1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

45 1,4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 343,5 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 1

PHẦN MỘT

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP1 Những quy định chung, mục đích và phương pháp thực tập:

1.1 Những quy định chung:

- Thực hiện Quyết định số 1918/ QĐ-HVHCQG ngày 30 tháng 12 năm2005 của giám đốc Học viện Hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thựctập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy.

- Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính cơ sởThành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Mục đích thực tập:

- Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chức năng,nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan, đơn vị thực tập cũng như nhiệm vụ quyềnhạn của cán bộ, công chức tại nơi thực tập.

- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính Nhà nướcnơi thực tập.

- Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hànhchính liên quan đến cơ quan nơi thực tập.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, thực hành các kỹ năng hành chínhđúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, với yêucầu cụ thể mà cơ quan đến thực tập giao cho.

- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi vớicán bộ nơi thực tập

Trang 2

2 Tình hình thực tập: 2.1 Địa điểm thực tập:

Phòng Văn hóa và Thông tin Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ ChíMinh.

- Trao đổi với cán bộ chuyên môn để nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về văn hóa.

Trang 3

Tuần 4, 5và 6

- Thu thập, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, trao đổi xin ý kiến cán bộ hướng dẫn thực tập về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke.

- Tham gia thực hiện các công việc theo sự phân công của cơ quan thực tập; cùng với cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin tham gia thực hiện một số công việc trọng tâm như: Tổ chức buổinói chuyện chuyên đề “Văn hóa giao tiếp, ứng xử trong đời sống gia đình và cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”; tổ chức lễ phát động ra quân tổng vệ sinh thực hiện nếp sống văn minh đô thị và tuyên truyền không hút thuốc lá nơi công cộng; cùng cán bộ Phòng khảo sát thực tế tình hình thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn Quận.

- Tham gia tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương ngày 23/4/2010 và Lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/4/2010)

- Tham gia khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin về lưu trú du lịch và lữ hành trên địa bàn Quận 1.

Tuần 7, 8và 9

- Tham gia công tác cùng đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội.

- Tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến của cơ quan thực tập, viếtbáo cáo thực tập.

- Hoàn chỉnh báo cáo thực tập.

- Trình lãnh đạo phòng nhận xét về quá trình thực tập.- Nộp báo cáo thực tập.

Trang 4

Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranhgiới và giáp Quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khailàm ranh giới.

- Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới.

- Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới.- Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới.

1.2 Tình hình kinh tế:

Kinh tế Quận 1 trong thời gian qua tiếp tục tăng trưởng bền vững, tính đếntháng 8/2009, ước tổng thu ngân sách Nhà nước là 1.576 tỷ đồng, đạt 89,44%(tăng 59,32% so với cùng kỳ năm trước), trong đó thu thuế công thương nghiệpngoài quốc doanh là 1.121 tỷ đồng, đạt 71,15%.

Ước tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2009 là 1.182 tỷ đồng,đạt 71,5%, trong đó thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là890 tỷ đồng, đạt 63,5% dự toán pháp lệnh, thu thuế thu nhập cá nhân là 85 tỷđồng, đạt 140% dự toán pháp lệnh, nợ đọng đạt ở mức thấp nhất 1,57%.

1.3 Về cơ sở hạ tầng:

Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành Thành phố, Trung ương trú đóng, đặcbiệt là một số cơ quan quan trọng như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chínhphủ, Ủy ban Nhân dân Thành phố, Sở Công an, Sở Ngoại vụ, các cơ quan báođài của Đảng, Đoàn thể thuộc Thành phố, Trung ương.

Quận 1 là nơi trú đóng của 28 cơ quan là lãnh sự quán hoặc đại diện của cácnước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đặc biệt là lãnh sự quán các nước Mỹ,Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada hoạt động của các ngân hàng,các công ty bảo hiểm, công ty tài chính: công ty dịch vụ chứng khoán, Trung tâmgiao dịch chứng khoán với lượng khách hàng chiếm gần 90% của Thành phố.

Trang 5

1.4 Dân số, diện tích:Dân số: 204.899 người

- Mật độ: 26.182 người/km 2, đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với cácQuận, Huyện trong Thành phố.

- Trong đó người Kinh chiếm 89,3%, người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộckhác chiếm 0,5%.

Phòng Văn hóa và Thông tin có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Nhândân thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, dulịch, báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và internet, côngnghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và các dịch vụ công thuộcchức năng, nhiệm vụ được giao trên địa bàn Quận; thực hiện một số nhiệm vụ,quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân Quận và theo quy định phápluật.

2.2 Cơ cấu tổ chức:

Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức và hoạt động theo chế độ Thủ trưởng,do Trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho Trưởng phòng là các PhóTrưởng phòng và các chuyên viên, cán sự nghiệp vụ.

Trang 6

Hiện nay, cán bộ lãnh đạo của Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 gồm:01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng và 12 cán bộ, công chức.

Cơ cấu tổ chức nhân sự của Phòng gồm một số chuyên viên, cán sựđược phân công theo dõi, thực hiện các mặt sau:

Chuyên viên hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính do Đoàn kiểm traliên ngành Văn hóa – Xã hội quận thực hiện.

Chuyên viên tiếp nhận, đề xuất xử lý các hồ sơ vi phạm hành chính doĐoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội lập, các hồ sơ vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực văn hóa, thông tin của 10 phường, các ngành trong Quận chuyểngiao.

Chuyên viên tham mưu soạn thảo và theo dõi quyết định xử phạt vi phạmhành chính.

Chuyên viên nghiệp vụ hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thông tin.Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng đơn vị văn hóa.

