Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 80 - 84)

2. Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ.

5.3.Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu.

Cần đơn giản hoá các thủ tục nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu, bản vẽ cho hợp đồng gia công hiện vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các hợp đồng gia công xuất khẩu có thời hạn ngắn.

Đơn giản thủ tục hoàn thuế và xây dựng mức thuế chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu,...

Đó là những biện pháp cơ bản nhằm tăng quy mô sản xuất hàng gia công nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu của nền kinh tế. Nhưng cũng cần phải có những biện pháp chuyển dần từng bước từ hoạt động gia công sang xuất khẩu trực tiếp trong những năm tới.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó có hoạt động gia công hàng xuất khẩu đã giúp chúng ta tham gia một cách chủ động và tích cực vào quá trình phân công lao động và trao đổi buôn bán quốc tế, tạo được cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và nền kinh tế các nước trên thế giới.

Mỗi phương thức kinh doanh buôn bán quốc tế đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, điều quan trọng là mỗi nước khi tham gia vào mậu dịch quốc tế phải biết phát huy những mặt tích cực và có những biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực của mỗi phương thức nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

Những năm gần đây, hoạt động gia công hàng xuất khẩu ở nước ta được chú trọng phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời gian tới, với chiến lược coi gia công hàng xuất khẩu là mũi nhọn trong hoạt động kinh tế đối ngoại, một mắt xích quan trọng để thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu.

Thông qua đề tài em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phương thức kinh doanh gia công quốc tế để làm cơ sở lý luận cho việc tiếp tục phát triển phương thức kinh doanh này ở Việt Nam, phát huy được những lợi thế sẵn có của đất nước.

Đề tài tập hợp được một vài kinh nghiệm hoạt động gia công quốc tế ở nước ngoài vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam để có thể chọn bước đi và quy mô hợp lý cho hoạt động này.

Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình gia công ở Việt Nam, đề tài đã nêu lên được những mặt hạn chế, những tồn tại và đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng yếu kém của hoạt động gia công hàng xuất khẩu ở nước ta nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phương thức kinh doanh gia công, góp phần thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu.

Đề tài cũng đã góp phần nhỏ trong việc đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện chế độ quản lý Nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu trên cơ sở yêu cầu tháo gỡ những khó khăn vương mắc trong công tác quản lý nhằm góp phần cải cách thủ tục hành chính trong quản lý,...

Những vấn đề được đề cập đến trong đề tài còn ở trong phạm vi hẹp, tính khái quát chưa cao. Để có thể giải quyết một cách toàn diện, triệt để những vấn đề đã nêu trong đề tài còn cần phải được nghiên cứu sâu rộng hơn nữa cả về lý luận và thực tiễn, chắc chắn sẽ đóng góp được nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế nói chung và hoạt động gia công nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 80 - 84)