MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 10 6. Cấu trúc luận văn 11 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12 1.1. Truyện ngắn 12 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn. 12 1.1.2. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn 13 1.2. Vấn đề nữ quyền và một số khái niệm liên quan 15 1.3. Nữ quyền trong văn học 16 1.3.1. Văn học nữ quyền thế giới 16 1.3.2. Vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại 18 Tiểu kết chương 1 22 CHƯƠNG 2. SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 24 2.1. Cách tiếp cận mới về hình tượng người phụ nữ 24 2.2. Đề cao vẻ đẹp người phụ nữ 26 2.2.1. Vẻ đẹp thân thể nữ báu vật của cuộc đời 26 2.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách – thiên chức của người phụ nữ 30 2.3. Tích cực đấu tranh “chống lại thế giới nam quyền” đồng thời “xác lập quyền lực phái nữ” 36 2.3.1. Xu hướng phán xét trật tự nam quyền và từng bước xóa bỏ tính “tòng thuộc” 36 2.3.2. Sự thức tỉnh đời sống riêng tư 40 2.3.3. Xác lập quyền lực phái nữ 45 2.4. Phản ánh những “góc khuất đàn bà” 47 2.5. Sự trỗi dậy của tính dục một cách để giải phóng bản ngã 49 Tiểu kết chương 2 53 CHƯƠNG 3. SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 54 3.1. Nhân vật nữ trong mối tương quan với nhân vật nam 54 3.2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện sắc thái nữ quyền 60 3.2.1. Ngôn ngữ tinh nhạy, sắc cạnh 60 3.3. Giọng điệu mang tính chất đối thoại 67 3.3.1. Giọng mỉa mai, cay đắng 68 3.3.2. Giọng chiêm nghiệm, triết lí 71 3.4. Điểm nhìn trần thuật 75 Tiểu kết chương 3 788 KẾT LUẬN 799 TÀI LIỆU THAM KHẢO 822
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn 11
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.12 1.1 Truyện ngắn 12
1.1.1 Khái niệm truyện ngắn 12
1.1.2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắn 13
1.2 Vấn đề nữ quyền và một số khái niệm liên quan 15
1.3 Nữ quyền trong văn học 16
1.3.1 Văn học nữ quyền thế giới 16
1.3.2 Vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại 18
Tiểu kết chương 1 23
CHƯƠNG 2 SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ 24
TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 24
2.1 Cách tiếp cận mới về người phụ nữ 24
2.2 Đề cao vẻ đẹp người phụ nữ 26
2.2.1 Vẻ đẹp thân thể nữ - báu vật của cuộc đời 26
2.2.2 Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách – thiên chức của người phụ nữ 30
2.3 Tích cực đấu tranh “chống lại thế giới nam quyền” đồng thời “xác lập quyền lực phái nữ” 36
2.3.1 Xu hướng phán xét trật tự nam quyền và từng bước xóa bỏ tính “tòng thuộc” 36
2.3.2 Sự thức tỉnh đời sống riêng tư 40
2.3.3 Xác lập quyền lực phái nữ 45
2.4 Phản ánh những “góc khuất đàn bà” 47
2.5 Sự trỗi dậy của tính dục - một cách để giải phóng bản ngã 49
Tiểu kết chương 2 53
CHƯƠNG 3 SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ 54
TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 54
3.1 Nhân vật nữ trong mối tương quan với nhân vật nam 54
Trang 23.2 Ngôn ngữ nhân vật thể hiện sắc thái nữ quyền 60
3.2.1 Ngôn ngữ tinh nhạy, sắc cạnh 61
3.3 Giọng điệu mang tính chất đối thoại 68
3.3.1 Giọng mỉa mai, cay đắng 69
3.3.2 Giọng chiêm nghiệm, triết lí 72
3.4 Điểm nhìn trần thuật 76
Tiểu kết chương 3 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ bao đời nay, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã “thâm căn cố đế”trong “nếp sống”, “nếp nghĩ” của con người bao thế hệ Khi trình độ dân tríngày càng được nâng cao, phụ nữ được đi học, được tham gia các hoạt động
xã hội thì vấn đề bình đẳng giới đã được quan tâm hơn Nhưng nhìn vào thực
tế hiện nay, nữ giới vẫn là đối tượng phải chịu đựng nhiều bất công trong giađình và ngoài xã hội Vì thế, ngọn lửa đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ
nữ đã âm ỉ và không ngừng bùng cháy dữ dội ở các nước phương Tây và ngàycàng lan rộng ra các châu lục khác, và đây chính là khởi nguồn cho sự ra đờicủa “Nữ quyền luận” (Feminism) Phong trào đấu tranh cho quyền lợi củaphái nữ ngày càng mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn học nghệthuật Nghiên cứu vấn đề nữ quyền biểu hiện trong các tác phẩm văn học trởthành một cách tiếp cận chủ yếu từ nửa cuối thế kỷ XX Cho đến nay, hướngnghiên cứu này đã đem lại những thành quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, ở cácnước Á Đông thì vấn đề nữ quyền vẫn chưa thực sự trở thành một phong trào,một làn sóng mạnh mẽ trên nhiều bình diện
Ở Việt Nam, “vấn đề nữ quyền” đã được đề cập đến trong một số nămgần đây nhưng nghiên cứu về “vấn đề nữ quyền” trong văn chương thì khôngnhiều bởi đây còn là một hướng đi mới, ít được chú ý Giới nghiên cứuthường quan tâm tới việc giới thiệu về một số tác phẩm của các tác giả nữ màchưa soi chiếu các tác phẩm này dưới góc nhìn của chủ nghĩa nữ quyền
Trong số những nhà văn nữ đáng chú ý cuối thế kỷ XX, Y Ban là mộtcây bút dũng cảm và táo bạo khi nói về phụ nữ Phái nữ trong truyện ngắncủa chị đâu chỉ là những con người “bé mọn”, yếu đuối, thụ động, hơn hết,
họ là “những người đàn bà mạnh mẽ, luôn luôn ước mơ và khát khao đi đến
Trang 4tận cùng bản thể” Bước sang thế kỷ XXI, Đỗ Hoàng Diệu - cây bút trẻ trung,hiện đại và cá tính đã thám hiểm và khai phá nhiều vùng đất từng bị che lấphay cấm kị trong văn học để tạo ra những tác phẩm “độc”, “lạ” và “đầy sức
ám ảnh” Hai nữ nhà văn có hai phong cách khác nhau nhưng đều là nhữngcây bút có duyên với truyện ngắn Sáng tác của họ có sắc thái nữ quyền rõnét Tìm hiểu sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và ĐỗHoàng Diệu là một hướng tiếp cận để chúng ta lý giải được vì sao họ lại đượcxem là những “hiện tượng văn học” độc đáo của nước nhà
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu.
Mong rằng đây sẽ là cách tiếp cận mới để thấy được những điểm tương đồng
và khác biệt trong việc thể hiện sắc thái nữ quyền của hai nhà văn, từ đó đánh
giá, khẳng định ý thức lao động, sáng tạo nghệ thuật của hai tác giả được bạnđọc yêu quý
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Vấn đề nữ quyền trên báo chí, văn chương, phê bình văn học
Phong trào nữ quyền thế giới đã hình thành từ cuối thế kỷ XVIII vàphát triển cho đến nay Tuy nhiên, chủ nghĩa nữ quyền thế giới chỉ thực sự tácđộng đến Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX khi mà nước ta bắt đầu giaiđoạn hội nhập với văn hóa phương Tây
Ngay từ đầu thế kỷ XX, ở nước ta, vấn đề quyền của phụ nữ đã trởthành “trung tâm điểm mà các cuộc thảo luận khác thường xoay quanh nó”.Các bài viết về những tấm gương phụ nữ thế giới liên tục được giới thiệu rộngrãi trên các báo: Đông Dương tạp chí, Đăng cổ tùng báo, Nam Phong…Các tờ
báo đại diện cho phái nữ ra đời như: Phụ nữ tân văn, Nữ giới chung …được
xem như là cơ quan ngôn luận đại diện cho quyền của phái nữ
Trang 5David Marr (một học giả người Pháp) trong cuốn sách Vietnammese Traddition on Trial 1920 – 1945 đã có nhiều sự quan tâm đến vấn đề nữ
quyền trong xã hội Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX Cuốn sách này
đã giúp người đọc có cái nhìn khá rõ về vấn đề quyền của phụ nữ ở Việt Namtrong những năm từ 1920 - 1945
Bài viết của Shawn McHale trong: Printing and power: Vietnamese debates over women’s place in society, 1918 - 1934 đã phân tích những ảnh
hưởng của sách báo đã góp phần nâng cao tầm hiểu biết của giới nữ về vấn đềbình đẳng nam/nữ
Ở Việt Nam, Phan Khôi được xem là nhà lập thuyết đầu tiên cho ý thức
nữ quyền ở nước ta những năm đầu thế kỷ XX Các bài viết của ông in trênbáo Phụ nữ tân văn (số 2, 9/5/1929…) đều “cổ súy mạnh mẽ việc đào tạo họcvấn cho người phụ nữ để họ thoát khỏi sự đói nghèo thi ca và tri thức, nghĩa làgiải quyết đến triệt để cội rễ sinh ra sự bất bình đẳng của phụ nữ trong đờisống nói chung và trong lĩnh vực văn hóa nói riêng” [3]
Trong số những cây bút đánh giá cao vấn đề nữ quyền đầu thế kỷ XX,Phan Bội Châu được coi là một cột mốc quan trọng đem đến những đánh giáđúng đắn về vai trò của phái nữ đối với công cuộc giải phóng đất nước.Nghiên cứu một số sáng tác của Phan Bội Châu, tác giả Nguyễn Huệ Chi chorằng: “Ông còn cực lực đề cao vai trò của phụ nữ, dám liệt nữ giới vào các vịtrí quan trọng bậc nhất trong mặt trận thống nhất chống xâm lược… Ôngđúng là con người mang một sự suy nghĩ vượt lên tất cả, đứng ở tầm dân tộc
mà suy nghĩ” [17]
Qua việc khảo sát các bài báo viết về phụ nữ nước ta trước năm 1945,
Đặng Thị Vân Chi trong luận án tiến sĩ Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945 cho rằng: “Đó là trong thời kỳ cận đại, ảnh hưởng của tiếp
Trang 6xúc văn hóa Đông – Tây, nhận thức về vai trò và địa vị của phụ nữ trong giađình và xã hội, vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ là những vấn đề cầnđược thảo luận nhiều trên báo chí Và rõ ràng vấn đề phụ nữ đang trở thànhvấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội” [16].