Chuyên viên nghiệp vụ bưu chính, viễn thông và internet; công nghệ thôngtin, hạ tầng thông tin; phát thanh, báo chí, xuất bản, thông tin quản lý.

Chuyên viên nghiệp vụ xây dựng nếp sống văn minh đô thị và tổng hợp.Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng gia đình, thực hiện công táctuyên truyền và quản lý hoạt động thể dục, thể thao.

Chuyên viên nghiệp vụ công tác quản lý du lịch, lữ hành.

Lái xe đưa đón Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội quận, Đoàn kiểmtra hậu kiểm phòng kinh tế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

2.3 Chế độ làm việc:

Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của phòng và phụtrách những công việc trọng tâm Các Phó Trưởng phòng trực tiếp giải quyết cáccông việc thuộc lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công.

Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực các PhóTrưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởngphòng quyết định những vấn đề chưa có sự nhất trí hoặc những vấn đề mới phátsinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.

Trong trường hợp Trưởng phòng yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giảiquyết công việc thuộc phạm vi của Phó Trưởng phòng thì cán bộ, chuyên viên

Trang 7

thực hiện yêu cầu Trưởng phòng, đồng thời phải báo cáo cho phó Trưởng phòngphụ trách trực tiếp biết.

2.4 Quan hệ công tác:

2.4.1 Đối với Ủy ban Nhân dân Quận 1:

Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp và toàndiện từ Ủy ban Nhân dân Quận, liên hệ trực tiếp với Phó Chủ tịch phụ trách khối,thường xuyên có thông tin, báo cáo, phản hồi với Ủy ban Nhân dân Quận trongquá trình công tác.

2.4.2 Đối với Sở, ngành Thành phố:

Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụcủa Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, có nhiệm vụthực hiện báo cáo chuyên ngành theo thời hạn quy định.

2.4.3 Đối với Trung tâm Văn hóa, Trung tâm thể dục – Thể thao:

Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện công tác quản lý nhà nước đối vớicác hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và có trách nhiêm tham mưu cho Ủy banNhân dân Quận về định hướng và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dụcthể thao trên địa bàn Quận.

2.4.4 Đối với các Phòng ban, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân Quận 1:

Thực hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ được phân công.

Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm traviệc thực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách.

Khi phối hợp với các đơn vị thực hiện nếu là thường trực phải có văn bảntham mưu Ủy ban Nhân dân Quận ban hành các kế hoạch, công văn, thông báo vềnội dung công việc.

2.4.5 Đối với Ủy ban Nhân dân 10 Phường:

Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Ủy banNhân dân 10 phường qua việc cung cấp các văn bản quy định, tổ chức các lớp tậphuấn nghiệp vụ và quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình.

Khi có sự triệu tập của Ủy ban Nhân dân Quận tham gia các đoàn kiểm trađánh giá kết quả hoạt động của từng phường thì phòng sẽ có ý kiến đóng góptrong những lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần hướng dẫn nghiệp vụ, góp ýnhững thiếu sót.

Trang 8

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tưvăn hóa, đầu tư cho con người; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân thamgia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn là thể hiện vai tròcủa Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay Từ khi cóNghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa,giáo dục, y tế, thể dục thể thao đã mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lựctrong nhân dân cùng tham gia phát triển văn hóa theo mô hình xã hội hóa.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã có bướcphát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được tiềm năngvà nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơsở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ Nghị định 73/1999/NĐ-CP rađời đã tạo ra hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh với nhiều ưu đãi ở mức cao, nênđã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia Riêng tại địa bàn Quận1 đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động văn hóa như: Các câu lạcbộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ do tư nhân bỏ vốn đầu tư; hoạt động vũ trường;cửa hàng kinh doanh băng đĩa hình, nhạc; tụ điểm hát cho nhau nghe; sân khấu canhạc ngoài trời; tụ điểm vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi; chiếu phim; siêu thịsách Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủdoanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ; đã góp phần làm phongphú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa; thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượngđến tham gia sinh hoạt vui chơi trong thời gian rỗi

Những năm đầu triển khai, một mặt đã phát huy được tính tích cực, gópphần không nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (Nhà văn hóa, câu lạc

Trang 9

bộ, thư viện, bảo tàng…) nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhândân, được sự đồng tình của xã hội; khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nướclà đúng đắn Mặt khác, những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, một bộphận các chủ cơ sở karaoke vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, đưa“chiêu bài” sử dụng tiếp viên nữ với nhiều phương thức “câu khách” làm chohoạt động karaoke biến dạng một cách rõ nét Các ngành nghề dịch vụ thươngmại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar (rượu, bia)…len lỏi,hoạt động song hành với karaoke; từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnhhưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộcViệt Nam, gây nhiều dư luận xã hội và báo chí đã lên tiếng cảnh báo; làm đau đầucác cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này.

Là một sinh viên thực tập trong ngành văn hóa và trước “báo động” thựctrạng hoạt động karaoke luôn diễn biến phức tạp Tôi quyết định chọn đề tài:

“Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụkaraoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo

thực tập tốt nghiệp Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trởvề với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; kiến nghịmột số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước tronghoạt động kinh doanh karaoke; góp phần cùng Quận 1 nói riêng và Thành phố HồChí Minh nói riêng thúc đẩy kinh tế - xã hội cả nước phát triển.

