Quản lý đối với nguyên phụ liệu dư thừa trong gia công xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 44 - 48)

B. Theo Quyết định số 833 TM/TCCB ngày 17/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về chuyển giao một số nhiệm vụ từ Vụ xuất nhập khẩu sang:

3.1.2. Quản lý đối với nguyên phụ liệu dư thừa trong gia công xuất khẩu.

Trong quá trình gia công hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể sẽ dư thừa ra một số nguyên phụ liệu. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân: có thể do định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thoả thuận trong hợp đồng cao hơn so với thực tế; có thể do doanh nghiệp gia công đã không xuất số sản phẩm tương ứng với nguyên phụ liệu đã nhập khẩu; có trường hợp do doanh nghiệp đã cải tiến thao tác, tiết kiệm triệt để số nguyên phụ liệu trong tỷ lệ hao hụt cho phép, vì thế đã rơi ra số nguyên phụ liệu. Việc giải quyết số nguyên phụ liệu thừa này đã được quy định rất linh hoạt. Có thể xuất trả chủ hàng nước ngoài; chuyển sang hợp đồng sau; để lại tiêu thụ nội địa; biếu tặng các tổ chức từ thiện; tiêu huỷ nếu không còn sử dụng được.

Riêng trường hợp nguyên phụ liệu dư thừa được tiêu thụ nội địa thì theo Quyết định 126/TCHQ-QĐ, hải quan yêu cầu phải nộp thuế nhập khẩu. điều này đã gây ra tranh cãi, bất đồng giữa các doanh nghiệp làm hàng gia công và các cơ quan quản lý, và cả giữa các cơ quan quản lý với nhau. Vì điều này liên quan đến một chỉ tiêu là tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu cho phép.

- Trong gia công các mặt hàng, nhất là mặt hàng may mặc, đồ da, hai bên ký hợp đồng bao giờ cũng thoả thuận một tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu nhất định để bù đắp phần nguyên phụ liệu bị lỗi, bị hư hỏng trong quá trình sản xuất.

Ví dụ: trong hợp đồng số G0072 ký ngày 20/8/1999 giữa C. ty May 20 với Kanematsu coporation - Nhật để gia công 2.200 chiếc áo sơ mi quy định:

Tên vật tư Đơn vị tính Định mức 1 áo Nhu cầu (+3% hao hụt)

Vải chính m 2,5 5.665

Vải lót m 0,7 1.586

Cúc đính cái 20 45.320

Như vậy hao hụt trong gia công là một thực tế phải chấp nhận nhưng hao hụt ở mức nào là phù hợp? Cần tách cả hai khuynh hướng là định tỷ lệ hao hụt cao hơn thực tế để trốn thuế nhập khẩu hoặc định tỷ lệ hao hụt thấp hơn mức hao hụt thực tế làm giảm hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, trên giác độ quản lý cần thiết phải định ra mức tỷ lệ hao hụt cho phép đối với từng loại mặt hàng gia công cụ thể trên cơ sở tính toán một cách khoa học, khách quan và phù hợp với điều kiện kỹ thuật và tay nghề của các doanh nghiệp gia công ở Việt Nam. Vậy cơ quan nào sẽ là người định ra tỷ lệ hao hụt này?

Cho đến nay trong tổng số gần một trăm mặt hàng gia công mà các doanh nghiệp Việt Nam đang làm cho nước ngoài mới có một văn bản số 1752/CV-KHĐT ngày 20/5/1998 của Bộ Công nghiệp đưa ra tỷ lệ hao hụt cho phép đối với hàng may mặc là từ 2%-3% còn các mặt hàng khác thì chưa có. Tuy nhiên vấn đề này cũng chưa rõ ràng, phải chăng là ngoài định mức được quy định trong hợp đồng gia công, doanh nghiệp đương nhiên được hưởng một tỷ lệ hao hụt là 2% đến 3% hay là doanh nghiệp chỉ được hưởng tỷ lệ này khi nguyên liệu bị lỗi, hoảng thật sự. Sau khi Tổng cục Hải quan đưa ra những vướng mắc trên, ngày 24/9/1977 Bộ Công nghiệp đã ra tiếp văn bản số 3338/CV-KHĐT có ý kiến về một số vấn đề xung quanh việc quản lý hàng gia công trong đó có quy định tỷ lệ hao hụt một số mặt hàng như sau:

+ Đối với hàng dệt may, da giầy bao gồm các loại vải, vải dệt kim, da nguyên liệu, tỷ lệ hao hụt là 3%.