Kế thừa thành tựu của giai đoạn trước, sang những năm 30, 40 của thế
kỷ XX, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật
đặc sắc mang sắc thái nữ quyền (tiêu biểu là Đoạn tuyệt - Nhất Linh) Có một
số những công trình nghiên cứu đề cao đóng góp này của Tự lực văn đoàn
như: Dưới mắt tôi của Trương Chính, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Nhà văn Việt Nam hiện đại của Vũ Ngọc Phan…
Từ năm 1945 đến 1975, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, vănchương thời kỳ này chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng
Vì thế, văn chương ít có điều kiện nghiên cứu về nữ quyền Tiêu biểu hơn cả
là bài viết: Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ và văn học (1957) của Văn
Tân Trong đó, người viết có đề cập đến một số nội dung liên quan đến “ýthức nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương”
Sau khi hòa bình lập lại, nhất là sau năm 1986, khi đất nước đi vàocông cuộc đổi mới và hội nhập, tư tưởng nam nữ bình quyền của thế giới đã
ùa vào xã hội Việt Nam Các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn nữ đã có
nhiều tác phẩm có giá trị thể hiện ý thức nữ quyền Trong bài viết Sức bật mới của các cây bút nữ (2006), nhà báo Lê Viết Thọ nhận định: “Những năm đầu
của thế kỷ XX này, văn đàn thêm một lần khởi sắc bởi những cây bút nữ Nhờ
họ, văn học ngày càng mang them diện mạo mới, một đời sống nhiều giằng
co, trắc ẩn và đa đoan” [36] Tác giả đặt niềm tin vào các cây bút nữ: “Nhữngcây bút nữ đã và đang âm thầm tỏa sáng, bày tỏ cách thể hiện diện trong cuộcsống bằng văn chương, tạo nên những nhịp mạch mới cho đời sống văn học”
Trang 7[36] Nếu như trước đây, vấn đề tình dục chỉ bó hẹp trong sáng tác của cácnhà văn nam và nếu có nhà văn nữ có nói đến thì thường bị cho là quá táobạo, thậm chí còn bị coi là phản cảm Tuy nhiên, trong những năm gần đây
“viết về tình dục” lại trở thành một khuynh hướng sáng tác mới của các cây
bút nữ đương đại Trong bài viết Nhục cảm trong văn chương (2007), tác giả
Phạm Thị Ngọc Liên nhận định: “Bằng cách viết động chạm đến chuyện cấm
kỵ, họ đã tự cởi trói, tự chứng tỏ rằng trong sáng tác, không nên phân biệtnam hay nữ Bằng nội tâm phong phú và nhạy cảm, họ cho rằng họ viết vềgiới của họ trung thực hơn những gì người khác giới áp đặt” [23]
Trên đây là tổng quan những nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trên báochí và trong văn học Có thể nói, trong những năm gần đây, nữ quyền là vấn
đề trung tâm của đời sống văn hóa Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu vềvấn đề nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ còn ít ỏi và chủ yếu mangtính chất giới thiệu hoặc chú tâm vào một khía cạnh nào đó Còn dấu ấn riêngcủa từng nhà văn về vấn đề nữ quyền có đóng góp gì cho nền văn học nướcnhà vẫn còn là một khoảng trống, nhiều bỏ ngỏ
2.2 Vấn đề nữ quyền trong các tác phẩm của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu
Là một nhà văn nữ có sức viết dồi dào của văn học Việt Nam đương
đại, Y Ban và những tác phẩm của chị được nhiều người quan tâm Tác giảBùi Việt Thắng cho rằng: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khaithác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêubiểu…Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng truyện tâm tình – khôngđặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong ngườiđọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách da diết tình đời, tình người” [34]
Tác giả Đào Trung Đạo trong bài Đọc sách I am đàn bà đã viết: “Ta tự
hỏi: Đàn bà, đàn ông là hai giới tính, vốn đã có từ khi có con người, chuyện
Trang 8cũ kĩ hiển nhiên như vậy tại sao lại phải kêu lên tôi là đàn bà? Chắc chắn lờinói này không phải là một lời tán thán Mà đó có lẽ là một lời xác định, mộtminh xác Và phải minh xác vì cho đến nay xem ra xã hội, văn hóa Việt Nam,nhất là phía nam giới, hoặc cố tình, hoặc mặc nhiên, đã không nhìn nhận cáicốt tính của phái nữ chiếm hơn một nửa dân số trên mặt đất này Thế nên YBan đã cho một nhân vật nữ (hoặc toàn thể các nhân vật nữ) nói với chúng ta:tôi là đàn bà” [19].
Nói về những sáng tác của Y Ban, tác giả Dương Cầm đã nhận xét: “I
am đàn bà” tức là “Tôi là đàn bà”- “cái tên nửa Tây, nửa ta này mở đầu tậpsách đã phần nào giới thiệu cái ý tưởng nói về phận đàn bà, thế giới đàn bàvới những bi hài, đớn đau của nó…Nhiều nhân vật nữ của Y Ban khắc khoải,
vô vọng trên con đường đi tìm một cuộc sống ấm no, một tình yêu hoàn thiệntrong một thế giới nửa đàn ông là đàn bà còn biết bao bất trắc” [29]
Khi đọc I am đàn bà, nhà văn Dạ Ngân chia sẻ: Đọc “I am đàn bà”,
“cảm động đến ứa nước mắt, một thân phận phụ nữ nông dân điển hình trongthời đại chúng ta Qua truyện ngắn ấy, Y Ban đã vượt lên chính mình, đã thoátkhỏi truyện tình cảm đàn ông, đàn bà để hướng vào thân phận đàn bà chunghơn, lớn lao hơn” [29]
Trong khóa luận tốt nghiệp Phái tính trong truyện ngắn Y Ban tác giả
Nguyễn Thị Thắm viết: “Hướng ngòi bút đến những người đàn bà trong xãhội hiện đại với bao ẩn ức về giới và những khát khao khẳng định, Y Ban để
họ lên tiếng Tôi là đàn bà qua sự khẳng định vẻ đẹp của thiên tính nữ, sự giảithiêng những chức năng, bổn phận xã hội của người phụ nữ và sự từ chối vaitrò tha nhân” [33]
Đỗ Hoàng Diệu - một cây bút nữ trẻ táo bạo và độc lạ đã tạo nên “một
hiện tượng văn học đặc biệt” Ngay sau khi truyện Bóng đè của chị được phát
Trang 9hành trong nước, nó đã tạo ra một dư luận hết sức sôi động, thậm chí là nhữngcuộc tranh luận gay gắt với nhiều những quan điểm trái ngược nhau Hàng
loạt các cuộc phỏng vấn nữ nhà văn được diễn ra như: Đối thoại xung quanh tác phẩm Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu (Vietnamnet.vn), Bóng đè – tập truyện ngắn đang gây xôn xao dư luận (VnExpress.com), Đỗ Hoàng Diệu thích đẹp hơn giỏi (Theo Thể thao văn hóa), Đỗ Hoàng Diệu – sex chỉ là vỏ bọc (Theo
Người đẹp)…Mỗi người, mỗi bài viết có những đánh giá khác nhau nhưngtựu trung lại, các bài viết đều thừa nhận Đỗ Hoàng Diệu đã có những thànhcông nhất định Về vấn đề này, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
nhận định: “Những phản ứng nhiều chiều cho thấy Bóng đè quả thực là một
hiện tượng văn học thách thức cảm nhận và đánh giá của giới trong nghề, vàgiới độc giả rộng rãi Vì tư tưởng tác phẩm, vì cách viết của tác giả Truyệnngắn Đỗ Hoàng Diệu chủ yếu viết về phụ nữ và dục tính, nhưng quan trọnghơn, phụ nữ và dục tính trong quan hệ xã hội và lịch sử Ở đây có phần nàomầu sắc nữ quyền Tuy nhiên, chị dùng người nữ và chuyện dục tính như một
bộ mã để gửi đi thông điệp cho cuộc sống này”
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Trong những truyện ngắn của ĐỗHoàng Diệu là nhân vật người phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khao khát sống,mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính Song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rấtnhiều số phận đàn bà Những người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu phải gánhchịu cả một quá khứ phi phàm, bị đeo đuổi bởi một cái tội tổ tông, nhữngngười phụ nữ quá thông minh nhưng quá cả tin”
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng trong báo cáo khoa học Những cách tân của Đỗ Hoàng Diệu trong truyện ngắn Bóng đè cũng đã có những đánh giá
bước đầu về những đổi mới của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu trên cả hai phương
diện nội dung và nghệ thuật qua việc tìm hiểu tập truyện Bóng đè
Trang 10Tiếp cận những bài viết trên, ta thấy: Dù có khá nhiều các tác giảnghiên cứu về truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu nhưng các bài viếtcủa họ chủ yếu là phân tích, cảm nhận về từng tác phẩm Chỉ có một số ít tácgiả đã đề cập đến “vấn đề nữ quyền” trong một số truyện ngắn của hai nhàvăn nhưng chưa bao quát và tương xứng với thực tiễn sáng tác Việc nghiêncứu sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu
sẽ giúp chúng ta thấy được những đóng góp của hai nhà văn nữ về vấn đề
“nam nữ bình quyền” nói riêng và đối với diện mạo văn học đương đại nóichung
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề có tính chất lí luận về văn học nữquyền, sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ HoàngDiệu xét trên cả nội dung lẫn hình thức thể hiện, từ đó khẳng định đóng gópriêng của mỗi tác giả
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến các nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề có tính chất lí luận về văn học
nữ quyền để làm cơ sở cho việc xác định những biểu hiện của sắc thái nữquyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu
Thứ hai, phân tích để làm rõ những nội dung cơ bản của sắc thái nữquyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu
Thứ ba, khám phá một số phương thức nghệ thuật thể hiện sắc thái
nữ quyền trong sáng tác của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu
Trang 114 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của YBan và Đỗ Hoàng Diệu
10 Hai bảy bước chân là lên thiên đường (2015)
11 Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (2015)
12 Gái góa là gái góa ơi (2015)
13 Người đàn bà đứng trước gương (2007)
14 Cuối cùng thì đàn bà muốn gì (2015)
15 Gà ấp bóng (2007)
16 Người đàn bà và những giấc mơ (2014)
Một số truyện ngắn của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu:
Trang 12Đồng thời có liên hệ với các tác phẩm khác của hai nhà văn để hỗ trợ,
bổ sung, làm rõ vấn đề đang nghiên cứu
5 Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn, người viết dùng những phương pháp chính là:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: để nghiên cứu sắc thái nữ quyềnmột cách toàn diện, trong mối quan hệ khách quan và chủ quan, trong sựthống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện sắc thái nữ quyền
- Phương pháp xã hội - lịch sử: nhằm đánh giá quá trình phát triển củavấn đề nữ quyền trong văn hóa, văn học dân tộc ở từng hoàn cảnh lịch sử, xãhội cụ thể
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân tích những biểu hiện của sắcthái nữ quyền trong truyện ngắn của hai tác giả Y Ban và Đỗ Hoàng Diệunhằm khái quát thành những điểm chung và điểm riêng trong việc thể hiệnsắc thái nữ quyền
- Phương pháp tiếp cận theo hướng thi pháp học: để thấy được sắc thái
nữ quyền thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật Từ đó, khẳng định
Trang 13những đóng góp riêng của hai nhà văn nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm làm rõ sự tương đồng và khácbiệt về sắc thái nữ quyền trong sáng tác của hai nà văn nữ
- Phương pháp liên ngành: sử dụng kiến thức của Văn hóa học, Ngônngữ học, Lịch sử, Tâm lý học để tìm hiểu những biểu hiện của sắc thái nữquyền trong tác phẩm
- Bên cạnh đó, người viết vận dụng một số thao tác cơ bản khi nghiêncứu văn học như phân tích, so sánh, bình luận, và đặt vấn đề trong tính hệthống
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Những vấn đề chung có liên quan đến đề tài
Chương 2 Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và
Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3 Sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và