Trang 10

Một điểm nữa là giá trị sử dụng của một vật phẩm vật chất có thể là đốitượng chiếm hữu và sử dụng của một cá nhân, có thể hao phí hoàn toàn trong quátrình sử dụng; còn giá trị sử dụng của một tác phẩm văn hóa luôn luôn là tài sảnchung của toàn xã hội, cho dù bản thân tác phẩm ấy thuộc quyền sở hữu của nhànước hay tư nhân Chính vì vậy trong văn hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa vănhóa phải là mối quan tâm hàng đầu Buông lỏng quản lý, xu hướng thương mạihóa, sự lan tràn sản phẩm độc hại trên thị trường chính là xem nhẹ hoặc hy sinhgiá trị sử dụng để chạy theo giá trị trao đổi hàng hóa tinh thần (bài hát, bức tranh,điệu múa…) là để bán, nên mục đích chủ yếu của họ là giá trị chứ không phải giátrị sử dụng Nhưng quá trình thực hiện giá trị lại được tiến hành trước quá trìnhthực hiện giá trị sử dụng, hoặc quá trình thứ nhất được tiến hành một lần là xong,còn quá trình thứ hai có hậu quả lâu dài trong đời sống xã hội Ở đây giá trị sửdụng không chỉ là đối tượng quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng cụ thể(người mua vé, mua sách, báo ) mà thực chất là toàn xã hội tiêu dùng Vì vậyhàng hóa văn hóa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn Đó là một dạng hàng hóa đặcbiệt.

Hai mặt giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa như đã phân tích đòi hỏi phảitính đến hai hệ nguyên tắc cơ bản của sản xuất hàng hóa văn hóa.

Nguyên tắc kinh tế là sự điều tiết của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu,phải tính đến những đòi hỏi của công chúng với tư cách thị trường tiêu thụ sản

Trang 11

phẩm để điều chỉnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kích thích việc cảitiến công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành(dù là sản phẩm hay dịch vụ) dành ưu thế và mở rộng số nhu cầu hiện thực trongcông chúng.

Nhưng đối tượng của giá trị sử dụng hàng hóa văn hóa đòi hỏi việc sản xuấttác phẩm văn hóa phải tuân thủ nguyên tắc chính trị, đó là vai trò to lớn về mặt tưtưởng, tinh thần của sản phẩm văn hóa đối với toàn xã hội, nên nó phải đượckiểm soát chặt chẽ bởi sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước nhằmđảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở nội dung giá trị sử dụng củatác phẩm văn hóa Giá trị sử dụng ấy chính là giá trị nhân văn của tác phẩm vănhóa, nó nhằm phát huy nhân tố con người, phát triển toàn diện bản thân conngười, tất cả vì con người, cho con người Muốn vậy hoạt động văn hóa phải là“một bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng”.Nói cách khác, định hướng xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc sống còn của sản xuấthàng hóa văn hóa.

Sản phẩm văn hóa tinh thần là hình thái quan niệm về văn hóa nghệ thuật,tư tưởng, chính trị, pháp luật, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ, do con người sáng tạora trong thực tiễn; sản phẩm tinh thần tập trung trong nó các giá trị tinh thần cókhả năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người, hướng con người tới nhữnggiá trị chân, thiện, mỹ, ích.

Sản phẩm văn hóa tinh thần có thể phân làm hai loại: loại tri thức và loạivăn nghệ.

- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại tri thức như: ca dao, tục ngữ, triết học,khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật sản xuất, công nghệ cao

- Sản phẩm văn hóa tinh thần loại văn nghệ như: dân ca, văn học, kịch, hộihọa, tạo hình âm nhạc, vũ đạo, truyền hình, điện ảnh.

Giống như sản phẩm vật chất, sản phẩm văn hóa tinh thần cũng là kết quảhoạt động thực tiễn của con người Trong quá trình tác động vào tự nhiên để thayđổi các hình thái vật chất của tự nhiên, phục vụ nhu cầu vật chất của mình, ở conngười đồng thời xuất hiện những nhu cầu tinh thần và các giá trị tinh thần.

Hàng hóa văn hóa tinh thần là một loại hàng hóa đặc biệt, được tạo nên từ

sự kết hợp của hai yếu tố sản phẩm tinh thần và hàng hóa Nói cách khác, hàng

hóa và văn hóa tinh thần là những sản phẩm văn hóa tinh thần được đem ra traođổi, mua bán.

Trang 12

Sản phẩm văn hóa tinh thần có tính chất hàng hóa gồm chủ yếu là loại hìnhsản phẩm văn hóa ứng dụng: xuất bản phẩm, báo chí, phim ảnh Chúng cũng làsản phẩm của lao động, được sáng tạo nhằm mục đích trao đổi Những hàng hóanày đi vào thị trường văn hóa và thực hiện giá trị của mình, được người tiêu dùngmua để phục vụ nhu cầu tinh thần - một nhu cầu không thể thiếu và ngày càngchiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hiện đại.

Một sản phẩm văn hóa tinh thần nếu có nội dung lành mạnh, có tính tưtưởng và nghệ thuật cao sẽ có tác động tích cực đến người tiêu dùng và xã hội.Nó làm cho con người sống nhân văn hơn, thương yêu nhau hơn; nó khích lệngười ta vượt qua những khó khăn, gian khổ, đau buồn để vươn tới một cuộcsống tốt đẹp Bên cạnh đó, các sản phẩm văn hóa tinh thần còn phê phán nhữngthói hư, tật xấu của con người, của xã hội để cảnh tỉnh rút ra những bài học phòngtránh.

Ngược lại, những sản phẩm văn hóa tinh thần được sáng tạo ra theo quanđiểm thẩm mỹ lệch lạc, bị chi phối bởi lợi nhuận là nguyên nhân xuất hiện trên thịtrường những tác phẩm “phản văn hóa” Loại hàng hóa văn hóa tinh thần kiểu nàynhằm thỏa mản những thị hiếu thẩm mỹ thấp kém, nhu cầu giải trí thiếu lànhmạnh Những loại hàng hóa văn hóa này sẽ gây ra những tác động tiêu cực dễ dẫnngười ta đến sự buồn chán, xa đọa, nổi loạn.

