1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế một số bài giảng ELearning trong dạy học vật lí 10 – Chương trình cơ bản

84 384 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 26,08 MB

Nội dung

Từ khi ra đời đến nay, ELearning phát triển ngày càng mạnh mẽ và đã xâm nhập vào các hoạt động trong giáo dục và đào tạo ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhiều quốc gia đã và đang ứng dụng khá thành công ELearning trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với những hệ thống công nghệ hiện đại như: Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc,…Ở Việt Nam cũng đã có sự quan tâm đến Elearning. Thể hiện ở việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bốn cuộc thi ELearning. Cuộc thi ELearning lần I được tổ chức từ 20092011. Cuộc thi ELearning lần thứ II được tổ chức từ 20112013. Cuộc thi ELearning lần thứ III được tổ chức từ 20132015. Cuộc thi ELearning lần thứ IV được tổ chức từ 20152017. Qua bốn lần tổ chức có thể thấy nội dung các bài giảng Elearning tập trung vào hai vấn đề chính là dư địa chí và các bài giảng trong chương trình giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập hợp được 4332 bài giảng ELearning, trong đó tập trung nhiều nhất về phần “dư địa chí” với 1026 bài giảng. Số lượng bài giảng về vật lí chỉ có 213 bài, chiếm 6.5% so với tổng số bài giảng trong hệ thống. Về số lượng bài giảng Elearning trong vật lí lớp 10 theo thống kê của bộ giáo dục và đào tạo thì chỉ có 18 bài giảng – một con số khá khiêm tốn so với tổng số các bài theo phân phối chương trình vật lí lớp 10 hiện hành là 40 bài giảng. Không kể đến trong số các bài giảng đó có nhiều bài có nội dung trùng lặp.Đánh giá về kĩ năng thiết kế các bài giảng của giáo viên (GV) trên địa bàn Phú Thọ nói riêng chúng tôi nhận thấy việc tham gia thiết kế bài giảng Elearning của các GV Phú Thọ cũng không nhiều. Chỉ có 51 bài dự thi tham gia cuộc thi ELearning lần thứ IV nhưng cũng không có bài nào được lựa chọn vào vòng chung khảo của cuộc thi trong khi đó tỉnh Vĩnh Phúc có tới 1984 bài dự thi và đã có 137 bài thi lọt vào vòng chung khảo. Điều này cho thấy sự hiểu biết và kỹ năng thiết kế bài giảng ELearning của các GV trong tỉnh Phú Thọ còn hạn chế.Từ thực tiễn ý thức được vai trò của ELearning trong dạy học. Đặc biệt kỹ năng thiết kế các bài giảng ELearning trong môn vật lí còn hạn chế nên tôi lựa chọn đề tài“ Thiết kế một số bài giảng ELearning trong dạy học vật lí 10 – Chương trình cơ bản” với mong muốn hỗ trợ cho HS tự học ở nhà, học theo phong cách học và học mọi lúc mọi nơi từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo.

Trang 1

MỤC LỤC

Tiêu chí 8

Mô tả/Yêu cầu 8

Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử 8

Kĩ năng trình bày 8

Kĩ năng thuyết trình 8

Kĩ năng Multimedia 8

Soạn các câu hỏi 9

Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học 9

Trang 2

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang 3

DANH SÁCH CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

Trang 6

1 Lí do chọn đề tài

Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, BCH

TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu:

“ Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội

và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luậtkhách quan Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thônggiữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩnhóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ

áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,

kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiêncứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học” Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục vàđào tạo ban hành 7/2017 đã định hướng hoạt động giáo dục ở các trường phổthông là nhằm: “Phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môitrường học tập và rèn luyện giúp học sinh (HS) phát triển hài hoà về thể chất

và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghềnghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết

để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần

cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệpxây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng côngnghiệp mới…” Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng xácđịnh rõ những năng lực cốt lõi của HS bao gồm: năng lực tự chủ và tự học,năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lựctính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội…[4]

Trang 7

Thực hiện theo tinh thần của nghị quyết số 29NQ/TW, các trường phổthông đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học gồm những nộidung như: sử dụng phần mềm, các kho tài liệu mở,… Trong đó có ứng dụngcủa E-Learning trong dạy học.

E-Learning là một hình thức đào tạo sử dụng thành tựu của khoa họccông nghệ, đặc biệt là thành tựu công nghệ thông tin E-Learning sử dụng cácphương tiện như Internet, E-mail, CD-Rom,… Những phương tiện học tậpkhông bị giới hạn về không gian và thời gian như “phòng học”, “bảng đen”,

“giờ học” truyền thống Chính vì thế , sự ra đời của E-Learning mọi ngườikhông còn phải lo ngại vì không thể tham gia vào khóa học họ mong muốn.Với khả năng truyền đạt nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn về hình thức,khả năng phân phát nội dung rộng rãi, hiệu quả kinh tế cao, E-Learning đang

dần được mọi người đón nhận và ưa chuộng

Từ khi ra đời đến nay, E-Learning phát triển ngày càng mạnh mẽ và đãxâm nhập vào các hoạt động trong giáo dục và đào tạo ở hầu hết các nướctrên thế giới Nhiều quốc gia đã và đang ứng dụng khá thành công E-Learningtrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với những hệ thống công nghệ hiện đạinhư: Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc,…

Ở Việt Nam cũng đã có sự quan tâm đến E-learning Thể hiện ở việc BộGiáo dục và Đào tạo đã tổ chức bốn cuộc thi E-Learning Cuộc thi E-Learninglần I được tổ chức từ 2009-2011 Cuộc thi E-Learning lần thứ II được tổ chức

từ 2011-2013 Cuộc thi E-Learning lần thứ III được tổ chức từ 2013-2015.Cuộc thi E-Learning lần thứ IV được tổ chức từ 2015-2017 Qua bốn lần tổchức có thể thấy nội dung các bài giảng E-learning tập trung vào hai vấn đềchính là dư địa chí và các bài giảng trong chương trình giáo dục Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã tập hợp được 4332 bài giảng E-Learning, trong đó tập trungnhiều nhất về phần “dư địa chí” với 1026 bài giảng Số lượng bài giảng vềvật lí chỉ có 213 bài, chiếm 6.5% so với tổng số bài giảng trong hệ thống Về

số lượng bài giảng E-learning trong vật lí lớp 10 theo thống kê của bộ giáodục và đào tạo thì chỉ có 18 bài giảng – một con số khá khiêm tốn so với tổng

Trang 8

số các bài theo phân phối chương trình vật lí lớp 10 hiện hành là 40 bài giảng.Không kể đến trong số các bài giảng đó có nhiều bài có nội dung trùng lặp.

