Nhật,Philippin, Hà Lan, Malaysia, Pháp, Đây là một điểm đáng chú ý mà cả Nhànước và doanh nghiệp đều phải có sự cố gắng trong việc chuyển hướng kinhdoanh từ phương thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp.
- Về chủng loại hàng hoá gia công:
Hàng gia công chủ yếu vẫn là may mặc, giày dép, thêu ren, túi xách, thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 5: CƠ CẤU MẶT HÀNG GIA CÔNG
n v : 1.000 USDĐơn vị: USD ịnh
Nguồn: Bộ Thương mại
Trong cơ cấu các loại hàng gia công ở nước ta, mặt hàng dệt may chiếmtỷ trọng lớn nhất Đây là mặt hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ, cần ítvốn và sử dụng nhiều lao động, rất thích hợp với điều kiện nước ta hiện nay.Mặt hàng này đã trở thành mặt hàng mũi nhọn ở nước ta trong tổng số 10 mặthàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Cụ thể năm 2001 xuất khẩu hàng dệtmay đạt 1,68 tỷ USD chỉ đứng sau kim ngạch xuất khẩu dầu thô Điều nàychứng tỏ ngành dệt may phát triển mạnh nhưng trong kim ngạch xuất khẩuhàng dệt may trên trong năm 2001 thì 74% là hàng gia công.
Trang 34Qua bảng trên chúng ta cũng thấy cơ cấu các mặt hàng gia công cũng rấtđa dạng, từ hàng gia công đơn giản đến những hàng gia công có công nghệphức tạp (như hàng điện tử, hàng phụ tùng ô tô) Hiện nay ta đã thu hút đượcsự chú ý của các hãng nổi tiếng đặt gia công như Pierre Cardin (hàng maymặc), Nike Reebak (giầy), chúng ta đã gia công được các mặt hàng có chấtlượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu của bên đặt giacông Một số doanh nghiệp đã tiến tới nhận gia công những mặt hàng có hàmlượng kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp như mặt hàng đầu tư loa do liên hiệpcông nghiệp Sae young; Hàn Quốc đặt gia công mặt hàng linh kiện điện tử ởcông ty điện tử Bình Hoà, Một số doanh nghiệp như công ty may 3 Sài Gòn,công ty TNHH Tiến Long, xí nghiệp Fashion Garment Ltd, đã ký được mộtsố mặt hàng may mặc với Hoa Kỳ, mở ra triển vọng xuất khẩu hàng hoá vàonhững thị trường mới mẻ, hấp dẫn.
2.2.3 Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại tại Hội nghị về công tác gia công hàngxuất khẩu năm 1999 cho biết về số người lao động tham gia một số ngànhnghề gia công cho nước ngoài như sau:
- Ngành giầy dép: khoảng 200.000 người lao động với mức lương trìnhbình đạt 160.000 đến 600.000đ/tháng/người.
- Ngành may mặc: khoảng 300.000 đến 400.000 người với mức lươngtrung bình đạt từ 400.000 đến 600.000 đồng/tháng/người.
- Ngành thêu: đơn cử một công ty 100% vốn nước ngoài HANIETKO(có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) kim ngạch xuất khẩu hàng gia công năm 1998đạt 1.075.009 USD thu hút khoảng 5.000 người lao động thường xuyên ở cácđịa phương như TP Hồ Chí Minh, Hà Tây, Thái Bình, Hải Hưng với mứclương khoảng 250.000 đến 300.000 đồng/người/tháng.
Thông qua hoạt động gia công đã đào tạo được đội ngũ công nhân có taynghề cao, có trình độ kỹ thuật và chuyên môn giỏi ở một số ngành nghề nhưmay mặc, giầy dép, điện tử, thêu ren,
Cho đến hiện nay thì số người lao động được thu hút vào các ngành nghềlàm hàng gia công đã lên tới hàng triệu lao động, giải quyết được vấn đề việclàm và đem lại thu nhập cho người lao động ở các địa phương.