Do đó để có một thị trường hàng hóa văn hóa tinh thần phong phú lànhmạnh có tính tư tưởng và nghệ thuật cao thì chủ thể sáng tạo, nhà sản xuất phảidựa vào nhu cầu, lợi ích chính đáng của xã hội, không được vì lợi ích kinh tế củariêng mình, chạy theo những thị hiếu tầm thường, cá nhân thiểu số mà làm tổn hạiđến môi trường văn hóa chung, lành mạnh của xã hội.

1.1.2 Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần.

Điểm xuất phát để nhìn nhận hoạt động văn hóa như một hệ thống tổ chứcsản xuất là tư tưởng của học thuyết Mác-xít về sản xuất vật chất là hai hình tháicơ bản của hoạt động người

Sản xuất tinh thần không những tạo ra các giá trị tinh thần được khách quanmà còn bao hàm cả việc hình thành văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng và sựgiao tiếp văn hóa Sản xuất tinh thần cũng có thể phân ra đối tượng lao động, quátrình lao động và kết quả lao động Tuy nhiên, ở đây đối tượng lao động có thể lànhững quan hệ xã hội và quá trình tư duy nhân loại, còn sản phẩm lao động có thểtồn tại không tách khỏi hành động sáng tạo của người sản xuất trực tiếp.

Sản xuất tinh thần như một ngành tương đối độc lập trong hoạt động xã hộiđã tạo ra đội ngũ đặc biệt những người làm việc chuyên môn hóa Tuy nhiên, sự

Trang 13

phát triển mạnh mẽ đời sống tinh thần còn phụ thuộc sự tham gia vào lĩnh vựcnày của đông đảo nhân dân lao động Ở đây có ý nghĩa quan trọng là tư tưởng củaMác về mối quan hệ giữa sự phát triển lực lượng sản xuất và thời gian tự do, pháttriển tính cách con người thông qua sử dụng thời gian tự do có văn hóa và tácdụng của nó đối với sự phát triển lực lượng sản xuất.

Với tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thời gian tự do rất cần thiết để pháttriển tự do, để sản xuất các giá trị tinh thần trước hết là sản xuất ra bản thân ngườilao động với những thuộc tính văn hóa phong phú.

Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý một bộ phận nhất định những hoạtđộng người, có thể xem văn hóa như quá trình sản xuất tinh thần và khách thể hóachúng như những giá trị tinh thần và giá trị vật chất, những thuộc tính của bảnthân con người với tư cách chủ thể của quá trình hoạt động.

Do bản chất chính trị của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể tiến hànhcả hai phần việc để xây dựng nền văn hóa: tổ chức quản lý văn hóa chuyênnghiệp và tổ chức quản lý văn hóa quần chúng Công tác văn hóa có thể phânthành hai mảng:

1 Tổ chức quản lý văn hóa chuyên nghiệp bao gồm cả sản xuất và lưuthông phân phối đem văn hóa đến quần chúng.

2 Tổ chức quản lý văn hóa quần chúng, bao gồm cả hoạt động sản xuất,trao đổi và tiêu dùng các giá trị tinh thần đem quần chúng đến văn hóa.

Ở hệ thống thứ hai nhân dân trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sảnphẩm văn hóa Đây là hệ thống thiết chế sự nghiệp công tác văn hóa quần chúng,đối tượng xem xét chủ yếu trong khóa luận này.

Quá trình xã hội hóa và phát triển cá nhân, sự hình thành nhân cách văn hóabao giờ cũng diễn ra bởi hai chiều tác động liên tục đan xen lẫn nhau, dệt thànhnhững nhân cách cụ thể Chiều dọc là sự tác động của văn hóa xã hội của cá nhânấy, tức cá nhân tự xác định mình trong môi trường văn hóa Sự vận động nàythống nhất hai mặt giáo dục văn hóa và thỏa mãn nhu cầu văn hóa toàn diện củacon người Tính chất phong phú thực sự về tinh thần của cá nhân hoàn toàn tùythuộc vào tính chất phong phú các mối quan hệ thực sự của chính cá nhân ấy Ởđây con người thể hiện trong sự vận động văn hóa trên ba mối quan hệ chủ yếu:

+ Cá nhân chiếm lĩnh giá trị văn hóa.+ Cá nhân sáng tạo văn hóa.

+ Cá nhân như đại biểu mang văn hóa, có quan hệ giao lưu trao đổi vớinhau.

Trang 14

Tổ chức quản lý vận động văn hóa theo chiều ngang này như là một lĩnhvực sản xuất tinh thần, hệ thống công tác văn hóa quần chúng bao gồm từ bộ máyquản lý nhà nước các cấp đến mạng lưới các đơn vị sự nghiệp Bộ máy quản lý làBộ văn hóa – thể thao và du lịch ở cấp Trung ương Sở văn hóa – thể thao và dulịch Tỉnh, Thành; phòng văn hóa – thể thao và du lịch Quận, Huyện Chức năngcơ bản loại hình hoạt động này là quản lý nhà nước về hành chính pháp chế(đường lối của Đảng, tổ chức, kế hoạch, kinh phí…).