+ Đối với mặt hàng khăn bông, khăn tắm, tỷ lệ hao hụt là 2%. + Đối với các loại phụ liệu, tỷ lệ hao hụt là 4%.

Căn cứ để quyết toán hợp đồng là định mức đã được thoả thuận trong hợp đồng ngoại cộng với tỷ lệ hao hụt cho phép. Trường hợp tỷ lệ hao hụt vượt quá mức quy định trên thì các doanh nghiệp có công văn giải trình gửi Bộ Công nghiệp và Tổng cục Hải quan kèm theo các hợp đồng đã ký kết để giải quyết. Tỷ lệ hao hụt như trên được áp dụng với cả loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Với quy định mới này của Bộ Công nghiệp thì rõ ràng là ngoài định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong hợp đồng ngoại, doanh nghiệp đương nhiên được tính thêm số nguyên vật liệu theo tỷ lệ hao hụt cho phép vào tổng số nguyên vật liệu nhập khẩu khi kết thúc hợp đồng. Ở đây Bộ Công nghiệp đã không tính đến hai vấn đề.

- Nếu trong hợp đồng không thoả thuận gì về tỷ lệ hao hụt mà tỷ lệ này ngầm xác định trong định mức của từng đơn vị sản phẩm rồi thì liệu doanh nghiệp nhận gia công có được bên đặt gia công gửi thêm số nguyên phụ liệu trong tỷ lệ hao hụt cho phép như quy định của Bộ Công nghiệp không?

- Đã định ra tỷ lệ hao hụt cho phép, nghĩa là những hợp đồng nào quy định mức hao hụt cao hơn thì khi thanh khoản hợp đồng phải hạ xuống đúng với mức “cho phép”, còn nếu hợp đồng nào quy định mức hao hụt thấp hơn (vì đã có mức hao hụt ngầm hiểu trong hợp đồng giữa các bên) thì phải chấp nhận theo mức trong hợp đồng, không có cách gì để buộc bên đặt gia công phải chấp nhận theo mức trong hợp đồng, không có cách gì để buộc bên đặt gia công phải chấp nhận tỷ lệ hao hụt của một bên đưa ra.

Nếu có trường hợp tỷ lệ hao hụt trong hợp đồng gia công quy định thấp hơn mức hao hụt trên thực tế, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đó là sự non yếu nghiệp vụ của bên nhận gia công trong khi ký hợp đồng gia công. Khi đó doanh nghiệp phải tự gánh chịu chứ không thể bắt Nhà nước phải chịu thay doanh nghiệp được.

Liên quan đến tỷ lệ hao hụt nói trên là vấn đề thuế đối với phần nguyên phụ liệu tiết kiệm được trong tỷ lệ hao hụt này. Đây là vấn đề chưa có chỗ dựa pháp lý bằng văn bản nên vẫn còn nhiều tranh cãi.

+ Đối với doanh nghiệp: hầu hết đều cho rằng số nguyên phụ liệu này là do công sức, mồ hôi của cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc và đấu tranh với chủ hàng nước ngoài. Khi xây dựng định mức thì Nhà nước lại thu thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu dư thừa này là bất hợp lý, không khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trình độ, tay nghề, hợp lý hoá sản

xuất và tiết kiệm nguyên phụ liệu. Điều này có nên để cho cơ quan thuế thu thuế nếu doanh nghiệp tiêu thụ tại thị trường nội địa số nguyên phụ liệu đó.

