Về vấn đề nhãn mác hàng gia công xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 52 - 54)

2. Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ.

3.1.5. Về vấn đề nhãn mác hàng gia công xuất khẩu.

Đây là một vấn đề thực tế tồn tại đã lâu, có thời kỳ đã gây bối rối cho các cơ quan quản lý và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu, đó là việc sử dụng nhãn mác nước ngoài trên sản phẩm gia công.

Trên thế giới, việc sử dụng nhãn mác của các hãng sản xuất đã được quy định thành luật lệ có tính chất pháp lý như: công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá,...

Ở Việt Nam, điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá đã được Chính phủ đặt ra từ đầu thập niên 80, Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp cũng được ra đời và công bố rộng rãi vào tháng 2/1991. Nhưng trong thực tế, việc quản lý nhãn mác lại không chặt chẽ ngay từ khâu nhập khẩu các doanh nghiệp ký hợp đồng không quan tâm đến vấn đề kiểm duyệt về xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu công nghiệp của nhãn mác mình đang sử dụng. Điều này đã trở thành “thói quen” chung của tất cả các doanh nghiệp trong nước. Lợi dụng sự sơ hở này nhiều doanh nghiệp, công ty nước ngoài đã ký hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất hàng gia công có dán nhãn mác không có giấy phép sử dụng - thực chất là làm hàng giả.

Sự việc này đã được chú ý khi một số hãng sản xuất lớn trên thế giới lên tiếng về những vụ làm hàng giả. Để lập lại trật tự này, Bộ Thương mại đã có công văn gửi đến Bộ KHCN & MT, Tổng cục Hải quan, UBND các tỉnh, thành phố đề nghị thông báo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh chấm dứt vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp. Sau đó Tổng cục Hải quan đã có công văn không cho nhập các loại nhãn mác hàng hoá in từ nước ngoài. Do vậy nên một số hàng gia công mang nhãn mác nước ngoài bị ách tắc chờ sự xác minh của phòng sở hữu công nghiệp và kết quả là một số doanh nghiệp đã phải nộp phạt do giao hàng chậm so với quy định trong hợp đồng. Ngày 6/5/1997 Cục sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đã ra văn bản số 213 PC-QL gửi Tổng cục Hải quan và hải quan TP. Hồ Chí Minh về

quản lý hàng hoá xuất khẩu mang nhãn hiệu nước ngoài. Văn bản quy định: đối với hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam có gắn nhãn hiệu, khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan cần yêu cầu chủ hàng chứng minh được hàng hoá xuất khẩu đã được sản xuất hợp pháp về phương diện sở hữu công nghiệp và việc sản xuất đó không vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam của người khác, đồng thời chứng minh được việc nhập khẩu hàng hoá có mang nhãn hiệu vào một nước khác không vi phạm luật nhãn hiệu của nước sở tại.

Căn cứ vào yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp, Tổng cục Hải quan ra văn bản số 173/TCHQ - GSQL ngày 11/4/1997 hướng dẫn mỗi lô hàng xuất đi đều phải xuất trình giấy xác nhận của Cục hay phòng sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá.

Bộ Thương mại cũng quy định tại công văn số 5995/TM-XNK ngày 24/5/1997 quy định nhãn mác phải thể hiện thành một điều khoản trong hợp đồng, đối tác bên nước ngoài phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng nhãn mác.

Những quy định trên về cơ bản là đúng về mặt lý thuyết để ngăn chặn việc sử dụng bừa bãi các nhãn hiệu, ngăn chặn làm hàng giả ở thị trường trong nước cũng như thế giới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì phát sinh những điểm sau:

- Do đặc thù của hoạt động sản xuất hàng gia công, doanh nghiệp của Việt Nam chỉ là người làm thuê, phải tuân thủ mọi quy định của bên đặt gia công về quy cách, phẩm chất, mẫu mã, nhãn hiệu,... Nếu nhãn hiệu của Việt Nam được gắn vào sản phẩm gia công thì bên đặt gia công sẽ không tiêu thụ được hàng của họ và họ không đặt gia công nữa.

- Quy định của hải quan: chủ hàng phải chứng minh việc nhập khẩu hàng hoá có mang nhãn hiệu vào một nước khác không vi phạm luật nhãn hiệu của nước sở tại. Đây là một quy định không cụ thể, thực tế quy định này không có doanh nghiệp nào làm được. Công việc này là do bên đặt gia công chịu trách nhiệm.

- Bộ Thương mại đã quy định nhãn mác là một điều khoản trong hợp đồng gia công nhưng hầu hết các hợp đồng gia công đều không có điều khoản này, nhưng Bộ Thương mại vẫn phê duyệt cho thực hiện hợp đồng.

Thực tế hiện nay vấn đề về nhãn mác hầu như là “thả nổi” cho bên đặt gia công quyết định nhãn mác hàng hoá, và họ phải chịu trách nhiệm về vấn đề quyền sở hữu công nghiệp.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động gia công hàng xuất khẩu.DOC (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w