Sản xuất tinh thần cũng được tổ chức thành hoạt động cụ thể do các thiếtchế sự nghiệp như những đơn vị cơ sở tiến hành Hoạt động văn hóa như một quátrình sản xuất Chức năng quản lý chỉ xuất hiện từ yêu cầu tổ chức và điều hànhsản xuất Các cơ quan quản lý chỉ phát huy tác dụng của mình thông qua nhữngđơn vị sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế văn hóa của chúng Chỉ có bộmáy quản lý hành chính pháp chế gồm những Bộ, Sở, Phòng, Ban tức là chưacó đơn vị sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm Vì vậy, nếu giáo dục phải có trườnghọc, y tế phải có bệnh viện thì văn hóa quần chúng phải có thiết chế sự nghiệpnhư: Cung văn hóa, nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng với tư cách là đơn vị sảnxuất, chủ thể trực tiếp của công tác văn hóa quần chúng Có thể phát thảo lược đồhệ thống tổ chức sản xuất văn hóa như sau:

Trung ương Bộ Văn hóa – Thể thao vàDu lịch (cục - vụ - viện)

Cung văn hóa, nhà văn hóa,bảo tàng, thư viện Trungương…

Tỉnh, thành phố Sở Văn hóa – Thể thao vàDu lịch

Nhà văn hóa, triển lãm, thưviện tỉnh…

Quận, huyện, thịxã, thành phốthuộc tỉnh

Phòng Văn hóa – Thể thaovà Du lịch

Nhà văn hóa, trung tâm vănhóa thông tin, thư việnhuyện…

Xã, phường, thịtrấn

UBND (cán bộ văn xã) Trung tâm VH xã, phường…

Trang 15

1.2 Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước.

Trong lĩnh vực hành chính, thuật ngữ quản lý được hiểu như sau: “Quản lýlà thuật ngữ chỉ hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉhuy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và hoạt động của conngười để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêuxác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.

Thuật ngữ quản lý nhà nước được sử dụng ở Việt Nam với nhiều cách tiếpcận khác nhau:

Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhànước bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng Nhân dân cáccấp; các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ, Ủy ban Nhân dân cáccấp; cơ quan kiểm sát: Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, và các Viện Kiểm sátNhân dân các cấp.

Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quanhành chính nhà nước ( quản lý hành chính nhà nươc): Chính phủ, các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp, các Sở, phòngban chuyên môn của Ủy ban Nhân dân.

Tuy nhiên có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về quản lý nhà nước nhưsau: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơquan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoạicủa nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định vàphát triển đất nước”.

1.2.2 Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại.

Karaoke bắt nguồn từ sự kết hợp của chữ KARA có nghĩa là “không” (cũngnhư trong môn karate có nghĩa là tay không với chữ OKE (viết tắt của chữOkesutora) có nghĩa là dàn nhạc Karaoke cấu tạo bởi 2 phần: phần nhạc nềnđược ghi âm trước được phối đồng bộ (cùng xung) với phần chữ (lời bài hát);phần xướng dành cho người biểu diễn (hát) trực tiếp cầm micro biểu diễn theonhạc và chữ chạy trên màn hình (tivi).

Thông qua cách giải thích trên, nguồn gốc của karaoke có xuất xứ từ NhậtBản; khi nói đến nước Nhật không thể không nói đến các quán Bar; chơi đànGhita hoặc chơi đàn Piano truyền thống, vốn là địa bàn giải trí chủ yếu của cácdoanh nhân Nhật từ nhiều năm trở về trước Trong các quán Bar, khán giả được

Trang 16

mời hoặc tình nguyện hát với nhạc đệm của Piano Từ đó, karaoke bắt đầu hìnhthành tại thành phố Kore của nước Nhật vào những năm 1970.

“Hộp” karaoke đầu tiên xuất hiện vào những năm 1984 trên cánh đồng lúatại Miền quê Okayama phía Tây Kansai Nó được làm từ những toa xe chở hànhkhách đã được cải tiến lại Từ đó các hộp karaoke được xây dựng trên nhữngvùng đất trống khắp nơi trên đất Nhật Và trong khu thành thị, phòng hát karaokeđược chia làm nhiều ngăn (phòng) và được cách âm phát triển ngày càng nhiềuhơn.

Nền công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với tốc độ đô thị hóa cao đã làm chomôi trường bị ô nhiễm; không gian nghỉ ngơi ngoài trời bị hạn chế, chính vì vậysự phát triển các hoạt động giải trí trong nhà như các quán Bar, vũ trường, phònghát karaoke… là cần thiết Sự vượt trội của Video âm nhạc như một hình tháikinh doanh của ngành công nghiệp âm nhạc mang phong cách dân gian - hiện đạilà điều kiện tiên phong cho sự phát triển của karaoke.

Karaoke thật sự bùng phát khi công nghệ đĩa Laser và đĩa Compact chophép những bài hát thể hiện trên màn hình tivi, trong khi âm nhạc nổi lên và xácđịnh vị trí của từng bài hát Vì quyền lợi của các công ty âm nhạc, việc thươngmại hóa kinh doanh karaoke là trung gian tuyệt vời cho sự quảng cáo các bài hátâm nhạc Pop và các ngôi sao mới.

Karaoke trong tiến trình phát triển đã có sự tiến hóa nhất định Từ nhữngngày đầu ghi trên băng đĩa; karaoke được chuyển sang đĩa CD (Compact disc),cuối cùng kết hợp với Video, đồ họa nhạc với lời bài hát hiện trên màn hình nhắccho những người không nhớ lời nhạc Một ngành công nghiệp đã được mở raxung quanh karaoke và các sản phẩm kỹ thuật đã được chuyển dụng để nâng caotrình diễn Những dàn máy tại gia đình, các thư viện phần mềm được hoàn thiện,các micro cho khách và những chiếc hộp có sẵn; chúng đang sẵn sàng “vào cuộchát karaoke” Các phòng thu đã mở cửa cho khách khi có yêu cầu đến để thu âmgiọng hát của mình; đồng thời các cuộc thi hát karaoke được tổ chức ở nhiều nơi.Karaoke ngày càng được biết đến không chỉ ở Nhật mà còn lan rộng ở nhiều quốcgia khác như: Mỹ, Nga, Trung Quốc tất cả các quốc gia đã tiếp thu nó như mộtgiá trị văn hóa và đưa vào hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, được xem làmón ăn tinh thần của từng dân tộc Việt Nam cũng đã sớm tiếp thu giá trị văn hóanày, đến nay phát triển trên phạm vi toàn quốc.

Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những tinhhoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và

Trang 17

quốc tế Chính vì thế, karaoke được tiếp nhận, ứng dụng trong đời sống và đượcxem như món ăn tinh thần của người Việt Năm 1980 karaoke được du nhập vàoViệt Nam; con đường du nhập karaoke vào Việt Nam đang có nhiều tranh cãigiữa các nhà nghiên cứu Có nhiều người cho rằng, những thương nhân ngườiNhật khi vào Việt Nam làm việc, trong thời gian thư rỗi họ đã hát karaoke; sau đóngười Việt chúng ta đã học hỏi và karaoke được xuất hiện ở Việt Nam Nhưng cómột số ý kiến khác lại cho rằng không phải karaoke được truyền từ người Nhậtmà từ khách du lịch trên thế giới, họ đến Việt Nam để tham quan, du lịch vàchính họ đã tổ chức hoạt động này nhằm để giải trí trong nhà, nhất là ban đêm.Còn nhiều ý kiến khác nữa về karaoke, nhưng một điều mà chúng ta phải côngnhận, đó chính là sự học hỏi và tiếp thu văn hóa của nhân loại và ứng dụng vào

cuộc sống; điều đó “khẳng định karaoke là một sinh hoạt văn hóa hiện đại”.

1.2.3 Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinhdoanh dịch vụ karaoke.

Song song với sự phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có chiều hướng “đi chệch”; tình hình quản lý các hoạt động văn hóa có biểu hiện buông lỏng, thiếu kiên quyết Hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước về quản hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa nói chung, karaoke nói riêng ra đời nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực hoạt động này như:

- Chỉ thị 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng;

- Nghị định số: 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quảnlý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xãhội nghiêm trọng;

- Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạthành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống tệ nạnxã hội;

- Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, báncho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng;

quảng cáo, viết đặt biển hiệu (Ban hành kèm theo Nghị định số: 87/CP ngày

12/12/1995 của Chính phủ);

- Quy định những biện pháp cấp bách bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm

trọng (Ban hành kèm theo Nghị định số: 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ)

Trang 18

- Thông tư số 05/TT-PC ngày 08/01/1996 của Bộ văn hóa thông tin vềhướng dẫn thực hiện quy chế “Lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băngđĩa nhạc, bán cho thuê xuất bản phẩm, hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi

công cộng; quảng cáo, viết đặt biển hiệu (Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP

ngày 12/12/1995 của Chính phủ);

- Quyết định số 817/TT-PC ngày 8/5/2000 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông

tin về việc tổ chức kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh văn hóaphẩm;

- Chỉ thị số 09/2000/CT-TTg ngày 20/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa;- Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa;

- Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20/12/2002 hướng dẫn bổ sungmột số quy định về hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng tại quychế ban hành kèm theo nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của chính phủ;

- Chỉ thị 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về việcchấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường(bãi bỏ Chỉ thị 814/TTg);

- Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc banhành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (bãibỏ nghị định 87/CP);

- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, ngày 06/6 /2006 của Thủ tướng Chính phủvề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin (bãi bỏ nghịđịnh 31/CP);

- Thông tư 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch nhàhàng karaoke, vũ trường;

- Thông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông tin,hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơiđiện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóacông cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐCP

- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2006 của Chính phủ về đẩy mạnhxã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao.

Trang 19

- Thông tư 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa –thông tin.

Những điểm mới và đáng lưu ý trong nghị định 56 là: Từ 1/7/2006, nếu chủcơ sở karaoke cho người say rượu, bia vào phòng karaoke sẽ bị phạt từ 200 đến500 ngàn đồng; sử dụng 2 nhân viên trở lên phục vụ trong một phòng hát karaokesẽ phải chịu mức phạt 2 - 4 triệu đồng; đối với trường hợp khách hàng uống rượutại phòng karaoke cũng sẽ bị phạt tối đa 500.000 đồng

Mức phạt 2 - 5 triệu đồng sẽ áp dụng đối với các hành vi: che kín cửa hoặcthực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ bêntrong phòng karaoke; tắt đèn tại phòng karaoke khi đang hoạt động; chốt cửaphòng karaoke khi đang hoạt động; sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũtrường, nhà hàng karaoke

Cơ quan chức năng sẽ phạt 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành visau: dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại quán karaoke; sửdụng từ 6 nhân viên phục vụ trở lên trong một phòng karaoke; đặt thiết bị báođộng tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhànước có thẩm quyền.

Với hành vi tổ chức nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác có tínhchất đồi truỵ tại vũ trường, karaoke, nơi khiêu vũ công cộng sẽ bị phạt 30 triệuđồng.

- Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 của Bộ văn hóa thông

tin hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường Văn bản này đã chỉ ra mộtcách khá cụ thể những "địa chỉ cấm" đối với loại hình kinh doanh này Các nhàhàng karaoke, vũ trường không được đặt tại các khu phố cổ, khu nhà chung cư,các đường phố, quảng trường - nơi tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội có quymô lớn ở địa phương.