Đánh giá về kĩ năng thiết kế các bài giảng của giáo viên (GV) trên địabàn Phú Thọ nói riêng chúng tôi nhận thấy việc tham gia thiết kế bài giảng E-learning của các GV Phú Thọ cũng không nhiều Chỉ có 51 bài dự thi thamgia cuộc thi E-Learning lần thứ IV nhưng cũng không có bài nào được lựachọn vào vòng chung khảo của cuộc thi trong khi đó tỉnh Vĩnh Phúc có tới

1984 bài dự thi và đã có 137 bài thi lọt vào vòng chung khảo Điều này chothấy sự hiểu biết và kỹ năng thiết kế bài giảng E-Learning của các GV trongtỉnh Phú Thọ còn hạn chế

Từ thực tiễn ý thức được vai trò của E-Learning trong dạy học Đặcbiệt kỹ năng thiết kế các bài giảng E-Learning trong môn vật lí còn hạn chế

nên tôi lựa chọn đề tài“ Thiết kế một số bài giảng E-Learning trong dạy

học vật lí 10 – Chương trình cơ bản” với mong muốn hỗ trợ cho HS tự học

ở nhà, học theo phong cách học và học mọi lúc mọi nơi từ đó góp phần nângcao hiệu quả học tập của HS trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo

2 Mục tiêu khóa luận

Thiết kế được một số bài giảng E-Learning trong chương trình vật lí 10– chương trình cơ bản, thử nghiệm bài giảng trong dạy học ở trường phổthông và đánh giá kết quả thu được

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu về E-Learning: khái niệm E-learning, lịch sử phát triển, ưu

điểm và nhược điểm, vai trò của E-learning trong dạy học

- Tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng Learning

E Tìm hiểu thực trạng dạy học EE Learning ở Việt Nam và tỉnh Phú Thọ

- Thiết kế một số bài giảng E-learning trong chương trình vật lí 10

- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi của bài giảng

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC E-LEARNING

1.1 Tổng quan về E-Learning

1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của E-learning

Thuật ngữ E-learning xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10-1999 trongmột hội nghị Quốc tế về CBT (Computer - Based Training) Từ thời điểm đó,các cụm từ như “online learning” (học trực tuyến) hay “virtual learning”(học tập ảo) bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều Có thể nói, kết hợp với các từ

cụm từ “online learning” hay “virtual learning”, E-learning mô tả một

cách đầy đủ về một môi trường học tập chuyên nghiệp Trong đó, người học

có thể tương tác với môi trường học tập trực tuyến thông qua Internet hoặccác phương tiện truyền thông điện tử khác (intranet, extranet, truyền hìnhtương tác, CD-Rom, )

Rất lâu trước khi Internet ra đời, các khóa học từ xa đã được IsaacPitman mang đến vào những năm 1840 Isaac Pitman là một GV có trình độ

và giảng dạy ở một trường tư ở Vương Quốc Anh Ông đã dạy các HS củamình phương pháp viết tốc ký thông qua hệ thống mail (tốc ký có thể hiểu làmột hình thức viết tắt, một phương pháp biểu tượng hóa hay viết ngắn gọnhơn so với cách viết một ngôn ngữ thông thường) Pitman gửi các bài tập củamình cho các HS của ông qua hệ thống mail và nhận lại các kết quả mà các

HS đã hoàn thành.[8]

Trong năm 1924, các máy thử nghiệm đầu tiên được phát minh Thiết

bị này cho phép HS tự kiểm tra Sau đó, vào năm 1954, BF Skinner, một giáo

sư Đại học Harvard, đã phát minh ra “teaching machine” (máy giảng dạy),trong đó cho phép các trường học dùng các chương trình để quản lý hướngdẫn HS của mình Tuy nhiên cho đến năm 1960, các chương trình đào tạo dựatrên máy tính đầu tiên mới được giới thiệu đến thế giới

Chương trình này dựa trên máy tính đào tạo (hoặc chương trình CBT)được biết đến như PLATO-Programmed Logic được dùng cho việc tự động

Trang 10

hoạt động giảng dạy Nó được thiết kế cho sinh viên theo học các trường đạihọc Illinois, nhưng cuối cùng lại được sử dụng trong các trường học trên toànkhu vực.

Với sự ra đời của máy tính và internet trong những năm cuối thế kỷ 20,các công cụ E-learning và phương pháp phân phối được mở rộng Thế hệmáy MAC đầu tiên ra đời trong những năm 1980 cho phép các cá nhân có thểđặt máy tính ở nhà của họ, và điều này giúp ích cho họ rất nhiều trong việchọc tập, nghiên cứu cũng như phát triển các kỹ năng Sau đó, trong thập kỷtiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự phát triển mạnh, càng nhiềungười tiếp cận với nhiều thông tin trên internet và cơ hội trực tuyến thực sự

mở ra

Trong những năm 2000, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng

E-learning để đào tạo nhân viên của họ Các nhân viên mới có thể dễ dàng tiếp

cận các quy trình nghiệp vụ cùng hệ thống thông tin trong hệ thống

E-learning cung cấp cho họ đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cũng như kinh

nghiệm để thực hiện tốt công việc của mình Đối với các cá nhân, việc học tậptrực tuyến thông qua hệ thống E-learning giúp họ có cơ hội chẳng những tăngthêm về kiến thức, kỹ năng, bằng cấp, mà còn có thêm cơ hội làm phong phúthêm đời sống tinh thần của họ.[8]

Vào khoảng năm 2010 trở đi, sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trêncác nền tảng di động hay sự phát triển vượt bậc của một thế hệ mạng xã hộimới như Facebook, Google Plus, Instagram, đã làm cho hệ thống tương tácthông tin với người sử dụng internet trở nên phong phú hơn bao giờ hết Qua

đó, các phương thức tương tác trên môi trường đào tạo trực tuyến cũng cónhững chuyển biến thay đổi nhằm phù hợp hơn với người sử dụng Các ứngdụng di động kết hợp internet cho phép người học tương tác trong môitrường E-learning mọi lúc, mọi nơi

Cũng giống như các thị trường công nghệ khác, thị trường learning cũng không ngoại lệ, E-learning cũng trải qua những giai đoạn thăngtrầm Theo Gartner, một nhà phân tích ngành công nghiệp công nghệ hàng

Trang 11

E-đầu thì một ngành công nghệ mới bất kỳ không bắt E-đầu với một nhu cầu sửdụng cân bằng và ông đã vẽ ra một chu trình dành cho sự phát triển của E-learning, gọi là "Hype cycle for e-Learning" (chu trình cường điệu cho E-learning).