+ Theo quan điểm của Bộ Tài chính tại công văn số 754/TCT-NV3 ngày 13/12/1998 trả lời Tổng cục Hải quan về việc sử lý thuế đối với nguyên phụ liệu dôi ra trong số 2 đến 3% tỷ lệ hao hụt trong hợp đồng gia công với nước ngoài Tổng cục thuế có ý kiến như sau: “Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về xử lý hoàn thuế đối với nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu đều quy định: việc xác định số nguyên phụ liệu tiêu hao sản xuất hàng xuất khẩu dựa trên định mức được duyệt và căn cứ vào mức tiêu hao thực tế”.

Như vậy, đối với phần nguyên phụ liệu dôi ra do tiết kiệm trong tỷ lệ hao hụt sẽ không được tính vào phần nguyên phụ liệu tiêu hao để sản xuất sản phẩm, nếu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn hải quan các địa phương thực hiện như sau:

Sau khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công, nếu doanh nghiệp tiêu thụ nội địa số nguyên phụ liệu dôi ra do tiết kiệm được trong tỷ lệ hao hụt cho phép thì phải khai báo với hải quan nơi mở sổ theo dõi để làm thủ tục nhập khẩu như hàng nhập khẩu bình thường và khai trên tờ khai phi mậu dịch việc áp dụng giá, áp dụng thuế thực hiện theo các quy định hiện hành tại thời điểm mở tờ khai. Việc nộp thuế áp dụng cho cả những hợp đồng gia công đã thanh khoản có phần nguyên phụ liệu dôi ra, doanh nghiệp đã tiêu thụ nội địa nhưng chưa nộp thuế nhập khẩu.

Quan điểm của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp coi tỷ lệ hao hụt là phần cấu thành trong sản phẩm, nên doanh nghiệp đương nhiên được sử dụng và không phải nộp thuế nhập khẩu.

Như vậy, hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm về việc có hay không phải nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu tiết kiệm được trong tỷ lệ hao hụt cho phép. Thực ra số nguyên phụ liệu dư thừa này chủ yếu phát sinh trong khi gia công hàng may mặc, đồ da. Nếu như định mức tiêu hao nguyên phụ liệu đã tính toán kỹ thì người thợ khi làm khéo sẽ thừa ra một số nguyên phụ liệu và họ được hưởng là điều không bàn cãi. Nhưng nếu như doanh nghiệp ký một hợp đồng lớn có hàng vạn sản phẩm chỉ cần định mức xây dựng cao hơn thực tế chút ít thì tổng số chênh lệch sẽ không nhỏ. Ví dụ như trường hợp C.ty May 10 - Hà Nội ký hợp đồng số 9501/GARCO-LEI (30/9/2000) qua thanh

khoản thừa ra 51.174 yards vải chính; C.ty Cofectimex - Hà Nội trong hợp đồng số 06/CON-HAB/93 ký ngày 5/10/95 sau khi thanh khoản thừa ra số nguyên phụ liệu tương đương với 436.050 chiếc túi.

Như vậy, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu là hợp lý, vì thực chất số nguyên vật liệu thừa này có được là do định mức cao hơn so với thực tế.

Nhìn chung, nổi cộm vẫn là vấn đề xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, giữa các định mức trong thực tế với các định mức lợi dụng để khai cao hơn thực tế. Ý kiến mới nhất của Bộ Tài chính tại công văn số 3274 TC/TCT ngày 13/9/1999 vẫn là thu thuế triệt để vì “thực tế hiện nay việc quản lý định mức nguyên liệu, vật tư đối với hình thức gia công hàng xuất khẩu chưa chặt chẽ. Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tình hình giá cả thị trường nội địa và vẫn đảm bảo có lợi khi giảm được tỷ lệ hao hụt và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nhập khẩu (vì thuế nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trên giá trị nguyên liệu, vật tư) nên Bộ Tài chính chấp nhận hao hụt cho phép nhưng phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác có liên quan theo quy định hiện hành”.

Như vậy, là quy định này vẫn không làm thoả mãn ý kiến của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w