Tương tự, cấm nhà hàng karaoke, vũ trường tại các khu vực quá biệt lập,

các ngõ ngách quá hẹp, bề rộng dưới 4 mét (vì khó quản lý và phòng cháy chữa

điểm trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hoá

(bao gồm cả các di tích đã xếp hạng và đang đề nghị xếp hạng), cơ quan hành

chính nhà nước.

Trang 20

CHƯƠNG II:

THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP HỒ CHÍ MINH 2.1 Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, dòng chảy karaoke bắtđầu đến Quận 1 từ những năm 1990 (chỉ hơn 10 quán) hoạt động ở dạng tự phát,thường gắn với các quán cà phê, giải khát tập trung chủ yếu ở các phường trungtâm (phường Bến Thành, phường Bến Nghé) Chủ quán chỉ cần một đầu máyphát vidéo và vài cuộn băng VHS là có thể kinh doanh karaoke; khách đến hátkaraoke chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân lao động bình dân để giảikhuây trong thời gian rỗi hoặc tổ chức sinh nhật, họp mặt bạn bè

Năm 1992, do nhu cầu những người tìm đến loại hình vui chơi giải trí nàyngày một nhiều lên, các quán karaoke tiếp tục phát triển (khoảng 30 quán) và lanrộng ra các phường khác (phường Cầu Kho, phường Cầu Ông Lãnh, phườngNguyễn Cư Trinh ) Mức độ đầu tư được chú trọng hơn, với một căn phòng lớnhoặc nhỏ (chủ yếu bằng vách ván) cùng với vài kiểu trang trí đơn sơ, kê vài bộbàn ghế và trang bị dàn máy karaoke là đã tăng thu nhập khá cao từ hoạt độngnày Lúc này, karaoke được cải tiến nhờ có sự hỗ trợ của máy vi tính với đĩaCDRom (VCD); bài hát được hòa âm phối khí với kỹ thuật cao, khách có thể tựchọn bài hát mình thích, tiết kiệm thời gian so với trước

Đầu năm 1994, các cơ sở hoạt động tăng lên đáng kể; hàng trăm cơ sở mọclên, tuy vẫn còn hoạt động theo dạng nhỏ, mỗi cơ sở trước đây chỉ hoạt động 01phòng, nay đầu tư thêm nhiều phòng nữa với trang bị kỹ thuật âm thanh cao hơn(karaoke vi tính có chấm điểm, chọn được nhiều bài hát với đĩa nén midi ),phòng hát trang trí đẹp, bắt mắt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ và thu hútkhách Sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện, để nhanh chóng thu lợi nhuận, một sốchủ quán karaoke đã đưa thêm ngành nghề ăn uống, “bán bia, rượu” và tuyển“tiếp viên nữ” trẻ đẹp để “câu khách” Để tránh sự dòm ngó của cơ quan kiểm tra,có nơi chủ “giấu hàng” (gái ôm) bên ngoài các phòng trọ, khi khách muốn cóngười đẹp phục vụ chỉ cần “a lô” là “có hàng ngay” để khách (nam) “tươi mát”.

Trước sự bùng nổ của karaoke với nhiều diễn biến phức tạp; ngày12/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 814/TTg; Chính phủ banhành Nghị định 87/CP, 88/CP quy định lập lại trật tự trong lĩnh vực hoạt độngvăn hóa, dịch vụ văn hóa, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng Sau khi nghịđịnh được ban hành, chủ cơ sở muốn hoạt động hợp pháp phải lập thủ tục xin

Trang 21

phép đăng ký hành nghề và đăng ký kinh doanh Đồng thời phải đảm bảo điềukiện hoạt động, điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy…

Hiện nay trên địa bàn Quận 1 có 49 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được

tiếp tục hoạt động giai đoạn 2006 – 2010 (trong đó 36 điểm đủ điều kiện hoạt

động, 9 điểm đề nghị tạm tái cấp chờ hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trongthông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, 4 điểmbuộc di dời) Cụ thể là phường Bến Nghé có 16 cơ sở, tiếp đến phường Tân Định

(11), phường Bến Thành (7), phường Nguyễn Thái Bình (5), phường Nguyễn CưTrinh (3), phường Phạm Ngũ Lão (2), phường Đakao (3), phường Cầu Ông Lãnh(1), phường Cô Giang (1).

Đồng thời, Quận 1 hiện có 11 cơ sở hoạt động karaoke (03 chưa có chứcnăng hoạt động karaoke trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 01 chưa cóGiấy phép kinh doanh karaoke; 07 vi phạm về khoảng cách) các doanh nghiệpnày đã hoạt động ổn định từ những năm 1990, quá trình kinh doanh không viphạm tệ nạn xã hội, qua khảo sát đảm bảo các điều kiện quy định hiện hành Căncứ những quy định hiện hành, tình hình thực tế hiện nay Uỷ ban nhân dân Quận 1đã kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch đối với 11 điểmtrên.

Qua báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 17/TTg (tháng 3/2006) các cơsở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1 có chiều hướng giảm so vớicác năm trước đó Nguyên nhân giảm nhanh là do Quận 1 có sự tập trung đấutranh triệt phá các tụ điểm karaoke phức tạp, có dấu hiệu tệ nạn mại dâm, côngtác quản lý nhà nước được tăng cường và có những biện pháp siết chặt hơn, xử lýkiên quyết hơn.

Chỉ trong thời gian ngắn (chưa đến 01 năm) đã có 04 cơ sở buộc phải didời, 02 cơ sở bị đình chỉ hoạt động do kinh doanh không giấy phép Các chủ cơsở đã có trở bộ trong hoạt động và “cảnh giác” hơn, không dám công khai các“chiêu bài” và “lộng hành” như trước nữa Qua đó, người dân cũng đồng tình khicác tệ nạn xã hội trong hoạt động karaoke có chiều hướng giảm nhanh, đã triệtphá được nhiều tụ điểm nổi cộm.Và dư luận xã hội càng đồng tình hơn nữa vớichủ trương “lành mạnh hóa” hoạt động kinh doanh đối với các quán karaoke vànhà hàng karaoke do Nhà nước quản lý.

