Việc xử lý, tiêu huỷ đối với phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 48 - 49)

B. Theo Quyết định số 833 TM/TCCB ngày 17/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về chuyển giao một số nhiệm vụ từ Vụ xuất nhập khẩu sang:

3.1.3.Việc xử lý, tiêu huỷ đối với phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm.

Trong quá trình gia công hànghoá bao giờ cũng phát sinh ra một số sản phẩm không đủ quy cách, phẩm chất do sự cố kỹ thuật, điều kiện tay nghề,... Số hàng hoá này đương nhiên là không thể trả cho chủ hàng được. Nếu để lại tiêu thụ nội địa thì phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác, nhiều khi còn cao hơn giá trị hiện có của hàng hoá. Quyết định 126/TCHQ-QĐ Điều 12 quy định: nguyên phụ liệu thừa, sản phẩm thứ phẩm nếu không còn sử dụng được thì lập Hội đồng cho huỷ theo đúng quy định, không thu thuế nhập khẩu. Hội đồng huỷ sản phẩm bao gồm:

- Đại diện hải quan nơi mở sổ theo dõi hợp đồng gia công. - Đại diện Cục thuế địa phương.

- Đại diện doanh nghiệp nhận gia công.

- Đại diện Sở khoa học CN-MT (nếu hàng huỷ bỏ gây độc hại). - Đại diện bên thuê gia công (nếu họ yêu cầu).

Trên thực tế ở các xí nghiệp gia công hiện nay, số phế liệu, thứ phẩm không phải là hoàn toàn không có giá trị mà có những loại vẫn có giá trị và tái

sử dụng được, nếu đem tiêu huỷ thì rất lãng phí. Nhiều doanh muốn tận dụng nhưng không chịu được mức thuế nhập khẩu cao nên đành phải đưa số nguyên vật liệu thứ phẩm này đi tiêu huỷ.

Mặt khác, có những loại phế liệu cần được tiêu huỷ ngay để khỏi gây ô nhiễm môi trường hoặc mất công sức bảo quản, nơi chứa gây nên lãng phí không đáng có, nhưng vẫn phải chờ có đầy đủ các Ban bộ chức năng tới chứng kiến mới được phép huỷ, gây mất thời gian, lãng phí cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 48 - 49)