Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 67 - 69)

2. Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ.

1.3. Đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế trên cơ sở huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.

sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.

Các nước mới phát triển đều sử dụng nguồn tư bản nước ngoài làm đòn bẩy trực tiếp cho phát triển kinh tế. Ở Thái Lan chính sách đầu tư luôn được

sửa đổi phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thời kỳ từ 1987 đến nay, Thái Lan khuyến khích mạnh mẽ việc đầu tư cho các dự án làm hàng xuất khẩu, những công ty nào có 50% số sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm phần lớn cổ phần. Riêng ở Singapore và Malaysia Nhà nước không hạn chế tỷ lệ cổ phần của nước ngoài trong các ngành sản xuất, người nước ngoài có thể lập xí nghiệp trong thời gian lâu nhất là 30 năm, được cấp đất với giá rẻ hơn giá thị trường (thường là 50%) nhưng không được quyền sở hữu.

Ngoài ra các nước đều lập ra các khu vực “Mậu dịch tự do” hoặc “khu chế xuất” với mục tiêu chính là kích thích đầu tư tư bản, tăng việc làm, tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu và thu ngoại tệ, thực hiện chuyển giao công nghệ, tăng cường các mối quan hệ quốc tế.

Ở nước ta tính đến 12/1998 số dự án được cấp giấy phép gia công hàng may mặc chiếm khoảng 30% số dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Qua tổng hợp khoảng 110 hợp đồng gia công của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 1998, trị giá gia công ước đạt 440 triệu USD. Trong ngành da giầy hiện nay có khoảng 34 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có 13 xí nghiệp liên doanh với số vốn đầu tư 274 triệu USD, 21 xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với số vốn hơn 33 triệu USD.

Nhìn chung việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu không lớn nhưng cũng đã góp phần giải quyết vấn đề vốn đầu tư, công nghệ sản xuất, và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên về lâu dài Nhà nước cần hạn chế cấp giấy phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực gia công nhất là hàng may mặc, giầy da, vì trong thực tế những mặt hàng này vốn đầu tư không cần nhiều, thời gian đào tạo có tay nghề cao không quá dài, nếu bỏ qua khâu trung gian là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các bên đặt gia công nước ngoài buộc phải tìm đến Việt Nam để ký hợp đồng trực tiếp. Qua đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đào tạo và sử dụng được nhiều lao động hơn, góp phần giải quyết tốt các vấn đề về xã hội. Bên cạnh đó cần mạnh dạn đầu tư, đổi mới khoa học công nghệ trong lĩnh vực gia công để phát triển các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao, hiệu quả kinh tế lớn, dần dần thoát khỏi hình thức gia công đơn thuần. Muốn vậy, phải thu hút tối đa các nguồn vốn trong nước cả nguồn vốn Nhà nước cấp, nguồn vốn vay.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w