2.2.4 Về phương thức gia công.
Trang 35Trước đây việc nhận gia công của các doanh nghiệp chỉ thuần tuý là làmcông (nhập toàn bộ nguyên, phụ liệu kể cả bao bì) Nhưng thời gian gần đâynhiều doanh nghiệp không chỉ bỏ sức lao động và còn bỏ vốn đầu tư thêm đểsản xuất hay mua nguyên liệu sẵn có trong nước tăng tỷ lệ “nội địa hoá” trongsản phẩm gia công Đây là hướng đi đúng nhằm phát huy triệt để các lợi thếcủa Việt Nam trong kinh doanh gia công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, dầndần thoát khỏi tình trạng làm thuê bán sức lao động thông thường,
Trong ngành gia công giày: hiện nay các doanh nghiệp đã cung cấp đượcphần lớn nguyên, phụ liệu như đế giầy, bồi vải, hoặc công cụ sản xuất nhưdao chặt để đảm bảo được cấp form A khi xuất khẩu sang thị trường EU,Canada, Nauy, Việc nhập nguyên, phụ liệu chỉ còn 30 đến 35% chủ yếu làda, nhãn mác, vải,
Hàng dệt may: nhiều công ty như dệt Thành Công, dệt Thắng Lợi, đãcung cấp được phần lớn nguyên phụ liệu (vải) do chính công ty sản xuất vàhiện nay các doanh nghiệp này đã chuyển hẳn sang phương thức “mua nguyênliệu, bán sản phẩm”: bên đặt gia công chỉ cung cấp mẫu mã hoặc đưa ra cácyêu cầu kỹ thuật Vì vậy kim ngạch gia công hàng dệt may không ngừng tănglên.
Đối với gia công giấy vàng mã thì chủ yếu sử dụng nguyên liệu trongnước (giấy dó) Bên đặt gia công chỉ cung cấp một số phụ liệu hoá chất đểhoàn tất sản phẩm Vì vậy phí gia công kể cả nguyên liệu lên tới 360 đến 369USD/tấn (trong đó giá trị nguyên liệu là 300 đến 310 USD/tấn).
Ngoài việc các doanh nghiệp tự cung cấp một lượng nguyên phụ liệunhất định để tăng phí gia công, trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã sử dụngphương thức nhập khẩu nguyên phụ liệu từ một nước khác theo đúng mẫu mã,tiêu chuẩn chất lượng do bên đặt gia công yêu cầu Sau khi hoàn thành việcgia công, sản phẩm được xuất khẩu 100% theo chỉ định của bên đặt gia công.Ví dụ như việc gia công quần áo bằng sợi Acrylic giữa công ty xuất nhậpkhẩu Lạng Sơn với khách hàng Ba Lan, nguyên liệu sợi Acrylic chủ yếu nhậpkhẩu từ Trung Quốc Hoặc là sử dụng phương thức gia công chuyển tiếp tứclà sử dụng sản phẩm gia công của doanh nghiệp khác làm nguyên liệu giacông của đơn vị mình Ví dụ như sử dụng đế giầy, vải bồi, mút xốp để giacông giầy, sử dụng sợi làm hàng dệt may.
Trang 362.2.5 Về phí gia công.
BẢNG: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUA 3 NĂM
n v : tri u USD.Đơn vị: USD ịnh ệt
Tổng số hợp đồng và phụ lục hợp đồng517416271Tổng trị giá phía gia công315.196.000245.297.000193.368.000
Nguồn: Vụ đầu tư - Bộ Thương mại
Trị giá phí gia công ngày càng giảm Nguyên nhân là do số hợp đồng vàphụ lục hợp đồng đặt gia công ngày càng giảm cụ thể, năm 2000 giảm chỉ còn271 hợp đồng giảm hơn một nửa so với năm 1998 Trị giá phí gia công giảmcòn một nguyên nhân nữa là do phí gia công mà bên thuê gia công trả cho bênnhận gia công ngày càng thấp xuống do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong nước về việc ký kết hợp đồng gây ra tình trạng ép giá dẫn tới tình trạngtổng trị giá phí gia công ngày càng giảm Vì vậy Nhà nước cần phải có cácbiện pháp quản lý để khắc phục tình trạng này.