Đỗ Hoàng Diệu nhìn từ phương diện nghệ thuật
Trang 14CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Truyện ngắn
1.1.1 Khái niệm truyện ngắn.
Về truyện ngắn, có rất nhiều định nghĩa khác nhau Trong 150 thuậtngữ văn học, truyện ngắn được xác định là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thườngđược viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện đời sống conngười và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tácphẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền mộtmạch không nghỉ” [2] Theo tiến sĩ Chu Văn Sơn: “truyện ngắn là tác phẩm tự
sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủchốt nào đó”
Với hình thức ngắn gọn, truyện ngắn là “một lát cắt của đời sống”, như
“giọt nước nhỏ” để thấy “cả đại dương” bao la Thể loại này đòi hỏi nhà vănphải biết chọn lọc những chi tiết thật đắt và điển hình, có khả năng thể hiệnvấn đề một cách tập trung và cô đọng nhất thông qua lăng kính chủ quan củangười nghệ sỹ Nói về vấn đề này, Maugham cho rằng: “truyện ngắn cần
phải viết sao cho người ta không thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thể rút bớt ra chút gì”.
Hiện nay, ở nước ta, có những ý kiến khác nhau về sự ra đời của truyệnngắn Nhưng điều không ai có thể phủ nhận được đó là thể loại này thực sự nở
rộ từ đầu thế kỉ XX với các tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Công Hoan, NgôTất Tố, Thạch Lam, Nam Cao.v.v… Sau 1945 đó là: Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, … Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI
là sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ đầy tiềm năng như: Nguyễn Ngọc Tư, YBan, Đỗ Hoàng Diệu.v.v… Các nhà văn đương đại đã mang đến cho thể loạinày những hình thức vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ, thể hiện rõ nét sự đổi
Trang 15mới trong phong cách, thể loại Trải qua lịch sử hơn một thế kỷ với nhữngthành tựu nhất định, truyện ngắn Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thầnkhông thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần con người Việt Nam từ xưađến nay.
1.1.2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắn
Nhìn một cách khái quát, đặc trưng của thể loại truyện ngắn tập trungvào những khía cạnh cơ bản sau:
Dung lượng: Trong sách “Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thựctiễn thể loại” do Bùi Việt Thắng chủ biên có đề cập đến: “Dung lượng (đượchiểu là kích cỡ, sức chứa, lớn nhỏ) là khả năng ôm trùm bao quát hiện thực, làsức chứa chất liệu đời sống, dung lượng được hiểu theo khả năng của nộidung phản ánh hiện thực của thể loại” [35;71] Xét về dung lượng: “truyệnngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” “Nghĩa là ngắn, thậm chí cựcngắn” (truyện mini) “Đặc trưng của truyện ngắn không phải chỉ vì nó ngắn”
mà quan trọng hơn là “cách nắm bắt và thể hiện hiện thực cuộc sống Nhàvăn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bảnchất”, tập trung về chủ đề nào đó trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâmhồn con người
Nhân vật: “Truyện ngắn sống bằng nhân vật” (Vũ Thị Thường) Bởi
“văn học là nhân học” (M.Gor-ki), văn học là sự hiểu biết, khám phá, sáng tạo
về con người “Qua nhân vật, nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng”
Từ đó “kí thác cách nhìn của mình đối với con người và cuộc đời” Do hạnchế về dung lượng nên truyện ngắn thường rất ít nhân vật, tình tiết và chi tiếtđời sống cũng không nhiều “Cuộc đời của nhân vật thường được miêu tả nhưmột khoảnh khắc”, một tính cách, tâm trạng hay một bước ngoặt chứ khôngthể chứa hết cuộc đời của nhân vật phát triển qua từng chi tiết như tiểu thuyết
Trang 16Ngôn từ nghệ thuật: Nghệ thuật văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
“Ngôn từ văn học là ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệthuật, kết quả sáng tạo của nhà văn Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng vàgiàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện
tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mỹ tới người đọc” (Phương Lựu) [24].Bằng ngôn từ, nhà văn “đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm”.Người đọc, qua ngôn từ, phân biệt được nhà văn này với nhà văn kia, phongcách này với phong cách khác Ở truyện ngắn, do dung lượng ngắn nên “ngôn
từ thường mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật đem đếncho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ Ngôn từ trong truyện ngắn được tổchức một cách đặc biệt cho nên, mỗi từ, mỗi câu đều đóng vai trò khơi gợimột cái gì lớn hơn nó, tràn ra ngoài nó để tạo dựng một ý lớn ở ngoài lời đồngthời hình thành một chỉnh thể hình tượng mới” [35]
Tình huống truyện ngắn: Là “lát cắt của thân cây mà qua đó thấy được
cả trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu) Là “một khoảnh khắc
mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một
đời người thậm chí cả một đời nhân loại” Tình huống truyện xét đến cùng “là
một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theolối lạ hóa” (TS Chu Văn Sơn) “Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loạitruyện ngắn Nó là nhân tố tổ chức của thiên truyện” Nghĩa là nó chi phối cácthành tố khác như: cốt truyện, lời trần thuật, ngôn ngữ, nhân vật,…Tức là tìnhhuống có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn Nhà văntạo được một tình huống truyện đặc sắc là cơ sở khá vững chắc cho thànhcông của tác phẩm văn học
Có thể nói, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đã phát huy được những ưu thếcủa thể loại truyện ngắn (như tình huống truyện, những chi tiết cô đúc, dung
Trang 17lượng nhỏ, lối hành văn mang nhiều ẩn ý tạo chiều sâu chưa nói hết…) để thểhiện vấn đề nữ quyền với tất cả sự bề bộn, phức tạp, những xung đột gay gắt,
dữ dội và cả những phần khuất lấp khó cắt nghĩa ngọn ngành Hơn nữa, ưuđiểm của truyện ngắn là phản ánh những vấn đề thời sự nóng hổi, nhức nhối,mang hơi thở cuộc sống Vì vậy, khi vấn đề nữ quyền được thể hiện trongtruyện ngắn, nó có khả năng len lỏi vào các ngõ ngách của đời sống, phản ánhkịp thời những vấn đề nóng bỏng, được đặt ra cấp thiết từng ngày từng giờ.Đặc biệt, khám phá hiện thực ở tính cụ thể, sinh động, nhân văn, truyện ngắn
có khả năng truyền tải những thông điệp về nữ quyền: tự do tình dục, khaokhát tình yêu, hạnh phúc…Do có dung lượng nhỏ nên khi đọc truyện ngắnkhông mất nhiều thời gian, dễ lôi cuốn được số đông bạn đọc, vì thế mà nó cótính truyền bá khá cao
1.2 Vấn đề nữ quyền và một số khái niệm liên quan
“Nữ quyền” được hiểu là “quyền bình đẳng của phụ nữ” Ở cấp độrộng, khái niệm “nữ quyền” là quyền của nữ giới trong thế tương quan vớinam giới để “nam nữ bình quyền” Ở cấp độ hẹp, “nữ quyền” gần với các kháiniệm như “giới tính”, “phái tính” Nếu như “giới tính”, “phái tính” là “công
cụ để phân biệt đặc tính giữa hai phái nam/nữ thì khái niệm nữ quyền cònhướng tới là sự bình đẳng giữa nam và nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩnriêng của nữ giới” [41]
Theo Nguyễn Văn Vĩnh: Nữ quyền “chính là sự lên tiếng của phụ nữ vềcác vấn đề của mình”, “phụ nữ nói về phụ nữ” Thời phong kiến, do ảnhhưởng của tư tưởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, “kì thị giới tính” khiếncho người người phụ nữ phải chịu nhiều bất công Chính vì vậy, “nữquyền” trước hết là nói về quyền lợi của người phụ nữ Nếu hiểu như thế,
Trang 18khái niệm “nữ quyền” trong tiếng Việt cùng nghĩa với cụm từ women’sright trong tiếng Anh
Tuy nhiên, theo thời gian, khi vấn đề bình đẳng giới được quan tâm hơntrước, “nữ quyền” không chỉ hiểu là “quyền lợi của người phụ nữ” nữa, kháiniệm này đã được hiểu rộng hơn “Nữ quyền” là một khuynh hướng, một “chủnghĩa lấy người phụ nữ làm trung tâm” của sự phản ánh, nhìn nhận, đánh giá
về người phụ nữ bằng thái độ trân trọng, đề cao Điều này trái ngược với “chủnghĩa nam quyền” – coi người đàn ông là trung tâm Cách hiểu như vậy là kháphù hợp khi mà những vấn đề xoay quanh người phụ nữ hiện nay đã trở nên
vô cùng phong phú, phức tạp
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm “sắc thái nữquyền” bởi lẽ bản thân Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu không chủ trương sáng táctheo chủ nghĩa nữ quyền Trong các sáng tác của họ nổi bật lên nhãn quanphán xét Nhãn quan này giúp họ bộc lộ được nội lực cũng như sự tự tin củachính mình Nó khiến cho họ đạt một vị thế ngang bằng với những nhà vănkhác giới Trong các tác phẩm của mình, họ đã động chạm tới những vấn đềmang tính nữ quyền như bình đẳng giới, xem xét lại vai trò của nam giới, ýthức về “bản ngã” của nữ giới…Ẩn sau đó là những xung đột văn hóa cũ vàmới còn nổi cộm trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập
1.3 Nữ quyền trong văn học
1.3.1 Văn học nữ quyền thế giới
“Văn học là tiếng nói của tâm hồn” Văn học không chỉ làphương tiện để bày tỏ tâm tư, tình cảm mà còn là con đườnghữu hiệu để đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng, trong đó
có đấu tranh về bình đẳng giới
Trang 19Văn học nữ quyền trên thế giới chủ yếu tập trung ở haibình diện: sáng tác văn chương và phê bình văn học Văn học
nữ quyền thường gắn với những quyền sống cơ bản, thiếtthân của người phụ nữ, đi sâu vào thế giới phức tạp của họ.Coi đó là đối tượng trung tâm của sự phản ánh, sáng tạo
Căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển, ta có thểhình dung diện mạo của dòng văn học nữ quyền thế giới theotuyến thời gian
Giai đoạn “tiên phong và nữ quyền nguyên sơ” với “minhchứng về quyền của phụ nữ” (1792) của Mary Wollstonecraft
Bà được đánh giá là “tổ mẫu” của chủ nghĩa nữ quyền Bà làngười đi đầu trong việc “phản đối thẩm quyền xác lập nữ tínhcủa các tác giả nam Bà coi nhà văn nữ là người có lý trí, đạođức, nhân hậu, bản chất của giới tính được kiến tạo như mộtlợi thế và không thể loại phụ nữ ra khỏi vị trí xã hội” Tác
phẩm Một căn phòng cho riêng mình (1929) của tác giả
Virginia Woolf được coi là “sách vỡ lòng” của phê bình nữquyền thế giới Nhờ Virginia Woolf mà chúng ta có cái nhìnthấu đáo hơn về văn chương của phái mình
Giai đoạn tiếp theo, nổi tiếng là tác giả Marie olympe de
Gouge (người Pháp) với Bản tuyên ngôn nhân quyền về giới
nữ Bà đã dũng cảm đòi quyền giải phóng cho người người da đen Tác phẩm Deuxièmesexe (Giới nữ) của tác giả Simone de Beauvoir được đánh giá là “bản tuyên ngôn nữ quyền” Tác
phẩm được coi là một công trình nghiên cứu mới mẻ và táobạo về phụ nữ dựa trên tư tưởng bình đẳng nam nữ Cuốn
Trang 20sách đã góp phần thúc đẩy ý chí vươn lên của phụ nữ để cóđịa vị ngang bằng với nam giới trong gia đình cũng như ngoài
cận khác nhau Mary Eagleton trong cuốn sách Lý thuyết văn học nữ quyền (1996) đã khảo sát mối quan hệ giữa giới tính
nữ và tác tạo văn chương Toril Moi trong cuốn Chính kiến văn bản / giới tính (2002) đã chia ra làm hai trường phái: phê bình
văn học nữ quyền Pháp và phê bình văn học nữ quyền Anh
-Mỹ Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, văn học nữ quyền phươngTây cũng như phương Đông đều có những thành tựu đáng kể
như: Tác giả người Pháp Marguerite Duras với tác phẩm Người tình độc đáo và đầy mê hoặc; Trung Quốc với một số những
cây bút nữ trẻ mạnh mẽ và táo bạo như: Cửu Đan với tác
phẩm Quạ đen, Vệ Tuệ với tác phẩm Điên cuồng như Vệ Tuệ, hay Búp bê Thượng Hải v.v
1.3.2 Vấn đề nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại
Từ văn học dân gian đến văn học đương đại, vấn đề nữ quyền đã thẩmthấu vào mạch ngầm văn học để tạo nên một “dòng chảy” xuyên suốt, vô tận
Trang 21Trong văn học dân gian, huyền thoại Con Rồng cháu Tiên đã đề cao vai
trò khai sinh ra dân tộc Việt của Quốc Mẫu Âu Cơ – người khởi nguồn cho sựsinh tồn của dân cư đồng bằng và miền núi Ca dao Việt Nam có không ítnhững tác phẩm nói về vai trò quan trọng của người phụ nữ:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Nhiều tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần của ngườiphụ nữ:
“Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
Hay:
“Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người"
Tuy nhiên, các tác giả văn học dân gian cũng nhận thức được rằng trong
xã hội người phụ nữ là đối tượng phải chịu đựng rất nhiều những bất công,ngang trái do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” sinh ra: “Nhất nam viết hữu,thập nữ viết vô” Họ không được làm chủ bản thân, phải sống phụ thuộc: “Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Không được tự do trong tình yêu: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” Từtrong đau khổ, tủi cực khi bị chà đạp, vùi dập, người phụ nữ đã lên tiếng thanthân, trách phận:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?”
Trang 22Những người phụ nữ không cam tâm, nhận phận đắng cay, tủi nhục đã đấutranh chống lại bất công, ngang trái để giành lấy quyền hạnh phúc cho mình: “Trách cha, trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu/
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng”
Thông qua hình thức trào lộng, tác giả dân gian cũng tìm cách “hạ bệ”nam giới và nâng người phụ nữ lên vị trí bình đẳng giới:
“Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”
Sắc thái nữ quyền trong văn học dân gian chính là nền tảng cho văn họcviết kế thừa và phát huy
Đến thời kỳ trung đại, do sự ảnh hưởng khá sâu sắc của tư tưởng Khổnggiáo đề cao nam giới và xem thường nữ giới: “Đàn ông trên nhà Đàn bà xóbếp” khiến cho sự bất bình đẳng với nữ giới ngày càng tăng Cuộc đời bi kịchcủa người phụ nữ (từ quý tộc đến bình dân) đã trở thành đề tài trung tâm củavăn học:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Ý thức nữ quyền trong văn học như được thổi một luồng sinh khí mớivới sự góp mặt của hàng loạt những tác giả nữ tiêu biểu như: Đoàn Thị Điểm,
Hồ Xuân Hương, cùng với một số tác giả nam có quan điểm tiến bộ trong
Trang 23việc nhìn nhận, đánh giá về phụ nữ như: Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, NguyễnGia Thiều, Nguyễn Du, Trần Tế Xương…Các tác giả không chỉ tập trung ca
ngợi vẻ đẹp hình thể, tài năng, tâm hồn của người phụ nữ (Bánh trôi nước của
Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du…) mà quan trọng hơn, qua các
sáng tác, các tác giả bày tỏ thái độ lên án những bất công trong xã hội, bênh
vực quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ Tiêu biểu như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du…Đặc biệt, trong
tác giả nữ, Hồ Xuân Hương được coi là người phụ nữ có ý thức sử dụng vănchương làm vũ khí hữu hiệu để đấu tranh nữ cho quyền lợi của phụ nữ mộtcách công khai, chủ động và quyết liệt hơn cả:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.”
Trang 24thác nỗi khổ đau chồng chất về thể xác cũng như tinh thần của những người
phụ nữ bé mọn như: chị Dậu (Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Tám Bính (Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng), rồi đến những cảnh đời “người ngựa, ngựa người” củaNguyễn Công Hoan, nhân vật dở người, dở ngợm như Thị Nở, Thị Mịch trongcác tác phẩm của Nam Cao… Tuy nhiên, văn học giai đoạn này chủ yếu đitìm những “hướng” bất hạnh khác nhau mà người phụ nữ phải chịu đựng,thường kết tội chung chung cái xã hội đã gây ra những bất hạnh ấy mà chưachỉ rõ nguyên nhân cụ thể
Giai đoạn 1945 - 1975, do yêu cầu của lịch sử, văn học trở thành vũ khítuyên truyền, giác ngộ cách mạng, cổ vũ chiến đấu Bởi thế mà các nhân vậttrong các tác phẩm văn học thời kì này được tắm trong bầu không khí hàosảng của cách mạng Cuộc sống riêng tư “cơm áo, gạo tiền” cũng tạm thờilắng xuống nhường chỗ cho cuộc chiến một mất một còn của dân tộc Đặcbiệt, giai đoạn này, những người phụ nữ không còn là nạn nhân của hoàn cảnhnữa Họ tiêu biểu cho vẻ đẹp, cho sức sống bất diệt của dân tộc trong chiếntranh: “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Đó là chị Út Tịch trong tác
phẩm Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi, nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu), chị Sứ trong tác phẩm Hòn đất của Anh Đức, …
Sau năm 1975, văn học nước ta đã mở ra một chiều kích mới, với cáinhìn “đa diện”, “nhiều chiều” hơn rất nhiều Điều mà các nhà văn nữ quantâm lúc này không phải là con người công dân trong cuộc chiến đấu anh dũngbảo vệ Tổ quốc mà là cuộc sống của con người cá nhân với những bộn bề lotoan của cuộc sống hàng ngày Họ là biểu tượng cho cái đẹp, cho những khátkhao hạnh phúc và cả những nỗi đau khổ, bi kịch Nếu như trước đây, chủ yếungợi ca “những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ” thì bây giờ họ hiện lên
Trang 25một cách toàn diện hơn, đầy đủ những gì là bản chất của người phụ nữ: tốt cóxấu có, có cả cái cao cả lẫn cái thấp hèn Tâm hồn họ chính là một thế giớiđầy bí ẩn “ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầyrẫy những biến động và bất ngờ” (Nguyễn Khải) cần được khám phá.
