0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Vấn đề về thanh khoản hợp đồng gia công.

Một phần của tài liệu 1 SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU.DOC (Trang 54 -56 )

2. Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ.

3.1.6. Vấn đề về thanh khoản hợp đồng gia công.

Thanh khoản hợp đồng gia công là công đoạn kết thúc của một hợp đồng gia công được tiến hành giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Căn cứ vào số lượng và định mức tiêu hao nguyên phụ liệu nhập khẩu, tỷ lệ hao hụt cho phép, số thành phẩm thực tế đã xuất khẩu. Khi hợp đồng kết thúc, cơ quan hải quan tiến hành thanh khoản hợp đồng gia công.

Đây là một khâu trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu. Theo quy định của Thông tư 03/2000/TT-TCHQ ngày 29/8/2000 quy định: doanh nghiệp phải tổng hợp quyết toán với cơ quan hải quan về số lượng nguyên phụ liệu gia công nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu, nguyên phụ liệu hư hỏng thừa thiếu trong phạm vi 3 tháng kể từ khi kết thúc hợp đồng gia công (hoặc phụ kiện hợp đồng). Nếu hết thời hạn thì xử phạt theo vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của pháp luật.

Có thể nói khâu thanh khoản hợp đồng gia công là rất quan trọng, nếu không thanh khoản hợp đồng đúng quy định thì các khâu quản lý trước đó là vô nghĩa. Đây là một biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu. Có thanh khoản kịp thời thì cơ quan hải quan mới biết được số nguyên phụ liệu có phục vụ mục đích gia công hay không từ đó có biện pháp xử lý kịp thời với những hành vi gian lận, trốn thuế, tuồn hàng vào nội địa trái phép,...

Nhưng trong thực tế, vấn đề thanh khoản hợp đồng được giải quyết như thế nào?

Trong năm 1998 tại hải quan Hà Nội có 283 hợp đồng gia công xuất nhập khẩu của gần 60 doanh nghiệp đã thực hiện xong, nhưng mãi tới 3/1999 mới chỉ có 20 hợp đồng được cân đối các thông số trình cơ quan hải quan để thanh khoản. Một số công ty như: công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex) chưa thanh khoản được một hợp đồng nào trong số 30 hợp đồng đã thực hiện xong năm 1998. Công ty May 10: 23 hợp đồng, công ty May 20: 10 hợp đồng,... Số hợp đồng không chỉ tồn trong một năm mà còn tồn đọng kéo dài nhiều năm.

+ Về phía doanh nghiệp.

- Hầu hết các doanh nghiệp làm hàng gia công đều không chủ động thanh khoản ngay khi kết thúc hợp đồng gia công mà thường đợi cơ quan hải quan thông báo rồi mới bắt đầu thực hiện.

- Thường thì một hợp đồng gia công thường có rất nhiều mẫu mã, kích cỡ, chủng loại được xuất nhập khẩu làm nhiều đợt, nhiều tơ khai, mỗi mẫu mã, chủng loại lại có một định mức khác nhau cho nên để có số liệu xuất trình cơ quan hải quan doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, mới có thể thống kê được. Vướng mắc này hiện nay đã được khắc phục bởi Thông tư 03, theo quy định của Thông tư thì thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công hiện nay được kéo dài 3 tháng chứ không phải 45 ngày như trước đây.

- Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp đưa ra là thời điểm kết thúc hợp đồng gia công thường vào cuối năm nên các doanh nghiệp bị lôi cuốn vào mùa vụ lộn xộn do vậy đã không chú trọng đến thanh khoản hợp đồng đúng hạn,...

+ Về phía cơ quan quản lý.

Số hợp đồng gia công ùn tắc không được thanh khoản là do chưa chú trọng đến khâu thanh khoản, đổ mặc cho doanh nghiệp thanh khoản được đến đâu hay đến đó. Công tác thanh khoản chỉ mang tính hình thức. Mặt khác việc chậm trễ việc thanh khoản không được sử phạt nghiêm minh,...

Việc thanh khoản hợp đồng gia công gặp nhiều khó khăn chậm trễ là do: - Các cơ quan quản lý chưa có những ràng buộc để doanh nghiệp đến thanh khoản hợp đồng gia công đúng hạn.

- Thực tế công việc thanh khoản hợp đồng gia công là một trong những khâu phức tạp nhất, phải tính toán nhiều nhất và cũng rễ sai sót nhất đòi hỏi nhân viên thực hiện phải có trình độ chuyên môn sâu, phải có kiến thức tổng hợp về thương phẩm, ngoại thương, ngoại ngữ,...

Ví dụ: để thanh khoản phụ kiện số 02 hợp đồng DG-250693 của C.ty da giày Hải Phòng xuất khẩu 2,8 triệu đôi giầy nữ phải đọc qua 423 tờ khai xuất nhập khẩu, hợp đồng này sử dụng 45 loại nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất 539 cỡ mã giấy khác nhau. C.ty May 10 Hà Nội một năm sản xuất khoảng 5 triệu áo sơ mi bao gồm 1.300 cỡ mã, sử dụng hàng trăm chủng loại nguyên vật liệu nhập khẩu,... Như vậy là công việc này là rất phức tạp.

- Việc giải quyết nguyên phụ liệu thừa sau khi thanh khoản khá phức tạp. Ngoài các trường hợp xử lý trong Quyết định 126/TCHQ-QĐ cũng như trong Thông tư 03/TT-TCHQ còn có các trường hợp như:

Một số mặt hàng không phù hợp với thị hiếu của chủ hàng nên ra lệnh không tiếp tục sản xuất nữa vì vậy mà một số sản phẩm đã được sản xuất ra cùng với nguyên vật liệu không biết giải quyết thế nào, trả lại thì chủ hàng không nhận, bán trong nước thì không được phép, hoặc là không chịu được mức thuế nhập khẩu, huỷ thì quá lãng phí. Hoặc có trường hợp hàng đã sản xuất xong nhưng bên đối tác bị phá sản nên phí gia công chưa nhận được còn hàng thì không biết giao cho ai,...

Mặc dù việc thanh khoản hợp đồng gia công gặp nhiều khó khăn, nhưng việc thanh khoản hợp đồng gia công thì không thể không làm vì có thanh khoản thì mới quản lý chặt chẽ được đầu vào, đầu ra của hàng gia công nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công cũng như hiệu quả của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 1 SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU.DOC (Trang 54 -56 )

×