2.2.6 Về công tác quản lý.
Trước đây việc quản lý cấp giấy phép hàng gia công xuất nhập khẩu chủyếu do các phòng giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện Sau khi có Nghị định89 CP của Chính phủ về xoá bỏ giấy phép chuyển và tăng cường quản lý hànggia công, Bộ Thương mại đã nhanh chóng xây dựng nội dung quản lý, phâncấp quản lý hàng gia công theo hướng thông thoáng hơn, đơn giản các thủ tụchành chính, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt việc gia công xuấtkhẩu Bộ Thương mại đã cùng với Tổng cục Hải quan và các ngành có liênquan xây dựng các văn bản pháp quy nhằm tăng cường quản lý, từng bướcđưa hoạt động gia công vào nề nếp.
2.3 Những tồn tại, hạn chế của hoạt động gia công quốc tế và một số giảipháp thúc đẩy hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam.
Trong những năm qua, mặc dù hoạt động gia công hàng hoá cho nướcngoài có bước phát triển mạnh, đem lại nhiều lợi ích to lớn cả về kinh tế và xãhội cho đất nước nhưng đã vấp phải nhiều khó khăn, hạn chế do bản thânphương thức kinh doanh này cũng như cơ chế, chính sách quản lý của Nhànước gây ra Việc đặt ra các giải pháp trước mắt khắc phục những tồn tại, yếukém, tạo điều kiện cho hoạt động gia công phát triển thuận lợi nhưng về lâu
Trang 37dài phải có hướng để chuyển dần phương thức gia công sang xuất khẩu trựctiếp, tiến hành chiến lược chung: hướng về xuất khẩu, thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
2.3.1 Những tồn tại, hạn chế của hoạt động gia công quốc tế tại Việt Nam.
+ Do thiếu hệ thống văn bản pháp lý thống nhất điều hành hoạt động giacông hàng hoá cho nước ngoài nên nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ tìm kiếmkhách hàng đặt gia công và nhận gia công với điều kiện và giá gia công khôngthuận lợi, miễn là có việc làm Vậy là chỉ vì lợi ích trước mắt, cục bộ củadoanh nghiệp để giải quyết khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ dẫn đến tìnhtrạng cạnh tranh khá gay gắt về đối tác đặt gia công, kết quả là giá gia côngtụt xuống thấp, gây thiệt hại trực tiếp đến thu nhập của người công nhân cũngnhư lợi ích của toàn doanh nghiệp và lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân.
Cũng do không có sự quản lý thống nhất mà mỗi ngành chức năng ra vănbản hướng dẫn quản lý riêng của ngành mình, không tránh khỏi tình trạng vănbản chồng chéo, trái ngược nhau, khiến cho các doanh nghiệp nhận gia cônggặp nhiều khó khăn, thiệt hại không đáng có Trường hợp công ty du lịchBình Dương ký hợp đồng gia công sử lý 500 tấn mạng điện tử cũ quá hạn vớicông ty Jonwa enterprise Co.Ltd - Đài Loan đã được Bộ Thương mại đồng ýbằng văn bản số 957 ngày 1/3/1998, đến khi nhận hàng về tiến hành gia công,phân loại thì Cục bảo vệ môi trường yêu cầu đình chỉ và tiêu huỷ ngay sốnguyên liệu trên Điều trên xảy ra là do trong điều 29 Luật Bảo vệ môi trườngđã quy định: các mạng điện tử đã qua sử dụng là các chất thải bị cấm nhậpkhẩu vì có chứa chất độc hại Vậy mà các ngành chức năng quản lý như BộThương mại, Hải quan vẫn để cho số chất thải này lọt vào trong nước mộtcách hợp pháp và hậu quả là công ty phải chi phí thêm tiền để tiêu huỷ và nạnô nhiễm môi trường trong nước vì thế mà tăng lên.