Đặc biệt hơn cả là văn học giai đoạn này đã giải quyết được những vấn
đề mà các nhà văn trước đó còn bỏ ngỏ đó là: đi sâu vào thế giới nội tâm, khaithác thế giới tâm linh của họ, tìm hiểu nguyên nhân, lý giải nỗi khổ đau của
người phụ nữ Đó là chị Hằng trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; những người phụ nữ trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh; Thai trong Cỏ lau, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu
Tiểu kết chương 1
Như vậy, qua việc tìm hiểu văn học nữ quyền thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng chúng ta có thể khẳng định: Khái niệm “nữ quyền” đã dần trởnên quen thuộc với đời sống xã hội nước ta trong những năm gần đây Tuynhiên, trên thực tế, ý thức nữ quyền đã hình thành từ rất lâu trong “nền vănhóa nông nghiệp lúa nước tôn thờ Mẫu” Dưới tác động của phong trào nữquyền trên thế giới kết hợp với sự vận động trong nội tại đời sống văn họcdân tộc, vấn đề nữ quyền đã tạo thành một dòng chảy xuyên suốt từ xưa đếnnay nhưng mới chỉ dừng lại ở những biểu hiện đơn lẻ, mang tính chất cảmtính Tùy từng thời kỳ mà vấn đề này có những biểu hiện đặc trưng với nhữngmức độ khác nhau Phải đến văn học sau 1986, vấn đề nữ quyền mới cónhững bước chuyển mình táo bạo trên cả nội dung và hình thức nghệ thuật,tạo thành những làn sóng dư luận mạnh mẽ, đa chiều cũng như những bướcđột phá mạnh mẽ trong nghiên cứu văn học nữ quyền ở nước ta
Trang 26CHƯƠNG 2 SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG MỘT SỐ
TRUYỆN NGẮN CỦA Y BAN VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Cách tiếp cận mới về người phụ nữ
Trong quá trình sáng tác, nhà văn Y Ban không có ý định viết về chủnghĩa nữ quyền Bằng vốn sống phong phú, trải đời, Y Ban luôn trăn trở, nghĩsuy, để khai phá chính mình cũng như “lượm nhặt từ cuộc đời những gaigóc, ẩn khuất nhất” để từ đó lên tiếng “đòi quyền sống và quyền hạnh phúccho người phụ nữ” Nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban đã thực
sự “trở thành tư tưởng nghệ thuật chủ đạo và xuyên suốt hành trình sáng táccủa chị” Nó tạo nên “bản sắc riêng của Y Ban” không thể trộn lẫn
Đỗ Hoàng Diệu khi mới “trình làng” tập Bóng đè đã gây nên những cú
“sốc” phản ứng khá mạnh bởi một lối viết “không giống ai”, mới lạ từ đề tài,
tư tưởng đến ngôn ngữ Hầu như các truyện ngắn của chị đều xây dựng nhữngnhân vật chính là người phụ nữ Đó là những người phụ nữ có một đời sốngnhục cảm, có khát vọng giải phóng tình cảm bản năng hết sức mãnh liệt, thậmchí bị khuất phục bởi tiếng gọi của tình cảm trong mình Đặc biệt, nhữngmảng hiện thực trần trụi, nhức nhối trong đời sống hôn nhân và gia đình cũngnhư trong thế giới nội tâm bên trong người phụ nữ được nhà văn tái hiện rấtthành công
Trong truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu, nhân vật phụ nữ khôngchỉ xuất hiện phổ biến mà còn trở thành “trung tâm luận” trong thế giới nghệthuật của hai nhà văn Đọc truyện ngắn của Y Ban, ta thấy nhân vật “người
đàn bà” là trung tâm của các tác phẩm: Người đàn bà có ma lực 15/17 truyện; Người đàn bà và những giấc mơ 10/12 truyện; Vùng sáng kí ức 8/11 truyện; Miếu hoang 11/17 truyện; Cưới chợ 9/11 truyện; I am đàn bà 8/10 truyện …
Trang 27Đỗ Hoàng Diệu cũng vậy, tập Bóng đè có 8 truyện ngắn của thì có tới 6/8
nhân vật chính là nữ Những nhân vật nữ có thể được gọi tên như Thảo, Lan,
Thanh, Vân Anh (Bốn người đàn bà và một đám tang), có thể không có tên gọi cụ thể mà gọi là “nàng” (Huyền thoại về một lời hứa), nhưng đa số, họ là nhân vật nữ chính xưng “tôi” (Bóng đè, Căn bệnh, Vu quy, Dòng sông hủi…)
Xây dựng những hình tượng nhân vật mang sắc thái nữ quyền, Y Ban và
Đỗ Hoàng Diệu không những tiếp thu những nét truyền thống mà còn pháttriển và đổi mới về mọi mặt để phù hợp với nhân sinh quan, thế giới quantrong thời đại mới Chính đặc điểm giới tính (sống hướng nội, cảm nhận đờisống thiên về trực giác, cảm tính hơn là lý tính), đã đem lại cho hai nhà vănnét đặc thù riêng trong quá trình sáng tác Họ thường xây dựng hình tượngnhân vật trung tâm là nữ Quan tâm đến những vấn đề gia đình, tình yêu, thânphận con người, các nhân vật nữ trong truyện ngắn của hai nhà văn đều lànhững người yêu mãnh liệt, hết mình, không phân biệt tuổi tác, đẳng cấpnhưng tình yêu của họ thường kết thúc bằng nỗi khổ đau mất mát và sự bộiphản Hạnh phúc bất thành, tình yêu lỡ dở, người phụ nữ phải sống trong côđơn, luôn mong mỏi được quan tâm và khát khao hạnh phúc
Thông qua các tác phẩm mang sắc thái nữ quyền, hai tác giả còn đặt ravấn đề phải có một cách nhìn mới về giá trị của người phụ nữ Bên cạnh cácphẩm chất tâm hồn, tính cách của người phụ nữ thì vẻ đẹp hình thể cũng cầnđược nhìn nhận và tôn vinh Xã hội không chỉ đồng tình, ngợi ca những phẩmchất tốt đẹp, mà còn phải chấp nhận những hạn chế, những thói tật đời thườngcủa họ Cần phải nhìn nhận giá trị của người phụ nữ với tư cách là một ngườibình thường với những phần tốt và xấu, phần vị tha và ích kỉ, phần xã hội vàbản năng, chứ họ không phải là “tượng thánh” hay chỉ sống với trách nhiệm,bổn phận làm mẹ, làm vợ, làm con dâu
Trang 28Nhưng nổi bật nhất, theo chúng tôi, sắc thái nữ quyền trong một sốtruyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đã đặt ra vấn đề quan trọng đó làphải chấp nhận người phụ nữ là một chủ thể tích cực, chủ động trong côngviệc, trong tình yêu và tình dục Có thể họ có những phút giây nổi loạn, vượt
ra ngoài sự kiềm tỏa của đàn ông, của lễ giáo, luật tục nhưng chỉ khi chúng tachấp nhận họ sống như một chủ thể mới có thể trả họ về đúng bản chất củaquyền được làm người đàn bà đích thực
Như vậy ta thấy, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu không còn tiếp cận ngườiphụ nữ như một “sản phẩm của văn hóa nam quyền” mà đã đặt họ dưới mộtcái nhìn hiện đại hơn: Phụ nữ là chủ thể trong đời sống, trong hành động,trong trải nghiệm và tư duy Họ cần sống cho mình, tự chủ về mọi mặt chứkhông phải chỉ sống vì người khác, cho người khác hay theo người khác Phụ
nữ không phải là thánh nhân cũng không phải là nạn nhân như văn hóa namquyền đã nhào nặn Họ có cuộc sống tự thân, độc đáo và cá tính Hướng tiếpcận này phản ánh chiều sâu nhân bản trong sáng tác của hai nhà văn nữ, gópphần làm thay đổi căn bản cách ứng xử của xã hội với người phụ nữ
2.2 Đề cao vẻ đẹp người phụ nữ
2.2.1 Vẻ đẹp thân thể nữ - báu vật của cuộc đời
Trong những năm gần đây, các tác giả nữ chú ý nhiều hơn đến vẻ đẹpbản thể của giới nữ và xem nó như một phương thức để xây dựng nhân vật
Họ cho rằng: “Thể xác cũng cần phải được lắng nghe” Bởi “cái đẹp hình thểkhơi gợi tiềm thức về giới, là cái cớ tạo nên sự hấp dẫn của nữ tính” “Thânthể đã nói những điều mà ý thức và tư tưởng không thể nói, và những tưtưởng từ vô thức sẽ được viết ra bởi chính thân thể” Chính vì vậy, thân thểngười phụ nữ “không chỉ là đối tượng mà còn là phương tiện để phản ánh”,giúp “người phụ nữ khám phá và tái hiện thế giới nội tại của mình”
Trang 29Trước đây, do cách nhận thức chưa đúng về “lối viết thân thể”, cho rằng
nó “gần giống với sự trình bày thân xác thuần tuý chứ không mang lại giá trịnhân sinh và thẩm mỹ” nên bị xem là “lĩnh vực nhạy cảm”, “cấm kị” trongvăn chương Văn học đương đại, do coi trọng ý thức sáng tạo mang tính cánhân, các cây bút đã “giải phóng” cách tiếp cận về người phụ nữ cho nêncùng đề tài vẻ đẹp người phụ nữ song mỗi nhà văn lại đem đến một dáng vẻ,chuyển tải một thông điệp riêng
Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu có xu hướng miêu tả nhân vật nữ theo xuhướng chú trọng vẻ đẹp nhục thể giống Ma Văn Kháng nhưng có phần táobạo và mãnh liệt hơn Các nhà văn nhận thấy “khám phá và bộc lộ thể xác làyếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của bản thể tính nữ” Đề cao vẻ đẹp thânthể người phụ nữ chính là một cách để các nhà văn nữ xóa bỏ mặc cảm tự ti,
“tội lỗi” đã trở thành định kiến trong xã hội suốt một thời gian dài Xã hội,đặc biệt là nam giới cần coi trọng vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ bởi tựbản thân nó cũng được xem là một “giá trị” xứng đáng được trân trọng.Không nên tồn tại cái nhìn giản đơn cho rằng vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữchỉ đơn thuần là cái “bên ngoài”, là chuyện thân xác hay tính dục Nói về vấn
đề này, Y Ban khẳng định: “Khi viết về những người phụ nữ hôm nay, mổ xẻ
và phân tích thân xác cũng như thân phận của họ, tôi muốn rằng các tác phẩmcủa tôi sẽ là thứ để họ vịn vào và đứng dậy” [14]
Có thể nói, thân xác nữ với vẻ đẹp của thân thể cũng như sức mạnh củabản năng đã trở đi trở lại nhiều lần trong truyện ngắn của Y Ban Thân thểngười phụ nữ không chỉ là niềm tự hào mà còn là vũ khí chinh phục, quyến rũđàn ông, khẳng định vị thế của giới mình Đọc truyện ngắn của chị, hình ảnhnhững người đàn bà đẹp xuất hiện rất nhiều Mỗi nhân vật mang một vẻ đẹpriêng, không ai trộn lẫn với ai, dù họ cùng là phụ nữ Ngoại hình của nhân vật
Trang 30vừa được tác giả mô tả khái quát, vừa cụ thể, chi tiết có khi thiên về nhận định
nhiều hơn miêu tả chi tiết: “Đây đã từng là một người đàn bà đẹp” (Cuộc tình silicon); “Một gương mặt sáng láng tự tin Một thân hình hấp dẫn” (Gà ấp bóng) [11]; “Về nhà, vợ anh vẫn đẹp rực rỡ” (Biển và người đàn bà xấu xí).
