Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu, khai thác tối đa những

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 66 - 67)

2. Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ.

1.1. Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu, khai thác tối đa những

lược phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu, khai thác tối đa những lợi thế so sánh của đất nước.

Bước vào thập kỷ 80 các nước ASEAN bị làn sóng tự do hoá thương mại trên thế giới tác động, bị sức ép của một nền kinh tế trong nước còn yếu kém, bị lôi kéo bởi những kinh nghiệm đã có được của các nước áp dụng mô hình kinh tế hướng ngoại như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Trong tình hình ấy các nước ASEAN bắt đầu áp dụng chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu, khai thác tối đa lợi thế so sánh. Đặc điểm nổi bật trong kết cấu xuất khẩu của ASEAN là kết hợp giữa các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, các sản phẩm tốn nhiều lao động như dệt, may mặc với các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Nhờ vậy mà kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN đã tăng vọt. Thái Lan năm 1980 xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD đến 1986 đã xuất khẩu gần 10 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% hàng năm; Malaysia năm 1976 tổng trị giá xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD đến 1992 đã tăng tới gần 26 tỷ USD. Trong tổng giá trị xuất khẩu nêu trên một phần không nhỏ là giá trị hàng gia công xuất khẩu.

Hầu hết các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Italia đều đã sử dụng ngành may mặc làm đòn bảy chiến lược để phát triển nền kinh tế trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, đến những năm của thập kỷ 60,70 mới chuyển dần nghề may công nghiệp sang các nước có nguồn nhân lực dồi dào, giá lao động rẻ. Vài năm gần đây các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc đã ngừng phát triển ngành may chuyển sang thuê gia công tại các nước khu vực Đông Nam Á nhằm tận dụng giá nhân công rẻ, vốn đầu tư ít, thu lãi cao.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam với những lợi thế về nhiều mặt, đặc biệt có lực lượng lao động dồi dào đã và sẽ trở thành nơi có hoạt động gia công hàng xuất khẩu phát triển mạnh. Trước hết chúng ta cần tập trung phát triển các ngành may mặc, dày dép, cơ khí lắp ráp,... vì các ngành này sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tư ít, có thể sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhu cầu thị trường đòi hỏi lớn. Về lâu dài, cần phải xây dựng chiến lược ưu tiên cho xuất

khẩu trực tiếp, định ra quy mô và bước đi thích hợp cho hoạt động gia công, không quá chú trọng phương thức gia công hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w