+ Một hạn chế khác của phương thức gia công là hiệu quả kinh doanhthấp, gây cản trở cho sự phát triển của các ngành kinh tế với các mặt hàngxuất khẩu mũi nhọn như ngành may mặc, giày dép, cơ khí lắp ráp,
Đây là hạn chế do bản thân phương thức gia công đem lại Do thiếu vốnđầu tư mà các doanh nghiệp của ta lựa chọn phương thức gia công mà thựcchất là bán sức lao động với giá rẻ, nên hiệu quả thu về thấp Ví dụ như côngty xuất nhập khẩu may Nhà Bè trong doanh thu 30 triệu USD, tiền nguyênphụ liệu của nước ngoài đã là 28 triệu USD, tiền gia công chỉ còn 2 triệu
Trang 38USD Một số doanh nghiệp may bị các thương nhân nước ngoài lợi dụng tínhthời vụ trong ngành may để ép giá gia công với mức giá rẻ hơn 20% so vớigiá thông thường hoặc còn thấp hơn nữa: một chiếc áo Jacket thông thường cótiền công khoảng 3 USD/1 áo, có nơi cần việc đã phải ký với giá 1,3 đến 1,7USD/1 áo Giá gia công giầy thể thao với Đài Loan tính đồng loạt 0,7 USD/1đôi không kể đến mẫu mã đơn giản hay phức tạp Vì vậy nếu chỉ trông vàokim ngạch xuất khẩu hàng gia công mà đánh giá một ngành hàng đem lại hiệuquả kinh tế cao thì đó là sai lầm Thực chất đời sống của người lao động làmhàng gia công hiện nay rất thấp, sức lao động bị bóc lột nặng nề, nhất là trongcác xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, thu nhập của công nhân ngành mayở xí nghiệp làm ăn khá giả chỉ đạt khoảng 480 USD/người/năm Tươngđương tiền lương 1 tháng của công nhân may ở Hàn Quốc hoặc Đài Loan,trong khi tay nghề của người lao động Việt Nam không hề thua kém.
Chính vì hiệu quả kinh doanh thấp nên phần đầu tư trở lại để tái sản xuấtmở rộng rất hạn chế.
+ Việc chuyển đổi phương thức gia công thông thường sang phươngthức “mua đứt, bán đoạn” chưa được chú trọng Thực tế các doanh nghiệplàm gia công cũng muốn tìm cách để thoát khỏi tình trạng làm thuê, bán sứclao động với giá rẻ mạt Phương thức “mua nguyên liệu bán sản phẩm” rõràng là mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phát huy được tính chủ động sángtạo của công nhân viên và tận dụng được công suất máy móc Nhưng khichuyển sang phương thức này thì cần phải có vốn lưu động lớn và chịu nhiềurủi ro hơn Theo quy định hiện nay cứ nhập 1 triệu USD nguyên phụ liệu thìxí nghiệp phải tạm ứng 30% tiền thuế, sau một vòng sản xuất (thường là 3tháng) số giá trị tăng thêm đem trả lãi ngân hàng cũng gần hết, so đi tính lạikhông hơn làm gia công bao nhiêu Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp đã chuyểnsang phương thức này một thời gian rồi lại quay về phương thức gia côngthông thường Cho nên khả năng tập dượt để xâm nhập thị trường mới thôngqua phương thức gia công ở nước ta hiện nay thực tế là không đem lại hiệuquả được bao nhiêu Khách hàng tiêu thụ chính các mặt hàng may mặc, giầyda, túi xách của ta trên thế giới hầu hết lại không phải là người đặt hàng trựctiếp mà thông qua trung gian Một đôi giầy thể thao Đài Loan thuê ta giacông, cả chi phí nguyên vật liệu + tiền công chưa đến 20 USD mà giá bánsang các nước Tây Âu tới 35 đến 40 USD, lấy ví dụ một sản phẩm xuất khẩulà áo sơ mi nếu hàng năm ta xuất khẩu khoảng 840 triệu sản phẩm với giá bán
Trang 393,4 USD/chiếc (theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm) thì cóthể thu được gần 3 tỷ USD/năm, còn nếu làm gia công như hiện nay thì chỉthu được gần 600 triệu USD/năm Vì vậy yêu cầu chuyển đổi phương thức giacông cho có hiệu quả cao hơn tiến tới chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ chủ yếubằng cách xuất khẩu trực tiếp luôn được đặt ra một cách bức xúc đối với tất cảcác doanh nghiệp kinh doanh gia công xuất khẩu hiện nay.