Có khi tác giả để nhân vật tự ý thức về vẻ đẹp của chính mình để lột tả khaokhát bản năng, sức sống mạnh mẽ, sức hấp dẫn từ bên trong của nhân vật Đó
có thể là tự ý thức về sự hấp dẫn, mơn mởn của tuổi trẻ: “Em soi mình vàogương Da thịt em sáng loáng Môi em đỏ mọng và hơi trễ xuống Mắt em
sáng long lanh” (Hai bảy bước chân là lên thiên đường), hoặc sức sống căng
tràn sinh khí: “Nàng chậm rãi mở từng cúc áo, khuôn ngực đầy đặn trắng ngà
hiện ra” (Người đàn bà đứng trước gương) Hơn thế, những bộ phận vốn dĩ
“húy kỵ” cũng đã được nhà văn miêu tả đầy ma lực: “Trong gương, da thịt
sáng loáng Một tâm thân tròn mình cá trắm, với hai cái vú bánh dày” (Tự)
hay “sau lớp voan hồng hoặc sau lớp đăng ten hồng là đôi nhũ hoa hiện lên,tròn đến không thể tròn hơn được nữa, căng mọng Như một ma lực hấp dẫnđến mê hồn” Hình ảnh người đàn bà soi gương dường như đã trở thành môtip trong các tác phẩm của Y Ban Đó là những người phụ nữ có ý thức rõ vềgiá trị cơ thể mình Họ nhìn ngắm, nâng niu, vỗ về, thỏa mãn và yêu chính cơthể mình Họ tự hào với thân thể quyến rũ mà tạo hóa đã ban cho mình
Tôn vinh vẻ đẹp hình thể bao gồm cả nhu cầu xác thịt tự nhiên đã trởthành nét đặc sắc riêng của Y Ban trong sáng tác Dưới ngòi bút của chị, nhưmột lẽ dĩ nhiên thân thể và dục tình vô hình trở thành một thứ nam châm cósức hút kì lạ chẳng thể khống chế bằng lý trí Ở phương diện này có thể khẳngđịnh Y Ban là một trong những cây bút tiên phong trong việc đề cao vẻ đẹphình thể, đồng thời xem đó là thước đo của giá trị của người phụ nữ Hình thểtrở thành một đối tượng thâm mĩ có khả năng khơi gợi những ấn tượng về cái
Trang 31đẹp, chứ không hề có bất cứ sự quy kết dung tục từ cái nhìn đạo đức Điều đóphản ánh cái nhìn nhân văn nhưng cũng rất táo bạo và đầy kiêu hãnh của nhàvăn về giới của mình.
Cùng trân trọng vẻ đẹp hình thể nữ tự nhiên như báu vật trời ban, trong
Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), “đôi bàn tay” của nhân vật “tôi” là hình ảnh đã trở
đi trở lại như một biểu tượng nghệ thuật: “Bàn tay nhỏ nhắn và mềm mạihiếm thấy Bàn tay không thay đổi theo mùa hay béo gầy cơ thể”; “Bàn taykhông tuổi tác trọng lượng” Bàn tay ấy “thể hiện tâm hồn con người, dù emmập đến mấy ngón tay em vẫn chỉ là cọng cỏ chao lượn dưới gió xuân” Hay:
“Con tôi sẽ có bàn tay của mẹ”, “Chỉ có làn da mỏng tanh nhưng biết níu giữ
tự do cho dù thân thể bị trói Nắng tắt, mà bàn tay vẫn óng ánh diệu kì” Xuấthiện ngay từ những dòng đầu tiên và cả những dòng cuối cùng của tác phẩm,hình ảnh đôi bàn tay góp phần thể hiện tâm hồn con người, một tâm hồn
mỏng manh, nhưng dạt dào nhựa sống Còn trong tác phẩm Dòng sông hủi,
nhà văn lại chú ý miêu tả “đôi bàn chân nhỏ tí” của nhân vật “tôi” Đó là đôibàn chân đầy hạnh phúc như được “chạm trên lóng lánh trăng vàng” Khôngchỉ dừng lại ở vẻ đẹp của ngón tay, bàn chân, nhà văn còn tập trung khám phá
vẻ đẹp từ những bộ phận khác trên cơ thể: “Vú tôi rứng tràn không khí Vú tôi
là nhựa sống, là hơi thở, là khí quyển” [18] Vẻ đẹp toát ra từ tấm thân củangười phụ nữ, với nhân vật “tôi” trong “Vu quy” đó là một tấm hình gợi cảm,
“tấm thân tôi cong lên hình chữ S, một hình chữ S cố phản kháng” Nhân vật
H’Linh trong Hoa máu lại là người con gái mang vẻ đẹp của thánh thần mà
vẫn là trần tục: “H’Linh là báu vật của thần Núi ban tặng xứ rừng sâu gióngút”, “một cô gái đẹp như tiên giáng thế”, có “mái tóc dài đen tràn phủ bờvai” và “hàm răng trắng bóng sin sít lấp lánh cùng nụ cười”, với “khuôn
miệng xinh xắn”, “nụ cười mê hồn” Cô gái trong truyện Huyền thoại về lời
Trang 32hứa được miêu tả “đẹp như chùm san hô biển lấp lánh” và tưởng như “nàng là
thủy thần lên mặt đất ban phát sắc đẹp và tình yêu cho con người” Thanh
trong Bốn người đàn bà và một đám tang mang “cái cười không phải của kẻ
phàm trần” cùng với “giọng nói của thiên thần” “nhẹ như gió thoảng” Thảocũng vậy Cô có “gương mặt thánh thiện với những đường nét thanh thú” đếnmức Sơn - người yêu cô không dám đụng đến bởi nó quá thiêng liêng Thảođối với Sơn như là nữ thần là chúa trời linh thiêng anh đâu dám sàm sỡ…Cách “miêu tả vẻ đẹp thân thể nữ” của Đỗ Hoàng Diệu mang dấu ấn của vănhọc dân gian, con người mang vẻ đẹp của thánh thần nhưng tâm hồn của kẻphàm tục Cách miêu tả này không mang tính ước lệ như văn chương xưa Đó
là cái đẹp chỉ có thể hiểu và để tưởng tượng chứ không thể vẽ ra được Vẻ đẹpcủa Thanh, Thảo, ALứ, H’Linh, khó ai tìm ra một người như họ trong cuộcđời
Khi thể hiện vẻ đẹp thân thể người phụ nữ, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệukhông đơn thuần muốn “trình bày thân xác thuần tuý mà hướng tới sự mô tảthân thể có giá trị nhân sinh và thẩm mỹ” Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ
nữ trong truyện ngắn của hai nữ nhà văn “vừa là đối tượng phản ánh, hiệnthực được phản ánh, vừa là cách thức tìm kiếm và biểlichjt thiên tính nữ”
2.2.2 Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách – thiên chức của người phụ nữ
“Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm hệthống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cửchỉ, cách nói năng tương ứng” “Tính cách chính là thái độ đã được củng cốtrong những phương thức hành vi quen thuộc” Tìm hiểu tính cách thực chất
là tìm hiểu vẻ đẹp “thiên tính nữ của người phụ nữ” Thiên tính nữ còn gọi là
“nữ tính”, “mẫu tính”, là những phẩm chất bẩm sinh, sẵn có của người phụ
nữ Thuộc tính này bao hàm cả mặt tốt, mặt xấu, ca ngợi và đáng phê phán