Thực hiện thông tư 54/TT-BVHTT về quy hoạch nhà hàng karaoke, vũtrường UBND Quận 1 đã có văn bản chỉ đạo ngành văn hóa kiểm tra, rà soát lạihoạt động karaoke trên toàn Quận Tính đến ngày 15/7/2008, Quận 1 có 48 cơ sởđang hoạt động có giấy phép (trong đó có 07 cơ sở không đảm bảo khoảng cách

Trang 22

trên 200m đối với trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo - tính ngưỡng, di tích lịchsử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước) và một vài cơ sở nhỏ hoạt động ở khuvực hẻm, khu dân cư lao động phổ thông không có giấy phép, chủ yếu hoạt độnghình thức gia đình.

Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến tháng 5/2005, số cơ sở hoạt độngkaraoke tăng nhanh và có chiều hướng chựng lại, sau đó giảm nhanh khi Chínhphủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP cùng với những quy định chặt chẽ hơn.Tệ nạn xã hội giảm dần, một số cơ sở chuyển sang hình thức kinh doanh khác(massage - xông hơi; hớt tóc thanh nữ, nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn uống có gáiôm ), trong dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp mà các ngành chức năng khôngthể chủ quan buông lỏng trong quản lý

Về hình thức tổ chức hoạt động và kinh doanh dịch vụ karaoke, Quận 1 cótrên 30 cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh theo hình thức lành mạnh, không cótiếp viên nữ, tập trung ở những hộ cá thể Nhân viên phục vụ tại các quán nhỏthường là lao động gia đình; một số quán kinh doanh lớn, sử dụng nguồn lao độngphục vụ là những sinh viên của các Trường Đại học, Cao đẳng vừa học, vừalàm để tăng thêm nguồn thu nhập.

Qua thống kê và tổng hợp số liệu báo cáo của Chính quyền địa phương cácPhường, đa số các cơ sở kinh doanh hoạt động gia đình đều có ý thức chấp hànhtốt các quy định của nhà nước về hoạt động karaoke (giấy phép, điều kiện hoạtđộng, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ, hợp đồng lao động…) Qua kiểmtra, hầu hết các cơ sở không vi phạm về tệ nạn xã hội, nhưng có vi phạm về cácđiều kiện hoạt động (độ ồn, ánh sáng, hoạt động quá giờ ) Cá biệt có vài trườnghợp do chủ cơ sở thiếu kiểm tra sinh hoạt của khách trong phòng karaoke, nên khilực lượng kiểm tra đến phát hiện có xảy ra trường hợp thanh niên lợi dụng vàođây hút, hít chất kích thích hoặc trai gái quan hệ thiếu lành mạnh.

Nhìn chung loại hình kinh doanh karaoke gia đình hoạt động tương đối ổnđịnh, các cơ sở vừa kinh doanh vừa phục vụ nhu cầu văn hóa Một chủ cơ sở kinhdoanh karaoke bộc bạch: “chính vì ham thích ca hát, thêm vào sự động viên củabạn bè, tôi đã nảy sinh mở tụ điểm karaoke và kinh doanh từ năm 1995 cho đếnnay” Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở karaoke hoạtđộng theo hình thức này, ít gặp khó khăn, phức tạp.

Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không lành mạnh hoạt động vớihình thức sử dụng từ 5 - 10 tiếp viên nữ phục vụ thường xuyên và không chấphành đăng ký hợp đồng lao động hoặc có đăng ký hợp đồng lao động nhưng danhsách không trùng khớp với tiếp viên thực tế tại cơ sở Chủ cơ sở giải thích:

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định số 817/TT-PC ngày 8/5/2000 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin về việc tổ chức kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh văn hóa phẩm Khác
2. Chỉ thị số 09/2000/CT-TTg ngày 20/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa Khác
3. Chỉ thị 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường (bãi bỏ Chỉ thị 814/TTg) Khác
4. Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (bãi bỏ nghị định 87/CP) Khác
5. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, ngày 06/6 /2006 của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin Khác
6. Thông tư 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường Khác
7. Thông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐCP Khác
8. Thông tư 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin Khác
9. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra lĩnh vực văn hóa – xã hội năm 2009 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 Khác
10. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra lĩnh vực văn hóa – xã hội quý 1 và nhiệm vụ trọng tâm quý 2 năm 2010 Khác
11. Bảng thống kê tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính năm 2009 và quý 1 năm 2010 Khác
12. Học viện Hành chính quốc gia, giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa – giáo dục – y tế, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Tình hình thực tập: 2.1. Địa điểm thực tập:  - Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Tình hình thực tập: 2.1. Địa điểm thực tập: (Trang 2)
Theo số liệu thống kê tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của phòng Văn hóa – Thông tin Quận 1 năm 2009 và Quý 1 năm 2010 - Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
heo số liệu thống kê tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của phòng Văn hóa – Thông tin Quận 1 năm 2009 và Quý 1 năm 2010 (Trang 25)
hoạt động trá hình với hình thức: múa thoát y, mại dâm, kinh doanh hình thức tiếp viên nữ phục vụ khách nam trong phòng karaoke có dấu hiệu không lành mạnh. - Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
ho ạt động trá hình với hình thức: múa thoát y, mại dâm, kinh doanh hình thức tiếp viên nữ phục vụ khách nam trong phòng karaoke có dấu hiệu không lành mạnh (Trang 31)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w