+ Một hạn chế khác nữa là do bị phụ thuộc quá nhiều vào đối tác nướcngoài về việc cung cấp nguyên vật liệu nên chúng ta chưa chú trọng đến côngnghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ, chất lượng và số lượng nguyên vậtliệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩmgia công Nguyên nhân sâu xa là do ta thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, côngnghệ tiên tiến vào các ngành sản xuất nguyên liệu như ngành dệt, thuộc da, cơkhí chế tạo, cũng do thiếu vốn và thiếu thông tin nên đầu tư một cách chắpvá, không đồng bộ hoặc đầu tư ồ ạt vào một loại thiết bị gây nên sự lãng phí.Hiện nay các ngành may mặc và đồ da bị phụ thuộc hơn 80% nguyên liệuchính vào nước ngoài Đối với phương thức gia công thì tỷ lệ hàng ngoại nhậpquá cao trong sản phẩm Điều này gây ra hai hậu quả không tốt đó là: hiệuquả kinh tế thấp; tỷ lệ hàng nhập quá cao trong sản phẩm sẽ không đượchưởng quy chế tối huệ quốc khi xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Mỹ,EU Ví dụ với hàng may mặc quy chế tối huệ quốc của Mỹ quy định trongtừng sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ thì phần đóng góp của nước xuất khẩukhông được dưới 35% trị giá Vậy mà hàng gia công của chúng ta vẫn chủyếu là nhập ngoại nguyên phụ liệu Vì vậy việc giảm dần tỷ lệ nguyên phụliệu nhập ngoại, thay bằng sản xuất trong nước đang là yêu cầu cấp báchtrong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế hướng về xuất khẩu.
2.3.2 Một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam.
- Về chính sách và cơ chế quản lý: cần ban hành thống nhất các văn bảnvề quản lý gia công tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các hợp đồng giacông với nước ngoài đồng thời hướng các hoạt động gia công của doanhnghiệp theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan thương mạiở nước ngoài và các cơ quan quản lý liên quan để có sự trao đổi, thông tin vềkahchs hàng và thị trường nhằm đảm bảo ổn định các điều kiện về gia công,hạn chế cạnh tranh không lành mạnh tạo cơ hội cho khách hàng ép giá gia
Trang 40công Trên cơ sở đó nâng cao uy tín thương mại, chất lượng hàng gia công vàtay nghề cho người lao động.
- Nhà nước cần có chính sách và giải pháp trước mắt để khuyến khíchđầu tư, không phân biệt các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp gia công cóhiệu quả cần được uy tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thời Nhà nước cần bổ sung Luật đầu tưtrực tiếp (FDI) của nước ngoài theo hướng khuyến khích đầu tư sản xuất cácnguyên liệu đang phải nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu Các ngành may mặcvà giầy da ở các vùng có nhiều lợi thế thì nên hạn chế cấp giấy phép đầu tư100% vốn nước ngoài mà nên khuyến khích đầu tư trong nước để các kháchhàng nước ngoài tự tìm đến mà không phải qua khâu trung gian là các dự ánđầu tư nước ngoài.
- Có các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực có tay nghề, nghiệp vụcao Đây là một trong những nội dung chủ đạo của chiến lược công nghiệphoá theo quan điểm mới của Đảng và Nhà nước Việc thu hút lao động dưthừa ở nông thôn vào hoạt động gia công hàng xuất khẩu cần phải tiến hànhđào tạo có hệ thống ngắn, dài hạn để có được đội ngũ lao động có kiến thức,tay nghề.
- Tăng cường cải cách hành chính và chống tham nhũng, gây phiền hàcho đầu tư, kinh doanh, gia công xuất nhập khẩu hàng hoá trong các ngànhphục vụ quản lý xuất nhập khẩu.
Nội dung của cải cách hành chính phải được thực hiện đồng bộ và ănkhớp với các cải cách về kinh tế Cải cách hành chính phải vừa sắp xếp lại tổchức, phải vừa đổi mới về quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các đầu mối,các cửa trong việc làm thủ tục khai báo, xét duyệt đầu tư, cho vay đầu tư, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý ở mọi ngành, mọi cấp.
Đó là một số giải pháp vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có tác dụng lâu dàinhằm nâng cao hiệu quả hoạt động gia công quốc tế ở Việt Nam góp phầnphát huy được tiềm năng kinh tế đất nước, thực hiện thành công sự nghiệpcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
3-/THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNGXUẤT KHẨU.
3.1 Quá trình thực hiện chế độ quản lý đối với hoạt động gia công những phát sinh và vướng mắc.