Trang 33Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường, “thiên tính nữ là khái niệm dùng đểchỉ những phẩm chất tốt đẹp, có sẵn của người phụ nữ” như: Tấm lòng vị tha,tình yêu thương, là đức hi sinh, sự nhẫn nhịn, hết lòng thương chồng, yêu con.Bằng sự nhạy cảm vốn có, người phụ nữ luôn mở rộng tấm lòng để hút lấymọi biến động của đời sống Cũng chính sự nhạy cảm ấy đã hình thành cho họtính cách khá đa dạng, phức tạp với một đời sống tâm hồn phong phú, khónắm bắt Nhận xét về bản chất phức tạp của người phụ nữ hiện đại Nhà phêbình Vương Trí Nhàn cho rằng: “Hình như do sự nhạy cảm của riêng mình,phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới Họ luôn gần gũi với cái lỉnhkỉnh, dở dang của đời sống Mặt khác, với cái nhìn cực đoan sẵn có, tốt,dịu dàng rộng lượng thì không ai bằng mà nhỏ nhen, dữ dằn cũng không aibằng” [28]
Không chỉ thể hiện quan niệm về thân phận và thân xác người phụ nữ,
Y Ban còn bày tỏ sự trân trọng tính cách mạnh mẽ, độc lập, tự chủ của nhữngngười phụ nữ hiện đại: “Tôi thích viết về phụ nữ và những vấn đề của phụ nữhiện đại Họ thông minh, giỏi giang nhưng vẫn luôn cần một cuộc sống tìnhcảm phong phú” [14] “Họ có xu hướng sống cho bản thân mình, chiềuchuộng cảm xúc của chính mình” [14] Luôn có khát vọng được giải phóng:
“Mạnh mẽ là một điểm nổi bật trong phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam,
dù nhìn vẻ ngoài họ là những phụ nữ nhu mì, cam chịu Họ đã phải nén cảmxúc của mình hàng nghìn năm và lúc nào họ cũng có nguy cơ bùng nổ” [14]
Trước hết, đời sống tâm hồn của người phụ nữ được các nhà văn nữ táihiện như một tấm gương khổng lồ phản chiếu trong đó mọi biến động, mọisắc thái của cuộc sống Vì thế mà nó muôn màu, muôn vẻ, khó nắm bắt, thậmchí còn có những trạng thái đối lập gay gắt Trong truyện ngắn Y Ban và ĐỗHoàng Diệu nhân vật phụ nữ khi thì có tâm hồn của một cô gái trẻ trung ưa
Trang 34lãng mạn, mộng mơ lúc lại già dặn, đầy trải nghiệm Chính vì vậy, cùng trongmột hình tượng, chúng ta có thể bắt gặp trong tâm hồn người phụ nữ nhữngcung bậc khác nhau, thậm chí đối lập nhau Những nhân vật nữ có tâm hồngiàu phức điệu trong sáng tác của Y Ban từ cô gái trẻ trót chửa với bạn trai
trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, “em” trong Hai bảy bước chân là lên thiên đường, người con gái trong Nhân tình, đến những người đàn bà có địa vị trong xã hội trong truyện Tự, Gà ấp bóng, luôn tự đấu tranh giữa các trạng
thái đối lập: vừa xấu hổ, lo sợ bởi việc mình làm nhưng phút chốc lại cũngđầy kiêu hãnh, bất cần; vừa bỡ ngỡ, khép mình vừa cố ý tỏ ra dạn dĩ, quyếtliệt Họ vừa mong mỏi có một người tình lý tưởng nhưng cũng lại bất cần,khinh thường đàn ông
Để thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu cảm xúc của các nhân vật
nữ, Y Ban đã đi sâu khám phá không gian tâm trạng - không gian ghi dấu
những biến động tâm hồn mà ở đó khi thì là những trăn trở không nguôi, cókhi là những biến thái tinh vi, phức tạp, khi lại là những cảm xúc tinh tế, giàuchất trữ tình
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong sáng tác của Y Ban và Đỗ
Hoàng Diệu còn thể hiện ở sức sống mạnh mẽ dẫu cuộc đời gặp bao oái oăm,
bi hài Sự mạnh mẽ ấy không chỉ toát ra từ ngoại hình, hành động đến ngônngữ, mà hơn hết, nó bắt nguồn từ một sức sống mãnh liệt bên trong Đó là nỗlực vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, bi kịch tình yêu cũng như giới hạn củachính mình Tìm hiểu truyện ngắn của Y Ban, ta thấy xuất hiện những nhân
vật nữ có ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan hiếm có (Đứa con và người đàn bà tật nguyền, Cái Tý, Ước mơ cô bán hàng rong) Hình tượng những người phụ nữ trong Bóng đè, Dòng sông hủi, Hoa máu, của Đỗ Hoàng Diệu
rất nữ tính, thật dịu dàng nhưng lại ẩn chứa trong tâm hồn một sự mạnh mẽ
Trang 35hiếm thấy Được sự ưu ái của hóa công, những người phụ nữ đẹp, có tri thức
ấy luôn ý thức được bản thân mình, họ luôn khát thèm tình yêu, đuổi theo tìnhyêu, khát vọng kiếm tìm người yêu lý tưởng, để được yêu thương để được
hạnh phúc Đi tìm tình yêu đích thực, cuộc đời nhân vật “tôi” trong Vu quy là
một chặng đường dài của sự rượt đổi và kiếm tìm hạnh phúc Cô muốn lấyđược người mình yêu và có được một tổ ấm gia đình Mối tình thương cảm
giữa cô gái và chàng kĩ sư hải sản trong tác phẩm Huyền thoại về lời hứa
cũng là một điển hình của khát vọng tình yêu mãnh liệt “Người đàn bà huệ
trắng” trong Linh thiêng để được yêu thương, chiều chuộng và ve vuốt bà đã
bất chấp tất cả, bỏ chồng, bỏ con để theo ông họa sĩ Bởi bà thấy được sốngvới những khát khao của chính mình mới là hạnh phúc Cũng như vậy, trong
Dòng sông hủi nhân vật “tôi” không chấp nhận một người chồng tàn bạo, một
người tình đớn hèn, chị đã bỏ đi để kiếm tìm một cuộc sống tự do và hạnhphúc ở một chân trời mới
Có thể nói, trong tập truyện Bóng đè, các nhân vật nữ luôn trong trạng
thái đi tìm hạnh phúc Đối với họ, tình yêu và hạnh phúc đã trở thành mụcđích sống, mục đích tồn tại của mình Để đạt được mục đích ấy họ đã làmnhiều cách khác nhau Có thể đúng, có thể sai nhưng trên hết đây là một khátvọng đầy tính nhân bản cần được cảm thông và trân trọng Tuy nhiên, đâuphải ai cũng tìm thấy hạnh phúc của mình, họ càng khát khao bao nhiêu thìcàng chịu nhiều cay đắng bấy nhiêu Ngân dù ích kỉ dù tàn nhẫn thì cô vẫn rấtđáng thương Chẳng qua cô đã “đi tìm hạnh phúc theo cách của riêng mình”
để rồi cô là người gánh vác hậu quả cho những khát vọng mù quáng ấy Gã
“Việt Kiều sau khi đã chán chê đã bán cô vào nhà thổ đủ cho gã vài ngày saysưa hút hít” Cô không phải là cuộc đời bất hạnh, khổ đau và ân hận H’Linhcũng thế Cô gái đẹp như tiên giáng ấy bị câm nhưng lại có một trái tim biết
Trang 36nói, biết cảm xúc và yêu thương Trái tim trong sáng, thuần khiết của cô đậpcồn cào tha thiết, cô mong ước có một tổ ấm gia đình với Nam Đỗ HoàngDiệu đã ca ngợi sức sống bất diệt trong tính cách của những người phụ nữgiữa cuộc sống đời thường, khi đối diện với tình yêu, với mình và vì chínhmình Đây là cái nhìn đầy tính nhân văn, nhân bản về con người, đặc biệt làngười phụ nữ.