1.1.2 Khái niệm E-Learning

Có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về E-Learning Mỗi kháiniệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy, nội hàm của kháiniệm cũng rất khác nhau Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về E-Learning là:

“E-Learning là một mô hình đào tạo chính quy hay khônng chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông.”(PSG.TS

Lê Huy Hoàng)

Rõ ràng, với những quan niệm khác nhau về E-Learning, chúng sẽ cónhững đặc điểm khác nhau; cách thức dạy học cũng diễn ra khác nhau; hạtầng công nghệ, cách thức triển khai, ưu điểm, hạn chế của E-Learning cũngkhác nhau Sẽ không có tài liệu nào đề cập được đầy đủ về E-Learning theotất cả những quan niệm trên Và do vậy, trong tài liệu này cũng cần phải thốngnhất một khái niệm để khoanh vùng E-Learning Trên cơ sở đó, đề cập tớinhững nội dung mang tính trọn vẹn, có ích nhất cho người học

Trên cơ sở tham khảo nhiều định nghĩa, xem xét bản chất trong từngtrường hợp, căn cứ vào trải nghiệm của tác giả trong thời gian qua, có thể

hiểu, E-Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác ñáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học.

Theo cách hiểu trên (và được sử dụng trong tài liệu này), một hệ thống Learning phải đảm bảo được các điều kiện dưới đây:

E Sử dụng mạng Internet;

Trang 12

-Tồn tại dưới dạng các khóa học;

-Sử dụng các hệ thống quản lý học tập;

-Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập

1.1.3 Các yêu cầu với bài giảng E-learning

Bài giảng e-Learning được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khảnăng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video),hình ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói…), tuân thủ một trong cácchuẩn SCORM, AICC (Có Phụ lục đính kèm giới thiệu một số phần mềmcông cụ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn và được khuyến cáo sử dụng)

Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương, theo cả chương trìnhmôn học hoặc theo mô đun, không nhất thiết làm cả một chương trình hoànchỉnh theo khối lớp Tuy nhiên bài giảng cần hoàn chỉnh ở một mô đun kiếnthức nhất định.[3]

Nội dung bài giảng cần có các trang trắc nghiệm tương tác để củng cốkiến thức, kích thích người học học một cách tích cực

Tư liệu giảng dạy: Các tư liệu của xã hội, GV tự tạo video quay các bàithí nghiệm thật và tự chụp các ảnh tư liệu nếu có điều kiện (ảnh di tích, ảnhnhân vật lích sử, ảnh thiết bị…); tự vẽ hình đồ hoạ (graphic)

Có ghi âm lời giảng của GV và cho xuất hiên hình hoặc video GVgiảng bài khi cần thiết Sử dụng các công cụ quay phim thao tác màn hình đểlàm bài giảng về hoạt động của các phần mềm cho môn tin học và các mônhọc khác

Các yêu cầu khác của bài giảng E-learning được thể hiện trong bảng1.1 dưới đây

Trang 13

Bảng 1.1 Yêu cầu của một bài giảng E-learning

Mục tiêu chính của việc

xây dựng các bài giảng

điện tử

- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn

- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử,đáp ứng tính cá thể trong học tập

- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọilúc

Kĩ năng trình bày - Mầu sắc không lòe loẹt

- Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa

- Chữ đủ to, rõ, không bé quá

- Không ghi nhiều chữ chi chít

- Mỗi slide nên có tít chủ đề

- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn

Kĩ năng thuyết trình - Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến

- Đáp ứng tiêu chí tự học:

+ Có nội dung phù hợp

+ Có tính sư phạm

Kĩ năng Multimedia - Có âm thanh

- Có video ghi GV giảng bài

- Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đềbài giảng

- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễdùng, có thể online hay offline… (Giải quyếtvấn đề mọi lúc, mọi nơi)

Trang 14

Soạn các câu hỏi Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy

điểm Các câu hỏi được xây dựng nhằm kíchthích tính động não của người học, thực hiệnphương châm lấy người học làm trung tâm, chútrọng tính chủ động Có những nội dung khôngnên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trảlời câu hỏi gợi ý

Có nguồn tư liệu phong

phú liên quan đến bài

học

- Tài liệu, website tham khảo để người học tựchủ đọc thêm

- Tránh việc trích dẫn tràn lan;

1.1.4 Ưu điểm và hạn chế của E-Learning

1.1.4.1.Ưu điểm của E-Learning

E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đàotạo cho tương lai Có được điều đó là do nó thể hiện được nhiều những ưuđiểm quan trọng Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với đào tạotruyền thống được liệt kê ở dưới đây:

Mở rộng phạm vi giảng dạy: Tổ chức lớp học trong các phòng học

hay tại các trung tâm đào tạo bị hạn chế bởi hai yếu tố: không gian và địađiểm[3] Số lượng người học trong một phòng học nhất định bị giới hạn bởisức chứa của phòng học đó Trong khi đó, với e-learning, số người học củamỗi chương trình đào tạo sẽ tăng lên đáng kể Nhiều người có thể tham giahọc mà không cần phải tập trung về một địa điểm mà có thể tham gia cácchương trình đào tạo qua mạng Internet hoặc có thể học tập và nghe giảngmột cách thoải mái ngay tại nhà riêng của mình

Giảng dạy tập trung: Không giống như những lớp học truyền thống,

nơi chỉ một người dạy duy nhất sẽ chịu trách nhiệm dạy cho một nhóm lớncác HS từ khoảng 20 đến 40 người Học online với e-learning thường có tỷ lệmột GV – một HS Trong hệ thống đào tạo trực tuyến, HS được dạy họcthông qua một chương trình giảng dạy mô phỏng Có nghĩa là, nếu HS không

Trang 15

hiểu về một vấn đề nào đó thì vẫn có thể dễ dàng xem lại bài học của mìnhchỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản.

Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Người học trực tuyến sẽ tiết kiệm

được cả thời gian và tiền bạc vì trường học của họ sẽ ở ngay trước màn hìnhmáy tính

Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, người

học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhấtđối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân

Tự điều chỉnh: Với học trực tuyến, người học có thể tự điều chỉnh nhịp

điệu khóa học cho mình, nghĩa là người học có thể học từ từ hay nhanh dothời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình

Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng

bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến

là linh hoạt Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn thiện người học có thể học theothời gian biểu mình định ra Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớphọc dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo” Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tựđịnh hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên

Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có

tính đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưavào chương trình dạy được xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu

Do vậy, tính đồng bộ được đảm bảo

Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến người học có thể giao lưu và

tương tác với nhiều người cùng lúc Họ cũng có thể hợp tác với bạn bè trongnhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà Ngày nay, việc tươngtác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… và có thểtận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa chơi”

Hiệu quả: Học trực tuyến giúp người học không chỉ tiết kiệm chi phí

mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình

Trang 16

Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là

Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng Người học có thể tiếp cận và học bất

cứ nơi đâu Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học trực tuyến[3]

- Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tựđịnh hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra

Về phía nội dung học tập

- Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa các nội dungquá trừu tượng, quá phức tạp Đặc biệt là các nội dung liên quan tớithí nghiệm, thực hành mà Công nghệ thông tin không thể hiệnđược hay thể hiện kém hiệu quả

- Hệ thống E-Learning cũng không thể thay thế được các hoạt độngliên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹnăng thao tác vận động

Về yếu tố công nghệ

- Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng

kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên e-Learning

- Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băngthông, chi phí ) cũng ảnh hưởng đáng kể tới tiến độ, chất lượnghọc tập

1.1.5 Các hình thức của E-Leaning

Là một hệ thống học tập mềm dẻo và linh hoạt, có thể tổ chức dạyhọc theo nhiều hình thức khác nhau Dưới góc độ vai trò của hệ thống

Trang 17

E-Learning trong việc hoàn thành một khóa học, có thể kể ra hai hìnhthức học tập (mode of learning) chính là học tập trực tuyến và học tập hỗnhợp.

Học tập trực tuyến (Online learning)

Là hình thức, việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ trên môitrường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập Theo cách này, E-Learningchỉ khai thác được những lợi thế của E-Learning chứ chưa quan tâm tới thếmạnh của dạy học giáp mặt

Thuộc về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ(Synchronous Learning) khi người dạy và người học cùng tham gia vào hệthống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ (Asynchronous Learning),khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập ở nhữngthời điểm khác nhau[8]

Học tập hỗn hợp (Blended learning)

Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hìnhthức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt[8] Theo cách này, E-Learningđược thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới nhữngnội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này Còn lại,với những nội dung khác vẫn được thực hiện thông qua hình thức dạy họcgiáp mặt với việc khai thác tối đa ưu điểm của nó Hai hình thức này cần đượcthiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau hướng tới mụctiêu nâng cao chất lượng cho khóa học

Với đặc điểm như trên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến với nhiều

cơ sở giáo dục trên thế giới, kể cả các nước có nền giáo dục phát triển

1.2 Vai trò của E-learning trong dạy học vật lí

Sử dụng hệ thống E-Learning trong: Đổi mới phương pháp dạy học, hỗtrợ quá trình giảng dạy của GV, hỗ trợ quá trình học tập của HS, làm công cụquản lý dạy và học, trong việc phổ biến kiến thức cho mọi người

Trang 18

Giúp HS chủ động hơn trong việc học tập và kiểm tra kiến thức về mônvật lí Giúp GV quản lí được các hoạt động học của HS Bên cạnh đó còn pháttriển được kỹ năng tin học cho GV thực hiện.

1.3 Các hình thức tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của E-learning.

Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology-Based Training) làhình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệthông tin

Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer-Based Training) Hiểutheo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kì một hình thức đào tạo nào có sửdụng máy tính Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp

để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc càitrên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giớibên ngoài Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM BasedTraining[3]

Đào tạo dựa trên web (WBT – Web-Based Training) : là hình thức đàotạo sử dụng công nghệ web Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học,thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễdàng truy nhập thông qua trình duyệt Web Người học có thể giao tiếp vớinhau và với GV, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail…thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giaotiếp với mình

Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) : là hình thức đào tạo có

sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học,giao tiếp giữa người học với nhau và với GV…

Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thứcđào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chíkhông cùng một thời điểm Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hộithảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web

1.4 Thực trạng dạy và học theo E-Learning ở Việt Nam

1.4.1 Những chủ trương và giải pháp lớn

Trang 19

CNTT đối với giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi bước vào thế

kỉ 21 Chỉ thị 58 – CT/TW ngày 17/02/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnhứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nêu rõ “Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác giáo dục vàđào tạo ở các cấp học, bậc học, các ngành học Phát triển các hình thức đàotạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội Đặc biệt, tập trungphát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối mạnginternet tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”[5]

Thực hiện Chỉ thị số 29 (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin trong giai đoạn giáo dục 2002 – 2003 và Chỉ thị số 55 (năm2008) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn giáodục 2008 – 2012, trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dụcđược đầu tư mạnh mẽ với việc hoàn thành “mạng giáo dục Edunet” năm 2010(chương trình hợp tác giữa Bộ giáo dục và đào tạo với tập đoàn viên thôngquân đội viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáodục từ mầm non đến đại học Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạtầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước triển khai E-Learning Một

số khóa học trực tuyến, dạy học qua mạng được mở ra

Chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cựctriển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi công dân(từ THPT, SV, các tầng lớp người lao động…) đều có cơ hội được học tập, bất

cứ lúc nào (any time), bất cứ nới đâu (any where) và học tập suốt đời (lifelong learning) Để thực hiện được mục tiêu trên, E-Learning có một vai tròchủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo

1.4.2 Một số khó khăn khi triển khai E – Learning ở Việt Nam

Một là: Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Để soạn bài giảng

E-Learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của GV Hiện nay chế độ

hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng E- Learning, vì vậychưa khuyến khích được GV Đời sống của GV gặp nhiều khó khăn, áp lực thi

cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là GV không có thời gian đầu tư

Trang 20

cho E-Learning Nhiều GV giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, sửdụng phần công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm) còn hạn chế nênchưa phát huy được đội ngũ này.

