Về phương thức gia công.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 35 - 36)

B. Theo Quyết định số 833 TM/TCCB ngày 17/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về chuyển giao một số nhiệm vụ từ Vụ xuất nhập khẩu sang:

2.2.4. Về phương thức gia công.

Trước đây việc nhận gia công của các doanh nghiệp chỉ thuần tuý là làm công (nhập toàn bộ nguyên, phụ liệu kể cả bao bì). Nhưng thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp không chỉ bỏ sức lao động và còn bỏ vốn đầu tư thêm để sản xuất hay mua nguyên liệu sẵn có trong nước tăng tỷ lệ “nội địa hoá” trong sản phẩm gia công. Đây là hướng đi đúng nhằm phát huy triệt để các lợi thế của Việt Nam trong kinh doanh gia công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, dần dần thoát khỏi tình trạng làm thuê bán sức lao động thông thường,...

Trong ngành gia công giày: hiện nay các doanh nghiệp đã cung cấp được phần lớn nguyên, phụ liệu như đế giầy, bồi vải,... hoặc công cụ sản xuất như dao chặt để đảm bảo được cấp form A khi xuất khẩu sang thị trường EU, Canada, Nauy,... Việc nhập nguyên, phụ liệu chỉ còn 30 đến 35% chủ yếu là da, nhãn mác, vải,...

Hàng dệt may: nhiều công ty như dệt Thành Công, dệt Thắng Lợi,... đã cung cấp được phần lớn nguyên phụ liệu (vải) do chính công ty sản xuất và hiện nay các doanh nghiệp này đã chuyển hẳn sang phương thức “mua nguyên liệu, bán sản phẩm”: bên đặt gia công chỉ cung cấp mẫu mã hoặc đưa ra các yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy kim ngạch gia công hàng dệt may không ngừng tăng lên.

Đối với gia công giấy vàng mã thì chủ yếu sử dụng nguyên liệu trong nước (giấy dó). Bên đặt gia công chỉ cung cấp một số phụ liệu hoá chất để hoàn tất sản phẩm. Vì vậy phí gia công kể cả nguyên liệu lên tới 360 đến 369 USD/tấn (trong đó giá trị nguyên liệu là 300 đến 310 USD/tấn).

Ngoài việc các doanh nghiệp tự cung cấp một lượng nguyên phụ liệu nhất định để tăng phí gia công, trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phương thức nhập khẩu nguyên phụ liệu từ một nước khác theo đúng mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng do bên đặt gia công yêu cầu. Sau khi hoàn thành việc gia công, sản phẩm được xuất khẩu 100% theo chỉ định của bên đặt gia công. Ví dụ như việc gia công quần áo bằng sợi Acrylic giữa công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn với khách hàng Ba Lan, nguyên liệu sợi Acrylic chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Hoặc là sử dụng phương thức gia công chuyển tiếp tức là sử dụng sản phẩm gia công của doanh nghiệp khác làm nguyên liệu gia công của đơn vị mình. Ví dụ như sử dụng đế giầy, vải bồi, mút xốp để gia công giầy, sử dụng sợi làm hàng dệt may.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w