Nếu như các cây bút nam viết về phẩm chất “thiên tính nữ” với cái nhìnngưỡng mộ, tụng ca thì các cây bút nữ lại bày tỏ sự thấu hiểu, sự day dứttrước vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người phụ nữ Bởi hơn ai hết, họ hiểurằng, “thiên tính nữ” có thể khiến cho họ trở nên đẹp đẽ nhưng cũng cuốn họvào những bi kịch đa đoan của phận đàn bà
Một trong những vẻ đẹp “thiên tính nữ” được các nhà văn nữ quan tâm
đó là lòng nhân hậu, giàu trắc ẩn Lòng nhân hậu không phải là phẩm chấtmới, song chưa bao giờ là cũ cả Những người đàn bà trong trang văn của YBan dù có lúc chua ngoa, đanh đá, có lúc chỉ muốn từ bỏ tất cả để chăm chútcho bản thân nhưng trong chiều sâu tâm hồn họ vẫn luôn tràn đầy tình yêuthương, lòng trắc ẩn vì người khác Lòng nhân hậu khiến cho nhân vật “tôi”
trong truyện ngắn I am đàn bà dù gia đình nghèo khổ, đông con nhưng vẫn
sẵn sàng cưu mang đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng, yêu thương nó như nhữngđứa con mình đẻ ra Cũng chính vì lòng trắc ẩn ấy mà chị đã chăm sóc ngườiđàn ông bị ốm bao năm đã hồi phục trở lại
Phẩm chất “thiên tính nữ” còn được bộc lộ ở sự chăm sóc, hi sinh chongười khác Đã từ lâu, sự chăm sóc, hi sinh đã trở thành một vẻ đẹp truyềnthống của người phụ nữ Việt Trong trang văn của Y Ban, có không ít những
người phụ nữ hi sinh ước mơ, sự nghiệp vì chồng con (Ước mơ cô bán hàng rong, Xuân Từ Chiều, Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Chú Nghẹo, Danh dự), hi
Trang 37sinh tuổi trẻ, tình yêu, thậm chí là cả sinh mệnh cho người tình (Biển và người đàn bà xấu xí, Tôi, anh, thằng bé và con rắn, Nhân tình) Giàu đức hi
sinh, giàu lòng vị tha, sẵn sàng chở che cho người khác vốn dĩ là “mẫu tính”,
là “bản năng” rất thiêng liêng của người mẹ Nói như Y Ban, “đã là đàn bà thìchữ tha thứ phải dán ngay vào trán” Dù chịu nhiều cay đắng, truân chuyêntrong cuộc đời nhưng họ chưa bao giờ ngừng yêu đời, yêu người, luôn đối xửvới người khác bằng một thái độ bao dung, vị tha chấp nhận chịu thiệt thòi vềmình, rộng lượng bỏ qua những thói tật, thậm chí cả sự bội bạc, vô tình của
người khác Người đàn bà xấu xí trong truyện Biển và người đàn bà xấu xí,
sau khi bị người đàn ông bỏ rơi, chị đã tha thứ cho anh ta: “Nàng sẽ giết chếtngười đàn ông đó nếu nàng muốn Nhưng nàng chẳng làm thế đâu” Chị quyếtđịnh hy sinh bản thân, hoà vào nước biển để tiếp tục hy vọng sẽ có ngườikhác hiểu mình: “Sẽ có một nhà khoa học khác nghiên cứu để lọc, để chắt ratên gọi nàng” Ngay cả trong khi người đàn bà tự thấy mình đã chìm đắm vàocõi thù hận thì chị vẫn không thôi khắc khoải để vượt thoát ra: “Tôi rất sợ lại
đi vào cõi hận thù” (Cõi thù hận) Thậm chí, cô gái trẻ trong Ai chọn giùm tôi,
ngay cả khi bị người tình lừa lọc, phản bội, bỏ đi với tất cả quà tặng và bảynăm của đời con gái thì chị cũng chẳng hề oán hận, chị chỉ lặng lẽ đem bỏ đicái bàn thờ để cầu mong cho số phận đổi khác Có thể nói, tâm hồn của ngườiphụ nữ trong tình yêu vừa dịu dàng, tha thiết, vừa đằm thắm vừa mạnh mẽ,vừa kín đáo vừa táo bạo, và chính những khát vọng tình yêu ấy đã làm nên vẻđẹp tâm hồn của họ
Như vậy, có thể thấy, sáng tác của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu dù miêu tả
về người phụ nữ ở những phương diện khác nhau, có khi thô ráp và rắn rỏi,táo bạo và bất cần thế nhưng tiềm ẩn bên trong mỗi người vẫn luôn là nhữngphẩm chất mang thiên tính nữ cao đẹp Chính điều này đã giúp hình tượng
Trang 38người phụ nữ đang sống ở thời hiện tại nhưng vẫn có vẻ đẹp đáng quý củangười phụ nữ Việt Nam truyền thống.
2.3 Tích cực đấu tranh “chống lại thế giới nam quyền” đồng thời “xác lập quyền lực phái nữ”
2.3.1 Xu hướng phán xét trật tự nam quyền và từng bước xóa bỏ tính
“tòng thuộc”
Từ xa xưa, nước ta đã bị ảnh hưởng bởi “tư tưởng trọng nam” của Nhogiáo Trải qua chiến tranh chống giặc phương Bắc đến chiến tranh chốngPháp, Mỹ xâm lược, người đàn ông với những thế mạnh nổi bật của giới đãkhẳng định vai trò trụ cột trong gia đình và ngoài xã hội Người đàn ông trongvăn học truyền thống thường được tái hiện là những bậc chính nhân quân tử,nam nhi đại trượng phu đẹp đẽ và đáng kính Tuy nhiên, vẫn có một bộ phậnnhững nhân vật đàn ông xấu xa cần phê phán nhưng những nhân vật đó chỉđại diện cho cái xấu, cái ác, chứ không phải là nhân vật đại diện cho giới tínhnam Chính vì vậy, trong văn học truyền thống, việc tôn trọng nữ giới khôngđồng nghĩa với việc nam giới bị đả phá, hạ bệ Trật tự nam quyền bị phê phánbởi lẽ nó như một thế lực vô hình kìm kẹp, giam hãm cuộc đời nhiều thế hệphụ nữ Ngăn cản người phụ nữ không được sống là chính mình, cam chịucuộc đời mờ nhạt, nấp bóng “tùng thuận” Để bênh vực cho những quyền lợichính đáng của họ, hai nữ nhà văn đều hướng đến đấu tranh, hạ bệ trật tự namquyền bằng nhiều cách thức khác nhau đề nhằm xóa bỏ tính “tòng thuộc” và
“xác lập quyền lực cho phái nữ”
Trong văn học dân tộc, phản ánh chế độ nam quyền không phải làchuyện “bây giờ mới kể” mà kỳ thực nó đã được ông cha ta “kể” từ cách đâyhàng trăm năm trong các tác phẩm văn học dân gian, gắn với các tác giả lớn
Trang 39của văn học trung đại (Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, HồXuân Hương, Nguyễn Du, Trần Tế Xương)…, tiếp đến là các tác giả trongdòng văn học hiện đại, nổi bật là Phan Bội Châu, nhóm Tự lực văn đoàn….Tuy nhiên, do ràng buộc của thời đại, người phụ nữ ở những giai đoạn nàykhông có điều kiện tham gia vào hoạt động sáng tác văn chương Sau năm
1986, cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ các nhà văn nữ, vấn
đề nữ quyền cũng đã trở lại mạnh mẽ trong đời sống văn học Vì vậy, trật tựnam quyền một lần nữa được “nhìn nhận lại” bởi một chủ thể hoàn toàn mới
là các nhà văn nữ
Trong những trang văn của mình, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đều ítnhiều có xu hướng phản ánh những hạn chế của người đàn ông và trật tự namquyền bằng cái nhìn thiếu thiện cảm Trong truyện của Y Ban xuất hiện nhữngngười đàn ông thấp kém như vị quan chức “phải nhờ vợ làm hộ toán trong lớp
bổ túc văn hóa” (Xuân Từ Chiều), Trong gia đình, người đàn ông thường
không “làm tròn bổn phận” người chồng, người cha Hoặc là những người
yếu đuối, vô trách nhiệm với vợ con Ba người chồng trong Xuân Từ Chiều (Y
Ban) đều là hiện thân cho những thiếu khuyết không thể chấp nhận: vô tích sự
và vô trách nhiệm (chồng Từ), độc đoán, gia trưởng, mất nhân tính (chồngChiều), không thỏa mãn đời sống sinh lý (chồng Xuân) Trong tư cách ngườitình, kiểu người đàn ông phụ bạc, bội phản, ích kỷ, giả dối xuất hiện phổ biếntrong những sáng tác của Y Ban Đó là người đàn ông sau khi thành đạt đã bỏ
rơi người đàn đà xấu xí để về với gia đình của mình (Biển và người đàn bà xấu xí) Đó là chàng tình nhân trong Ai chọn giùm tôi lợi dụng cô gái trẻ nuôi
mình ăn học rồi “chàng lặng lẽ rời khỏi ngôi nhà của tôi nhưng không quênmang theo vi tính, xe máy và điện thoại di động”
Trang 40Trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu, ta thấy những người đàn ôngháo sắc, dâm ô, vô cảm cũng được phơi bày Đó chính là vị thứ trưởng quyền
uy, vị giáo sư “đáng kính”, trong “Những sợi tóc màu tang lễ” đã đem cái gọi
là danh dự, sự thông tuệ của họ để lừa gạt những cô nữ sinh năm thứ nhấtngây thơ, non nớt cho thỏa lòng tà dâm hèn hạ của mình Những người đànông dâm ô, tệ bạc xúm lại xăm xoi lừa gạt một cô gái nhẹ dạ, cả tin để chiếm
đoạt, để thỏa mãn trong truyện ngắn Tình chuột Cô gái trong Bóng đè mặc dù
chồng lúc nào cũng ở bên cạnh nhưng người chồng ấy lại bỏ mặc cô mộtmình chống chọi lại “bóng đè”, một mình chịu đựng sự cưỡng hiếp, ma mãnhcủa “bóng đen dòng họ”, và cũng chỉ một mình gánh trên vai cái “quá khứ phiphàm” để luôn bị ám ảnh, bị rượt đuổi bởi “một thứ tội tổ tông” Cô gái đáng
thương Dòng sông hủi luôn bị áp lực tra khảo đến nghẹt thở, người chồng độc
đoán săm soi từng milimet trên cơ thể của vợ để phát hiện dấu vết ngoại tình
Hay trong Vu quy vì thực trạng lễ giáo, tư tưởng cổ hủ của thế hệ trước mà cô
gái trẻ đã phải tuyệt tình với những người đàn ông yêu mình chân thành đểlấy một người đàn ông bất lực trong câm lặng và giá lạnh
Trật tự nam quyền trở thành một nỗi sợ hãi đầy ám ảnh đeo bám ngườiphụ nữ, buộc họ phải quyết định: ly hôn để từ bỏ hoặc chịu đựng để bị bạohành Do đó, nhân vật nam vừa là “phông nền cho sự xuất hiện nhân vật nữ”,vừa là kẻ đối nghịch, là lực cản của nhân vật nữ trong hành trình đi tìm vàkhẳng định vai trò chủ thể của giới mình Đặt người đàn ông trong quan hệgiới tính (là người chồng, người tình), Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu với cái nhìnthẳng thắn, có chiều sâu đã “giải thiêng”, để “nhận thức lại” trật tự namquyền Từ đó, thấy được những hạn chế “truyền thống” của người đàn ôngnhư: gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền và những khiếm khuyết của ngườiđàn ông hiện đại như: vô tâm, vô trách nhiệm trong gia đình, kém cỏi, lừa lọc,