Hai là: Về phía người học: Học tập theo phương pháp E-Learning đòi

hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ độngtruyền thống, tâm lí học phải có thầy (không thầy đố mày làm nên), nội dungquá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thànhđộng lực học tập Nhiều HS nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang

bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet dẫn đến giađình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế E-Learning

Ba là: Về cơ sở vật chất: Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có

đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website Learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web

E-sẽ gây lãng phí

Bốn là: Về nhân lực phục vụ Website E – Learning: Cần có cán bộ

chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-Learning Tuy nhiên, theoquy định hiện tại chưa có cơ hế hoạt động này ở các trường

1.4.3 Thực trạng dạy và học theo E-learing ở trường phổ thông hiện nay

Thực hiện khảo sát với 25 GV trường THPT Việt Trì thuộc chuyên mônToán, Vật lí, Hóa học, Sinh học vào tháng 3/2018 về việc tổ chức dạy học vàsoạn bài giảng E-learning trong nhà trường Kết quả khảo sát được thể hiệntrong bảng

Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả phỏng vấn giáo viên.

Ý kiến trả lời Số

lượng

Tỉ lệ (%) Câu 1 Bài giảng E - Learning là

bài giảng điện tử ứng dụng công

nghệ thông tin vào giáo dục Thầy

(cô) thường sử dụng bài giảng E

Trang 21

Learning? E Không bao giờ 13 52

Câu 2 Theo thầy (cô) giữa bài

Câu 3 Nội dung trong bài giảng E

Learning có đầy đủ kiến thức và kỹ

năng giúp học sinh học tập?

Câu 4: Theo các thầy (cô) có cần

thiết xây dựng và phổ biến bài

giảng E - Learning trong trường

học và trên internet hay không?

GV nhận thấy là việc xây dựng và phổ biến bài giảng E-Learning trong nhàtrường là cần thiết (80% ý kiến) và rất cần thiết (20% ý kiến) Các GV cũngđánh giá là bài giảng E-Learning chứa đựng nội dung kiến thức là đầy đủ(68% ý kiến) và rất đầy đủ (20%) Điều đó có nghĩa là HS hoàn toàn có thể tựhọc với bài giảng E-Learning để giúp học sâu, ghi nhớ và vận dụng kiến thứctốt hơn

Tiến hành phỏng vấn 150 HS các khối 10, 11, 12 trường THPT Việt Trì(phụ lục 2) để xem các HS có hiểu biết gì về E-learning và mong muốn của

HS với việc học tập có sự hỗ trợ của bài giảng E-learning chúng tôi thu đượckết quả như sau (bảng 1.3):

Trang 22

Bảng 1.3 Tổng hợp kết quả phỏng vấn HS

Ý kiến trả lời Số

lượng

Tỉ lệ (%) Câu 1 Bài giảng E Learning là bài

giảng trực tuyến ứng dụng công

nghệ thông tin vào quá trình dạy

học Em đã nghe nói về bài giảng

điện tử E Learning bao giờ chưa?

A Đã nghe thấy rồi 27 18

B Chưa nghe thấybao giờ

Câu 2: Nhà trường đã triển khai

cách giảng dạy mới này như thế

nào?

A Rất thườngxuyên

Câu 3: Theo các em giữa cách học

C Không khác biệt 40 26,7

Câu 4 Em đã từng tham gia học

tập với bài giảng E-Learning bao

giờ chưa?

A Thường xuyêntham gia

B Thỉnh thoảngtham gia

Câu 5 Em có mong muốn được

học với bài giảng E-learning để hỗ

trợ việc học trên lớp tốt hơn

Qua ý kiến trả lời của HS, cho thấy nhiều em chưa biết tới thuật ngữ learning (68% ý kiến), các em đánh giá việc nhà trường tổ chức dạy học E-

Trang 23

E-learning là hiếm khi (63,4% ý kiến), không bao giờ (31,3% ý kiến) Một tỉ lệrất cao (90%) ý kiến cho rằng mình chưa từng/hiếm khi tham gia học tập vớicác bài giảng E-learning Tuy nhiên, có tới 74,7% ý kiến mong muốn và rấtmong muốn được học với bài giảng E-learning.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn củaviệc ứng dụng bài giảng E-learning trong dạy học vật lí theo hướng tăngcường tính tích cực, chủ động cho HS Cụ thể là:

- Đã trình bày tổng quan về E-Learning, tình hình phát triển E-Learningtrên thế giới và ở Việt Nam Cho thấy E-Learning có nhiều ưu điểm, phù hợpvới định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay Từ đókết hợp với những nhận định tổng quan về tồn tại của một số bài giảng E-Learning trong dạy học, để đề suất và thiết kế bài giảng E-learning theohướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượngdạy học

- Dựa vào kết quả tìm hiểu thực trạng dạy học E-learning ở trường phổthông cho thấy cần thiết phải phổ biến và thiết kế bài giảng E-learning gắn vớicác môn học nhất là các môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên

Trang 24

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG E-LEARNING VẬT LÝ 10

CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

2.1 Quy trình thiết kế bài giảng E-learning

Các bài giảng E-learning thiết kế trong khóa luận được thực hiện theoquy trình gồm 5 bước như sau[3]:

Hình 2.1 Quy trình thiết kế bài giảng E-learning

2.1.1 Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học

Người thực hiện là GV và tổ bộ môn Lưu ý, bám sát nội dung chươngtrình; nghiên cứu kỹ giáo trình và tài liệu tham khảo; xác định nội dung trọngtâm

Trong dạy học hướng tập trung vào HS, mục tiêu phải chỉ rõ học xongbài, HS đạt được cái gì Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải làmục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà HS có được sau bài học

Người thực hiện cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệutham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tớicủa mỗi mục Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức,

kĩ năng, thái độ Đó chính là mục tiêu của bài

Trang 25

Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa, giáo trìnhđược chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắpxếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao.

Bởi vậy, cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa vàgiáo trình bộ môn Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảmbảo tính thống nhất của nội dung dạy học

Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình đã được quiđịnh để dạy học Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đóchứ không phải là ở tài liệu nào khác

Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài, GV cầnphải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cầngiảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắpxếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiếnthức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm nàythực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được

dễ dàng

Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắckhông làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa,giáo trình đã dày công xây dựng

2.1.2 Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng

Người thực hiện là giảng viên/GV và nhóm kỹ thuật Nguồn tư liệu nàythường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, hoặcđược xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằngcác phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, cácphần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video

Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đếntrong bài học để đặt liên kết Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chấtlượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh

Trang 26

cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý

đồ sư phạm

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiếnhành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mụchợp lý Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng

và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clipkhi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máykhác

2.1.3 Xây dựng kịch bản bài giảng

Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật Ở bước này, cần thựchiện chi tiết và cần phải tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản,đảm bảo mục tiêu bài học (cả về mặt kiến thức và kỹ năng)

Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bướcdạy học, xây dựng sự tương tác người dạy và người học, xây dựng các câu hỏitương tác, lắp ghép các bước lại thành quá trình dạy học

2.1.4 Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản

Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật Tiêu chí cần căn cứvào nhu cầu của người sử dụng, căn cứ vào nguồn tài chính, căn cứ vào trình

độ của cán bộ kỹ thuật sử dụng công cụ như thế nào

Các công cụ: có nhiều công cụ, chẳng hạn Adobe Presenter, LectureMarker, iSpring,…tuy nhiên một phần mềm được nhiều GV sử dụng đó làAdobe Presenter vì nó có khả năng tích hợp với Powerpoint nên nó tạo ra tínhthân thiện và gần gũi đối với giảng viên

Các bước để số hóa kịch bản: Xây dựng được bài giảng bằng MSPowerpoint Quá trình xây dựng phải đảm bảo các bước trong quá trình dạyhọc; Ghi âm, thu hình (quay video giảng viên giảng bài); Biên tập video, âmthanh; Sử dụng phần mềm để đồng bộ bài giảng

Trang 27

2.1.5 Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm

Người thực hiện là nhóm kỹ thuật Công việc gồm: chạy thử chươngtrình, kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng Sau đó, đóng gói bài giảng theođịnh dạng phù hợp với mục đích yêu cầu Kết thúc bước này ta đã có sảnphẩm bài giảng trực tuyến

Trong mỗi bước của quy trình trên, người thực hiện có thể là giảng viênhoặc nhóm kỹ thuật hoặc cả hai Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa giảngviên và nhóm kỹ thuật

2.2 Các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng E-Learning

2.2.1 Phần mềm ADOBE PRESENT 10.0

2.2.1.1 Giới thiệu về phần mềm ADOBE PRESENT 10.0

Adobe Presenter là một phần mềm công cụ soạn bài giảng điện tử(Authoring tool) giúp GV có thể dễ dàng tạo ra các bài giảng điện tử với đầy

đủ các nội dung đa phương tiện chất lượng cao, tuân thủ các tiêu chuẩn vềelearning phổ biến và có thể sử dụng bài giảng để dạy - học trực tuyến thôngqua mạng Internet.[9]

Sau khi cài đặt lên máy tính, Adobe Presenter sẽ được gắn vào (add-in)phần mềm Microsoft Powerpoint và bổ trợ cho Powerpoint các tính năng biênsoạn bài giảng nâng cao để tạo ra các bài giảng điện tử tuân thủ các chuẩn vềe-learning

2.2.1.2 Tạo bài giảng bằng phần mềm ADOBE PRESENT 10.0

a Chuẩn bị ban đầu

+ Máy tính xách tay có webcam và micro hoặc máy tính để bàn thì bạn

có thể mua webcam rời (hiện nay có thiết bị webcam gắn sẵn micro)

+ Phần mềm Presenter cài đặt cùng với chương trình PowerPoint

+ Soạn bài trình chiếu bằng PowerPoint (nên sử dụng bài có sẵn đểbiên tập lại)

+ Ảnh của báo cáo viên (GV trực tiếp giảng)

Trang 28

+ Các clip, tranh ảnh và thí nghiệm ảo cần thiết cho việc thiết kế bàigiảng.[9]

b Quy trình tạo bài giảng E-learning.

Bước 1: Tạo thư mục ban đầu cho việc chứa thiết kế bài giảng

Người dùng phải thực hiện thao tác này để sau này để tránh việc saunày có chỉnh sửa lại thì còn bộ thiết kế gốc để làm Đầu tiên chọn ổ đĩa sẽ lưuthư mục, sau đó tạo một thư mục là tên bài cần soạn (tên thư mục theo tên bàikhông bắt buộc).[9]

Ví dụ: Bài cần soạn là Định luật Bôi Lơ Mariốt, trình tự tạo thư mục

được thực hiện như sau:

- Mở ổ D (Mycomputer\D), bấm chuột phải vào phần trống chọn Newchọn Folder

- Đặt tên cho thư mục: Bấm chuột phải vào thư mục vừa tạo chọnRename gõ tên thư mục vào (ví dụ: DinhluatBoilo, tên thư mục không nên gõ

có dấu)

Tiếp đó người dùng chuyển tất cả những gì cần thiết cho việc biên tậpgiáo án vào thư mục vừa tạo

Hình 2.2 Giao diện thư mục chứa bài giảng

Bước 2: Thiết kế bài giảng trên PowerPoint

Dùng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng bình thường Tuy nhiên lưu ý một số điểm sau đây:

Trang 29

- Chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), cònclip và audio thì dùng phần mềm Presenter để đưa vào sau.

- Nên dùng nền trắng chữ đen, phông chữ nên dùng Arial (mã nguồnUnicode); cỡ chữ 24 hoặc to hơn

- Cấu trúc Slide như sau:

Tiêu đề được bố trí trên cùng, nội dung của đề mục ở bên trái của cửa

sổ, tên đề mục bố trí ở giữa (phần có diện tích lớn nhất của cửa sổ)

Chú ý, nội dung từng mục chỉ cần đưa ra nội dung của đề mục đókhông cần lưu giữ nội dung đã giảng ở slide trước để HS đi vào trọng tâmhơn Một số hiệu ứng không cần thiết bạn có thể bỏ qua mà đưa nội dung lênmàn hình luôn

- Các hiệu ứng click chuột vào nút như phần trò chơi không thực hiệnđược khi bạn đóng gói, cho nên cần suy nghĩ tạo phương án khác

Xem 1 slide (hình 2.3):

Cũng trong mục I nhưng slide khác lại trình bày như sau mà không cầngiữ lại nội dung slide đã giảng ở trên:

Tiêu đề bài dạy

(nơi có thể chứa video hoặc hình minh họa)

Trang 30

Hình 2.3 Minh họa slide bài giảng

* Chú ý: khi thiết kế người dùng nên đặt tên cho các slide để khi người học

dễ quan sát Sau đây xin mời các bạn xem ví dụ để đối chứng một bài khôngđặt tên slide và một bài có đặt tên slide sau khi đã đóng gói

Bài không đặt tên cho các slide Bài có đặt tên cho các slide

Hình 2.4: Thanh tiêu đề bài giảng

- Để đặt tên cho các slide ta làm như sau:

Ở khung bên trái của giao diện thiết kế chương trình PowerPoint bạn

chọn Outline, sau đó bạn nháy chuột vào biểu tượng slide gõ đề mục trực

tiếp vào phần con trỏ đang nhấp nháy Trong khi thiết kế trên PowerPointnên đặt tên các slide trùng với mục mà bạn đang thiết kế để giảng

Trang 31

Hình 2.5: Đặt tên cho từng slide

Khi đó đề mục sẽ xuất hiện trên nền PowerPoint bạn định dạng (chọn

cỡ chữ, màu chữ, hiệu ứng) cho nó bình thường sao cho phù hợp và làm tiêu

đề của bài (như hình minh họa trên) Tương tự như vậy cho Slide tiếp theo.Sau khi bạn đã hoàn thành thiết kế cho bài giảng của mình bằng phầnmềm PowerPoint thì lúc này trở đi bạn dùng phần mềm Adobe Presenter đểhoàn thiện bài giảng E-learning

Bước 3: Khai báo về GV (người giảng)

Từ thực đơn Adobe Presenter bạn chọn Prefernces lúc đó một hộp

thoại xuất hiện (hình 2.6):

Trên thẻ Presenters bạn chọn Add… lúc này xuât hiện một hộp thoại

tiếp theo (hình 2.7) bạn tiến hành điền thông tin:

- Name: Tên GV

- Job Title: Chức vụ, nơi công tác

- Photo: Ảnh của mình, bạn nháy chuột vào biểu tượng

Browse… tìm đến nơi chứa ảnh của bạn (thường để sẵn trong thư mục ban đầu)

- Logo: Là logo của trường hoặc của phòng giáo dục.

- Email: Là địa chỉ email của bạn.

Trang 32

- Biography: Một số thông tin khác.

Cuối cùng nhấn OK

Hình 2.4: Cách vào phần thông

tin cá nhân

Hình 2.5: Điền thông tin cá nhân

Sau khi nhấn OK bạn muốn chỉnh sửa thông tin thì nháy nút Edit ở hộp thoại đầu, hoặc muốn xóa thông tin thì chọn Delete.

Hình 2 6: Thông tin cá nhân đã được hoàn thành

Bước 4: Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu

Trên thực đơn Adobe Presenter bạn chọn Presenter Settings xuất hiện

hộp thoại dưới đây:

Trang 33

Hình 2.7: Đặt tên và giao diện bài giảng

Chọn thẻ Appearance:

- Gõ tiêu đề bài giảng vào ngăn Title

- Có thể thay đổi giao diện trong ngăn Theme, đặc biệt bạn chọn nút Theme Editor… có thể bỏ hoặc hiện các thông tin bằng việc đánh

hoặc bỏ các dấu tích (thông thường thì để nguyên như vậy)

Sau đó chọn tiếp thẻ Playback và xác lập như sau: Bỏ dấu tích vào các ô:

- Auto play on start (tự động chạy bài giảng khi bắt đầu).

- Loop Presentation (lặp lại bài giảng khi kết thúc).

- Include slide numbers in outline (đánh số slide).

- Thay đổi con số 5.0 để quy định thời gian chạy slide với những slide không có lời giảng hoặc clip (nếu cần)

Trang 34

Hình 2 8.Thiết lập bài giảng

Cuối cùng bạn nhấn OK để chấp nhận

Bước 5: Thể hiện người giảng trên bài giảng khi chạy

Sau khi đã khai báo thông tin GV (xem phần 1 ở trên) chúng ta tiến hành gọi các khai báo đó lên bài giảng

Trên thực đơn Adobe Presenter chọn Slide Manager hộp thoại

Slide Manager xuất hiện bạn làm như sau:

- Chọn Select All (1)

- Chọn Edit (2) lúc đó hộp thoại thứ hai xuất hiện.

Trang 35

Hình 2.9 Hộp thoại quản lí slide

Trên hộp thoại thứ hai này bạn nhấp chuột vào nút mũi tên trong ngăn Presented By: chọn tên GV sau đó nhấp OK

Hình 2.10 Hộp thoại khai báo người giảng

Khi trở lại hộp thoại đầu bạn chọn OK tiếp

Bước 6: Đóng gói bài giảng

Sau khi đã hoàn thiện bạn đóng gói thành bài giảng E-learning

để đưa lên mạng hoặc sang đĩa CD

Trên thực đơn Adobe Presenter bạn chọn Publish, khi đó

một hộp thoại xuất hiện bạn xác định như sau:

- Chọn nơi lưu bài giảng bằng việc bấm vào nút Choose…

- Đánh dấu tích vào Zip package để nén lại.

Nếu bạn muốn sang đĩa CD ngay thì bạn đánh dấu tích vào CD

Trang 36

package Sau khi hoàn tất ban nhấn nút Publish

Hình 2.11 Hộp thoại đóng gói bài giảng

Bước 7: Chạy thử bài giảng

Để chạy thử bài giảng máy tính của bạn phải có phần mềm trình duyệt web (thường thì khi cài windows đã có sẵn) và các phần mềm hỗ trợ mạng player flash

Bạn mở tệp bài giảng đã đóng gói ra (hình 2.15)

Hình 2.12 Giao diện màn hình khi mở tệp bài giảng đã đóng gói

Khi mở ra bạn tìm đến file “Index.htm” bấm đúp vào file này để

chạy

Trang 37

Hình 2.13 Địa chỉ file chạy bài giảng

Chương trình hiện ra có dạng như sau:

Hình 2.14 Giao diện bài giảng sau khi khởi chạy chương trình

Trang 38

2.2.2 Phần mềm iSpring Suite

2.2.2.1 Giới thiệu về phần mềm iSpring Suite

Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đaphương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩnSCORM, AICC… Xây dựng bài giảng điện tử e-Learning là một trong những

kỹ năng cần thiết đối với mỗi GV ngày nay, khi mà giáo dục Việt Nam đangtrong quá trình hội nhập và tiếp cận với công nghệ giáo dục hiện đại

Có một công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài giảng learning đó chính là ISpring Suite Bộ sản phẩm ISpring Suite được tích hợp 3phần mềm gồm iSpring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảngtheo chuẩn E-Learning, iSpring QuizMaker – phần mềm chuyên dùng soạnbài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến, và iSpring Kinetics – phần mềmchuyên dùng biên tập sách điện tử

e-Điều đặc biệt của V-iSpring là:

Giao diện và hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt

Người dùng vẫn sử dụng MS PowerPoint quen thuộc để soạn bài giảng sau

đó sử dụng các tính năng của V-iSpring làm cho bài giảng thêm phong phú, trực quan và phù hợp với chuẩn bài giảng e-learning

V-iSpring được cài đặt sau khi cài đặt iSpring Suit 6.x Chương trình tựđộng chèn vào thanh công cụ của PowerPoint một Menu mới với tên “iSpringSuit” với nhiều công cụ hữu dụng cho việc soạn giảng Hướng dẫn cài đặt cótrong CD đính kèm

Hình 1 Thanh công cụ của V-iSpring được tích hợp vào PowerPoint

Trang 39

2.2.2.2 Tạo bài giảng bằng phần mềm iSpring Suite

a Chèn Bài trắc nghiệm

Khi chọn “Chèn trắc nghiệm” chương trình sẽ kích hoạt phần mềmiSpring QuizMaker cho phép soạn bài trắc nghiệm hoặc phiếu khảo sát.Người dùng có thể chọn một bài trắc nghiệm đã soạn trước đó hoặc soạn mới

từ giao diện khởi tạo như Hình 2

Đây là một ưu điểm rất mạnh của ISpring Suite Chương trình soạn bàitập trắc nghiệm này cho phép soạn 11 kiểu câu hỏi trắc nghiệm và 12 kiểu câukhảo sát khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn, điền khuyết… Sau khilàm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người làm đồng thời gửikết quả về email hoặc máy chủ của GV nếu ứng dụng trực tuyến

Giao diện thanh công cụ của trình soạn đề trắc nghiệm của ISpringSuite cũng hoàn toàn bằng tiếng Việt và thiết kế rất đơn giản, dễ sử dụngtrong khi nếu chỉ dùng PowerPoint thì GV không thể soạn được bài kiểm tratrắc nghiệm theo chuẩn e-learning được

Với iSpring Suite ta có thể soạn bài kiểm tra một cách nhanh chóng với cácloại câu hỏi trắc nghiệm sau:

1 Câu hỏi đúng/sai: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Có/Không” Làloại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai.Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đápán

Hình 2.15 Giao diện khởi động chương trình soạn đề trắc nghiệm

Trang 40

1 Câu hỏi đa lựa chọn: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn một” Làloại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trảlời đúng nhất.

2 Câu hỏi đa đáp án: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn nhiều” Làloại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể có nhiều đáp ánđúng

3 Câu hỏi trả lời ngắn: Là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời với ý kiếncủa mình Trong đó người soạn câu hỏi có thể tạo ra những câu trả lời có thểchấp nhận

4 Câu hỏi ghép đôi: Là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng đểcho ra kết quả đúng nhất

5 Câu hỏi trình tự: Là loại câu hỏi yêu cầu thí sinh sắp xếp các đối tượng, cáckhái niệm theo một danh sách có thứ tự Thường dùng kiểm tra kiến thức liênquan đến quy trình, cái nào trước, cái nào sau

6 Câu hỏi số học: Là loại câu hỏi chỉ trả lời bằng số

7 Câu hỏi điền khuyết: Là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống.Người học sẽ hoàn thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dungthích hợp vào ô lựa chọn do người soạn câu hỏi đặt ra

8 Câu hỏi Điền khuyết đa lựa chọn: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trảlời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất Nhưng đặc biệt ở đây,danh sách đáp án sẽ có dạng drop-down menu Dạng này không thể trình bàytrên giấy mà phải làm trực tiếp trên máy

9 Câu hỏi dạng Chọn từ: Trong tiếng anh gọi là dạng “word bank” Giốngdạng điền khuyết nhưng các phương án đã được liệt kê sẵn, người làm chỉ cầnchọn các phương án (từ) được đề xuất cho từng chỗ trống

10 Câu hỏi Hostpot: Là dạng câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh Ví dụ:Nhìn trên bản đồ, hãy xác định đâu là thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước Vớicâu hỏi này người dùng sẽ click chuột vào vùng địa giớ thị xã Đồng Xoài đểtrả lời

Ngày đăng: 22/12/2018, 22:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Vật lí 10- cơ bản, nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 10- cơ bản
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
[2]. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Vật lí 10- sách giáo viên. nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 10- sách giáo viên
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
[3]. David Webster. Learning about e-learning. http://questionmark.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: David Webster. "Learning about e-learning
[4]. Ban chấp hành trung ương (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo(trang 4,6), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Tác giả: Ban chấp hành trung ương
Năm: 2013
[6]. Bộ giáo dục (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (trang 3,4,5,6,40), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trìnhtổng thể
Tác giả: Bộ giáo dục
Năm: 2017
[7]. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2007), Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Khải (Chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
[9]. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Châu Đức(2014), “Hướng dẫn soạn bài giảng điện tử E- Learning với phần mềm Adobe Presenter 10” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn soạn bài giảng điện tử E- Learning với phần mềm Adobe Presenter 10
Tác giả: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Châu Đức
Năm: 2014
[5]. Website của bộ giáo dục và đào tạo https://elearning.moet.edu.vn/ Link
[8]. Website thư viện điện tử: https://vi.Wikipedia.org/wiki/Giáo_dục_trực_tuyến Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w